- Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm
2.2 Nhân vật lịch sử Bác sỹ Đặng Thùy Trâm và tác phẩm hai quyển nhật ký:
quyển nhật ký:
Đặng Thùy Trâm là bác sĩ, liệt sĩ thời chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2006.
Đặng Thuỳ Trâm sinh ngày 26 tháng 11 năm 1942 trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa, mẹ là dược sĩ, giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội.
Tốt nghiệp trường Đại học Y khoa Hà Nội năm 1966, Thùy Trâm tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam với tư cách là một bác sĩ quân y và được điều vào công tác ở Đức Phổ, chiến trường Quảng Ngãi trong chiến tranh Việt Nam.
Vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, bệnh xá Đức Phổ bị lực lượng Hoa Kỳ tập kích, Đặng Thùy Trâm hi sinh. Hài cốt chị được mai táng tại nơi hi sinh, sau thống nhất được đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990,được gia đình đưa về nghĩa trang Liệt sĩ Xuân Phương,Từ Liêm,Hà Nội.
Trong thời gian làm việc tại Đức Phổ, anh hung liệt sỹ Đặng Thùy Trâm đã viết 2 cuốn nhật kỳ từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi tác giả phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hi sinh. Đặng Thùy Trâm không phải Nhà văn song hai tập nhật ký của chị là những tác phẩm miêu tả một cách chân thực nhất những suy nghĩ, những cảm xúc của một con người trong thời kỳ chiến tranh từ cái ác liệt cũng như những tác động mọi mặt của cuộc chiến tranh cho đến những ước mơ cháy bỏng về hòa bình, về tình yêu của một con người… đã gây ra nhiều xúc cảm cho người đọc về những giá trị nhân văn cao quý khiến cả những người đứng bên kia chiến tuyến phải thốt lên "có lửa bên trong".
Bản thân sự xuất hiện của hai cuốn Nhật ký ở Việt Nam đã là một điều kỳ diệu, có thể coi đó như là một cuộc hành trình của định mệnh. Cuốn Nhật ký thứ nhất bị lưu lạc trong một trận càn và được Frederic Whitehurst, lúc đó là sĩ quan quân báo Hoa Kỳ giữ lại mà không đốt do được một thông dịch viên - Thượng sỹ quân đội Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Trung Hiếu can ngăn "Fred, đừng đốt cuốn sổ này, bản thân trong nó đã có lửa". Sau khi, bác
sỹ Đặng Thùy Trâm hi sinh vào tháng 6 năm 1970, Frederic Whitehurst lại tìm được quyển thứ hai và ông coi như là định mệnh do đó đã lưu giữ nó đến ngày trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4 năm 2005.
Nhân dịp kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ (27 tháng 7) năm 2005, tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được xuất bản và chỉ sau 1 năm nó đã bán được hơn 400.000 bản – được xem là một hiện tượng văn học của Việt Nam.
Chính những giá trị nghệ thuật, nhân văn của cuốn Nhật ký đã đưa nó trở thành một tác phẩm nghệ thuật nên cơn sốt trong giới trẻ Việt Nam, qua tác phẩm này giới trẻ Việt Nam đã nhận thức được những giá trị quý báu và to lớn mà nhiều thế hệ cha anh chúng ta đã hi sinh xương máu để vươn đến. Cũng như qua đó, giới trẻ sẽ có những đánh giá suy nghĩ khách quan và đúng đắn hơn về hình tượng người chiến sỹ cách mạng trong thời kỳ chiến tranh - một hình tượng anh hùng với những gì chân thực nhất xứng đáng làm tấm gương cho giới trẻ noi theo. Đến nay, tác phẩm Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được chuyển thể thành tác phẩm điện ảnh Đừng đốt và gây tiếng vang lớn trong đời sống nghệ thuật Việt Nam cũng như đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.
2.3 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của khu vực di tích Đặng Thùy Trâm: