Thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môn: - Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
SINH HOẠT TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC"
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
I Lý do chọn đề tài:
Trong các hoạt động tại nhà trường Tiểu học, hoạt động về lĩnh vực chuyên môn là một trong những hoạt động giữ vai trò rất quan trọng Tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá ban đầu về kết qủa giảng dạy - học tập, phương pháp dạy học, đổi mới nội dung chương trình một cách sát thực nhất Hoạt động chuyên môn của nhà trường
có chất lượng hay không, vấn đề này phụ thuộc vào việc sinh hoạt ở các tổ chuyên môn.Thực tế cho thấy những trường có phong trào chuyên môn mạnh đều rất chú trọng đến việc sinh hoạt tổ chuyên môn Vì vậy, tổ chức sinh hoạt chuyên môn của tổ khối sao cho có chất lượng, hiệu quả đây là vấn đề quan trọng, vấn đề nóng bỏng mà tất cả các nhà trường đều phải quan tâm
Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động nòng cốt, không thể thiếu trong các nhà
trường nói chung và trường tiểu học nói riêng Thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên trong tổ có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, đề xuất các biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, trong thực tế, không phải tất cả các tổ chuyên môn ở trường tiểu học đều phát huy và thực hiện tốt chức năng,
Trang 3nhiệm vụ, quyền hạn của mình Một số tổ chuyên môn vẫn còn tình trạng sinh hoạt
nhưng không đi sâu vào chuyên môn mà chỉ tổ chức qua loa "đối phó" Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng cốt lõi nhất là do nhận thức của các tổ trưởng Nếu không có sự theo sát của Ban giám hiệu và tổ trưởng không say mê chuyên môn, chỉ sử
dụng phương pháp quản lý chung chung không có kiểm tra đánh giá thì tổ chỉ hoạt động
một cách hình thức Một nguyên nhân khác nữa là do năng lực quản lý của tổ trưởng còn hạn chế Nhiều tổ trưởng đã ý thức được mối quan hệ chặt chẽ của tổ chuyên môn với việc nâng cao tay nghề của giáo viên, nâng cao chất lượng giảng dạy nhưng không biết bắt dầu từ đâu, phải làm gì để chỉ đạo tổ hoạt động nề nếp và có hiệu quả Vì vậy tôi xin mạnh dạn trình bày "Một số biện pháp đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ
chuyên môn ở trường Tiểu học ”.
2 Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu, nhận xét thực trạng và đề xuất các biện pháp xây dựng tổ chuyên môn
hoạt động có hiệu quả trong các nhà trường tiểu học
3 Đối tượng cơ sở đề tài:
3.1 Đối tượng:
Đối tượng của đề tài là các tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học A Chủ yếu
là giáo viên và tổ truởng chuyên môn
Trang 4Đề xuất được những giải pháp khả thi về việc nâng cao chất lượng giảng dạy, về hiệu quả giáo dục, góp phần đổi mới phương pháp cho toàn thể giáo viên.
5 Phạm vi, giới hạn của đề tài:
Đây là đề tài nghiên cứu hoạt động về nhận thức lý luận bên cạnh cái thực tiễn Mũi đột phá bắt đầu từ khâu nâng cao kiến thức tổng hợp cho tổ trưởng, giáo viên trong nhà trường Đề tài kinh nghiệm có phạm vi giới hạn trong không gian cơ sở của trường, khả năng tác dụng trong nhiều năm Mục đích cuối cùng của kinh nghiệm là góp phần ổn định vào việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trong kiến thức khoa học về quản lý giáo dục
II THỰC TRẠNG.
Trang 51.Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Lãnh đạo Phòng GD &ĐT, lãnh đạo nhà trường
và ý thức cao của tập thể giáo viên
- Nhìn chung, đội ngũ giáo viên nhà trường ổn định, có sức khỏe, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với học sinh và nhân dân địa phương, nhiệt tình trong công việc và có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm
có nền nếp, chất lượng dạy và học được nâng lên qua từng năm học
- Học sinh bước đầu có những hứng thú và tích cực trong các hoạt động giáo dục Phụ huynh học sinh cũng đã quan tâm đến việc phối hợp cùng nhà trường giáo dục con em
- Cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện dạy học tương đối đảm bảo
2 Khó khăn:
- Tỉ lệ giáo viên trên lớp chưa đảm bảo theo quy định.
- Giáo viên có sự biến động do việc điều động, thuyên chuyển diễn ra hằng năm
- Trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu của học sinh chưa cao; học sinh chưa mạnh dạn trong giao tiếp hằng ngày, khả năng diễn đạt, chia sẽ trước tập thể còn yếu
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn còn thiếu và chưa đồng
bộ như phòng đặc thù đầy đủ
Trang 6- Một số giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng được vài ba năm thì chuyển công tác, thay vào đó là những giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng chưa được tập huấn nhiều
về công tác chuyên môn
3 Thực trạng về sinh hoạt tổ chuyên môn:
- Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn chưa phong phú, hình thức còn đơn điệu, gò bó, chưa đi sâu vào các vấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăn cho giáo viên trong tổ, không sát với tình hình thực tế chuyên môn của tổ Trong các buổi sinh hoạt, không khí thường trầm lắng, những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc, thảo luận
- Một số tổ không thực hiện đầy đủ, cắt xén thời gian, không đảm bảo thời lượng dẫn đến nội dung sinh hoạt không đảm bảo, giáo viên khi gặp khó khăn trong chuyên môn không được giúp đỡ kịp thời; các văn bản chỉ đạo không được tìm hiểu kĩ càng dẫn đến thực hiện không tốt, ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và người phải chịu thiệt thòi chính là học sinh
- Tổ trưởng chưa phát huy hết vai trò của mình, thường có tâm lí coi mình cũng như giáo viên bình thường khác, chỉ lo hồ sơ đầy đủ, sạch đẹp; chưa phân công nhiệm vụ cho giáo viên theo đúng yêu cầu, nhiệm vụ; đặc biệt chưa chủ động xây dựng tốt kế
Trang 7hoạch hoặc chưa mạnh dạn trong việc đề xuất các ý kiến để nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn.
- Khi tổ sinh hoạt thì chỉ có thư ký ghi chép một cách qua loa để có biên bản đảm bảo hồ sơ tổ Các thành viên trong tổ thi sinh hoạt hời hợt không trao đổi, không có ý kiến, nếu tổ trưởng có triển khai hướng dẫn chỉ đạo một số vấn đề trong kế hoạch nhà trường thì không ghi chép nên sau đó không nhớ để thực hiện
B GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I Những căn cứ đề xuất biện pháp:
- Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu tổ trưởng, tổ phó (Điều 18, khoản 2- Điều lệ trường tiểu học)
- Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 7 thành viên trở
Trang 8lên thì có một tổ phó (Điều 18, khoản 1- Điều lệ trường tiểu học); Tổ chuyên môn là một
bộ phận cấu thành trường tiểu học; là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên
- Tổ trưởng là người đứng đầu, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính Tổ chuyên môn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần
có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường
II Tăng cường lãnh đạo đối với tổ chuyên môn:
1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn.
Như chúng ta đã biết Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước Điều lệ trường Tiểu học đã qui định về vai trò , vị trí tổ chức Đảng trong trường Tiểu học là:
Trang 9Tổ chức Đảng trong trường Tiểu học lãnh đạo nhà trường và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và Pháp luật Chính vì lẽ đó việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn là hết sức cần thiết và phải đặt lên vị trí hàng đầu.
Việc tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng trong các tổ chuyên môn phải được thông qua việc các tổ chuyên môn phải nắm được các chủ trương , đường lối , chính sách của Đảng Đặc biệt là phải nắm bắt thực hiện kịp thời các nghị quyết , chỉ thị của chi bộ nhà trường trong việc chỉ đạo chuyên môn cũng như các hoạt động của nhà trường Để thực hiện tốt điều này nếu có thể cơ cấu tổ trưởng các tổ chuyên môn là đảng viên để lãnh đạo các tổ chuyên môn Thông qua việc xây dựng các đoàn thể vững mạnh trong nhà trường , nhằm phối hợp một cách nhịp nhàng với các tổ chuyên môn trong việc cùng nhau phấn đấu để đạt được các mục tiêu đã đề ra
2 Tăng cường sự quản lý của BGH đối với tổ chuyên môn.
Để đảm bảo tốt chất lượng hoạt động chuyên môn của các tổ, thì một điều quan trọng không thể thiếu đó là phải tăng cường sự quản lý của Ban giám hiệu nhà trường đối với hoạt động chuyên môn của các tổ Sự quản lý của Ban giám hiệu phải được thể hiện qua :
- Xây dựng tốt kế hoạch năm học, bao gồm những nội dung cơ bản sau :
Trang 10+ Mục tiêu công việc: Về qui mô, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả của hoạt động dạy – học sẽ tiến hành Các công việc dự kiến có thể là: khai giảng, tổ chức giảng dạy, các chương trình, quyết định, kế hoạch cấp trên ban hành, chỉ đạo Công tác phổ cập giáo dục , bồi dưỡng giáo viên, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động dạy – học
Công tác này sẽ giúp các tổ chuyên môn có định hướng có kế hoạch cụ thể cho hoạt động chuyên môn của tổ mình
+ Phân bổ nguồn lực : Kế hoạch tổ chức bộ máy của trường như thành lập và cử tổ trưởng chuyên môn, dự kiến phân công công tác cho giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ, nên khi phân công phân nhiệm cần phải chú ý đến phẩm chất đạo đức, sở trường năng lực và nhu cầu phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng cá nhân (nhu cầu cá nhân phải tuân theo và đặt dưới nhu cầu và lợi ích tập thể)
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, thực hiện hiệu quả kế hoạch năm học: về tổ chức, xây dựng phát triển tổ chuyên môn, phân công trách nhiệm, liên đới trách nhiệm công tác này sẽ tạo cho bộ máy hoạt động thông suốt, trôi chảy đạt hiệu quả cao
- Chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học: Ban giám hiệu chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cả tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên ( bằng việc thực hiện đầy đủ đúng tiến độ thời gian, soạn bài, lên lớp, quá trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh)
Trang 11- Tổ chức các hoạt động sư phạm cho giáo viên bằng các hình thức cơ bản như:
Thông qua phong trào sáng kiến trong dạy học, thi đua “ dạy tốt , học tốt” , mở các
chuyên đề, thao giảng, các khoá bồi dưỡng, các hình thức học tập khác
- Tiến hành hoạt động kiểm tra đánh giá dạy học và thực hiện kế hoạch dạy học trong năm học: xây dựng kế hoạch kiểm tra, tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá, hoàn thiện hoạt động dạy học, hoàn thiện quản lý hoạt động dạy học
* Thực hiện tốt vai trò của Ban giám hiệu trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ khối.
- Thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề
ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất Khi tham gia sinh hoạt chúng tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến
Trang 12giám sát Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, chúng tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng Chúng tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ Trong quá trình dự sinh hoạt, chúng tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục.
- Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng nội dung buổi họp sao cho hiệu quả Nội dung họp cần xoáy sâu vào chuyên môn, đón đầu tìm cách giải quyết cách thực hiện nội dung chương trình sắp giảng dạy cũng như công tác chủ nhiệm lớp, trao đổi kinh nghiệm về bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh yếu, kinh nghiệm quản lý lớp, xây dựng nề nếp lớp,
- Không chỉ quan tâm chỉ đạo chuyên môn, Ban giám hiệu cần phải quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của giáo viên Từ đó, giúp họ vững tin vào bản thân mình đồng thời họ có thể tin tưởng vào Ban giám hiệu và mạnh dạn bày tỏ nguyện vọng, tâm tư của mình
3.Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa tổ chuyên môn với các đoàn thể :
Trong một trường học mọi hoạt động muốn có hiệu quả cao, kết quả tốt thì không
thể làm việc theo cách “ mạnh ai nấy được”, mà phải có sự phối, kết hợp tốt giữa hoạt
Trang 13động của các tổ chuyên môn với nhau, giữa các tổ chuyên môn với các đoàn thể trong nhà trường dưới sự quản lý, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường
Phối, kết hợp tốt sẽ đẩy nhanh tiến độ công việc, guồng máy hoạt động sẽ đồng
bộ, chắc chắn công việc sẽ đạt kết quả tốt, hiệu quả công việc sẽ cao
4 Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn một cách thường xuyên, chặt chẽ và nghiêm túc, khách quan :
Thanh kiểm tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo bằng pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước Nếu thiếu thanh kiểm tra công tác quản lý sẽ không đạt kết quả tốt Do đó ở đơn vị trường học phải tổ chức một đội ngũ kiểm tra nội bộ gồm Ban giám hiệu , tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt nắm được nghiệp vụ thanh tra, có
kế hoạch kiểm tra, thực hiện đúng trình tự thủ tục kiểm tra
Việc kiểm tra đánh giá hoạt động chuyên môn của các tổ chuyên môn một cách thường xuyên sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý nhà trường những thông tin cơ bản về thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn Từ đó sẽ có những chỉ đạo kịp thời, kịp thời uốn nắn những lệch lạc, khuyến khích hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm tốt mục tiêu giáo dục
Trang 14Việc kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên thông qua các nội dung kiểm tra như: trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thực hiện qui chế, qui định chuyên môn; kết quả giảng dạy; việc thực hiện các nhiệm vụ khác, sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý trong nhà trường như Ban giám hiệu, tổ trưởng nắm rõ được thực trạng hoạt động sư phạm của từng giáo viên trong trường Qua đó có thể hình dung được bức tranh hoạt động của giáo viên trong từng tổ, trong toàn trường Có sự đánh giá toàn diện về hoạt động chuyên môn, việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục, qui chế chuyên môn, Từ đó đôn đốc việc tuân thủ các qui định của Pháp luật về giáo dục; tư vấn các giải pháp khả thi
để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế; thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ của Nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
III Một số biện pháp quản lý, chỉ đạo việc sinh hoạt chuyên môn
1 Phối hợp nhịp nhàng giữa BGH và tổ trưởng chuyên môn:
Để có những buổi sinh hoạt chuyên môn hiệu quả sát với thực tế thì BGH và tổ trưởng phải tìm hiểu, nắm bắt được thông tin sát thực từ phía GV Đầu năm chúng tôi
phát phiếu thăm dò những vấn đề GV cần khi muốn giảng dạy tốt lớp mình phụ trách và
làm tốt công tác được giao như là nội dung kiến thức gì khó, phương pháp dạy thế nào cho hiệu quả để nâng cao chất lượng của lớp…, sau đó chúng tôi phân loại theo từng khối lớp giao Tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu để lập kế hoạch chuyên đề cho cả một năm
Trang 15học Vấn đề gì cần trước thì sẽ triển khai trước, lập kế hoạch chi tiết, ai là người thực hiện, thời gian nào, chuyên đề gì? BGH duyệt kế hoạch và tổ cứ theo kế hoạch đó mà thực hiện Ngoài ra trong quá trình giảng dạy có những vướng mắc nào thì trong các đợt sinh hoạt GV tiếp tục đề xuất, nêu khó khăn để cùng bàn bạc trao đổi, góp ý cho nhau như gặp khó khăn trong soạn buổi chiều, tiết GD KNS…
Kế hoạch tháng của tổ cũng phải bám sát với kế hoạch của nhà trường, hàng tháng
tổ trưởng lập kế hoạch hoạt động của tổ, BGH duyệt kế hoạch và chỉ đạo tổ thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra
Trước đây, muốn triển khai hay chỉ đạo một nội dung nào đó thì BGH phải tập trung toàn thể GV để phổ biến kế hoạch, mà điều này rất khó về mặt thời gian, nếu cấp bách thì thường phải bớt giờ lên lớp của toàn thể GV Nhưng trong năm học qua, thì những vấn đề đặc biệt quan trọng chúng tôi mới hội ý toàn thể giáo viên, còn những vấn
đề đơn giản hơn thì BGH sẽ trao đổi với 3 tổ trưởng chuyên môn về triển khai chỉ đạo với
GV trong tổ, làm như vậy rất gọn nhẹ và hiệu quả, có thể tranh thủ giờ nghỉ giải lao hay
15 phút sinh hoạt đầu buổi
Trong các cuộc họp giao ban đầu tuần BGH đánh giá cụ thể những việc đã làm được, hay chưa làm được và thường xuyên nhắc nhở các tổ cần thực hiện đúng kế hoạch
đã đề ra
Trang 162- Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn:
a) Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn:
Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn Thế nên vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình Chính vì thế mà ngay từ đầu năm học, sau khi đã cân nhắc kĩ càng, tôi tham mưu với Hiệu trưởng để chọn ra được những tổ trưởng thật sự đáp ứng được các yêu cầu công tác Muốn chỉ đạo tốt hoạt động của tổ, người tổ trưởng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch
- Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh