1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn trường tiểu học

23 1,5K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 146,5 KB

Nội dung

Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; … Thực hiện kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo d

Trang 1

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên

môn.

2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tổ chuyên môn, giáo viên

3 Tác giả:

Họ và tên: Đặng Thị Tú Nữ

Ngày tháng năm sinh: 17/07/1971

Trình độ chuyên môn: Đại học Sư phạm

Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Phả Lại IĐiện thoại: 01669 775 038

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đặng Thị Tú

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường Tiểu học Phả Lại I

6 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

* Phó hiệu trưởng: Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn, có kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn

* Tổ trưởng: Nghiên cứu kĩ các tài liệu hướng dẫn về sinh hoạt tổ chuyên môn

- Có tính quyết đoán, sáng tạo trong quản lí, chỉ đạo

* Giáo viên: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

- Vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, kích thích hứng thú học tập và phát huy được sự sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh

* Học sinh: Có đầy đủ đồ dùng học tập, SGK, vở ghi, một số sách tham khảo

- Có ý thức tự học , tự nghiên cứu, chuẩn bị bài chu đáo

7 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2014- 2015

Trang 2

HỌ TÊN TÁC GIẢ (KÝ TÊN) XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN

VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến

Năm học 2014-2015 là năm học Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy hiệu quả, tiếp tục thực hiện nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện thực tế địa phương

Tiếp tục chỉ đạo việc quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; …

Thực hiện kế hoạch số 80/KH-BGDĐT ngày 25/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về "tổ chức thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên";

Thực hiện Công văn số 4119/BGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 8 năm 2014

của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 1023/SGDĐT-GDTH ngày 18 tháng

8 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục tiểu học năm học 2014- 2015,

Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường tiểu học đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn

2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Trang 3

* Giáo viên: Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn.

- Vận dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt, kích thích hứng thú học tập và phát huy được sự sáng tạo, chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh

* Học sinh: Tham gia tích cực các tiết học minh họa

Thời gian: Năm học 2014- 2015

Đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh.

3 Nội dung sáng kiến :

+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến : Phát huy những ưu điểm trong quản lí chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn truyền thống, cái mới là:

- Giúp cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia thực sự vào quá trình học tập, giáo viên quan tâm đến khả năng học tập của từng học sinh Các nội dung chủ yếu trong SHCM tập trung vào phân tích hoạt động học tập của học sinh

- Tạo cơ hội cho tất cả giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng

sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong dạy học thông qua việc dự giờ, trao đổi

+ Khả năng áp dụng của SK (tính khả thi của các giải pháp):

- Áp dụng rộng rãi cho tổ chuyên môn

+ Lợi ích thiết thực của SK (giá trị, hiệu quả của SK):

- Xây dựng tổ chuyên môn(TCM) thành tổ chức học tập, chia sẻ, trao đổi thông tin giữa các GV để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình; tạo động lực làm việc cho GV, phát huy vai trò tự chủ của

GV trong chuyên môn

- Phát huy tốt vai trò của Tổ trưởng TCM, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi GV trong tổ; tăng cường khả năng làm việc nhóm và sự hợp tác của các GV trong tổ

Trang 4

- Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng; động viên, khuyến khích GV nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực riêng biệt của GV trong giảng dạy, giáo dục.

4 Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến:

Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo linh hoạt các hoạt động chuyên môn mang hiệu quả cao về nâng cao trình độ chuyên môn cho thầy, cô

Giáo viên vận dụng linh hoạt và khá sáng tạo khi tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn Mạnh dạn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp Tự tin hơn trong công việc, quan tâm đến học sinh hơn Khi dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm không máy móc học các bước lên lớp mà học con đường đi đến đích bằng cách nhanh nhất, hiệu quả nhất

Học sinh được tham gia học tập và rèn luyện không gò bó, khuôn phép Không có học sinh bị bỏ quên, bị ngồi nhầm lớp Các em mạnh dạn trao đổi với thầy, cô khi chưa tỏ vấn đề

5 Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.

Phát huy những nét truyền thống mang tính tích cực, sáng kiến này có thể

áp dụng rộng rãi trong nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Để sáng kiến mang tính hiệu quả cao rất mong được sự đóng góp bỏ sung của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo

Trang 5

MÔ TẢ SÁNG KIẾN

1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất đối với các hoạt động của giáo viên, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và hiệu quả Tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện đổi mới Phương pháp dạy học(PPDH) và Kiểm tra đánh giá(KTĐG), là “trung tâm” bồi dưỡng giáo viên nhằm giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và thực hiện tốt việc đổi mới PPDH và KTĐG nói riêng Đồng thời, tổ chuyên môn là nơi quản lý trực tiếp bồi dưỡng giáo viên

về nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ; phát hiện ra những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn của từng giáo viên trong quá trình giảng dạy và giáo dục

Là một bộ phận chủ yếu, giữ vai trò quyết định trong công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Chỉ có ở tổ chuyên môn, giáo viên mới có điều kiện trực tiếp và thuận lợi nhất để rèn luyện và từng bước nâng cao trình độ tay nghề của mình Bởi vì, sinh hoạt tổ chuyên môn có tính tổ chức, chủ động và mang tính tập thể cao

Sinh hoạt tổ chuyên môn là nơi thực hiện các hoạt động chia sẽ đồng nghiệp

về chuyên môn, là môi trường tốt nhất cho những giáo viên còn hạn chế về năng lực và chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhất là giáo viên tập sự có dịp để trao đổi, học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ tay nghề Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều nhà trường, hoạt động của tổ chuyên môn thông thường là xây dựng kế hoạch, quy định chế độ sinh hoạt, ký duyệt giáo án và phiếu báo giảng, tổ chức

dự giờ, thao giảng, tổ chức hội thảo, hội thi giáo viên dạy giỏi, tiến hành các hoạt động kiểm tra….nên chưa phát huy được hiệu quả của tổ chuyên môn

Để việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải quản lí, chỉ đạo nội dung này một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp quản lí khả thi nhất phù hợp điều kiện thực

tế về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà

Trang 6

trường Từ nhận thức trên là một quanr lý phụ trách chuyên môn trong nhà

trường tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm nhằm “ Chỉ đạo nâng cao chất

lượng sinh hoạt tổ chuyên môn”

2 Cơ sở lý luận:

Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, viên chức, phụ trách thư viện - thiết

bị giáo dục, … Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên Tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu

có từ 7 thành viên trở lên thì có một tổ phó (Điều 18, khoản 1- Điều lệ trường tiểu học); Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trường tiểu học; là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục và dạy học; là nơi tập hợp, đoàn kết các giáo viên trong tổ, kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ; Tổ chuyên môn là đầu mối mà Hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạt động giáo dục, dạy học và các hoạt động sư phạm của giáo viên

Tổ chuyên môn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và hoạt động giáo dục; Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lí sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường; Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học và giới thiệu

tổ trưởng, tổ phó (Điều 18, khoản 2- Điều lệ trường tiểu học)

Tổ trưởng là người đứng đầu trong khối, chịu sự quản lý của ban giám hiệu nhà trường Tổ trưởng có nhiệm vụ truyền lại những chỉ đạo về các hoạt động trong nhà trường trong đó hoạt động dạy học là chính Tổ chuyên môn là nơi triển khai các hoạt động dạy học trong nhà trường, có quan hệ hợp tác phối hợp với các bộ phận và đoàn thể khác trong nhà trường Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên nên cần có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường

3 Thực trạng của vấn đề.

Trang 7

Trường tôi là một trường nằm trong một phường thuộc thị xã Chí Linh Năm học này trường tôi có 20 lớp với gần 700 học sinh Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường là 38 đồng chí( 01 đồng chí nghỉ chế độ đầu học kì II) Trong số 37 đồng chí còn lại đều có trình độ chuần trở lên, trong đó trên chuẩn là 32 đồng chí Mọi người đều có ý thức khi tham gia công việc nhà trường Năm học này trường tôi bố trí 3 tổ chuyên môn như đã đề cập trên Trong năm học này Bộ chỉ đạo đồng bộ về Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn Nhà trường chúng tôi nắm bắt kịp thời, tích cực thực hiện và bước đầu cho kết quả rất khả thi.

Năm học 2014- 2015, trường tôi có 3 tổ chuyên môn

Tổ 1: có 8 người- đạt chuẩn 100% Trong đó trình độ Đại học là 3; trình

Có tổ chuyên môn còn bớt xén thời gian sinh hoạt tooe chuyên môn Đôi lúc có hiện tượng hoàn thiện hồ sơ chuyên đề hoặc báo cáo miệng các bước lên lớp của một tiết học sau đó mọi thành viên thực hiện theo công thức gò bó thiếu tính sáng tạo vì không dạy minh họa để thấy được các tình huống nảy sinh từ phía giáo viên và học sinh Đôi lúc tổ trưởng còn e dè trong chỉ đạo quy chế chuyên môn vì một số ít giáo viên có tuổi ngại khi tiếp cận với các chuyên đề

Trang 8

mới Đôi lúc còn xê xoa trong quá trình kiểm tra chéo các hoạt động giáo dục Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về thủ tục lĩnh hội nghị quyết, gò

bó, khuôn phép Không khí buổi họp chuyên môn còn trầm lắng, ít có ý kiến phản hồi, trao đổi, tranh luận, bàn bạc,…

Làm thế nào để giáo viên hào hứng tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là

cả một vấn đề cần quan tâm của công tác quản lí chuyên môn trong nhà trường, đòi hỏi phải có sự quản lí chặt chẽ về mặt thời gian, về nội dung Nội dung sinh hoạt phải thiết thực, gắn bó chặt chẽ với nhiệm vụ của giáo viên, làm cho giáo viên thấy cần phải tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn và có nhu cầu sinh hoạt tổ chuyên môn

Thực hiện nhiệm vụ tiếp tục đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, để thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lí phụ trách chuyên môn, tôi nhận thấy cần tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo việc sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường, mặc dù gặp nhiều khó khăn khi đề cập vấn đề này vì tôi

mới tham gia quản lý, song tôi mạnh dạn thực hiện " Chỉ đạo nâng cao chất

lượng sinh hoạt tổ chuyên môn" để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 9

việc phân tích, đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy đã được giáo viên trong

tổ, nhóm chuyên môn dự giờ Cần phân công giáo viên tham gia làm chuyên đề bằng nhiều hình thức như góp ý bài dạy, dự thảo phương pháp, dự kiến tình huống nảy sinh,…

Hai là, phát huy vai trò của các giáo viên đầu đàn Mỗi tổ chuyên môn đều

có giáo viên đầu đàn Bộ phận giáo viên này là những người sâu về nghề, sáng

về tâm, tận tụy với đồng nghiệp và học sinh Động viên các đối tượng này dẫn dắt mọi thành viên trong tổ thực hiện tốt quy chế chuyên môn

Ba là, phát triển dần tổ chuyên môn theo tinh thần là “Tổ chức biết học hỏi” Thực trạng sinh hoạt ở các tổ chuyên môn hiện này cho thấy tính đồng thuận và tập thể chưa cao, phần lớn hoạt động của giáo viên trong quá trình tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn là thiên về mục đích cá nhân nhiều hơn việc học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của đồng nghiệp trong tổ, nhóm chuyên môn Phát huy tinh thần tổ chuyên môn là “Tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kĩ năng, kĩ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp

Để thực hiện được các giải pháp đưa trên, tôi có hướng đi vào các nhiệm

vụ cụ thể sau:

4.1- Chọn và bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn:

a) Chọn tổ trưởng tổ chuyên môn:

Hoạt động chuyên môn trong trường tiểu học chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, trong đó tổ chuyên môn là một tổ chức đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn Do vậy, vai trò của tổ trưởng chuyên môn là người trục tiếp quản lí nhiều mặt hoạt động của giáo viên và cả khối lớp, là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về chất lượng giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh trong tổ của mình Chính vì thế chọn tổ trưởng là một cân nhắc

Trang 10

kĩ lưỡng của Ban giám hiệu chúng tôi Tiêu chí của người tổ trưởng chúng tôi chọn:

Là người có tâm với nghề, nhiệt tình trong công tác, chấp hành tốt các quy định của ngành, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

Người tích cực đi đầu, xung phong gương mẫu trong mọi hoạt động, có kiến thức vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, làm việc luôn có kế hoạch

Người nhiệt tình, kiên quyết, dám quyết định, am hiểu công việc, chịu trách nhiệm với công việc đồng thời có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tập thể vững mạnh

Người bạn đồng hành, đồng chí chân thành, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp về tinh thần lẫn vật chất và điều cốt lõi là phải biết động viên tinh thần, khích lệ sự cố gắng phấn đấu của mọi thành viên trong tổ

b) Bồi dưỡng tổ trưởng tổ chuyên môn:

Điều quan trọng là người tổ trưởng phải có uy tín, được tập thể tín nhiệm Biết điều hành các hoạt động của tổ khối một cách khoa học, hiệu quả Vì vậy tôi quan tâm đến việc: Bồi dưỡng năng lực tổ chức, chỉ đạo chuyên môn trong tổ

Đó là các kiến thức, kĩ năng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ theo năm học, tháng, tuần; bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra nội bộ… Bồi dưỡng những kĩ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cho cả năm học, cho từng buổi cụ thể Bồi dưỡng năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; một số kĩ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kì, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh

và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời; Bồi dưỡng kĩ năng đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học

c) Hướng dẫn tổ trưởng xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn

Trang 11

- Kế hoạch năm học của tổ chuyên môn (thường gọi tắt là “kế hoạch tổ chuyên môn”) là bản dự kiến kế hoạch triển khai tất cả các hoạt động của tổ chuyên môn trong một năm học, nhằm thực hiện những mục tiêu phát triển của

tổ chuyên môn và của nhà trường

4.2.Quy trình xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn.

a) Sinh hoạt tổ chuyên môn theo Nghiên cứu bài học (NCBH)

Bước 1: Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu

- Giáo viên (GV) cần xác định mục tiêu kiến thức và kỹ năng mà học sinh (HS) cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu (theo chuẩn kiến thức, kỹ năng ở từng môn học), đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, năng lực chuyên môn của GV

- Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt hiệu quả cao, cách tổ chức dạy học phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng, hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và các tình huống xảy ra và cách xử lý

(nếu có)…

- Tổ trưởng chuyên môn (TTCM) giao cho GV trong nhóm soạn giáo án của bài học nghiên cứu, trao đổi với các thành viên trong tổ để chỉnh sửa lại giáo án Các thành viên khác có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc quan sát và thảo luận sau khi tiến hành bài học nghiên cứu

Bước 2 Tiến hành bài giảng minh họa (BGMH) và dự giờ

- Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một GV sẽ dạy minh họa bài học nghiên cứu (BGMH) ở một lớp học cụ thể, các GV còn lại trong nhóm tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học

- GV dự giờ phải đảm bảo nguyên tắc:

+ Không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh; không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm HS, những khó

Ngày đăng: 26/07/2016, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w