1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống

39 550 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 65,28 KB

Nội dung

Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứngthú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa, từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự di

Trang 1

Lời mở đầu

Khi xã hội phát triển, nhu cầu giao lưu học hỏi, tìm hiểu lẫn nhau, cùng nhauphát triển càng được đẩy mạnh, nhất là khi nền kinh tế mỗi nước phát triển ởmột trình độ nhất định nào đó thì xu hướng tìm hiểu những đặc trưng văn hoácàng được quan tâm, bởi lúc đó văn hoá chính là yếu tố để phân biệt các nướcvới nhau Trung Quốc là một nước láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lịch

sử lâu đời và giao lưu ảnh hưởng với Việt Nam sâu sắc về về nhiều mặt, đặcbiệt là vấn đề văn hoá Bản thân tôi là một sinh viên chuyên nghành TrungQuốc học, việc nghiên cứu văn hoá Trung Quốc là điều rất cần thiết Để tiếpcận và tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá Trung Hoa, rào cản trước tiên có lẽ là vấn

đề văn tự, có đọc được chữ của họ thì mới hiểu được họ đã làm, đã nghĩ gì,văn hoá của họ đã từng bước phát triển và ảnh hưởng ra bên ngoài như thếnào Để giải quyết khó khăn này, các sinh viên chuyên ngành Trung Quốc họcchúng tôi đã được nghiên cứu thứ chữ tượng hình này ngay từ trước khi đi sâunghiên cứu các vấn đề về Trung Hoa Càng học chúng tôi càng cảm thấy hứngthú, có lẽ bởi chúng tôi dần phát hiện ra cái ý nghĩa mà con Chữ Hán ẩn chứa,

từ những chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn đầu tiên, cấu tạo của nó và cả sự diễnbiến kỳ diệu về hình thể của những chữ Triện, Lệ, Khải, Thảo, Hành sau này.Với mong muốn được tìm hiểu những ý tưởng của người Trung Hoa xưamuốn gửi gắm qua những con chữ tượng hình, tìm hiểu lịch sử xã hội TrungQuốc cổ xưa qua những văn tự cổ (vấn đề thách thức đối với các nhà nghiêncứu), đồng thời cũng muốn hiểu được ý nghĩa mà con chữ này đã ảnh hưởngđến hệ thống văn tự của Việt Nam như thế nào.Vấn đề về ý nghĩa của ChữHán dưới góc độ vă tự học là một vấn đề lớn, song bài viết chủ yếu tập trungvào việc tìm hiểu ý nghĩa của con chữ thông qua cách cấu tạo của nó, ý nghĩachủ yếu của chữ Giáp Cốt Văn, Kim Văn ở việc phản ánh xã hội Trung Hoa

cổ đại, và ý nghĩa của nó với hệ thông văn tự Việt Nam Ngoài ra, bài viết còn

đề cập đến sự xuất hiện của Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới, sự ảnh

Trang 2

hưởng của nó ra bên ngoài, trước nhưng ảnh hưởng đó người Việt Nam hiệnđại phải làm gì? Nội dung chính của bài có thể nói ngắn gọn ở bốn ý:

1 Sự xuất hiện của Chữ Hán

2 ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học

3 ý nghĩa của sự ảnh hưởng của Chữ Hán ra bên ngoài (chủ yếu làViệt Nam)

Các tư liệu được lấy từ sách báo, tạp chí, từ điển trong nước cũng như tàiliệu dịch của Trung Quốc thuộc nhiều lĩch vực lịch sử, văn hoá, xã hội và vănhoá nghệ thuật

Mặc dù em đã cố gắng nỗ lực tìm hiểu thật tốt nội dung mình đã lựa chọnsong do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót

Em rất mong thầy hướng dẫn, các nhà nghiên cứu, các thầy cô giáo và cácbạn chân thành góp ý, bổ sung để em có thể làm tốt hơn cho việc nghiên cứusau này

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa ĐôngPhương Học, Trường ĐHKHXH&NV đã giảng dạy, góp ý, cổ vũ, tạo điềukiện cho chúng em trong quá trình học tập cũng như việc hoàn thành tốt bàiniên luận này

Ngoài ra, toàn thể cán bộ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc - Trung tâmKhoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, cán bộ trung tâm thư viện ThượngĐình, Thư viện Quốc gia đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc sưu tầm tài liệulàm bài Em xin chân thành cảm ơn

Trang 3

Chương I : Sự xuất hiện Chữ Hán trong hệ thống chữ viết thế giới

I Sự xuất hiện chữ viết

Có thể nói khi loài người xuất hiện cũng là lúc ngôn ngữ xuất hiện Đó là bởiquá trình chuyển biến từ vượn thành người, lao động có tác dụng rất to lớn,lao động là điều kiện đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, trên một bìnhdiện nào đó có thể nói: “lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người” -Engles Trong quá trình lao động, nhu cầu giao tiếp phát sinh, con người cần

sự giúp đỡ, cần sự hợp tác hoặc biểu lộ tình cảm, thế là ngôn ngữ ra đời.Như vậy, ngôn ngữ phát triển từ trong lao động và phát triển cùng với laođộng ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người Tuy nhiên, ngôn ngữ nói cókhuyết điểm là không thể truyền lâu dài, truyền xa và truyền chính xác được,như nhân dân Việt nam ta đã từng có câu “ lời nói gió bay” Theo sự pháttriển của xã hội con người lúc bấy giờ thì nhu cầu lưu lại những kinh nghiệmsản xuất, đấu tranh, hoặc truyền đạt những ý nghĩ, tình cảm hoặc tâm tư từ nơinày đến nơi khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác phát sinh Chữ viết được sángtạo ra nhằm thoả mãn những nhu cầu đó Chữ viết làm cho lời nói có khảnăng lưu giữ và vận chuyển qua không gian và thời gian Chữ viết được đánhgiá là một trong những thành quả lớn lao của nền văn minh nhân loại, một

Trang 4

công cụ văn hoá đặc biệt quan trong trong những thành tưu văn hoá vĩ đại củaloài người.

Trước đây, những người nhiều tuổi có kiến thức, những “già làng” ởnhững dân tộc ít người được toàn thể cộng đồng, làng bản tôn trọng bởi họ cónhiều kinh nghiệm, có trí nhớ tốt, khả năng truyền đạt tốt, họ chính là nhữngngười lưu truyền lại cho con cháu những kinh nghiệm của họ, các truyềnthuyết, ca dao, tục ngữ, bằng phương pháp “ truyền miệng” qua bao đời, saunày mới được sưu tập, chỉnh lý và ghi lại thành văn bản chữ viết Nhà nghiêncứu Đặng Đức Siêu cho rằng: “Thế là dựa vào trí nhớ và vần điệu với phươngthức truyền miệng, những thành quả văn hoá của bao thế hệ được đúc lạitrong lời nói đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên sự cảmthông nối tiếp giữa người và người trong cuộc sống cộng đồng và qua đónhững giá trị trường tồn đã hình thành và được củng cố Cùng với sự xuấthiện của chữ viết, những giá trị truyền thống này sẽ được cố định lại, sẽ đượclưu truyền và chuyển vận một cách chính xác hơn góp phần tạo dựng nênnhững cơ sở vững chắc cho nền văn minh phát triển mạnh mẽ”

Bước đệm cho việc ra đời chữ viết là ngôn ngữ bằng điệu bộ Khikhông hiểu được ngôn ngữ của người khác hoặc không làm cho người kháchiểu được ngôn ngữ của mình, người ta dùng điệu bộ, cử chỉ Thông thườngđiệu bộ và vẻ mặt đi kèm với lời nói để diễn tả một thông tin nào đó ( BắcMỹ) Hoặc người ta dùng các vết khắc trên cây để truyền tin, mỗi vết khắc làmột thông điệp muốn gửi (người tiền sử của Châu Phi, Châu úc, Trung Quốc,Anh, )

Ngoài ra người ta cũng dùng hình vẽ và dấu hiệu để truyền đạt ý tưởng.Cũng nhờ đó, người ta mới hiểu được phần nào cuộc sống con người xưa.Tuy nhiên, thời gian càng trôi qua cuộc sống càng phong phú hơn, các hình

vẽ, ký hiệu rồi những thắt nút không thể hiện hết ý nghĩa mà con người tamuốn nói Vì vậy chữ viết ra đời Đây là mầm mống đầu tiên của toàn bộ hệthống chữ viết sau này

Trang 5

Nhờ vào sự ra đời của chữ viết mà con người đã bước vào giai đoạnphát triển nhảy vọt Lịch sử đã chứng minh điều đó Đến nay và cho đến mãisau này, giá trị và vai trò của nó trong xã hội loài người vẫn không sao nóihết.

II Những chữ viết xuất hiện sớm nhất

1 Chữ Ai Cập

Một trong những hệ thống sử dụng hình ảnh tốt nhất để truyền đạt ýtưởng đã được phát minh dọc theo sông Nil ở Ai Cập, cách đây 5000 năm.Chữ viết thể hiện bằng hình ảnh dường như được sử dụng khắp nơi, phát hiệnthấy trên vỏ ốc, núi đá, vỏ cây và thậm chí trên những mảnh da thú Để diễn

tả những khái niệm trừu tượng như: niềm vui, nỗi sợ, thời gian, tình yêungười ta đã tạo ra các ký hiệu ghi ý: phối hợp của những chữ tượng hình đểdiễn tả một ý tưởng Sau đó ở đây phát triển loại chữ viết xây dựng trênnguyên tắc mới, nguyên tắc ghi âm Loại chữ ghi âm - loại chữ tiên tiến nhất,

có khả năng bám sát ngôn ngữ nói, có thể ghi lại mọi từ nhằm biểu thị nhữngkhái niệm dù có trừu tượng đến đâu đi chăng nữa

Khoảng thế kỷ thứ III TCN hình thành 24 chữ cái, song chữ “tượnghình” vẫn được sử dụng song song với chữ viết “chỉ âm”

Truyền thuyến chữ Ai Cập do hai vị thần: Nữ thần Seshat và thần Thotsáng tạo ra Đến năm 1799, Thomas Young- một bác sĩ người Anh đã pháthiện ra sơ bộ cách giải mã văn tự Ai Cập Năm 1822 nhà ngôn ngữ học ngườiPháp - Jeanfancois Champollin mới giải mã đầy đủ chữ viết Ai Cập Nhờ đó,các văn bản được giải mã và nghiên cứu

2 Chữ ấn Độ

Chữ cổ nhất của ấn Độ khắc trên những con dấu được phát hiện ở lưuvực sông ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN Chữ này mất đi cùng vớinền văn hoá sông ấn và không còn ai dùng hoặc biết đọc chữ đó nữa

Trang 6

Khoảng 800 TCN, bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên các đồ vật.Sớm nhất là chữ Kharoxthi - loại chữ mô phỏng theo chữ viết của vùngLưỡng Hà Sau đó xuất hiện chữ Brami, một loại chữ được sử dụng rộng rãi,các bia văn Axoca đều viết bằng loại chữ này Trên cơ sở chữ Brami, người

ấn Độ lại đặt ra chữ Đêvanagari có cách viết đơn giản thuận tiện hơn Đó làthứ chữ viết mới để viết tiếng Xanxcrit Đến nay người ấn độ và Nêpan vẫndùng loại chữ này

3 Chữ Châu âu

Trên cơ sở chữ nửa ghi âm-nửa ghi ý của người Ai Cập, người Phenicic

và người Hi lạp đã cải tiến ý tưởng của người Ai Cập trong việc xây dựnghình ảnh bằng những âm thanh tương ứng, sáng tạo ra hệ thống chữ cái dựatrên âm vị với 22 con chữ - tổ tiên của tất cả các hệ thống chữ viết phươngTây

4 Chữ Hán

Là một trong những loại chữ xuất hiện sớm nhất, khoảng 3500 năm, làloại văn tự tượng hình - biểu ý Ban đầu, con người ở đây cũng dùng hìnhthức “ truyền miệng” để giao lưu tình cảm, truyền đạt tin tức, trao đổi tri thức

và kinh nghiệm Nhiều truyền thuyết Trung Hoa như Tam hoàng, Ngũ Đế đềuđược người đời sau căn cứ vào truyền thuyết mà chấn chỉnh lại Trước khidùng chữ viết, người Trung Quốc dùng phương pháp “ bện tết dây thừng”hoặc “ khắc lên gỗ” để ghi lại sự vật, phát minh ra bát quái dùng ký hiệu đểghi sự vật chính là một sự tiến bộ

Việc sáng tạo ra chữ viết không phải là của một hay vài người mà là sự sángtạo của một đoàn thể người, của nhiều dân tộc cùng chung sống Văn hoá thời

kỳ sơ khai của Trung Quốc là sự sáng tạo của tộc người Hoàng Đế, tộc Viên

đế, tộc Đông Di và Chữ Hán cũng tương tự như vậy Do vậy, người ta gọi chữTrung Quốc là Chữ Hán cũng là hiểu dựa trên nguyên lý này, vì tộc Hán làtộc chiếm dân số đông nhất (91,08%) với nền văn minh sớm

Trang 7

Chữ phổ thông hiện nay của người Trung Quốc chính là Chữ Hán TrungQuốc là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ Nhiều dân tộc vẫn sử dụng hệthống chữ viết riêng của họ, song Chữ Hán vẫn là thứ chứ được được dùngnhư một ngôn ngữ chính, ngôn ngữ thông hành giữa các dân tộc với nhau.Chữ Hán không những là ngôn ngữ quốc gia của Trung Hoa mà nó còn mởrộng ảnh hưởng đến các nước láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, TriềuTiên, Hàn Quốc Mặc dù, mỗi nước này đều có hệ thống văn tự riêng, song

tỷ lệ Chữ Hán ở trong đó thì không ít

Chữ viết phản ánh nền văn minh của mỗi nước Chữ Hán cũng vậy, qua việcnghiên cứu cấu tạo chữ, qua quá trình hình thành và phát triển của nó sẽ đemlại cho chúng ta những tri thức về lịch sử văn hoá qua các thời kỳ thể hiện qua

sự biến đổi kì diệu của nó, đặc biệt là thời kỳ cổ đại - thời kỳ mà ngày naycon người hiện đại luôn muốn khám phá xem tổ tiên xưa sinh sống ra sao, suynghĩ như thế nào và sau đó là để thấy những ảnh hưởng của nó ra bên ngoài

Chương II: ý nghĩa của Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học

Trung Quốc là đại biểu của nền văn hoá Phương Đông trong suốt mấy ngànnăm lịch sử Văn hoá Chữ Hán Trung Quốc là chiếc nôi của văn minh PhươngĐông, nó đã lắng trong tính cách, khí chất và tinh thần cốt cách của các dântộc Phương Đông Chữ viết là phương tiện nối liền Phương Đông với thế giới

Để tìm hiểu đặc trưng văn hoá Phương Đông cần tìm hiểu kỹ văn tự củaPhương Đông mà trong đó đặc biệt là văn tự của Trung Quốc Bởi lịch sửChữ Hán đã trải qua hơn 3.000 năm lịch sử, ban đầu là chữ viết riêng củangười Hán nhưng dần dần nó đã được phổ biến và lan toả ra vùng Đông vàĐông Nam á, lưu lại một ảnh hưởng hết sức sâu đậm ở Việt Nam, Triều Tiên,Nhật Bản cũng như nhiều vùng dân tộc ít người khác Nó không chỉ có ýnghĩa phản ánh lịch sử, văn hoá, xã hội con người Trung Hoa mà còn phảnánh cả lịch sử xã hội con người ở những vùng mà nó ảnh hưởng tới, là thứchữ đầu tiên được nâng lên thành nghệ thuật

Trang 8

Trung Quốc là một đất nước có lịch sử lâu đời Để tìm hiểu lịch sử hình thànhcủa nó là một khó khăn và thách thức đối với những nhà nghiên cứu Với việctìm hiểu ý nghĩa của Chữ Hán từ góc độ văn tự học sẽ cho chúng ta hình dungđược những ý tưởng mà người xưa gửi gắm qua việc ghép những con chữtượng hình, hình dung được cái xã hội mà mỗi chúng ta đang sống trong mộtmôi trường tiện nghi, hiện đại luôn muốn khám phá những bước đường mà tổtiên đã đi qua Khi Chữ Hán phát triển lên một tầm cao mới thì việc nghiêncứu và tìm hiểu Chữ Hán từ góc độ nghệ thuật thư pháp, sự diễn biến kỳ diệucủa nó chúng ta sẽ cảm nhận được đặc sắc nghệ thuật mà người nghệ sỹ gửigắm và chúng ta có được cả những giây phút thư giãn qua thế giới nghệ thuậtđặc biệt này.

ý nghĩa Chữ Hán nhìn từ góc độ văn tự học tức là thông qua việc phân tíchcấu tạo con chữ, bối cảnh hình thành của nó mà thấy được nội dung mà ngườiviết muốn truyền tải

Để việc tìm hiểu ý nghĩa của Chữ Hán có hệ thống và chính xác chúng ta hãyxem Chữ Hán ra đời như thế nào

I ý nghĩa của việc đi tìm cội nguồn chữ viết.

Các nhà nghiên cứu cho rằng tổ tiên xa xưa của chúng ta thường thắt gút dây

là dấu hiệu để ghi nhớ sự việc, về sau dùng những vật cứng nhọn ghi khắcthành dấu hiệu, sau đó mới xuất hiện chữ viết Như vậy, có thể nói văn tựTrung Quốc trải qua ba giai đoạn: Xoắn thừng - Ký tự đồ hoạ - Chữ viết Tại

di chỉ thôn Bán Pha, tỉnh Thiển Tây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhữngdấu khắc hoa văn trên những mảnh gốm thời đồ đá mới, những dấu hiệu khắchoạ đó cách ngày nay khoảng 6.000 năm, rất có thể là hình thức ban đầu củachữ viết

Tại lưu vực sông Hoàng Hà trên một số đồ gốm niên đại sau Bán Pha một ít

có khắc một loại dấu hiệu hình tượng: một vòng tròn, phía dưới là một hìnhtrăng lưỡi liềm, dưới nữa có hình núi năm ngọn Các nhà học giả văn tự cổgiải thích, hình vẽ biểu hiện mặt trăng đang lặn xuống, mặt trời mọc lên từ từ,

Trang 9

phía dưới là núi, đó là bức tranh “Cảnh mặt trời mọc”, lại là chữ “đán”(sáng sớm) nguyên thuỷ Các nhà nghiên cứu thần thoại giải thích hơi khác,

họ cho rằng hình trăng lưỡi liềm không phải là mặt trăng mà là ráng mây khimặt trời mọc, bức tranh nói rõ cảnh mặt trời mọc trên biển, cũng nói ý “đán”.Dấu hiệu này phần lớn khắc trên bình đất, có bôi màu đỏ tỏ ý tôn nghiêm vàthần bí Có người suy đoán, có thể để thờ cúng mặt trời mọc hoặc cầu xinđược mùa Cũng có thể gợi các ý khác nhau Những hình này tương đối ngayngắn, nét bút dứt khoát khoẻ khoắn Những dấu hiệu như thế này phát hiện ởnhiều chỗ rất xa nhau chứng tỏ hình khắc này có tính ổn định nhất định Một

số nhà nghiên cứu gọi nó là “ý phù văn tự” (chữ ký hiệu biểu thị ý nghĩa)hoặc “đồ hoạ văn tự (chữ đồ hoạ) Những văn tự này cách ngày nay hơn 5.000năm (H1)

Đến giai đoạn chữ viết, chữ Giáp Cốt Văn và Kim Văn được coi là những chữđầu tiên

II ý nghĩa của việc phân tích cấu tạo Chữ Hán.

Chữ Hán là loại chữ mô phỏng lại hình dạng sự vật, cho nên mỗi chữ đều có ýnghĩa chứa đựng một nội dung nào đó Như vậy, để hiểu được thứ chữ nàynhất thiết chúng ta phải tìm hiểu cấu tạo của nó Ngữ văn học Trung Hoa khixem cấu tạo của Chữ Hán đã khái quát thành sáu phép cấu tạo gọi là lục thư:

1) Tượng hình

Tượng hình tức là biểu đạt bằng hình tượng Hứa Thận thời Hậu Hán trong

“Thuyết văn giải tự” giải thích “chữ viết dựa theo thể tượng hình thì gọi là

“văn”, về sau các chữ thêm lối hình thanh vào thì gọi là “tự” Văn vốn là vẽhình tượng của sự vật, tự là lời nói mà phát sinh ra nhiều thêm Nói “văn tự”tức là khởi đầu hình vẽ từ tượng hình của sự vật mà ra, “văn” là tổ hợp cácđường nét vẽ hình tượng sự vật; “tự” là dựa trên cơ sở của văn mà kiêm thêmphần hình thanh (âm của chữ), và theo sự phát triển không ngừng của xã hội

sự vật càng lúc càng phong phú , sự hình thành chữ viết càng thêm đa dạng”

Trang 10

Như vậy ,văn tự bao gồm phần “văn” và phần “tự” Chữ Hán dựa trênlối tượng hình tức là chữ có phần “văn” Những chữ này lấy hình ảnh trực tiếpcủa sự vật hoặc những hình tượng tự nhiên, có thể là vẽ cả vật thể hoặc một

bộ phận đặc trưng Nhìn hình vẽ người đọc có thể hiểu ra được nội dung.Kết cấu chữ này ra đời sớm nhất, phản ánh tư duy của con người còn rất tựnhiên, nhưng họ đã bắt đầu ý thức về những sự vật, hiện tượng xung quanhhọ

2) Hình thanh

Thông thường do hai bộ phận hợp thành:

1 Bộ phận chỉ ý (tức là thuộc tính của nghĩa chữ) gọi là ý phù,cũng có người gọi là hình phù

2 Bộ phận chỉ âm đọc gọi là âm phù Loại chữ này theo thống kêchiếm hơn 80% trông Chữ Hán hiện đại

Như vậy, hiểu được cấu tạo của loại chữ này chúng ta vừa có thể đọc được âmlại có thể hiểu được ý nghĩa của chữ Về mặt cấu tạo mà nói loại chữ hìnhthanh có phần phức tạp hơn loại chữ tượng hình

Ta có thể ghép những chữ có sẵn thuộc loại tượng hình cùng với loại âmthanh để hình thành một loại chữ mới: một loại chữ hợp thể

Ví dụ: Chữ “chi” : một thứ cỏ thơm, được kết hợp bởi “thảo” - cỏ, chỉ nghĩa

và chữ “chi” chỉ thanh

Một vài ví dụ về bộ phận chỉ ý và bộ phận chỉ âm của loại chữ hình thanh:

- Chữ Hà: là do bộ thuỷ: là hình phù và khả là âm phù kết hợp thành chữ Hà.Như vậy, âm đọc có thể giống nhau song viết khác nhau và ý nghĩa cũng khácnhau.Tuy nhiên, chữ hình thanh không phải cứ bên phải là bộ biểu ý, bên trái

là bộ biểu âm mà có khi ngược lại

Ví dụ: Kỳ = kỳ hạn, Hân = vui mừng;

Có lúc phía bên trên là hình, bên dưới là thanh: VD: phương = hương thơm,hay chữ : vũ= mái hiên, mái nhà

Trang 11

Có lúc phía bên trên là thanh, bên dưới là hình: VD: hình= mô hình, vu

= ống, lọ

Có lúc bên trong ghi thanh, bên ngoài ghi hình: VD: viên = tròn

Có lúc bên trong ghi hình, bên ngoài ghi thanh: VD: văn = nghe, vấn

= hỏi

Nắm được các qui luật này, chúng ta sẽ khám phá ra được những ngôn từ ẩnsau những con chữ tưởng chừng như rất phức tạp, khó học, khó hiểu này.Thực tế trong suốt quá trình hình thành văn tự Chữ Hán không chỉ dựa trênhai lối tượng hình và hình thanh trên, đó là hai phương thức đơn giản nhất.Cuộc sống phát sinh nhiều tình huống mà không thể dùng phương pháp đơngiản như vậy, ví như không có cách nào lấy trực tiếp hình tượng nhằm biểuthị tư duy, tâm lý con người Thế là cách tạo chữ phải ra đời thêm cácphương thức khác nhau như ở dưới đây:

3) Hội ý

Còn được gọi là tượng ý

Hội ý tức là một chữ gồm những bộ phận hợp lại thành ý, tức một số ký hiệuliên hệ với nhau để chỉ một loại ý nghĩa nào đó; hoặc có thể ghép mấy ChữHán độc thể có sẵn với nhau thể hiện một ý nghĩa hoàn toàn mới Thôngthường là những động từ, tính từ, danh từ không có hình tượng cụ thể

Ví dụ: Danh từ chỉ thời gian Loại nghĩa này khá trừu tượng, khó có thể dùnghai phương pháp trên

Chữ biểu thị lòng tin: là sự kết hợp của chữ Nhân = người và chữNgôn = lời nói biểu thị lời nói của con người thì đáng tin cậy

Hay để xác định và tìm người vào ban đêm ta phải dựa vào cách gọi tên nênchữ Danh là do chữ Khẩu = miệng, chỉ miệng gọi và tịch = đêm hợpthành (đi đêm nên phải gọi tên)

Chữ công (chung) phần trên là chữ với ý nghĩa là trái ngược lại, phần dưới

là chữ tư, chỉ sự riêng tư Hai thành phần này kết hợp lại với ý nghĩa: tráivới ý muốn riêng tư tức là công (chung)

Trang 12

Hay một cây đơn độc, chữ mộc; nhiều cây ta ghép hai chữ mộc thành cây cốichằng chịt; ta ghép 3 chữ mộc thành rừng.

Như vậy, tạo chữ mới bằng việc ghép bộ, ghép những chữ đã có sẵn đều dựatrên ý nghĩa của những từ được ghép theo một qui luật nhất định đem lại đầyhứng thú cho người tìm hiểu, khám phá ra khả năng tư duy, phân tích của conngười

4) Chỉ sự

Còn gọi là tương sự hay xử sự

Là một phương pháp tạo chữ từ các ký hiệu có tính tượng trưng thông qua kếtcấu hình thể của chữ mà chỉ ra tính chất của sự vật Khi nhìn chữ ta có thểhiểu ngay được đại thể, quan sát kỹ có thể hiểu ý nghĩa của nó

VD: chữ Thượng = trên, thời cổ viết , một vạch ngang dài ở dưới biểuthị mặt đất, ở trên thêm một nét ngắn biểu thị phía trên

Chữ Hạ = dưới, thời cổ viết ,nét dài ở trên biểu thị trời, ở dưới thêm mộtnét ngắn ngang biểu thị ở dưới

Hay trời mưa có may đen che phủ: chữ vũ có có những chấm thuỷ

Loại chữ này khác chữ tượng hình ở chỗ nó đã bao hàm ký hiệu trừu tượngchỉ sự vật Nó ra đời sau chữ tượng hình do chữ tượng hình không thể diễn tảđược các khái niệm trừu tượng Từ cơ sở là ký hiệu của chữ tượng hình đểbiểu thị khái niệm chữ chỉ sự tạo thêm các ký hiệu trừu tượng chỉ sự

VD: để chỉ lưỡi dao, dùng bộ đao, viết thêm một nét chỉ vào phần lưỡi thànhchữ nhẫn (mũi nhọn)

Cách cấu tạo chữ này cũng hay dùng để chỉ khái niệm đo lường như: xích(thước 33cm) làm bằng chữ thi (thi thể) và một ký hiệu chỉ sự (chấm hoặcvạch)

Trang 13

Hay như chữ Đán = sáng sớm, bộ Nhật: mặt trời và một nét ngang ở dưới tức

là mặt trời mọc lên từ mặt bằng của đất chính là sáng sớm

5) Giả tá

Giả tá có nghĩa là vay mượn

Có một số từ trước đây chưa tạo được một chữ riêng, người ta bèn chọn mộtchữ có âm đọc giống nó hoặc gần giống với nó trong những chữ hiện có đểđại diện cho nó, chữ được vay mượn ấy được gọi là giả tá

Chữ viết phát triển đến mức độ này là do nhu cầu xã hội với lượng chữ tăng.Điều này minh chứng rằng cuộc sống xã hội đã phát triển, sự phức tạp của cácmối quan hệ xã hội cũng tăng, số chữ được tạo ra không đủ sử dụng, không

đủ để con người ta diễn đạt hết ý mình cho nên họ đã phát minh ra cách tạochữ mà không cần phải tạo ra chữ mới, tức là mượn chữ đồng âm để sử dụng.Nghĩa gốc của những chữ này không còn nguyên nghĩa nữa hoặc không còndùng đến ý nghĩa đó nữa

VD: Chữ trường nghĩa gốc: mái tóc dài,về sau trường chỉ dài(như dài ngắn)Hay chữ Lệnh nghĩa gốc là không biết,mượn để tạo thành chữ lệnh cónghĩa là mệnh lệnh

Và những con số, những chữ chỉ bốn phương cũng thuộc loại này

VD: Chữ hiện nay chỉ hướng đông( ) đầu tiên chỉ một loại túi dết, về sauđược mượn chỉ phương hướng,hoặc chữ Vạn ngày xưa dùng để chỉ con bọcạp, nhưng nay đã mượn chỉ số vạn (10.000)

Trang 14

Hứa Thận đã giải thích “chuyển chú là dùng hai từ đồng nghĩa hay có ý nghĩatương quan để thay nhau”.

Một ví dụ điển hình ở hai chữ Lão và Khảo Ban đầu, chúng cùng có một ýnghĩa: già và viết rất giống nhau nên có thể dùng chữ Lão thay cho chữ Khảo.Sau này để phân biệt hai chữ khác nghĩa, chữ Khảo chuyển thành chữ hìnhthanh với nghĩa xem xét, điều tra Có người cho đây là “hình chuyển” cóngười cho đây là “âm chuyển” hoặc “nghĩa chuyển” Chữ Lão để chỉ ngườinghèo hay người có kinh nghiệm

Ngày nay, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu, giả tá và chuyển chú thực chấtchỉ là cách dùng chữ không liên quan đến cách cấu tạo hình thể chữ mà làmượn hình thể của chữ có sẵn để tạo thêm ngữ nghĩa mà thành ra chữ mới.Mặt khác trong quá trình phát triển, không ít Chữ Hán đã từ cách cấu tạo nàychuyển sang cách cấu tạo kia khá phức tạp Có nhiều chữ chưa được các nhàngôn ngữ học thống nhất cách nhìn về hệ thống lục thư Có chữ có thể vừathuộc loại hội ý vừa thuộc loại hình thanh vì phần gọi là âm phù cũng có thể

hỗ trợ phần hình phù Cũng có thể chữ ban đầu vốn là một cách cấu tạo trongnhững dạng chữ cổ Giáp Cốt Văn và Kim Văn Nhưng về sau qua những đợtqui phạm hoá, những chữ đó lại chuyển sang dạng cấu tạo khác

Qua phân tích lục thư ta thấy Chữ Hán trong mình gồm ba phạm trù chính:Tượng hình, hội ý, hình thanh Tiến trình tiến hoá của Chữ Hán đã đi từ chữtượng hình (hoạ hình, đồ hoạ) sang biểu ý, biểu âm Những văn tự thuộcphạm trù tượng hình hay thuần tuý biểu ý giờ đây chỉ có thể tìm thấy trongcác bộ sưu tập, trong các văn bản xưa còn lưu lại hoặc các giáo trình văn tựhọc Chúng đã được xem là những văn tự cổ, không còn được các quốc gianào ở thời hiện đại dùng nữa Thế nhưng ở Chữ Hán ta vẫn thấy dấu ấn xưa.Như vậy hiểu được cấu tạo Chữ Hán đọc được ngôn ngữ qua những con chữđầy ý nghĩa coi như chúng ta đang tìm lại những vết tích cổ xưa, như một cỗmáy nối liền không gian, thời gian từ xa xưa đến nay

III Giáp Cốt Văn, Kim Văn phản ánh lịch sử xã hội Thương Chu.

Trang 15

Giáp Cốt Văn, Kim Văn là tư liệu hàng đầu để nghiên cứu văn hoá ThươngChu, lịch sử Thương Chu, cũng là văn kiện quí báu để nghiên cứu lịch sử vănhoá Trung Quốc Đến nay, những tài liệu quí này vẫn chưa được nhận biếthết, có nghĩa là văn hoá, lịch sử xã hội Thương Chu cũng chưa được nhận biếtmột cách cặn kẽ Song với kiến thức có được qua việc tìm hiểu cấu tạo củacon chữ cũng đủ hình dung một phần nào lịch sử xã hội Thương Chu Trướctiên, chúng ta hãy tìm hiểu xem Giáp Cốt Văn và Kim Văn ra đời như thế nào

- đây cũng chính là quá trình tìm hiểu văn hoá lịch sử phát triển của xã hộiThương Chu

1) Lịch sử Giáp Cốt Văn và Kim Văn.

+ Giáp Cốt Văn:

Chữ sớm nhất xuất hiện thời Thương còn được gọi là qui giáp cốt, là văn tựkhắc trên mai rùa hoặc xương thú, gồm hai loại Ân Thương Giáp Cốt và TâyChu Giáp Cốt, còn gọi là bốc từ – từ dùng để bói toán

Năm 1899 Vương ý Vinh ở triều đại Thanh phát hiện ra Giáp Cốt Văn ÂnThương, mở ra nghành khảo cổ học Trung Quốc Nơi phát hiện ra là một thônnằm ở Tây Bắc, cách thành An Dương Vương 5 dặm Nơi đây thủa xưa là cố

đô của Ân Thương Do sông Hằng vỡ đê làm trôi ra rất nhiều mu rùa, người tatưởng là xương con rồng đem dùng làm thuốc trị bệnh Nhà buôn Vương ýVinh đã sưu tầm và nghiên cứu, đặt tên là “Chữ Giáp Cốt” Kết cấu chữ từđơn lẻ đến thể tổng hợp, đã có chữ hình thành, đã là chữ viết tương đối thànhthục Trong 4.600 chữ Giáp Cốt tìm được nhận biết được 1.700 chữ.Thời đóngười ta tôn thờ quỉ thần, gặp việc là bói toán Họ đem lời bói khắc trên mặtbằng của mu rùa và xương thú, bôi lên màu đỏ chứng tỏ may mắn, màu đenchứng tỏ nguy hiểm Loại chữ này khắc bằng dao, to khoảng một tấc, nhỏbằng hạt thóc dù đơn giản hay rối rắm đều rất tinh tế Hình dạng chữ còn rấtgần với vật thật, ghi lại lời quẻ bói và lời quẻ phán, ghi chép về địa lý, gia phảbệnh tật, cống nạp

+ Kim văn

Trang 16

Kim Văn tức là dạng chữ được khắc hoặc đúc trên dụng cụ bằng đồng thauvào thời Thương Chu, còn gọi là “Chung đỉnh văn” (chữ trên chuông vàđỉnh) Về mặt kết cấu hình thể ban đầu gần giống với Giáp Côt Văn,về sauchữ này tương đối hoàn chỉnh Nhà Chu đã có văn bản Kim Văn dài 500 chữ.Nội dung của chứ Kim: ghi chép các hoạt động và sự kiện: lễ cúng, ban lệnh,chiếu thư,chinh chiến, săn bắn đều phản ánh cuộc sống xã hội đương thời.Tiêu biểu nhất là chữ Kim trên đỉnh Mao Công đúc từ thời Chu TuyênVương, nó ghi chép những biến động của xã hội đương thời, những khó khănthời cuộc Ngoài ra chữ khắc trên đỉnh Đại Vũ, trên mâm Tẩn thị cũng lànhững tác phẩm chữ Kim có giá trị

2)Xã hội Thương Chu phản ánh qua Giáp Cốt Văn và Kim Văn.

Giáp Cốt Văn và Kim Văn ra đời trong thời kỳ này cho nên nội dung củaGiáp Cốt Văn và Kim Văn đã phản ánh một cách chân thực nhất những đặcđiểm của xã hội Thương Chu với những đặc trưng cơ bản dưới đây:

+ Văn hoá tư tưởng

Bốc quẻ, tô tem (tức là sùng bái tổ vật) và thầy mo là ba bộ phận chủ yếu hợpthành nền văn hoá cổ Trung Hoa Trong đó bốc quẻ có ảnh hưởng sâu sắcnhất đến nền văn hoá Trung Hoa Nguyên nhân là ở chỗ thông qua quẻ bóimới hình thành hệ thống văn tự để lưu truyền cho đời sau Nói cách khác, cóquẻ bói thì phải có lời giải quẻ bói, mà lời giải quẻ bói lại là văn tự Ngôn ngữquẻ bói đã thấm sâu vào tiềm thức người Trung Quốc, không một loại vănhoá nào đạt được trình độ như vậy

Văn hoá bốc từ (lời bói) có trong Giáp Cốt Ân Thương, Giáp Cốt Tây Chu vàkhắc cả trên đồ đồng Bốc từ là ngôn ngữ của quẻ bói, bộ phận quan trọng củaquẻ bói, ghi chép một cách trung thực các dữ kiện trong quẻ bói cổ đại, đồngthời phản ánh lịch sử văn hoá của xã hội cổ đại

Văn hoá bói toán bao gồm hai nội dung: quẻ bói và lời bói Quẻ bói làm bằngmai rùa hoặc xương thú Người ta phát hiện thấy trên những mảnh giáp cốt đóghi những câu hỏi mà người đời Ân Thương (thế kỷ XI TCN) đặt ra để hỏi ý

Trang 17

kiến tổ tiên hoặc thần thánh,sau đó đem cúng tế và hơ lửa Ông thầy xem vếtrạn và cho gia chủ biết lời phán bảo của thần linh về câu hỏi đã ghi.

Thời cổ các bậc đế vương trước khi làm việc lớn đều xem bói trước, sau khibiết lời phán mới quyết định hành sự hay không

Như vậy, lời khắc chữ Giáp cốt của người Ân Thương có ý đồ nối thông tintức giữa người với thần đạt tới sự cảm ứng tâm lý với thế giới thần bí,thể hiệncon người lúc đó rất tin vào thần thánh, vào trời Cũng từ thời này nguồn gốc

tư tưởng nho học ra đời với các nội dung: nhân đức, trung hiếu, trọng những nội dung quan trọng về đời sống văn hoá tinh thần của con ngườiThương Chu được chứng minh qua nghiên cứu chữ Giáp Cốt Văn và KimVăn

lễ-+ Văn học, lịch sử

Văn tự là tế bào của văn học nghệ thuật, phạm trù của văn học nghệ thuật vôcùng rộng lớn, do gần 5.000 kết cấu Chữ Hán tạo thành, quan hệ của Chữ Hánvới văn, thi ca, hò hè, câu đối giống như tế bào của cơ thể sống, không thểtách rời.Chữ Hán có quan hệ mật thiết trong sự nghiệp sáng tác thơ ca, từvựng câu đối bởi nó có nét đặc sắc là chữ tượng hình Mỗi nột Chữ Hán làmột nhân tố cơ bản cấu thành hình tượng thi ca, đặc biệt là quan hệ giữa chữbiểu đạt bằng ý với nghệ thuật tượng hình trong thi ca có quan hệ mật thiết

Sở dĩ thơ ca Trung Quốc tuyệt hay, phong phú có vần điệu là nhờ kết cấu ChữHán hàm xúc và hình tượng, đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sángtác thi ca

VD: Chữ Nhật: Tượng trưng cho lúc mặt trời mọc:

Chữ Nguyệt: Tượng trưng cho trăng lưỡi liềm

Chữ Vũ: Như giọt nước từ trên trời rơi xuống

Bởi chữ tượng hình đối với hình tượng thi ca đã sản sinh ra sự liên tưởng, chonên có lợi cho hình ảnh thi ca

Ngoài ra, dùng Kim Văn, Giáp Cốt Văn để lý giải sách cổ là một việc làmthiết thực, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử cổ

Trang 18

đại Trung Quốc Các bậc hiền tài trước đây đã thu được rất nhiều kết quảtrong nghiên cứu thư tịch cổ Bởi qua nghiên cứu Giáp Cốt Văn và Kim Văncác nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngôn ngữ trên “Giáp cốt văn’’ và “Kinhdịch” thuộc loại ngôn ngữ bói quẻ, còn Kim văn và Thượng thư thuộc loạingôn ngữ ký sự Giáp Cốt Văn và Kinh Dịch là ngôn ngữ bói toán cát – hung,Kim Văn và Thượng Thư không có loại ngôn ngữ này, đây cũng chính là đặcđiểm của văn tự khắc trên đồ đồng.

Muốn nghiên cứu “Dịch”, “Thi”, “Thư” được tốt nhất thiết phải nghiên cứuGiáp Cốt Văn và Kim Văn Trong đó muốn tinh thông “Kinh Dịch” thì trướctiên phải hiểu Giáp Cốt Văn.Còn Thượng Thư và Kim Văn đều thuộc loại ký

sự , văn tự cực cổ, ý nghĩa thâm thuý, vì vậy muốn tinh thông Thượng Thư ắtphải thông thuộc Kim Văn Mặt khác, đặc điểm của Chữ Hán có tính kế thừa

và phát triển, do đó tất có quan hệ qui luật Vậy làm thế nào để tìm ra qui luậtchữ viết đó, để lý giải nó, phải nghiên cứu từ Giáp Cốt Văn và Kim Văn, cókiến thức rồi thì mới tinh thông Dịch, Thi, Thư

Qua nghiên cứu sâu rộng Giáp Cốt Văn và Kim Văn (nhất là Kim Văn) để lýgiải ngôn ngữ trong Thượng Thư vừa qua đã nâng tầm hiểu biết về ThượngThư lên tầm cao mới Bởi nhiều nội dung của Thượng Thư và Giáp Cốt Văntrùng nhau, nhiều sự kiện có thể bổ sung cho nhau Nó còn có tác dụng hiệuchính Thượng Thư: hiệu chính những sai sót của các nhà khoa học khi nghiêncứu Thượng Thư

Thời nay, có Quách Mạt Nhược, Dung Canh, Hồ Hậu Tuyên trên cơ sởnghiên cứu Giáp cốt Văn và Kim văn để lý giải Dịch Thi, Thư, Sử ký, Dậtchu thư, Tả truyện, Chu lễ, Trúc thư niên ký đã thu được nhiều thành tựuđáng khích lệ Nhờ Giáp Cốt Văn, Kim văn việc lý giải các tác phẩm kể trênđược ngày càng rõ hơn, chính xác hơn Dịch, Thi, Thư trở thành tư liệu chínhcủa kinh học Trung Quốc, cốt lõi của nho học, viên ngọc sáng trong kho tàngvăn học, thúc đẩy Trung Quốc vững bước tiến lên

+ Địa lý, dân tộc học

Trang 19

Về mặt địa lý, Giáp Cốt Văn đã đề cập hơn 50 địa danh khác nhau, bao cuộcchiến tranh đi qua bản đồ Trung Quốc đã hình thành Địa danh và các dân tộcthiểu số trong Giáp Cốt Văn trải qua ba ngàn năm, nay vị trí địa lý và tên gọi

đã có nhiều thay đổi song theo tư liệu trong Giáp Cốt Vă ghi được đã chứngminh rõ nét 56 dân tộc sống ở vùng Trung Nguyên, quần tụ xung quanh dântộc Hoa Hạ Đây là chiếc nôi sản sinh ra con cháu Viêm Hoàng ngày nay.Giữa các dân tộc đều có quan hệ huyết thống, hoặc là trực tiếp hoặc là giántiếp, họ đều mang trong mình dòng máu Trung Hoa

Về mặt dân tộc học: Giáp Cốt Văn ghi chép về nhiều cuộc chiến tranh vớingười Nhung ở phía Tây Bắc Dù là người Nhung, Di hay triều Thương Chugiữa các nước đều có quan hệ đi lại cống lạp

Trung Quốc là một đất nước có nhiều dân tộc, đến nay các dân tộc vẫn giữquan hệ khăng khít cùng xây dựng mối đại đoàn kết gia đình các dân tộcTrung Hoa

+ Nguồn gốc bát quái

Việc tìm dấu ấn nguồn gốc của bát quái là cả một quá trình diễn biến các kýhiệu số hoá Muốn tìm nguồn gốc của bát quái cần bám sát nguồn gốc sảnsinh ra văn tự Trung Quốc Bát quái và cổ văn được ví như cùng bắt đầu từcội nguồn của một dòng sông nhưng lại có hai dòng chảy, cả hai có một điểmgiống nhau đều là loại văn hoá khắc hoạ Bát quái có ký hiệu chữ số trên GiápCốt Văn và ký hiệu bát quái trên Kim Văn đã chứng minh rõ nét chân lý này.Phục Hy hoạ bát quái, Văn Vương diễn bát quái, về mặt cơ bản là phù hợpvới thời đại sinh sản ra bát quái cũng tức là thời đại khắc hoạ Vậy nguồn gốcbát quái ở thời đại Phục Hy

+ Kinh tế xã hội:

Giáp Cốt Văn Ân Thương ghi lại sự kiện phân phong ruộng đất phong kiếntrong thời đại Ân Thương, mở ra chế độ tư hữu ruộng đất(tìm thấy văn tựbuôn bán ruộng đất), đặt nền móng cho sự hình thành xã hội phong kiến TâyChu

Ngày đăng: 23/12/2014, 22:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w