1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường trung học phổ thông số 1 thành phố lào cai

23 605 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 163 KB

Nội dung

bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằmthực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, cáchoạt động giáo dục và các hoạt động kh

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………

1 Lý do chọn đề tài………

2 2 2 Mục đích nghiên cứu ……… 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu ……… 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… 3

6 Phương pháp nghiên cứu ……… 4

NỘI DUNG ……….

1 Cơ sở lý luận của về vấn đề nghiên cứu ………

3 3 2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu ……… 6

3 Sơ lược về đặc điểm của trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai ……… 7

4 Những thuận lợi, khó khăn để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai … 8 5 Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai 10

5.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyển môn 10

5.2 Lựa chọn và bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

11 5.3 Đổi mới trong việc dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy của đồng nghiệp

13 5.4 Tăng cường công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên đề tại tổ, nhóm chuyên môn 15

6 Hiệu quả của áp dụng sáng kiến 17

KẾT LUẬN ………. 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác chuyên môn là hoạt động quan trọng, chủ yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của nhà trường Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức, quản lý của trường THCS, THPT Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các

Trang 2

bộ phận nghiệp vụ khác và các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằmthực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, chương trình giáo dục, cáchoạt động giáo dục và các hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.

Hoạt động chuyên môn của Tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu,chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phầnkhông ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Mọi công tác chuyên mônđược bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạtgiữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độcủa kế hoạch năm học đã được xây dựng

Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn,nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên, góp phần tháo gỡ những khókhăn trong giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ Năm học 2013-2014 là năm bản

lề thực hiện nghị Quyết đại hội lần thứ XI của Đảng, triển khai chương trìnhhành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo 2011-2016 và chiến lược phát triểngiáo dục 2011-2020 hướng tới mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáodục Việt Nam Để thực hiện được nhiệm vụ trên đòi hỏi mỗi nhà trường, mỗithầy cô giáo cần có sự đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc trong công tác quản lý, sinhhoạt chuyên môn bởi chất lượng giáo dục phụ thuộc chủ yếu vào chất lượngđội ngũ giáo viên Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là việc làmthiết thực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy

Sinh hoạt chuyên môn ở các nhà trường hiện nay thường diễn ra theohai hình thức: tổ chức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm vềbài học Cả hai nội dung trên hầu hết tổ chuyên môn nào cũng thực hiện Tuynhiên, sinh hoạt chuyên môn trong thời gian qua còn bộc lộ nhiều vấn đề bấtcập cần phải thay đổi Đó là chất lượng các buổi sinh hoạt chuyên môn chưacao Nội dung sinh hoạt chưa được chú trọng, nhất là việc phổ biến áp dụngcác sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều hạn chế Đối với công tác dự giờ và đặcbiệt là việc trao đổi rút kinh nghiệm tiết học giáo viên cũng không mấy hứngthú nên buổi thảo luận thường trầm lắng, ít ý kiến phát biểu

Trang 3

Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai cũng không đứng ngoài thựctrạng trên Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng,đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lý, chỉ đạo nội dung này một cáchkhoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lý khả thi nhất phù hợp vớiđiều kiện thực tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sưphạm của nhà trường.

Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản

lý của bản thân, tôi chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyênmôn trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai nhằm nângcao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nângcao chất lượng giảng dạy của nhà trường

3 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trườngTHPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

4 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý sinh hoạt tổ chuyênmôn trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2013 đến tháng 5/2014

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài có nhiệm vụ chỉ ra cách làm trong công tác quản lý nâng caochất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường THPT số 1 thành phố LàoCai, tỉnh Lào Cai

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

- Phương pháp quan sát

Trang 4

NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận của về vấn đề nghiên cứu

Điều 16 trong Điều lệ trường THCS, THPT ban hành theo Quyết định

số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyđịnh về nhiệm vụ của Tổ chuyên môn:

Trang 5

- Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức thư viện, viênchức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyênmôn theo môn học hoặc nhóm môn học ở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổchuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệutrưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ vào đầu năm học.

- Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng vàquản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch giáo dục, phân phốichương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học củanhà trường;

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếploại các thành viên của tổ theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên

- Tổ chuyên môn sinh hoạt hai tuần một lần

Như vậy tổ chuyên môn có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất quan trọngtrong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ giáo dục của nhà trường Hoạtđộng của tổ chuyên môn tốt sẽ quyết định đến việc nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, đáp ứng được yêu cầu trong quá trình đổi mới giáo dục hiệnnay Tuy nhiên, hoạt động của tổ chuyên môn có chất lượng hay không cònphụ thuộc vào việc sinh hoạt chuyên môn (SHCM) của tổ, nó góp phần đưahoạt động chuyên môn của nhà trường đi lên, qua SHCM giáo viên được họctập lẫn nhau, học tập thực tế, là nơi thử nghiệm và trải nghiệm những cái mới,

là nơi kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế Vì vậy, nâng caochất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là một vấn đề rất nóng bỏng mà các nhàtrường đều phải quan tâm thực hiện

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Nhiều năm qua, công tác sinh hoạt chuyên môn ở các trường phổ thông

đã được tổ chức thực hiện và duy trì khá thường xuyên Sinh hoạt chuyênmôn không chỉ giúp mỗi giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bảnthân mà SHCM còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển

Trang 6

giữa tất cả giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môitrường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗinhà trường.

SHCM ở các nhà trường hiện nay thường diễn ra theo hai hình thức: Tổchức theo các chuyên đề và dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học

Ở hình thức thứ nhất, SHCM bao gồm việc triển khai học tập các vănbản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên, tập huấn phương pháp dạy học, thảoluận các chủ đề về chương trình giảng dạy, các tin tức, sự kiện mới liên quanđến kiến thức giảng dạy Những nội dung này thường được giao cho các giáoviên có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt xây dựng thành các báo cáochuyên đề hay sáng kiến kinh nghiệm

Đối với hình thức thứ hai là dự giờ trao đổi kinh nghiệm về bài học, cácnhà trường tổ chức thường xuyên hơn Trong mỗi buổi dự giờ có sự tham giacủa Ban giám hiệu, tổ trưởng và hầu hết giáo viên trong tổ Sau dự giờ tổchuyên môn tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm và đánh giá xếp loại giáoviên dạy

Cả hai nội dung trên nhiều trường đã thực hiện khá tốt góp phần nângcao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh Tuy vậy, cả hai hình thứcSHCM còn bộc lộ những vấn đề sau:

- Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hờihợt, chưa có sức thuyết phục nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi củagiáo viên Nội dung đưa ra trao đổi còn chưa phong phú, chưa đi sâu vào cácvấn đề trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học và tháo gỡ những khó khăncho giáo viên trong tổ; những vấn đề mới và khó ít được mang ra bàn bạc,thảo luận

- Công tác quản lý chỉ đạo của ban giám hiệu chưa sát sao, thiếu sự đônđốc và kiểm tra thường xuyên Vai trò của tổ trưởng chưa thể hiện chất lượngchỉ đạo SHCM, đôi lúc còn mang tính chất hành chính và hợp lý hóa trên hồ

sơ, sổ sách để đối phó với các lực lượng kiểm tra

Trang 7

- Về dự giờ rút kinh nghiệm giờ dạy, do xuất phát từ mục đích của buổi

dự giờ là để đánh giá kĩ năng dạy học và năng lực chuyên môn của giáo viênnên tạo ra áp lực cho cả người dạy và người dự Người dạy sẽ chỉ ngồi nghecòn người dự trở thành giám khảo phán xét, đánh giá

- Người dự giờ một số khi được mời phát biểu, nếu chỉ toàn khen lại sợngười khác nghĩ mình kém cỏi Nếu có nhiều ý kiến lại sợ làm tổn thương vàảnh hưởng đến kết quả xếp loại của đồng nghiệp Một số khác lại suy nghĩ họ

có thể học được rất ít từ đồng nghiệp bởi hầu hết giáo viên khi dạy đều bámsát vào sách giáo viên và các tài liệu hướng dẫn khác dành cho giáo viên dovậy cấu trúc bài học, tiến trình lên lớp gần như giống nhau nên họ cảm thấynhàm chán Họ đi dự giờ cốt để đủ số giờ theo quy định

- Ở một số trường do cơ sở vật chất không đảm bảo, hoặc thiếu giáoviên nên không nhiều thời gian để tổ chức SHCM đảm bảo chất lượng được

- Thời gian dành cho SHCM còn ít để giáo viên có thể nhận ra tác dụngcủa SHCM, đặc biệt là việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng dạy học tíchcực, lấy học sinh làm trung tâm

Thực tiễn cho thấy, trường nào mà công tác quản lý, chỉ đạo sinh hoạt

tổ chuyên môn có hiệu quả thi sinh hoạt của tổ chuyên môn có nền nếp, nộidung sinh hoạt bám sát yêu cầu, mục tiêu dạy học, nội dung chương trình,sách giáo khoa và nhiệm vụ năm học, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trongquá trình thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giáo viên, phong trào thi đua dạy

và học tốt, chất lượng học tập của học từng từng bước được nâng lên Ngượclại, trường nào công tác quản lý thiếu khoa học, buông lỏng quản lý, việc sinhhoạt tổ chuyên môn không đảm bảo thời gian, thời lượng, nội dung sơ sài,không thu hút được giáo viên, nền nếp và chất lượng ở trường đó sẽ khôngcao

3 Sơ lược về đặc điểm của trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào Cai

Tên trường: Trường THPT số 1 TP Lào Cai

Trang 8

Địa điểm: Số 250, đường Hoàng Liên, thành phố Lào Cai, Tỉnh LàoCai.

Quá trình thành lập: Năm 1961, trường THPT số 1 thành phố Lào Cai(trước đây là trường THPT thị xã Lào Cai) thành lập Trường được tái lậpnăm 1993

Về cơ cấu tổ chức: Lãnh đạo, 6 tổ chuyên môn, tổ chức Đoàn TNCSHCM, Công đoàn, Hội chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Qui mô tổ chức: 30 lớp, 1055 học sinh; 81 cán bộ, giáo viên, nhân viên;

06 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng

Cán bộ quản lý, giáo viên: 74, trong đó: Thạc sĩ: 14; đại học: 60 (02giáo viên đang học Thạc sĩ; 02 giáo viên đã thi đỗ chuẩn bị đi học Thạc sĩ) Giáoviên dạy giỏi cấp tỉnh: 16; Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 35

Cơ sở vật chất: Số phòng học: 34; Thư viện: 01; Phòng đọc: 01; Phònghọc bộ môn: 02; Phòng thực hành Tin học: 04 với 102 máy vi tính; Phòng họctiếng: 01; Phòng học nghề May: 01

Phạm vi tuyển sinh: Tuyển sinh học sinh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.Trường THPT số 1 TP Lào Cai được công nhận trường THPT đạtchuẩn Quốc gia năm 2010 Hiện nay, trường đang trong lộ trình xây dựngtrường THPT trọng điểm chất lượng cao của tỉnh Lào Cai

Trường THPT số 1 TP Lào Cai luôn được ghi nhận là một trung tâmchất lượng cao, là địa chỉ đáng tin cậy của học sinh và phụ huynh thành phốLào Cai và các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

4 Những thuận lợi, khó khăn để nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn ở trường Trung học phổ thông số 1 thành phố Lào cai

4.1 Thuận lợi

Môi trường xã hội tốt Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của cáccấp ủy Đảng, chính quyền, sự chỉ đạo sát sao của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai.Ban đại diện cha mẹ học sinh luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động giáo dụccủa nhà trường

Trang 9

Đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề Công tácquản lý điều hành từ lãnh đạo nhà trường đến các tổ trưởng chuyên môn, đầumối của các tổ chức đoàn thể luôn đảm bảo tính kế hoạch, hiệu quả Nội bộđoàn kết, nhất trí dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng luôn đạt chi bộ trong sạch,vững mạnh.

Đội ngũ giáo viên trẻ, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao Nhiềugiáo viên là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, là nòng cốt trong việc bồi dưỡngchuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong tỉnh Giáo viên mới bổ sung vàotrường được tuyển chọn thông qua thi tuyển, có năng lực chuyên môn tốt, cókhả năng cập nhật kiến thức và vận dụng phương pháp dạy học tích cực

Cơ sở vật chất của nhà trường từng bước được cải thiện, đáp ứng đủnhu cầu học tập và các hoạt động giáo dục khác của nhà trường

Kỷ cương, nền nếp, trật tự tốt thể hiện qua các mặt: kỷ cương trongviệc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch; kỷ cương trong việcthực hiện quy chế làm việc của nhà trường; kỷ cương trong việc thực hiện nềnnếp dạy học; kỷ cương trong kiểm tra, đánh giá, thi cử; kỷ cương trong việchọc tập, rèn luyện, tu dưỡng của học sinh Công tác thanh kiểm tra nội bộđược thực hiện tốt, là cơ sở để phát huy những điểm mạnh và điều chỉnh, khắcphục những hạn chế

Học sinh tuyển đầu cấp cơ bản cơ bản là học sinh ở địa bàn thành phốLào Cai, đa số có học lực trung bình khá, học lực khá và một bộ phận họcsinh có học lực khá ở các huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai thi tuyển vàotrường Chất lượng đầu vào tương đối ổn định qua nhiều năm

Trang 10

tuyển vào trường chưa có sự cố gắng nỗ lực trong chuyên môn, bằng lòng vớibản thân,

Trình độ chuyên môn và năng lực quản lý, điều hành tổ chuyên môn ởmột bộ phận tổ trưởng còn hạn chế, thụ động

Hiện tượng học sinh học lệch khá phổ biến, đây không chỉ là tư tưởngcủa học sinh mà cha mẹ học sinh hầu hết chỉ quan tâm đến việc đầu tư chocon học các môn thi đại học, do đó nhiều học sinh có học lực khá, giỏi khi thitốt nghiệp chỉ xếp loại tốt nghiệp trung bình

Những thuận lợi và khó khăn trên là một trong những cơ sở để đưa racác biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn tại trường THPT số

1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

5 Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

5.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyển môn

Tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các văn kiện, nghịquyết của Đảng về phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay, làm chomọi người nắm vững và thấm nhuần quan điểm của Đảng, quyết tâm đưanước ta trở thành một nước công nghiệp Trong đó giáo dục đóng vai trò cực

kỳ quan trọng, có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho một nền kinh tế trithức và được coi là quốc sách hàng đầu

Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các vănbản pháp quy, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT làm cho toàn thể cán

bộ giáo viên thấy rõ thực trạng, những ưu điểm cũng như những yếu kém cầnkhắc phục trong giai đoạn hiện nay

Phân tích rõ thực trạng của nhà trường, khẳng định rõ vị thế, vai trò,trách nhiệm của nhà trường đối với sự phát triển của ngành giáo dục và củađịa phương Cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cần nhận thức đầy đủ vàđúng đắn về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn,coi đó là một biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường

Trang 11

Thay đổi về nhận thức sẽ dẫn tới thay đổi về hành động, chất lượnggiáo dục phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của đội ngũ giáo viên Do đó, cầncải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch

và nội dung SHCM cho cả năm học Thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảmbảo chất lượng và hiệu quả Cán bộ quản lý cần phải phân tích, giáo dục, tácđộng vào nhận thức làm cho mỗi giáo viên nhận thức đúng đắn và tự giácthực hiện Chất lượng sinh hoạt chuyên môn thay đổi từ đó sẽ giúp cho giáoviên thay đổi, giờ học thay đổi, học sinh thay đổi, trường học thay đổi Cácbiện pháp tuyên truyền, giáo dục phải tiến hành thường xuyên, liên tục trướcyêu cầu đổi mới giáo dục và những ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thịtrường

5.2 Lựa chọn và bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn

Tổ chuyên môn là một bộ phận chuyên môn giúp ban lãnh đạo nhàtrưởng điều hành, tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụchuyên môn Tính chất hoạt động chủ yếu của tổ là chuyên sâu về nghiệp vụ

sư phạm, thể hiện sự tích tụ cao về chuyên môn Muốn chỉ đạo tốt hoạt độngcủa tổ, thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn thì khilựa chựa chọn tổ trưởng phải có những phẩm chất và năng lực sau:

Ngày đăng: 12/12/2015, 17:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w