Về mặt nghệ thuật:

Một phần của tài liệu sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống (Trang 34 - 38)

1. Nhật Bản

Người Trung Hoa đã đưa cách viết Chữ Hán trở thành một bộ môn nghệ thuật độc đáo, với tên gọi “Thư Pháp”. Ngay từ thuở ban đầu, khi những tác phẩm và tinh thần thư pháp du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản, nó liền được người Nhật đón nhận ngay và với một thái độc hết sức trân trọng, họ đẩy môn nghệ thuật đậm nét Đông phương này lên một tầng bậc cao hơn với tên gọi mới và rất riêng. Đó là môn HITSUZENDO, tức Thư Pháp Thiền.Thư pháp

có một ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần của người Nhật và được họ giành cho sự trân trọng hết sức đặc biệt(H13)

Từ xưa thư pháp của Thánh Đức Thải tử, Thánh võ Thiên Hoàng và Quang Minh Hoàng hậu của Nhật Bản đã chịu ảnh hưởng rất lớn phong cách đởi Tấn, đời Đưởng Trung Hoa. Trong ba vị thư pháp gia nôit tiếng của Nhật Bản (“Tam Bút”) thời Bình An triều thì có hai vị là Không Hải và Cát Cát Thế Dật từng đến kinh thành Trường An vào đời Đường để theo học môn Thư Pháp, được người Nhật suy tôn là những “Vương Hi Chi của Nhật Bản”.

Ngày nay người Nhật Bản không còn xem nghệ thuật viết Chữ Hán là du nhập nữa và họ trân trọng, bảo tồn và phát triển như một nền nghệ thuật chính thống, một thú chơi tao nhã của tầng lơp vua quan quý tộc.

2. Việt Nam.

Kể tự khi tiếp nhận Chữ Hán, vì chưa có văn tự nên người Việt đã dùng chữ Hãn như một thứ văn tự chính thức. Sự du nhập về văn tự kéo theo sự du nhập về nghệ thuật, và người Việt sớm nhận thức đầy đủ đặc thù hình thể đến nội dung ,đặc trưng bản chất của hệ văn tự này, nên sớm tiếp nhận, coi trọng nghệ thuật thư pháp. Đến nay, chúng ta vẫn lưu giữ được một số văn bản về nghệ thuậ thư pháp (TK VII đến triều Lý thế kỷ XII) khắc trên đá, bia, mộ chí, cột kinh), trên đông (chuông) ví dụ như ở Văn Miếu Quốc Tử Giám còn lưu giữ bức hoành phi “cổ kim nhật nguyệt” của tiến sĩ Xuân, Quận Công Nguyễn Nghiêm với nét chữ rất mực rắn rỏi, nghiêm trang. Trên 82 tấm bia tiến sĩ có thể lập được dánh sách các cây bút tài hoa mà chữ viết đẹp đã được triều Lê tuyển chọn và được người đương thời khẳng định như Nguyễn Tưởng, Tô Ngại, Chu Đình Báo, Nguyến Tấn...

Nghệ thuật htư pháp Việt Nam cũng đã từng trải qua một chiều dại lịch sử không máy bằng phẳng song điều đáng mừng là ngày nay mọi người lại đang bắt đầu tìm về với thứ nghệ thuật hết sức tao nhã, tri thức này. Do nhu cầu về mặt thưởng thức được sự cần thiết phải kết hợp được cái hiện đại vời truyền thống tốt đẹp của dân tộc, nhất là đối với những người sống trên mảnh đất

kinh đô Thăng Long ngàn năm văn hiến. Giá trị đích thực của cuộc sống là sự nhận thức được cái thiện và cái mỹ mà nghệ thuật thư pháp lại chính là đặc thù thể hiện độc đáo nhất cụm từ này. Vào dịp Tế đến Xuân về nhiều người đi sắm Tết và thưởng thức những câu đối Tết, những chữ : Tâm, Đức, Tài, Phúc, Lộc, Thọ, hoặc ra Quốc Tử Giám chiêm ngưỡng các cụ Đồ viết Thư Pháp, các cuộc thi viết chữ...

Việc viết Chữ Hán theo hình khối nay đã vượt ra khỏi đặc thù riêng của Chữ Hán, nó đã được áp dụng sang đối với chữ La tinh. Người Việt cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp thể hiện qua cách trình bày theo chữ khối vuông, khối tròn và cả lối bố cục, viết nét bay bướm học theo nghệ thuật thư pháp Trung Hoa.Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, phong trào viết chữ Việt giống như thư pháp Chữ Hán phát triển rầm rộ ở 3 thành phố lớn của Việt Nam: TP Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội. Tạm gọi là thư pháp chữ Việt bởi hiện tại còn nhiều người chưa công nhận. Thực sự cũng chưa đáp ứng nhu cầu mỹ cảm của giới tri thức và văn nghệ sĩ khó tính. Nhưng từ một sự khởi đầu tương đối thuận lợi này, việc phát triển nghệ thuật thư pháp Việt là có triển vọng, chủ yếu phụ thuộc vào cái tâm và nhiệt huyết của người cầm bút.

Thư pháp Việt hiện có 4 kiểu chữ: Chữ Chân, chữ Cách điệu, Chữ Thảo và chữ Mộc.Ban đầu việc viết thư pháp chỉ mang tính tiêu khiển của một số ít người trong giới văn nghệ sĩ và tu sĩ, nay dược phổ biến hơn, nhiều người treo tranh chữ. Trên những cuốn sách, tò lịch, tranh ảnh xuất hiện hoại chữ này ngày một nhiều. Người viết Thư pháp Việt được nhiều ngưới biết đến là hoạ sĩ Vũ hối, nhà thơ Trụ Vũ..(H14,H15,H16)

Đến thập niên cuối cùng của thập kỷ XX, nhiều bút pháp Việt được trình làng, và xuất hiện trong những lần triển lãm tranh cùng với tranh thuỷ mạc njư ở Thiện Vạn Hạnh TP Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà nội với những tên tuổi như: Trụ Vũ. Chính Văn, Song Nguyên, bùi Hiên, Cao Nguyên...Vì ảnh hưởng của nghệ thuật thư pháp Chữ Hán nên mỗi nét đều phảng phất phong cách viết của Chữ Hán Trung.

Lời kết

Sự hình thành và phát triển của Chữ Hán đã trải qua bao biến động, song với hình thể kì diệu, kết cấu tượng hình _ biểu ý mang lại giá trị thẩm mĩ cũng như giá trị ứng dụng chuyển tải và truyền đạt thông tin, giao tiếp có tác động sâu sắc đến quan hệ xã hội và văn hoá nghệ thuật đã làm cho nó có sức sống mãnh liệt và trường tồn xuyên suốt mấy ngàn năm lịch sử. Cho đến nay, nó vẫn phát triển lên một tầm cao mới với vị trí ngày càng mở rộng và không ngừng toả sáng trên bình diện toàn cầu, bằng chứng là ngày nay nó được rất nhiều người ở nhiều Quốc gia rất hưng thú với việc học Chữ Hán. Kinh tế Trung Quốc đang phát tiển mở rộng, văn hoá Trung Quốc cuốn hút nhiều nhà nghiên cứu càng tạo cho vị thế của Chữ Hán nâng lên tầm cao rực rỡ.

Trong quá trình phát triển, Chữ Hán đã lan toả ảnh hương sâu rộng đến các nước lân bang, là niềm đam mê của nhiều tri thức trên cả thế giới. Riêng với Việt Nam, với mối quan hệ gần gũi, lịch sử và lâu dài của hai nước Việt _ Trung, Chữ Hán sớm xâm nhập vào ngôn ngữ cũng như văn tự Việt. Kể từ đầu thế kỉ XX, người Việt Nam chuyển sang sử dụng chữ cái La Tinh, nay thường gọi là chữ Quốc ngữ. Như vậy, rõ ràng là người Việt Nam thế kỉ XX có sự cách biệt về chữ viết với ông cha mình các thế kỉ trước, đại đa số người dân Việt Nam hôm nay đã không đọc được Chữ Hán và chữ Nôm, nên không hiểu được văn hoá thành văn trước đây của cha ông đã để lại những gì. Nghành Hàn Nôm ra đời để giải quyết vấn đề này. Từ việc tìm hiểu ý nghĩa Chữ Hán, thấy được giá trị cao đẹp của nó chúng ta không khỏi không nghĩ tới ý nghĩa của chữ Nôm, của việc ảnh hưởng của Chữ Hán vào đời sống ngôn ngữ,chữ viết của người Việt.Đây quả là vấn đề rất cần thiết đối với người Việt giống như việc cần thiết của người đang nghiên cứu tìm hiểu về Trung Quốc cần tìm hiểu về Chữ Hán.

TàI Liệu Tham Khảo:

Một phần của tài liệu sản xuất gốm là một nghề thủ công truyền thống (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w