Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm, nghề đan lát, làm nón.... Với
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT SỐ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG
VEN SÔNG GIANH
GVHD: Th.S Lại Thị Hương SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Trinh
Lớp: ĐHSP Lịch sử K52
Quảng Bình, tháng 6/2014
Trang 21
MỞ ĐẦU
Lịch sử biết đến dòng sông Gianh (Quảng Bình) như là một đường biên giới
ở đồng bằng và là ranh giới chia cách đất nước trong thời kỳ chiến tranh Trịnh – Nguyễn Mảnh đất ven sông Gianh còn có tầng văn hóa lâu đời, mà một trong những biểu hiện của nó là các làng nghề truyền thống: làng nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm, nghề đan lát, làm nón
Sông Gianh là một trong năm con sông lớn nhất ở Quảng Bình, dài hơn 150km, chảy vắt ngang từ Tây sang Đông, được hội tụ từ bốn nguồn chính: nguồn Nậy, nguồn Trổ, nguồn Nan và nguồn Son Thế kỷ XV, đề cập đến đặc điểm thiên nhiên của vùng Thuận Hóa (tức Bình Trị Thiên ngày nay), Nguyễn Trãi nói đến Nam Hải và sông Linh Giang (tên gọi sông Gianh lúc đó) như một vùng đất chiến lược, có núi cao biển rộng, địa thế hiểm trở Sông Gianh đã từng
là biên giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành cho đến khi được sáp nhập vào Đại Việt từ thế kỷ XI Sau đó nối tiếp nhau các vương triều phong kiến Đại Việt thi hành chính sách di dân, đưa người Việt vào khai hoang lập ấp, sinh sống ở đó Đến thời Trịnh - Nguyễn phân tranh cũng chọn ngay sông Gianh làm ranh giới về mặt hành chính, mặc dù trong thực tế chiến sự hầu như không diễn ra ở đó mà lùi mãi về phía kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, là đầu mối của những mũi giao thông thủy bộ lợi hại: một ngã qua sông Son lên phà Xuân Sơn tiếp xúc với đường Trường Sơn, một ngã ra biển Đông theo con đường Hồ Chí Minh trên biển, một ngã đường bộ vào Nam theo Quốc lộ 1A Cảng sông Gianh trở thành
“tọa độ lửa” - trọng điểm địch tập trung bắn phá, còn với ta là nơi tập kết lực lượng, hàng hóa trước khi ra chiến trường, cần được bảo vệ bằng mọi giá
Với lịch sử lâu đời, những làng xã ở lưu vực sông Gianh có nền văn hóa đặc sắc, nhất là sự ra đời và phát triển của những làng nghề cổ truyền với những sản phẩm đã trở nên quen thuộc với người dân trong và ngoài tỉnh Những làng nghề
đó có từ rất lâu, mà đến hôm nay con cháu cũng không rõ xuất xứ Có những làng được hình thành do nhu cầu sinh hoạt của người dân trong quá trình khai khẩn đất đai, như nghề đan lát, làm nón, trồng bông dệt vải Lại có những làng nghề ra đời do điều kiện lịch sử như nghề mộc, nghề rèn, nghề chạm Ví như
Trang 32
nghề rèn, đúc ở làng Hòa Ninh, xã Quảng Hòa được hình thành từ thời chiến tranh Trịnh - Nguyễn để cung cấp vũ khí, đáp ứng yêu cầu chiến sự lúc đó Sản phẩm truyền thống của các làng nghề đã đi vào thơ ca, hò vè dân gian:
Đồ đan Thọ Đơn Hàng may Pháp Kệ Hành chiếu Thanh Sơn Ngọa Cương làng gốm Giấy bổn Diên Trường Nón Kinh chợ Ngọa Mắm cá Cảnh Dương
Hà Khương thao lụa Thanh Lạng tre nứa Dao búa Hòa Ninh Bánh tráng Lộc Điền
Lệ Sơn ngô lạc Hàng quạt Trung Thuần Thuận Bài vải sợi
Lối sống tốt đẹp đó cho đến nay vẫn còn được những người nông dân mộc mạc trân trọng gìn giữ Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là sự phát triển các làng nghề vùng ven bờ sông Gianh có nhiều bước thăng trầm, có những làng nghề đã tồn tại và phát triển khá mạnh, đồng thời còn có mở rộng lan tỏa sang các khu vực lân cận, tạo nên một cụm các làng nghề Ngược lại có những làng nghề phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn Thậm chí, có những làng nghề đã và đang bị mai một, dần suy vong và có khả năng bị mất đi Các nghề truyền thống ở đây hiện nay đang dần bị thất truyền, do sự cạnh tranh của những
đồ gia dụng hiện đại
Không thể giới thiệu được hết các làng nghề truyền thống ở ven sông Gianh, trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ xin điểm qua vài làng nghề nổi bật nhất như làng Thọ Đơn với nghề đan lát, Thuận Bài, Thổ Ngọa với nghề làm nón, nghề bánh đa ở Lộc Điền, nghề đóng thuyền ở Thanh Trạch
Trang 43
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
NGHỀ ĐÓNG THUYỀN TRUYỀN THỐNG THANH TRẠCH
1 Đôi nét về làng Thanh Trạch
Xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch nằm sát bờ phía nam hạ lưu sông Gianh Biển rộng, nông sâu, các cửa lạch bao bọc toàn bộ phía bắc, tây bắc và phía đông vây lấy bộ phận cư dân toàn xã Các làng đều tụ họp ven bờ sông Gianh, cửa biển
và ven các khe từ dãy núi phía nam và tây nam đổ vào sông Gianh chảy ra biển Đông Tập quán sinh sống ở đây có điểm giống các nơi khác trong tỉnh là tất cả hướng nhà đều tìm cách quay về hướng nam, đông nam và tây nam Chỉ có một ít quay ra phía bắc để bám lấy quốc lộ 1A làm ăn, buôn bán Ruộng vườn nằm ở phía các làng chạy mãi đến chân núi Lệ Đệ Con đường Thiên Lý Bắc Nam chạy suốt từ đầu xã đến cuối xã
Cả xã chia thành 7 thôn, làng Các thôn, làng này lại chia thành 22 xóm, mỗi xóm có nghề, tập quán sinh hoạt và tín ngưỡng khác nhau Các thôn Thanh Hải, Thanh Gianh, Thanh Xuân chuyên nghề ngư và hầu hết đồng bào theo Công giáo Các thôn Quyết Thắng, Tiền Phong làm nông, ngư kết hợp; Thanh Khê, Thanh Vinh dân cư làm nghề đóng thuyền, thủ công, cơ khí, dịch vụ buôn bán, theo Đạo Thiên Chúa, Đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào Như vậy, thiên nhiên đã ban cho người ở vùng đất này đủ 5 thế mạnh cơ bản đó là: rừng núi và
gò đồi, làm nông nghiệp khai thác tốt với nhiều khả năng thủy lợi; công thương nghiệp và dịch vụ, giao thông vận tải thủy bộ; ngư nghiệp với nhiều thuận lợi về bến bãi, cửa biển, hải cảng và ngành nghề đóng, sữa chữa tàu thuyền mang tính truyền thống Điểm đặc biệt mới có nhiều địa điểm lý tưởng để xây dựng nhà nghỉ dưỡng, khách sạn, du lịch Du khách có thể thấy Thanh Trạch làm trung tâm nghỉ ngơi, tắm biển Đá Nhảy rồi theo đường Ba Trại du ngoạn rừng thông, ngược lên thăm động Phong Nha hoặc từ đây theo du thuyền đi chơi đảo Chim, đến Hòn
La và ở lại Thanh Khê trong ngày Xuất phát từ địa hình, địa mạo nên Thanh Trạch có vị trí chiến lược lớn về quân sự cũng như về kinh tế, chính trị
Trang 54
Ngược dòng lịch sử, xem xét các sự kiện chính biến của đất nước thì thấy rằng các giới quân sự ở phe ta cũng như kẻ địch đều chú ý đến căn cứ Thanh Trạch Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân Pháp xem Bồ Khê (Thanh Trạch) làm bàn đạp để tiếp nhận quân lương phía biển vào phía nam và từ đó triển khai khống chế vùng Quảng Trạch, Tuyên Hóa Chiến tranh phá hoại của
Mỹ ra miền Bắc: không quân, tàu chiến Mỹ ở ngoài khơi ngày đêm bắn phá, hủy diệt vùng Thanh Trạch, Quảng Phúc nhằm ngăn chặn sự chống trả của hải quân
ta và thả mìn phong tỏa cửa biển sông Gianh, vô hiệu hóa con đường vận tải huyết mạch này Trong hòa bình xây dựng, đây là cửa khẩu quan trọng đối với tỉnh Quảng Bình trong việc mở rộng quan hệ quốc tế với tỉnh bạn và với tàu thuyền nước ngoài
Mười năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Thanh Trạch dần đã trở thành trung tâm kinh tế phát triển của cả tỉnh Trong số 3 cảng biển lớn nhất của tỉnh ta: Cảng Gianh, Hòn La, Nhật Lệ thì tốc độ phát triển của cảng Gianh vừa lớn về quy mô vốn đầu tư và cũng là lớn nhất tỉnh về khả năng tiếp nhận, xuất, nhập hàng hóa Từ quy mô hoạt động cảng Gianh trở thành cảng biển quốc gia nằm trên địa bàn xã và cả khu vực nên tỉnh ta đã cho xây dựng ở đây cảng cá, nhà máy đông lạnh, biến Thanh Trạch thành khu kinh tế - thương mại lớn ở khu vực phía bắc tỉnh Quảng Bình
Ngày nay bộ mặt làng xã ở đây nhanh chóng đô thị hóa Nếu so sánh với các xã trong huyện Bố Trạch thì Thanh Trạch là xã có số lượng nhà cao tầng nhiều nhất vào loại nhất nhì huyện Các dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, y tế, bưu điện, cung ứng xăng dầu… phát triển nhanh Trong tương lai thì Thanh Trạch sẽ nhanh chóng trở thành cụm kinh tế - xã hội phát triển lớn sau thành phố Đồng Hới và sẽ là đòn bẫy kinh tế mạnh cho cả vùng bắc nam sông Gianh
2 Sự ra đời và phát triển nghề truyền thống đóng tàu thuyền
Trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm, sống trên đất nước có biển rộng, nhiều sông ngòi, nhân dân ta đã có truyền thống từ lâu đời trong việc chế tạo và sử dụng tàu thuyền Hình ảnh con thuyền đã phổ biến trên trống đồng Việt cổ
Trang 65
Thuyền ở nước ta có nhiều loại: thuyền vận tải, thuyền chiến, thuyền đi biển, thuyền đánh cá… phù hợp với từng mục đích sử dụng, theo từng thời kỳ lịch sử Thuyền được đúc tù thân cây (độc mộc), đóng bằng gỗ, đan bằng tre, làm bằng kim loại… tùy thuộc vào điều kiện vật liệu của mỗi địa phương Tuy nhiên
là một làng nằm ở hạ lưu bờ nam sông Gianh, có cửa biển rộng lớn nhưng nghề đóng thuyền ở đây lại không phải của cư dân địa phương mà là được du nhập từ Nghệ An vào Tương truyền rằng, khi thành lập xã này gồm có hai nguồn dân cư: một bộ phận từ La Hà (Quảng Văn), Cao Lao (Hạ Trạch) xuống khai khẩn đất đai dựng nhà, làm ruộng, trồng trỉa để kiếm sống Đất đai tốt, mùa màng thu hoạch khá nên về sau họ lôi kéo thêm bạn bè cùng lập làng, sinh cơ lập nghiệp Một bộ phận khác là từ những người làm nghề đánh bắt cá “vùng trên” tràn xuống Họ vốn gốc người Xuân Hồi (Xuân Thủy) ra cư ngụ ở vùng cồn két, làm nghề chài lưới, về sau di chuyển dần xuống phía cửa biển làm ăn rồi định cư luôn
ở đó Cả hai nhóm người này sinh sống thân thiện với nhau mà lập nên làng Bồ Khê (Thanh Trạch bây giờ)
Theo “Địa chí xã Thanh Trạch” thì người khỏi xướng nghề này không phải
dân bản địa mà là dân tỉnh ngoài vào Địa chí viết: “Các cụ tiên hiền khai khẩn
Bồ Khê phường gốc ở Nghệ An, chuyên nghề đóng tàu thuyền, quê ở xã Nghi Thiết, huyện Nghi Lộc vào làm nghề lâu ngày ở lại thành người sáng lập ra làng xóm ở đây”
Người dân ở đây còn truyền kể câu chuyện: “Cụ Nguyễn Ký, gốc Đàng
Ngoài vào làm nghề rồi gây dựng Gia đình ở đây Cụ Ký có đóng cho làng Bồ Khê một chiếc thuyền đánh cá mà không cần xâm kẻ hở bằng cật tre, vỏ tràm hay dầu rái… mà thuyền vẫn không bị nước lọt vào Cụ được làng thưởng đến 3 chum rượu” Người ở đây cũng cho rằng nghề đánh ghe, thuyền mãi cho đến bây
giờ con cháu cũng vận dụng mẹo mực đó mà phát triển lên đóng tàu thuyền hiện đại và cải tiến mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của ngư dân Tuy nhiên các vị bô
lão khẳng định rằng “Về trọng tải thì chưa có ai đóng nổi ghe, thuyền có trọng
tải đến 120 tấn như cụ Ký sống ở thời đại trước cách mạng tháng Tám”
Trang 76
Ngày xưa, với kỹ thuật thô sơ mà đóng được ghe lớn như vậy quả là có bí quyết lớn về kỹ thuật Nghề đóng ghe, thuyền ở đây phát triển làm cho nghề vận tải biển, tàu thuyền chạy bằng buồm gió ở tỉnh Quảng Bình ngược xuôi ra Bắc vào Nam ngày càng nhiều Kinh nghiệm đóng tàu thuyền qua các đời được các vị tiền bối truyền lại cho con cháu Về quy mô lớn nhỏ thì có thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mà người sắm tàu thuyền yêu cầu Nhưng về kiểu dáng và vật liệu đóng thì rất ít đổi Vật liệu đóng tàu thuyền xứ này lui tới cũng chỉ có vài ba loại
gỗ như lim, huện… vì các loại gỗ này vừa chịu nước vừa có tính chịu nắng Trên một con thuyền ít khi người ta dùng một loại gỗ mà kết hợp nhiều loại với nhau
Ví dụ như khung là phần chịu lực chính thì có thể đóng bằng gỗ lim, táu, trường… phổ biến là lim Còn ván thuyền là gỗ huện Sở dĩ người ta ít dùng các loại gỗ như lim, táu trường làm ván vì loại gỗ này vừa nặng, lại hay nứt nẻ khi gặp nắng Ván thuyền chọn gỗ huện nhưng ngay loại gỗ này cũng phải chọn loại
gỗ huện có thớ mịn, không chọn “huện bộp”
Người xưa xem việc đóng thuyền quan trọng như việc làm nhà Trước tiên người ta phải chọn ngày lành tháng tốt hợp với chủ thuyền Tiếp theo là đồ cúng
và lễ vật tượng trưng Có chủ thuyền thì mời thầy bói về, nhưng có chủ thuyền thì “lễ bạc long thành” “khẩn vái thiên thần, thủy thần xin cho phát mộc mà làm nên cái thuyền để mưu sinh” Theo truyền tụng ngày xưa “gỗ trước khi đem vào đóng thuyền người thợ cũng phải làm phép trừ tà mộc” Toàn bộ lễ vật được đặt trên mâm hoặc các bàn cao và trên bàn lễ không thể thiếu tấm vải đỏ Khi cúng xong được một phần, lễ cúng được hỏa hóa hoặc thả xuống sông biển một phần như gạo, muối và lên đất
Nghề đóng thuyền của Thanh Trạch lúc sơ khai cũng chỉ là sản phẩm của dòng sông lại phát triển theo chiều rộng của biển Sự xuất hiện nghề đóng thuyền
ở đây đã thúc đẩy không những nghề đánh cá biển tiến lên mà còn góp phần đẩy mạnh nghề vận chuyển biển ngày càng thịnh vượng
So với cửa lạch Nhật Lệ cũng là nơi có truyền thống và biển vận chuyển biển, nhưng do không có nghề đóng thuyền tại chỗ, nên đã hạn chế không ít sức phát triển cần có Xưa kia, mỗi lần người Động Hải muốn có ghe thuyền phải đi
Trang 87
đặt hàng ở cửa Gianh, ở Lý Hòa hoặc phải rước thợ các nơi về đóng và các chiếc ghe “ăn” gạo ở Nam Kỳ lục tỉnh của sông Gianh khi nào cũng có trọng tải lớn hơn ghe của Nhật Lệ nhiều lần Những nhà kinh doanh về vận tải biển ở Động Hải chưa bao giờ là chủ nhân của những chiếc ghe trọng tải từ 100 đến 120 tấn chạy bằng buồm, trong khi đó ở Lý Hòa, sông Gianh, Cảnh Dương việc đó là bình thường, không phải do lạch cửa sông nông hay sâu bởi vì cửa lạch Động Hải xưa cũng như nay thuận lợi hơn nhiều, cũng không phải so vốn đầu tư nơi này kém hơn hoặc rừng địa phương không có gỗ ván đủ tiêu chuẩn… Cái chính là không có cơ sở đóng thuyền tại chỗ
Sau 1954, miền Bắc thực hiện công cuộc cải tại các thành phần kinh tế, tiến hành hợp tác hóa trong sản xuất thì HTX đóng tàu thuyền Thanh Trạch ra đời Tuy nhiên, thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, giao quyền chủ động sản xuất kinh doanh cho người lao động, các HTX ở Thanh Trạch trong đó có HTX đóng tàu thuyền do làm ăn kém hiệu quả dần dần tự giải thể hoặc chuyển đổi Một số HTX chuyển đổi thành công mở ra cơ chế làm ăn Trước yêu cầu đổi mới công nghệ đóng và cung ứng trang thiết bị tàu thuyền theo nhu cầu của thị trường, HTX đóng tàu truyền thống ở đây thiếu vốn, thiếu kỹ thuật tiên tiến, không có sự quản lý, điều hành thích ứng vì vậy cũng dần tan rã Một số xã viên HTX chung vốn với nhau sắm thuyền mới chuyển nghề, số còn lại chuyển sang dịch vụ, buôn bán… chỉ còn vài ba hộ bỏ vốn lên đà tu sửa tàu thuyền và làm dịch vụ cơ khí tàu thuyền Đến thời điểm này nghề đóng tàu truyền thống ở Thanh Trạch đần bị lãng quên, số lượng tàu thuyền trong xã ngày càng tăng nhưng do các địa phương khác như Hải Trạch, Đức Trạch, Bảo Ninh, xí nghiệp tàu thuyền Đồng Hới cung ứng
Hiện nay Thanh Trạch có nền kinh tế xã hội khá phát triển Nơi đây là điểm hội tụ của hàng trăm tàu thuyền đánh cá trong và ngoài tỉnh về bán hàng và ăn hàng Lại có cảng quốc gia, cảng cá, nhà máy chế biến thủy, hải sản Đây là điểm thuận lợi hiếm có để Thanh Trạch khôi phục lại làng nghề truyền thống mới và sửa chữa tàu thuyền Tuy nhiên muốn khôi phục và phát triển cần có cơ chế và giải pháp thích hợp mà quan trọng hơn hết là lựa chọn cơ cấu tổ chức ngành nghề
và chủ dự án đầu tư
Trang 98
CHƯƠNG 2:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ ĐAN LÁT THỌ ĐƠN
1 Đôi nét về làng Thọ Đơn
Làng Thọ Đơn, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xưa
nay được biết đến bởi những sản phẩm đan lát làm từ vật liệu mây tre nứa
Xã Quảng Thọ nằm về phía Đông của ngõ thị trấn Ba Đồn, có vị trí địa lý khá thuận lợi với phía Đông là bãi biển tuyệt đẹp trải dài, phía Tây là con đường thiên lý Bắc Nam, phía Bắc giáp thôn Xuân Kiều (xã Quảng Xuân) và phía Nam giáp xã Quảng Phúc Về sự ra đời của xã Quảng Thọ ngày nay thì chưa có một tài liệu nào khẳng định tính xác, song căn cứ vào mục bản đồ trong “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An và lời kể của một số bậc cao niên trong làng thì có thể phỏng đoán rằng, xã Quảng Thọ được hình thành vào thời hậu duệ Lê, nghĩa là vào khoảng thế kỷ XV Khi Dương Văn An viết “Ô Châu Cận Lục” vào năm
1553 thì Quảng Thọ ngày nay là một đơn vị hành chính bao gồm hai xã: Đại Đan
và Tiểu Đan thuộc châu Bố Chính Khác với nhiều làng quê khác ở Quảng Trạch vốn có truyền thống học hành đỗ đạt, Đại Đan và Tiểu Đan dường như vắng bóng trong danh sách các nhà khoa bảng Quảng Bình xưa Theo sử liệu ghi chép lại thì có hai vị đậu cử nhân vào các năm 1843 niên hiệu vua Thiệu Trị thứ 3 và
1848 niên hiệu vua Tự Đức thứ nhất là người Đại Đan Tuy nhiên cũng theo lời
kể của một số bậc cao niên trong làng thì thuở mới thành lập do làng có người làm quan to nên đã chiếm được hơn 400 mẫu ruộng cho làng Song cũng có một truyền thuyết dân gian kể rằng, việc tranh chấp đất giữa xã Quảng Thọ và làng Xuân Kiều (xã Quảng Xuân) xẩy ra liên miên từ đời này sang đời khác Cho đến một ngày, có người nảy ra sáng kiến rằng, xã Quảng Thọ sẽ cử ra một người đàn ông khỏe nhất đứng ra tại ranh giới giữa xã Quảng Thọ và Quảng Phúc, khi một hồi trống vang lên, người đó sẽ vừa chạy vừa ù (như trò chơi dân gian của trẻ em) về phía làng Xuân Kiều Khi nào người đó hết hơi dừng lại thì đó sẽ là ranh giới giữa hai xã Người đàn ông của xã Quảng Thọ đã chạy được một quảng đường khá dài và khi dừng lại thì ông đã bị tắt hơi mà chết Mộ của ông được chọn ngay tại đó và ranh giới giữa hai làng đã được xác lập, từ đó không còn xảy ra tranh chấp
Trang 109
Thọ Đơn là một trong năm thôn của xã, được chia thành bốn xóm mang tên: Giáp, Ất, Bính, Thìn Thọ Đơn có bốn dòng họ phổ biến nhất là Đoàn, Nguyễn, Trần, Lê, trong đó họ Đoàn là họ lớn nhất và được xem như là ông Tổ của làng nghề Cũng theo các cụ cao niên trong làng kể lại thì họ Đoàn có thể được bắt nguồn từ Đoàn Nhữ Hài, một viên tướng tài của Lê Lợi trong đội quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa Sách “Phủ biên tạp lục” của Lê Qúy Đôn chép: “Sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Thái Tổ đã nhìn thấy vị trí Tân Bình – Thuận Hóa là một trọng tấn nên đã chọn trong các danh tướng đã từng có công đánh dẹp giặc Minh vào giữ chức trấn thủ…” Vậy nên cũng có thể phỏng đoán rằng, Thọ Đơn được ra đời vào thời vua Lê Thái Tổ Song một giả thiết khác cho rằng vào đời vua Lê Thánh Tông, sau khi đánh thắng quân Chiêm Thành, cũng như các bậc cha ông của mình là Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, ông thấy được tầm quan trọng của vùng đất Bố Chính nên đã xuống kêu gọi nhân dân phiêu tán ở các tỉnh miền Bắc di cư lập ấp ở châu Bố Chính: “Bố Chính đất rộng dân thưa, lại liền với châu Hoan, vậy quân và dân nên đến đó khẩn hoang (làm ăn), sẽ có lợi lớn…” Có thể thấy rằng, đây là đợt di dân lần thứ ba có tính chất về mặt nhà nước: Lần thứ nhất là thời Lý Nhân Tông năm 1075 di dân xuống Lâm Bình; lần thứ hai là thời Hồ Quý Ly năm 1403 di dân xuống Thăng Hoa Tư Nghĩa và lần này di dân xuống châu Bố Chính Vậy nên cũng có thể đồng ý với giả thiết rằng Thọ Đơn được hình thành trong đợt di dân thứ ba vào đời vua Lê Thánh Tông
2 Sự ra đời và phát triển của nghề đan lát
2.1 Xuất xứ nghề đan lát
Nghề đan lát xuất hiện từ lâu, có lẽ ngày xưa người đầu tiên vào khai khẩn vùng đất này đã mang theo nghề Cụ Đoàn Bổng năm nay 80 tuổi, một trong những người dân làng xem như pho sử sống cũng chỉ biết rằng, ông Tổ của làng
là người Thanh – Nghệ di cư Các bản gia phả của các dòng họ cũng không còn
do thất lạc trong thời kỳ chiến tranh, ở Thọ Đơn hiện nay có miếu Thành hoàng, song được xây dựng từ bao đời và vị Thành hoàng đó là ai thì chưa có một tài liệu nào khẳng định chính xác Người Thọ Đơn từ đời này sang đời khác nối tiếp nhau học nghề theo kiểu “cha truyền con nối” và ngày càng phát triển Ngày nay,
Trang 1110
ngoài việc truyền nghề cho con cháu, từ năm 1975 làng đã quy định ngày cúng
Tổ là mồng 2 tháng 12 âm lịch hàng năm Vào ngày này, tất cả các dòng họ trong làng gồm: Đoàn, Nguyễn, Trần, Lê, Phạm, Võ… sắm sửa lễ vật riêng của từng dòng họ sau đó mang đến miếu Thành hoàng cúng tộc Đây là một trong những ngày lễ hội lớn ở Thọ Đơn để tưởng nhớ người đã khai sinh và sáng lập ra nghề đan lát, một nghề đã giúp cho người dân Thọ Đơn góp phần ổn định, phát triển
và trở nên nổi tiếng trong hàng mấy thế kỷ qua
2.2 Sự phát triển của nghề đan lát Thọ Đơn qua các giai đoạn lịch sử
2.2.1 Giai đoạn sơ khai đến năm 1945
Vào thời kỳ này Thọ Đơn cũng như nhiều làng khác ở Việt Nam phải trải qua nhiều thăng trầm và biến động lịch sử Dưới các triều đại phong kiến, nghề lát có lúc phát triển rực rỡ, lại có lúc dường như bị mai một do tác động của yếu
tố lịch sử lúc bấy giờ Tuy nhiên, nhìn chung nghề đan lát vẫn duy trì và phát triển Vào thời bấy giờ khi các vật dụng đều được sản xuất bằng phương thức thô
sơ thì các sản phẩm của Thọ Đơn có mặt hầu hết ở các nơi trong vùng Những rỗ
rá, nong nia, dần sang, thúng bơi… trên đôi vai tần tảo của những người dân Thọ Đơn tỏa đi khắp miền Có thể nói rằng thoạt đầu nghề đan lát chưa chiếm được
ưu thế lớn trong cơ cấu ngành nghề còn đa dạng của Thọ Đơn, song qua một thời gian duy trì và phát triển thì nghề đan lát đã có một vị trí khá ổn định và có thể nói là hưng thịnh Vào năm 1553, khi “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An ra đời thì Đại Đan và Tiểu Đan đã có tên trong mục đồ bản thuộc châu Bố Chính Đại Đan,Tiểu Đan và Thọ Đơn sau này được nhiều người phỏng đoán rằng nó xuất sứ từ chính nghề đan nên mới có tên như thế Đan và Đơn được xem như đồng nghĩa, hàng mấy thế kỷ trôi qua có thể người ta đọc chệch Đan thành
Đơn…
2.2.2 Giai đoạn từ 1945 đến 1975
Đây là một giai đoạn có nhiều biến cố của lịch sử dân tộc Sau bao nhiêu năm bị kìm kẹp dưới ách thống trị của thực trị của thực dân phong kiến, người Việt Nam nói chung và Thọ Đơn nói riêng thực sự được làm chủ chính mình Bên cạnh sự phát triển chung của nhiều ngành nghề, nghề đan lát cũng bước vào
Trang 1211
một giai đoạn mới Dẫu vẫn làm nghề theo kiểu “tự sản tự tiêu” và thị trường tiêu thụ là các tỉnh lân cận với phương thức gánh hàng trên vai rong ruổi qua các đường thôn ngõ xóm để rao bán, song người dân Thọ Đơn đã được mở rộng hơn
về tầm nhìn, từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh Cũng cần phải nói thêm rằng, đây là giai đoạn đất nước ta trải qua 2 cuộc chiến tranh ác liệt để giữ vững chủ quyền dân tộc độc lập Thọ Đơn cũng như nhiều làng quê khác đã đóng góp một phần không nhỏ cho 2 cuộc chiến Những sản phẩm thường ngày như rổ rá, nong nia, dần sàng, thuyền nan… đã góp phần làm nên hạt gạo củ khoai ủng hộ kháng chiến Có những thời gian Thọ Đơn bị địch tạm chiếm, cuộc sống của người dân nơi đây lại phải chịu nhiều ách áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thực dân, nghề đan tưởng chừng như bị chững lại song truyền thống từ bao đời đã giúp người dân giữ vững và phát huy nghề nghiệp của cha ông cho đến tận bây giờ…
2.2.3 Giai đoạn từ 1975 đến 1990
Có thể nói rằng, trong lịch sử phát triển của làng nghề thì đây là khoảng thời gian nghề đan lát Thọ Đơn được phát triển rực rỡ Đất nước hoàn toàn thống nhất, người dân Thọ Đơn bắt tay vào công cuộc xây dựng và tái tạo quê hương Các sản phẩm của Thọ Đơn có mặt hầu hết ở các tỉnh lân cận, người tham gia nghề này đông hơn bao giờ hết Những nghề khác như đi biển, buôn bán nhỏ và nông nghiệp dần dần trở nên thu nhỏ khi lợi ích kinh tế của nghề đan ngày một nâng cao Yếu tố thuận lợi của nghề này là mọi người đền có thể tham gia, từ cụ già đến em nhỏ và tận dụng được khoảng thời gian nông nhàn hay những ngày biển động Hầu như 100% các hộ dân ở Thọ Đơn đều có người làm nghề đan, có gia đình tất cả mọi thành viên đều tham gia Có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của nghề đan đã mang lại bởi sự khởi sắc của bộ mặt làng quê Thọ Đơn trong bước phát triển chung của xã nhà Thu nhập của làng quê chiếm khoảng 70 đến 80% tổng thu nhập của toàn thôn Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng Với sự thuận tiện của giao thông, bây giờ người dân Thọ Đơn không còn gồng gánh trên vai đi bộ qua các nẻo đường mà đã có ô tô, xe máy đến tận nhà bốc dở sản phẩm đem đến nơi tiêu thụ một cách kịp thời, tạo nên hiệu quả cao Vòng
Trang 1312
quay đồng hồ vốn trở nên ngắn lại càng giúp cho người dân Thọ Đơn có điều kiện phát triển nghề nghiệp của mình…
2.2.4 Giai đoạn từ năm 1990 đến nay
Chuyển sang cơ chế thị trường, người dân Thọ Đơn bắt đầu ý thức hơn về nghề nghiệp của mình Tổng số hộ gia đình theo con số thống kê đến ngày 1 tháng 4 năm 2000, Thọ Đơn hiện có 516 hộ, trong đó có 451 hộ sản xuất nông nghiệp và nghề đan Do điều kiện sản xuất nông nghiệp bị thiếu nước nên hầu như nghề đan đã trở thành một nghề chính ở Thọ Đơn Theo số liệu thống kê năm 2000 thì thu nhập từ nghề đan lát gấp hai lần so với thu nhập từ nông nghiệp Cụ thể vào năm 1995, bình quân thu nhập của mỗi gia đình làm nghề đan
ở đây khoảng chừng 2.500.000 đồng, tổng thu nhập toàn thôn ước tính 1.002.500.000 đồng Năm 1998, con số này đã tăng lên đến 3.000.000 đồng/hộ
và 1.353.000.000 là con số thu nhập ước tính của toàn thôn So với tổng thu nhập của toàn thôn thì nghề đan lát đã chiếm trên 75% Có thể nói đây là con số không nhỏ so với mặt bằng kinh tế chung của nhiều làng quê nông thôn hiện nay Các sản phẩm của Thọ Đơn vẫn có sức hút đối với người tiêu dùng, nhất là những năm được mùa về nông nghiệp và ngư nghiệp, sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng Người dân Thọ Đơn đã ý thức được lợi ích kinh tế của nghề mang lại và
có sự hạch toán cần thiết để ngày một nâng cao hiệu quả sản xuất
2.3 Kỹ thuật đan và một số kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn
2.3.1 Kỹ thuật đan
Để đan những sản phẩm khác nhau người thợ đan đều có các công thức riêng biệt ngay từ những công đoạn đầu tiên Các công thức này không được ghi chép trong sách vở và được thể hiện trực tiếp trên sản phẩm qua sự chỉ dạy của người đi trước
Một công thức chung nhất cho tất cả các sản phẩm là tre phả già, đưa về cưa theo từng độ dài khác nhau tùy theo sản phẩm sau đó chẻ mỏng, vót trơn, phơi khô rồi mới đem đan Nếu tre phơi chưa khô, vót dối thì sản phẩm sẻ không đạt tiêu chuẩn về cả kỹ thuật và cả mỹ thuật Trong số những nghề đan Thọ Đơn thì đan thúng bơi có lẽ tốn nhiều công sức hơn cả Như đã nói ở trên, độ dài của tre
Trang 1413
phụ thuộc vào các sản phẩm khác nhau Người Thọ Đơn dùng đơn vị “thước” để
đo Với thúng bơi thì độ dài của tre tối thiểu phải đạt từ 5 đến 6 thước Tre đan thúng phải là tre cật Sau khi đã chẻ tre, vót trơn và phơi khô, người thợ đan thực hiện những thao tác kỹ thuật đầu tiên đã được định sẵn là “đan bắt hai, chừa ba, bắt bốn” như kiểu đan nong nia Sau khi hoàn thành một tấm tre vừa đủ độ lớn để làm thúng bới, người thợ còn phải “dát” quanh bốn góc tấm tre này sao cho khi lận vành các góc của thúng bới đều được đan khít, không có lỗ hổng Kết thúc công đoạn trên, người ta tiến hành việc đào lỗ để lận hành Vì thúng bới là một vật dụng khá lớn nên công việc này đòi hỏi ít nhất hai người tham gia Ngoài việc đào lỗ, người thợ còn chuẩn bị sẵn cạnh thúng bơi và mây để nức Vành tre được
để sẵn cạnh miệng lỗ vừa đào, sau đó đem trải tấm tre vừa đan xong lên mặt lỗ, uốn tấm tre theo hình lỗ vừa đào đồng thời với việc gò các góc tre này vào vành tre vừa chuẩn bị sao cho chiếc thúng bơi vừa có hình tròn, cân đối Việc cuối cùng là nẹp vành trong, chặt các đoạn tre thừa, sau đó dùng mây để nức vành Mây nức phải là mây sáng ngả màu vàng, mắt thưa, lặn thì mới có độ bền cao…
Có thể nói, với sản phẩm này người dân Thọ Đơn đã có một thị trường khá lớn bởi uy tín và chất lượng của nó
Ngoài thúng bơi thì những sản phẩm phổ biến của Thọ Đơn là rổ rá, nong
ni, dần sàng… người thợ đan có một công thức chung cho đan nong nia, thúng là
“đan bắt hai, chừa ba, bắt bốn” như kiểu thúng bơi Với nong nia thì độ dài của tre là 3 đến 3,2 thước, đan thúng từ 1,6 đến 2 thước Đan dần sàng và rổ có chung công thức là đan lòng 2, đan rá đan lòng mốt Tuy nhiên, dần sang đan thưa hơn, người thợ đan ước lượng khoảng cách các nang tre bằng mắt và kinh nghiệm chứ hoàn toàn không có quy định về khoảng cách thưa dày giữa các nan tre Tất cả các sản phẩm đều có công đoạn cuối cùng là dát và lận vành rồi dùng mây đã chẻ mỏng để nức vành Sau khi hoàn thành người dùng rơm xuống khói (hầm) để đốt các long thừa trên sản phẩm sao cho sản phẩm trơn đẹp hơn…
2.3.2 Những kinh nghiệm đúc rút qua thực tiễn
Với nghề đan lát thì khâu quan trọng nhất là chọn nguyên liệu bởi với bất cứ sản phẩm nào nếu tre và mây không bảo đảm chất lượng thì sẽ kéo theo sự yếu
Trang 15Trải qua hàng chục năm với nhiều thay đổi, nhất là của cơ chế kinh tế thị trường, nhưng làng nghề vẫn đứng vững và phát triển Để làm được điều đó làng nghề Thọ Đơn đã không ngừng tạo ra những sản phẩm mới bắt kịp nhu cầu thị trường
Cả làng Thọ Đơn hầu như nhà nào cũng làm nghề đan lát các vật dụng phục
vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân Trước đây sản phẩm chính của làng Thọ Đơn chủ yếu là nong nia, thúng, mũng phục vụ sản xuất nông nghiệp Nay nắm bắt nhu cầu thị trường, làng Thọ Đơn đã tạo sự chuyển biến mới bằng cách tạo ra được nhiều sản phẩm dùng trong sản xuất ngư nghiệp Nếu với 2 lao động thì chỉ mất có 2 ngày thì có thể đan xong 1 chiếc thúng Thúng bán ở dạng thô thì có giá 1,5 triệu, trừ chi phí thì lãi được 1 triệu
Tuy nghề làm thuyền thúng thu lãi cao gấp nhiều lần so với làm rổ rá các loại, nhưng do vốn lớn, công nhiều nên chỉ những hộ dân có điều kiện thì mới theo nghề này Hiện nay, làng Thọ Đơn có gần 600 hộ dân làm nghề đan lát Sản phẩm chủ yếu là rổ rá, nong, nia đủ kích cỡ để vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ sản xuất ngư nghiệp và dùng trong xây dựng Nếu chỉ làm các sản phẩm rổ, rá, nong, nia đơn thuần, thì mỗi lao động cũng có thu nhập trên
Trang 1716
CHƯƠNG 3:
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀM NÓN THỔ NGỌA
1 Khái quát làng Thổ Ngọa
Nằm ở chính giữa vùng đồng bằng, cách cửa Gianh khoảng 5km, cư dân sống trên vùng đất cao ít khi lụt lội Làng Thổ Ngọa trước năm 1945 gọi là xã Thổ Ngọa, tổng Thuận Bài, phủ Quảng Trạch Cho đến nay chưa tìm thấy tài liệu nói làng Thổ Ngọa thành lập từ khi nào, chỉ biết rằng: năm 1470, ông Nguyễn Khống (thủy tổ họ Nguyễn làng Thổ Ngọa ngày nay) đem một đạo quân theo vua
Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành Năm 1471, đánh thắng được Chiêm Thành Do chiến công trên, ông Nguyễn Khống được vua cấp cho một vùng đất
là Thổ Ngọa ngày nay Sau khi chinh phục và dẹp xong Chiêm Thành, ông đưa gia đình và một số binh sĩ dưới quyền vào đất Ô Châu khai khẩn và lập nên làng Thổ Ngọa (Thổ Ngọa là do lấy chữ đầu của quê ông là làng Thổ Vương, quê vợ
là làng Ngọa Kiều thuộc phủ Đức Quảng, tỉnh Hà Tĩnh bây giờ)
Làng Thổ Ngọa gồm 11 xóm: Ngọa Long, Cảnh Tiên, Thanh Tĩnh, Tiền Môn, Hậu Tĩnh, Hội Tĩnh, Minh Phủ, Minh Phượng và Quan Tĩnh được sáp nhập với xã Quảng Thọ Sau cách mạng tháng Tám làng Thổ Ngọa thuộc xã Thuận Thổ, trong kháng chiến chống Pháp sáp nhập với các xã bạn lập nên xã An Trạch
và sau ngày hòa bình lập lại làng Thổ Ngọa thuộc xã Quảng Thuận cho đến ngày nay Vị trí xã Quảng Thuận được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với Quảng Thọ, phía đông giáp Quảng Phúc, phía tây – bắc giáp thị trấn Ba Đồn, phía tây giáp sông Gianh rất thuận lợi cho việc vận chuyển bằng đường thủy Diện tích tự nhiên 497 ha Làng không có đồi núi, chỉ xa xa phía tây là những ngọn núi của sơn hệ Trường Sơn ta nhìn như một vùng cung nên cảm thấy như núi non ôm lấy địa hình của làng, nhất là về đêm
Sông Gianh đoạn ngang qua Thổ Ngọa thường nước mặn về mùa hè, nước ngọt về mùa mưa lũ nên sông không có tác dụng tưới tắm cho cánh đồng Nhưng khi triều cường, đồng ruộng lại bị nước mặn tràn vào Tuy nhiên, làng ở ven sông thường được mát mẻ khi mùa hè, ấp áp khi đông về; và dòng sông được xem như
là chiếc máy điều hòa nhiệt độ khổng lồ mà thiên nhiên đã ban tặng cho làng
Trang 1817
Đặc điểm kinh tế làng Thổ Ngọa: là một làng sản xuất nông nghiệp và làm nghề nón lá cổ truyền, tuy gọi là nghề phụ nhưng có mức thu nhập đáng kể Ngoài ra còn có các hộ dân làm nghề khác như mộc, nề, buôn bán, xay xát, vận tải cơ giới, sản xuất vật liệu xây dựng Ở xóm Cồn Két làm nghề đánh cá ven sông và nuôi trồng thủy sản
Về đặc điểm văn hóa: làng Thổ Ngọa được xếp vào một trong “bát danh hương” của tỉnh Quảng Bình Đây là một làng quê có nhiều truyền thống như yêu nước, đoàn kết, hiếu học, là một xã có phong trào khuyến học nhất tỉnh Quảng Bình Đã có 10/11 xóm được công nhận xóm khuyến học năm tốt Không có tệ nạn xã hội, có cuộc sống lành mạnh, yêu nghề, sáng tạo, cần cù, chịu khó trong lao động
2 Sự ra đời và phát triển của nghề nón
Nón Thổ Ngọa có từ bao giờ, ông Tổ nghề nón là ai, vẫn chưa có tài liệu thành văn nào xác minh Chỉ câu chuyện truyền miệng như sau:
Dân làng Thổ Ngọa lúc mới thành lập rất đói khổ vì nghề nông chưa phát triển, nghề phụ không có Một người trong làng thấy dân sống cực khổ, ruộng vườn ít, không đảm bảo đời sống nên đã đi khắp đây đó – ra bắc vào nam tìm nghề lập nghiệp, ông có ý định đi học nghề làm nón lá để truyền lại cho dân có nghề sinh sống Lúc này chỉ ở Huế mới có nghề làm nón lá Sau bao ngày đi bộ, trèo đèo lội suối ông mới vào đến Huế Nhưng khi đến xin học nghề làm nón, ông bị từ chối vì người ta muốn giữ độc quyền nghề làm nón, không muốn truyền
đi một nơi khác Vì muốn giữ bí quyết nghề nghiệp, nên khi làm nón người ta đóng cửa lại, không cho người lạ đến xem và chủ yếu họ làm vào ban đêm
Trước cảnh tình đó, ông người Thổ Ngọa bèn nghĩ cách ăn cắp nghề Ban đêm ông trèo lên mái nhà người làm nón, bóc tranh lợp và nhìn trộm cách làm các công đoạn của nghề như vót vành, ủi lá, lợp nón, làm nón, cặp nón…Vất vả như thế trong thời gian dài, ông đã nhập tâm được cách làm nón
Về làng, ông làm được nón và truyền lại cho dân Từ đó xã Thổ Ngọa mới
có nghề làm nón và dần dần lan sang các làng khác như Phan Long, Thọ Đơn, Kẻ
Hạ, Cao Lao, La Hà… Làng Thổ Ngọa là gốc nghề nón nên nón bao giờ cũng