1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Bình thuận

57 618 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bị hẹp, biến động giá cả hàng hóa do giá xăng dầu tăng cao, đặc biệt giá vàng biến động ở mức kỷ lục…; chính những điều này đã tác động đến giá cả của các loại hàng hóa khác, giá lương thực, dẫn đến lạm phát cao. Với mức thu nhập hiện nay của phần lớn dân cư, nhất thời khó mà thích nghi được với những khoản chi phí tăng thêm trong cơn bão giá. Trước thực tế đó, các Ngân hàng Thương mại đã nhìn thấy được những khách hàng tiềm năng của họ là những khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã nhanh chóng cung cấp các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú đáp ứng kịp thời nhu cầu của đại đa số dân cư, góp phần mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, tăng tính cạnh tranh. Tuy nhiên, tín dụng cá nhân từ lâu không còn là “mảnh đất màu mỡ” của riêng ngân hàng khai thác mà đã có sự tham gia của các công ty tài chính, điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càng sôi động. Chính vì vậy, hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình được các tổ chức tín dụng nói chung, Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận nói riêng phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ.

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH

Trang 2

các thầy cô trong trường Cao Đẳng Công Thương, cô Nguyễn Thị Minh Thùy đãtrực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện Báo cáo thực tập này

Tiếp theo, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo Agribank chinhánh Bắc Bình - Bình Thuận đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em được học kiếnthức nghiệp vụ ngành Ngân hàng để bổ sung quá trình tác nghiệp của bản thân.Với kiến thức còn hạn chế, cùng với thời gian nghiên cứu ngắn Do đó, khó tránhkhỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, anh chị đểBáo cáo thực tập được hoàn thiện hơn

Và cuối cùng, em xin gửi đến quý thầy cô trường Cao Đẳng Công Thương,

cô Nguyễn Thị Minh Thùy , Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh Bắc Bình - BìnhThuận lời chúc sức khỏe và thành công

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Nguyễn Thị Diễm Thúy

Trang 3

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Đơn vị thực tập: Agribank Chi nhánh huyện Bắc Bình – Bình Thuận

Địa chỉ: Số 343 Nguyễn Tất Thành – Thị Trấn Chợ Lầu – Huyện Bắc Bình – Tỉnh Bình Thuận

Điện thoại: 062.3860703

Website: agribank.com.vn

Email: thuydjem@gmail.com

Xác nhận:

Anh/chị: Nguyễn Thị Diễm Thúy

Sinh ngày: 28/06/1993

Số CMT: 260357407 Học viên lớp: T201219 C

Mã SSV: 3212190163

Bắc Bình, ngày 20 tháng 5 năm 2014

Xác nhận của đơn vị

Trang 4

TP HCM, ngày …… tháng…… Năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

Trang 5

Danh mục bảng biểu

Danh mục biểu đồ

Danh mục sơ đồ

Lời mở đầu

Chương 1 Giới thiệu tổng quan về Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình – Bình Thuận 1.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam 1

1.2 Giới thiệu về Agribank chi nhánh huyện Bắc Bình – Bình Thuận 2

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 2

1.2.2 Các hoạt động chính 5

1.2.3 Mô hình tổ chức 6

1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 7

1.2.5 Kết quả hoạt động 8

Chương 2: Phân tích huy động vốn tại Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 2.1 Các hình thức tín dụng đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Ngân hàng Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 16

2.1.1 Các sản phẩm cấp tín dụng 16

2.1.2 Điều kiện vay vốn 17

2.2 Kết quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại Agribank chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận 18

2.2.1 Doanh số cho vay 18

2.2.2 Doanh số thu nợ 21

2.2.3 Phân tích dư nợ của khách hàng cá nhân, hộ gia đình 24

2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại Agribank chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận 28

2.3.1 Phân tích chỉ tiêu định tính 28

Trang 6

nhân, hộ gia đình………32

Chương 3 Định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình tại Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 3.1 Định hướng hoạt động và phát triển trong những năm tiếp theo 35

3.1.1 Mục tiêu 35

3.1.2 Định hướng 35

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với khách hàng cá nhân 36

3.2.1 Tăng cường khai thác những nguồn vốn có chi phí thấp 36

3.2.2 Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với sự thay đổi của thị trường .37

3.2.3 Đa dạng các sản phẩm tín dụng cá nhân 38

3.2.4 Hoàn thiện quy trình tín dụng 39

3.2.5 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay 39

3.2.6 Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng 40

3.2.7 Đào tạo nâng và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng 40

3.2.8 Tập trung xây dựng hệ thống kiểm tra, kiếm soát nội bộ 41

3.2.9 Mở rộng hoạt động Marketting để thu hút KH 41

3.3 Một số kiến nghị 43

3.3.1 Đối với Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam 43

3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 43

3.3.3 Đối với Agribank chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận 44

Trang 7

DN Doang nghiệp

Việt Nam

Trang 8

Bảng 1.2: Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình năm 2012 - 2013 9

Bảng 1.2: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011-2012 11

Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012-2013 11

Bảng 1.4: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2011 - 2012 14

Bảng 1.5: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2012 - 2013 15

Bảng 2.1: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 18

Bảng 2.2: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 18

Bảng 2.3: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 21

Bảng 2.4: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 22

Bảng 2.5: Dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2012 25

Bảng 2.6: Dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2012- 2013 25

Bảng 2.7: Dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2011- 2012 27

Bảng 2.8: Dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2012- 2013 27

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng năm 2011- 2012 29

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng năm 2012- 2013 30

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình năm 2011 – 2013 9

Biểu đồ 1.2 : Tình hình cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2011-2013 12

Biểu đồ 1.3 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận 15

Biểu đồ 2.1: Doanh số cho vay KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 19

Biểu đồ 2.2: Doanh số thu nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 22

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ KHCN theo kỳ hạn năm 2011- 2013 25

Biểu đồ 2.4: Tình hình dư nợ KHCN theo ngành nghề kinh tế năm 2011- 2013 28

DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ : Mô hình tổ chức của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận 6

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Tình hình kinh tế trong nước những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bị hẹp,biến động giá cả hàng hóa do giá xăng dầu tăng cao, đặc biệt giá vàng biến động ở mức kỷ lục…; chính những điều này đã tácđộng đến giá cả của các loại hàng hóa khác, giá lương thực, dẫn đến lạm phát cao Với mức thu nhập hiện nay của phần lớndân cư, nhất thời khó mà thích nghi được với những khoản chi phí tăng thêm trong cơn bão giá Trước thực tế đó, các Ngânhàng Thương mại đã nhìn thấy được những khách hàng tiềm năng của họ là những khách hàng cá nhân, hộ gia đình đã nhanhchóng cung cấp các sản phẩm tín dụng khá đa dạng và phong phú đáp ứng kịp thời nhu cầu của đại đa số dân cư, góp phần

mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động, tăng tính cạnh tranh Tuy nhiên, tín dụng cá nhân từ lâu không còn là “mảnh đất màu mỡ”của riêng ngân hàng khai thác mà đã có sự tham gia của các công ty tài chính, điều này đã tạo ra cuộc cạnh tranh ngày càngsôi động Chính vì vậy, hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình được các tổ chức tín dụng nói chung,Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận nói riêng phải không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng phục vụ

Mục đích nghiên cứu của báo cáo:

Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – BìnhThuận, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tín dụng cá nhân

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay đối với cá nhân, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả tín dụng đối với cá nhân tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu:khách hàng cá nhân sử dụng các sản phẩm tín dụng tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình –Bình Thuận

Phạm vi nghiên cứu: tại Agribank chi nhánh Huyện Bắc Bình – Bình Thuận

`

Trang 11

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH

BẮC BÌNH – BÌNH THUẬN1.1 Giới thiệu về NHNo & PTNT Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (tên giao dịchquốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, viết tắt

là AGRIBANK)

Được thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụngViệt Nam Đến nay, Agribank là Ngân hàng thương mại hàng đầu, giữ vai trò chủđạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nôngnghiệp, nông dân, nông thôn

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán

bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến 31/10/2013,

vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:

- Cuối năm 1990, ngân hàng được đổi tên thành NHNo Việt Nam

- Năm 1995, đề xuất thành lập Ngân hàng phục vụ người nghèo, nay làNgân hàng Chính sách xã hội

Trang 12

- Cuối năm 1996, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay

- Năm 2003, Chủ tịch nước Việt Nam đã trao tặng Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

- Năm 2005, mở văn phòng đại diện tại Campuchia

- Năm 2006, đạt giải thưởng sao vàng đất Việt

- Agribank là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu ÁThái Bình Dương (APRACA) nhiệm kỳ 2008 - 2010, là thành viên Hiệp hội Tíndụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA) Ngoài

ra, năm 2010 là năm Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chínhthức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia

- Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011,của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt độngsang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ

cơ chế hoạt động của Ngân hàng, tên gọi hiện nay thực hiện theo quyết định số340/QĐ-NHNo-02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc NH No&PTNT Việt Nam,hoạt động theo giấy phép số 517/GP-CTUBBT ngày 20/05/1998 của Chủ tịchUBND Tỉnh Bình Thuận cấp Quá trình phát triển lần lượt trải qua các giai đoạn

Trước năm 1998 chi nhánh Ngân hàng Huyện của Ngân hàng nhà nước,hoạt động hoàn toàn mang tính hành chính bao cấp

`

Trang 13

Thời kỳ 1988 –1990 với nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Hộiđồng bộ trưởng (nay là chính phủ) đã tách Ngân hàng thành hệ thống Ngân hàng haicấp là Ngân hàng nhà nước và ngân hàng chuyên doanh Ngân hàng Bắc bình là chinhánh của Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam, ngày 14/11/1990 theoquyết định số 400/CT của Chủ tịch HĐBT đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam, Ngân hàng Bắc bình cũng được đổi tên theo cùng tên gọi của ngân hàngcấp trên.

Thời kỳ 1990 cho đến nay, cùng việc ban hành pháp lệnh ngân hàng, HTXtín dụng, công ty tài chính ngày 24/05/1990 được sự ủy quyền của chính phủ, thốngđốc ngân hàng nhà nước ra quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 đổi tênthành Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Bắcbình là chi nhánh cấp 2 có tên gọi như bây giờ Hiện nay thực hiện theo luật Ngânhàng và luật các tổ chức tín dụng, được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội ChủNghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 12/12/1997 và được Chủ tịchnước ký ban hành ngày 26/12/1997

Trong những năm 1989 – 1990 khi nền kinh tế chuyển đổi từ bao cấp sangnền kinh tế thị trường hàng loạt các xí nghiệp, công ty, trạm, trại quốc doanh bị phásản, kết qủa làm cho nền kinh tế trên địa bàn huyện rối loạn, khủng hoảng xảy ra.Các đơn vị kinh tế nợ nần chồng chéo dẫn đến mất khả năng thanh toán đã để lạicho ngân hàng những món nợ không khả năng thu hồi Bên cạnh đó khách hàng tậptrung rút vốn tiền gửi từ khó khăn này đến khó khăn khác đã làm cho ngân hàngBắc bình tưởng chừng không vượt qua nổi

Từ năm 1995 đến hết năm 1999 Ngân hàng huyện Bắc bình liên tục đạt lá

cờ đầu của ngân hàng nông nghiệp trong toàn Tỉnh Bình thuận và nhận bằng khencủa Thống đốc ngân hàng nhà nước, của UBND Tỉnh Bình thuận, của Tổng giámđốc NHNo& PTNT Việt Nam và năm 2000 vinh dự được nhà nước tặng thưởnghuân chương lao động hạng III

Từ tháng 11/2011 đến 09/2013 thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN,ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank chuyển

Trang 14

đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhànước làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ; Ngân hàng Bắc bình đổi tên thàng Chinhánh Bắc Bình - Công ty TNHH MTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bình Thuận.

Từ tháng 09/2013 đến nay thực hiện … Đổi tên thành Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Bắc Bình – Bình Thuận

Những năm tiếp theo Ngân hàng Bắc bình tiếp tục phát huy những thànhquả đã đạt được và không ngừng phát triển

* Một số đặc điểm chung của Huyện Bắc bình

Bắc bình là huyện miền núi nằm ở phía bắc Tỉnh Bình thuận cách thànhphố Phan thiết 65km, phía bắc giáp Tỉnh Lâm Đồng, phía đông giáp và đông bắcgiáp huện Tuy Phong, nam và đông nam giáp biển Đông, tây và tây nam giáp biểnHàm Thuận Bắc Có đường quốc lộ IA xuyên suốt 8 xã theo hướng đông – bắc, tâynam dài xắp sĩ 40km đi ngang qua trung tâm huyện lỵ và trọng điểm kinh tế Huyện

có 17 xã, thị trấn trong đó có 9 xã miền núi, 2 xã vùng sâu, vùng xa (có 7 xã thuầnđồng bào dân tộc thiểu số) Dân số có trên 120.000 khẩu, 24.000 hộ trong đó hộnông nghiệp 18.000 có xắp xỉ 67.000 lao động đây là nguồn nhân lực quan trọngcủa huyện trong việc phát triển kinh tế nói chung, và phát triển kinh tế nông nghiệpnói riêng Thế mạnh về nến kinh tế của Huyện là phát triển nông nghiệp trong đócây lúa chiếm vị trí quan trọng hàng đầu Huyện có diện tích tự nhiên 184.234hađược phân ra các loại đất :

Đất dùng sản xuất nông nghiệp: 35.049ha

+ Ruộng sản xuất lúa: 12.172ha

+ Đất trồng màu: 16.364ha

+ Đất trồng cây lâu năm: 1.779ha

+ Đất trồng cây nông nghiệp: 4.295ha

- Đất lâm nghiệp: 127.947ha

- Đất chuyên dùng: 2.842ha

`

Trang 15

- Đất chưa sử dụng: 17.616ha.

Từ đó cho thấy tiềm năng về đất đai dùng cho sản xuất nông nghiệp củaHuyện khá dồi giàu và phát triển, bên cạnh đó được sự quan tâm của Đảng trongvấn đề “Tam Nông” từng bước tạo điều kiện cho nông nghiệp, nông dân và nôngthôn cùng phát triền; cụ thể vừa qua nhà nước đã đầu tư công trình Hồ Cà Giây,Thuỷ điện Đại Ninh, Kênh dẫn nước Phan Thiết – Phan Rí… Hiện nay đang hoànchỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng Tuy có bờ biển khá dài nhưng là bãi ngang nênkhông thuận lợi cho việc đánh bắt hải sản nhưng có thể phát triển nghề du lịch

Bên cạnh đó những năm gần đây nổi lên là cây Thanh Long với lợi nhuậnmang lại khá lớn đã góp phần thúc đẩy kinh tế Huyện đi lên

Kết thúc năm 2013 tổng sản lượng lương thực là 105.568 tấn; chăn nuôi:29.978 con heo; 36.921 con bò; 1.866 con trâu; 6.828 con dê (trong đó 4.200 dê cáisinh sản); 570.000 con gia cầm, nuôi tôm nước lợ 40ha, tôm nước ngọt 2ha Các sảnphẩm chủ yếu cung cấp cho thị trường TPHCM

Bên cạnh những thuận lợi còn nhiều những tồn tại khó khăn như nắng hạn,

lũ lụt bị mất mùa một phần lớn cây màu và cả cây lúa Giá cả nông sản diển biếnphức tạp, không có lợi cho người sản xuất, cơ sở hạ tầng còn yếu kém tích lũy nội

bộ nền kinh tế Huyện còn nhỏ bé, trình độ năng lực của một bộ phận cán bộ cònnhiều mặt hụt hẫng chưa theo kịp với yêu cầu cuộc đổi mới

Với sự hổ trợ của các ngành UBND các xã, thị trấn và nhân dân trong toànHuyện dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và nhà nước mà trực tiếp là Huyện Ủy,UBND huyện Bắc Bìn Huyện Bắc Bình sẽ vững bước đi lên XHCN với thế mạnh

và nội lực sẳn có

1.2.2 Các hoạt động chính

Là chi nhánh của ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Agribank Bắc

Bình - Bình Thuận đang thực hiện tất cả các sản phẩm, dịch vụ hiện có của mộtngân hàng hiện đại; với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, sáng tạo, tinh thôngnghiệp vụ, luôn tận tâm, nhiệt thành phục vụ khách hàng trên các lĩnh vực sau:

Trang 16

- Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu bằng VND và ngoại tệ

từ các tổ chức kinh tế và cá nhân với lãi suất linh hoạt, hấp dẫn Tiền gửi của cácthành phần kinh tế được bảo hiểm theo qui định của Nhà nước

- Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hìnhcho vay đa dạng: ngắn hạn, trung, dài hạn bằng VND; Cho vay cá nhân, hộ giađình, doanh nghiệp; Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản và cho vay không cóbảo đảm bằng tài sản; Cho vay kinh doanh, sản suất và cho vay tiêu dùng …

- Phát hành thẻ ATM (Success), thẻ ghi nợ quốc tế

- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảolãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng

- Chi trả tiền nhanh chóng trong và ngoài nước, với dịch vụ chuyển tiềnnhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối

- Mua bán trao ngay và có kỳ hạn các loại ngoại tệ; thu đổi ngoại tệ mặt

- Thanh toán thẻ Visa, Master, ACB Card …

- Cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chỗ, dịch vụ thu hộ, chi hộ theo yêu cầucủa khách hàng

- Dịch vụ rút tiền tự động 24/24 (ATM)

- Dịch vụ vấn tin, nhắn tin qua điện thoại, giao dịch từ xa qua mạngInternet

- Thực hiện các dịch vụ khác về tài chính, ngân hàng

1.2.3 Mô hình tổ chức của Agribank Bắc Bình – Bình Thuận

`

Giám đốc

PhòngKHKD

Phó giám đốc

Phó giám đốc

PhòngKTNQ

TổHCNS

Trang 17

1.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

 Giám đốc

- Xây dựng chiến lược,mục tiêu phương hướng kế hoạch kinh doanh của

CN phù hợp với chiến lược phát triển,phương hương nhiệm vụ hoạt động của cácNHNo và kinh tế tại địa phương

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo ủy quyền của Tổng GĐ,chịu trách nhiệm trước pháp luật, Giám đốc Agribank tỉnh Bình Thuận về quyếtđịnh của mình

- Quy định chức năng, nhiệm vụ đối với các phòng nghiệp vụ tại CN

 Phó giám đốc

- Giúp GĐ chỉ đạo điều hành một số nghiệp vụ do GĐ phân công phụtrách và chịu trách nhiệm trước GĐ và pháp luật về các quyết định của mình

- Thay mặt GĐ điều hành công việc khi GĐ ủy quyền

- Bàn bạc và tham gia ý kiến với GĐ trong việc thực hiện các nghĩa vụ của

CN theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng

 Phòng Kế hoạch – Kinh doanh (Tín dụng)

- Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn về các hệ số an toàn theo quy định

- Tham mưu cho GĐ chi nhánh điều hành về giải pháp phát triển nguồnvốn, xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn

- Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn

và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro, tài sản nợ

- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh, phân tích các hoạtđộng kinh doanh quý, năm

- Thẩm định, giải ngân, thu nợ, kiểm tra các món vay theo quy định

 Tổ Hành chính và Nhân sự

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của CN

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động

Trang 18

- Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông,bảo vệ, y tế của CN

- Trực tiếp thực hiện chế độ lương, chế độ bảo hiểm, quản lý hồ sơ cán bộthuộc CN quản lý và hoàn tất hồ sơ

 Phòng Kế toán – Ngân quỹ

- Trực tiếp hạch toán kế toán, hoạch toán thống kê và thanh toán Xâydựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước, thanh toán theo quy định

- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinhdoanh theo quy định

- Trực tiếp quản lý con dấu của CN

- Đề xuất, tham mưu chính sách phát triển dịch vụ cải tiến quy trình…

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giớithiệu sản phẩm, tiếp nhận các ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ

- Triển khai phương án tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo chỉ đạo, xâydựng và lưu trữ kế hoạch quảng bá thương hiệu như ấn phẩm, catalog…

- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, thanh toán quốc tế theo quy định

- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT NHNo

1.2.5 Kết quả hoạt động

Năm 2013, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục đối mặt vớirất nhiều thách thức, khó khăn… song dưới sự lãnh đạo của Chi ủy, Ban giám đốc,cùng sự đoàn kết, tận tâm, tự giác phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên, hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận vẫn duy trì được sự ổn định

và tăng trưởng vững chắc; đạt được thành công nhất định trong việc ổn định tổ chức

và phát triển kinh doanh

`

Trang 19

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2013)

Biểu đồ 1.1 : Tình hình huy động vốn tại Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm

2011 - 2013

Trang 20

Nhìn chung, tình hình huy động vốn tại ngân hàng gặp không ít khó khăn

do chịu áp lực lãi suất trần huy động từ ngân hàng nhà nước, cũng như lãi suất cạnhtranh từ các ngân hàng trên địa bàn Tuy nhiên, với tình hình và khả năng huy độngvốn hiện tại thì CN luôn đảm bảo được nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng cho nhu cầuthanh khoản Tính đến 31/12/2013, cơ cấu vốn được thay đổi về chất lượng theohướng phát triển ổn định nguồn vốn từ dân cư và ít rủi ro, cụ thể: tổng nguồn huyđộng đạt 403.168 triệu đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), so với năm 2012 tăng73.087 triệu đồng, tăng 22.14%, năm 2011 tăng 70.668 triệu đồng , tăng 27.24%,trong đó:

- Huy động từ dân cư năm 2013 tăng khoảng 24.51% so với 2012, tươngđương 74.092 triệu đồng so với 2011,tương đươmg 73.728 triệu đồng Nguyên nhân

là do ngân hàng đưa ra các chiến lược thu hút tiền gửi cá nhân như: triển khaichương trình khuyến mãi dành cho thẻ Visa/Master, tiết kiệm dự thưởng, tặng quà,

…điều này cho thấy niềm tin của người dân vào ngân hàng ngày càng tốt hơn

- Trong khi đó tiền gửi các TCKT năm 2013 chỉ đạt 26.812 triệu đồnggiảm 1.005triệu đồng, giảm 3.61% Nguyên nhân chủ yếu là do:

• Tình hình khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến hàng tồn kho cao,các tổ chức tận dụng tối đa nguồn vốn của mình cho sản xuất kinh doanh làm chonguồn vốn nhàn rỗi bị hạn chế

• Thị trường huy động vốn lộn xộn, cũng như chịu sự cạnh tranh gâygắt của các NHTM khác trong cùng địa bàn

khách hàng

 Tình hình sử dụng vốn

Mục đích kinh doanh của các NHTM nói chung, mà cụ thể là NHNo đềuhướng tới lợi nhuận Và khi nói đến lợi nhuận thì không thể không nhắc đến tíndụng, với các hoạt động: cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, … và các dịch vụ kèm theo,mang lại thu nhập chính cho ngân hàng Và CN Bắc Bình - Bình Thuận với vai trò

là một trong những ngân hàng góp phần ổn định nền kinh tế thì việc duy trì một cơ

`

Trang 21

cấu cho vay hợp lý: một mặt đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần xây dựng

và thực hiện các chiến lược kinh doanh; mặt khác tạo sự cân đối giữa nguồn vốn vàviệc sử dụng vốn nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động ngân hàng cũng như ổnđịnh nền kinh tế quả là một nhiệm vụ đầy khó khăn và thử thách Vì vậy, để thấyđược hiệu quả hoạt động tín dụng tại CN Bắc Bình - Bình Thuận, tác giả tiến hànhphân tích các số liệu sau:

Bảng 1.2: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận

Đvt: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2012)

Bảng 1.3: Cơ cấu tín dụng của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận

Đvt: triệu đồng

Trang 22

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012 – 2013)

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2013)

`

Trang 23

Biểu đồ : Tình hình cơ cấu dư nợ

Thực hiện theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam, chỉ được tăng dư nợ khinguồn vốn huy động tăng Theo đó, ở mức tăng trưởng nguồn vốn huy động27,24%, cùng với chính sách mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng, CN Bắc Bình

- Bình Thuận đã đạt được những kết quả:

-Doanh số cho vay năm 2013 là 760.557 triệu đồng, tăng 109.431 triệuđồng ,tương đương 16.81% so với năm 2012

- Doanh số cho vay năm 2012 là 651.126 triệu đồng, tăng 106.723 triệuđồng, tương đương 19,6% so với năm 2011

- Doanh số thu nợ năm 2013 so với 2012 tăng 11.00%, tương đương63.132triệu đồng

- Doanh số thu nợ năm 2012 so với 2011 tăng 11,61%, tương đương59.691 triệu đồng

- Tính đến 31/12/2013, dư nợ tín dụng tại CN đạt 487.703triệu đồng tăng83.654triệu đồng, với tỷ lệ tăng ở mức 20.7% Trong đó, dư nợ trung dài hạn có sựtăng trưởng vượt trội hơn so với dư nợ ngắn hạn với 52.30%, tương đương79.561triệu đồng

Qua biểu đồ, cho thấy tình hình tín dụng của chi nhánh qua 3 năm có sự thayđổi rõ rệt, cụ thể: đối tượng cho vay chuyển dần và tập trung chủ yếu vào cácKHCN (tăng 84.914triệu đồng, tương đương 22.35% trên tổng dư nợ) và TCKTtăng hơn 27.22% trên trên tổng dư nợ, tương đương 6.544 triệu đồng Nguyên nhânchủ yếu là do:

- Đặc thù là huyện miền núi, kinh tế chủ yếu là Nông nghiệp nên các dự áncho vay chủ yếu tập trung vào mục đích sản xuất kinh doanh Nông nghiệp dẫn đếnđối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình

- Những năm gần đây trồng cây Thanh Long đã mang lại nguồn thu lớn,

CN đã nhận thấy được điều này chủ động tiếp cận và cho vay những hộ có nhu cầuthực hiện dự án trồng mới hay hạ thế điện(chong đèn để cây thanh long ra trái vụ)

Trang 24

- Các TCKT trên địa bàn huyện do khó khăn chung của nền kinh tế; hầuhết giữ hạn mức dư nợ, ít có khách hàng mở rộng SXKD để thực hiện dự án mớidẫn đến dư nợ có tăng trưởng nhưng không đáng kể

 Hoạt động dịch vụ

Bên cạnh các hoạt động cơ bản là huy động vốn và tín dụng, CN cũng rấtquan tâm đến các hoạt động dịch vụ và công tác phát triển sản phẩm dịch vụ mớitrên cơ sở phát huy lợi thế về mạng lưới, uy tín thương hiệu, …nhằm tăng nguồnthu nhập ngoài tín dụng, thu hút KH, cũng như quảng bá thương hiệu cho NH

Năm 2013, hoạt động sản phẩm dịch vụ của CN có sự phát triển tích cực,doanh thu đạt 1.315 triệu đồng, chiếm 2.45% tổng thu nhập của chi nhánh, tăng13% so với năm 2012, trong đó:

Năm 2012, hoạt động sản phẩm dịch vụ của CN có sự phát triển tích cực,doanh thu đạt 1.648 triệu đồng, chiếm 2.63% tổng thu nhập của chi nhánh, tăng15% so với năm 2011, trong đó:

- Công tác phát hành thẻ: lũy kế đến 31/12/2013, chi nhánh phát hànhđược 14.567 thẻ ghi nợ nội địa, tăng 15% so với năm 2011; 101 thẻ quốc tế, tănggần 26% so với năm 2011 Số dư trên tài khoản thẻ đạt 15,427 triệu đồng, tăng18,1% so với năm 2011

- Ngoài ra, chi nhánh còn phát triển các dịch vụ khác: trả lương qua tàikhoản thẻ, thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, thanh toán qua POS, …

 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 1.4: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2011 – 2012

Đvt: triệu đồng

`

Trang 25

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2012)

Bảng 1.5: Phân tích biến động kết quả kinh doanh từ 2012 – 2013

Đvt: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2012 – 2013)

Trang 26

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2013)

Biểu đồ 1.3 : Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận

Năm 2013, tình hình kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục diễn biếnphức tạp; việc phải chia sẻ khó khăn với DN thông qua việc giảm lãi suất cho vay,cũng như tăng trích lập dự phòng rủi ro xử lý nợ xấu đã khiến lợi nhuận của các tổchức tín dụng đi xuống Nhưng với những chính sách tiết kiệm chi phí hợp lý, kiểmsoát nợ xấu tốt nên lợi nhuận đạt được của CN vẫn tăng trưởng với tỷ lệ nhất định

Theo bảng phân tích, tình hình kết quả kinh doanh tại CN năm 2013 chothấy:

- Lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 13.870 triệu đồng, năm 2013 thì lợinhuận trước thuế là 14.761 triệu đồng, tăng 6.42% (tương đương 891 triệu đồng) -Lợi nhuận trước thuế năm 2011 là 13.099 triệu đồng, năm 2012 thì lợinhuận trước thuế là 13.870 triệu đồng, tăng 5,89% (tương đương 771 triệu đồng)

- Về cơ cấu thu nhập, nhìn chung thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọngcao (trên 97% tổng thu nhập), trong khi thu nhập từ dịch vụ lại chiếm tỷ trọngkhiêm tốn Đây là tình hình chung của đa số các NHTM Việt Nam hiện nay, khi màhoạt động tín dụng vẫn là hoạt động đem lại thu nhập chính cho NH

`

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

LÀ CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN

- Cho vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh: KH là các hộ gia đình

và cá nhân có đủ điều kiện, khả năng sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực nông,

lâm, ngư nghiệp và dịch vụ Thời hạn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh

và thời gian thu hồi vốn của dự án, phương án sản xuất kinh doanh

- Cho vay thực hiện nhu cầu phục vụ đời sống:

KH là các hộ gia đình và cá nhân có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống vàsinh hoạt Có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính để trả nợ khoản vay

Riêng KH là người hưởng lương chỉ cần xác nhận của cơ quan quản lý laođộng về các khoản thu nhập của mình

- Cho vay mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển phục vụ SXKD:

KH có nhu cầu vay vốn để mua sắm nhà ở, phương tiện vận chuyển phục vụ sản

xuất Có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính để trả nợ tiền vay KH là người

hưởng lương thì chỉ cần xác nhận của cơ quan quản lý lao động về các khoản thunhập của mình

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: KH là người sở hữu hợp pháp tài sản

cầm cố bao gồm: Sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do Agribank phát hành, trái phiếu kho

bạc nhà nước Mức vay được xác định dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế của TSĐB.

Trang 28

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng: KH là cá nhân

người Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng quốc tếhay nội địa do Agribank phát hành

• Loại tiền vay: VND hoặc USD, thời gian cho vay tối đa 12 tháng

• Mức cho vay: Tối đa 80% số tiền đã chi tiêu trên thẻ tín dụng

• Tài sản đảm bảo: Ký quỹ bằng tiền mặt, sổ tiết kiệm hoặc chứng từ cógiá do Agribank phát hành hoặc được cấp tín chấp tùy theo đối tượng

Phương thức trả nợ: Thanh toán hàng tháng tối thiểu 20% số tiền chi tiêu trên thẻ theo bảng liệt kê giao dịch hàng tháng Số tiền chi tiêu trên thẻ không được trừ vào số tiền đã ký quỹ

2.1.2 Điều kiện vay vốn

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật

- Có mục đích sử dụng vốn vay rõ ràng, hợp pháp, dù là tài trợ thương mạihay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Tình hình tài chính lành mạnh, không có

nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng khác, đủ khả năng trả gốc và lãi đúng cam kếttrong hợp đồng vay vốn

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi kèm theophương án trả nợ khả thi cho CN

- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước cùng các quy định của CN

`

Ngày đăng: 23/12/2014, 12:33

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w