Chữ Nôm: Chữ Nôm tuy chỉ là một công cụ đặc biệt nằm trong thể thống nhất với Chữ Hán – một công cụ thống trị của giai cấp thống trị phương

Một phần của tài liệu sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống (Trang 30 - 32)

thống nhất với Chữ Hán – một công cụ thống trị của giai cấp thống trị phương Bắc lúc bấy giờ, nhưng nó rất có ích với tư cách là phương thức biểu hiện của chủ nghĩa lãng mạn dân tộc của tầng lớp trí thức tinh thông Chữ Hán, nếu vứt

bỏ Chữ Hán - cái tạo thành vỏ ngoài thì đương nhiên cũng không còn lý do tồn tại và có tác dụng hữu hiệu trong công việc thể hiện đậm đà bản sắc dân tộc Việt nam đương thời.

Chữ Nôm là một sản phẩm biểu lộ tài trí của người Việt Nam trong sự nghiệp Việt hoá văn tự Hán trên cả ba mặt: Âm đọc phải ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng. Nó đã để lại cho sự nghiệp này hàng loạt những văn bản chứa đựng những nội dung phong phú, đa dạng, xúc tích đạm đà sắc thái dân tộc và giàu tính sáng tạo độc đáo, có giá trị nghệ thuật và học thuật cao. Địa bàn hoạt động của nó chủ yếu ở giấy tờ, sách vở, tiếng Việt mới là thứ tiếng đóng vai trò chủ chốt và chiếm địa vị ưu thế tuyệt đối trong hoạt động ngôn ngữ số đông của toàn dân Việt nam, từ vua quan cho đến toàn dân thiên hạ.Chữ Nôm thuộc loại hình ghi âm. Xét trong mối tương quan với Chữ Hán, về đại thể Chữ Hán gồm 2 loại:

+ Loại chữ sử dụng các Chữ Hán hoàn chỉnh có sẵn để biểu thị các từ trong tiếng Việt theo cách dùng cả âm đọc (âm Hán Việt) lẫn ý nghĩa của chữ, ví dụ chữ Tâm để ghi từ tâm có nghĩa là tim hoặc chỉ dùng âm như chữ một có nghĩa là chìm đắm, mai một đi nay dùng làm chữ Nôm để chỉ số từ “một” (số 1).

+ Loại chữ sáng tạo riêng để ghi từ trong tiếng Việt bằng cách ghép một số Chữ Hán (hoặc bộ phận của Chữ Hán) và dùng thêm các dấu phụ.

Điều đáng quan tâm trước hết ở chữ Nôm là mặt kết cấu ngữ âm của ngôn từ. Nó phản ánh thật trung thực hình ảnh âm thanh của từ trong phạm vi khả năng rất có hạn của thứ chữ ô vuông ghi âm tiết. Chữ Nôm có chú ý thích đáng đến đơn giản hoá chữ viết, như đơn giản một số nét trong Chữ Hán được sử dụng, lược bỏ các ký hiệu ghi ý và ưu tiên chú trọng thực hiện nguyên tắc ghi âm chữ Nôm đã đạt tới mức độ khá cao trên con đường phát triển từ ghi ý đến ghi âm của chữ viết. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, ông cha ta đã sử dụng Chữ Hán và chữ Nôm để sáng tác trước thuật, ghi chép các công văn hành chính,

ngoại giao, giấy tờ, sách vở,…..Những thư tịch, tài liệu viết băng Chữ Hán và chữ Nôm đó, ngày nay chúng ta thường gọi là di sản Hán Nôm.

Từ những hình vẽ chạm khắc thực hiện những chức năng giao tiếp đơn sơ (tiêu biểu là những hình chạm khắc trên giáp cốt của người Trung Quốc và trên đồng của người Việt nam....). Qua giai đoạn sử dụng Chữ Hán cho tới chữ Nôm và cuối cùng là chữ Quốc ngữ. Cho đến nay chữ viết ở Việt nam luôn ở một quá trình diễn biến, tiến lên không ngừng. Tiến trình ấy hoàn toàn phù hợp với những bước đi của lịch sử chữ viết, xét trên phạm vi rộng toàn thế giới.

Một phần của tài liệu sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w