Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Khu du lịch Đặng Thùy Trâm trong xu thế phát triển du lịch lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi (Trang 46 - 48)

- Khu du lịch sinh thái Đặng Thùy Trâm

b. Điều kiện tự nhiên:

2.2.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

Giao thông

Trung tâm thành phố Quảng Ngãi cách khu di tích Đặng Thùy Trâm 35km về phía Nam. Đường đi khá thuận lợi vì là quốc lộ 1A.

Đường vào khu di tích từ quốc lộ 1A là 5km. Tuy mới được đầu tư xây dựng không lâu nhưng đường đi đã có nhiều nơi bị sụt lở. Đặc biệt là vào mùa mưa, nước lũ trên rừng xuống thường gây khó khăn cho việc đi lại.

Hiện tại ban quản lý khu di tích Đặng thùy Trâm đang tiến hành xây dựng con đường nối liền qua hồ Liệt Sơn. Nếu đi qua con đường, du khách có

thể ngắm được toàn cảnh khu vực di tích Đặng Thùy Trâm.

Trở ngại lớn nhất của du khách khi đến đây là phương tiện để qua hồ Liệt Sơn. Chỉ có duy nhất 1 chiếc ca nô 20 chổ phục vụ cho việc đi lại qua hồ. Nếu khách đi theo đoàn, theo tour và có liên hệ trước thì chiếc ca nô này mới được sử dụng. Còn đối với khách lẻ thì việc sử dụng chiếc ca nô này rất khó khăn, thậm chí có nhiều du khách đến nơi không có phương tiện qua hồ đã quay lại.

Vào mua khô, khi hồ Liệt Sơn không có nước thì việc đi lại cũng thuận lợi hơn,du khách đi bộ 2 km sẽ đến được khu rừng có các điểm di tích.

Cấp nước

Hệ thống cấp nước sạch của vùng chưa được xây dựng, hoàn toàn sử dụng nước từ suối hoặc nước mưa. Vì vậy chỉ có dân cư trong vùng mới sử dụng nguồn nước này, còn khách du lịch không lưu trú qua đêm ở đây nên vấn đề nước sạch vẫn chưa được chính quyền địa phương quan tâm.

Về nguồn cấp nước, có thể sử dụng nguồn nước mặt hồ Liệt Sơn , nước giếng khoan hoặc nước từ các suối nước trong khu vực.

Cấp điện

Do điều kiện về địa hình,đặc điểm về dân cư và quy mô các công trình xây dựng trong khu vực nên chưa có hệ thống cấp điện hạ áp hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng của cư dân trong vùng.

Nguồn điện cao áp 22KV đã được dẫn về đến Trạm biến áp Hồ Liệt Sơn do vậy sẽ thuận lợi cho việc triển khai lắp dựng thêm các trạm biến áp khác hoàn thiện mạng lưới điện hạ áp đảm bảo cho nhu cầu sử dụng của cư dân trong vùng và phục vụ tốt nhất cho khu du tích.

Đặc biệt khu vực phía trong chưa có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, việc này gây khó khăn rất lớn cho việc phục vụ nhu cầu đi lại, ăn uống,

nghỉ ngơi cho du khách.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Khu du lịch Đặng Thùy Trâm trong xu thế phát triển du lịch lịch sử văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w