1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank

52 792 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 607,5 KB

Nội dung

Vốn của Ngân hàng Thương mại được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như vốn tự có,vốn huy động,vốn đi vay và các nguồn vốn khác.Trong đó vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng thương mại. Muốn đóng vai trò thực sự như một trung gian tài chính,một tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp,muốn giữ thế chủ động trong kinh doanh thì mỗi ngân hàng không thể không tiến hành huy động vốn. Nguồn vốn huy động quyết định năng lực thanh toán cũng như quy mô các hoạt động cho vay, đầu tư, bảo lãnh… của ngân hàng. Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh, vị thế và uy tín của ngân hàng trên thị trường.Rõ ràng, một ngân hàng có thế mạnh trong việc huy động vốn thì sẽ có nhiều thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ, đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng thị trường. Vì vậy mỗi ngân hàng đều cần quan tâm thường xuyên đến công tác huy động vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của bản thân ngân hàng và nhu cầu về vốn cho nền kinh tế.

Trang 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập tại trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM chúng

em dưới sự dìu dắt và dạy dỗ tận tình từ quý thầy cô đầy kinh nghiệm và tràn đầynhiệt huyết cũng như lòng yêu nghề,chúng em đã được học hỏi rất nhìu từ kiếnthức,kinh nghiệm đến kỹ năng sống Em xin được trân trọng gửi đến quý thầy cô lờitri ân sâu sắc Em cũng rất cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Hà đã tận tình giúp đỡ vàhướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo tốt nghiệp này

Trong thời gian thực tập tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônchi nhánh huyện CHÂU ĐỨC dưới sự chỉ dẫn và giúp đỡ của các anh chị phòng kếtoán ngân quỹ,em đã học hỏi và thu thập được nhiều kinh nghiệm thực tiễn cũngnhư biết thêm nhiều nghiệp vụ tại ngân hàng Em chân thành cảm ơn các anh,chịcũng như ban lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được hoàn thành tốtkhóa thực tập tốt nghiệp tại quý ngân hàng

Em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong

sự nghiệp giảng dạy Kính chúc quý ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhânviên đang công tác tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện CHÂU ĐỨC,tỉnh BÀ RỊA VŨNG TÀU thật nhiều sức khỏe để xây dựngngân hàng ngày càng thành công và phát triển vững mạnh hơn nữa,luôn là nơi đặttrọn niềm tin của khách hàng

Trang 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, ĐỒ THỊ

Bảng 2.1 : Báo cáo thu nhập của chi nhánh

Bảng 2.2 : Tình hình huy động vốn

Bảng 2.3 : Dư nợ quá hạn

Bảng 2.4 : Bảng kết quả hoạt động ngân quỹ

Bảng 2.5 : Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ

Bảng 2.6 : Vốn huy động

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Bảng 2.8 : Nguồn vốn huy động thông qua phát hành công nợ

Bảng 2.9 : Quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn

Bảng 2.10 Chi phí huy động vốn

Biểu đồ 2.1 : Nguồn vốn huy động bằng nội tệ

Biểu đồ 2.2: Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện ChâuĐức

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay,vai trò của vốn đối với các Ngân hàngthương mại ngày càng trở nên quan trọng.Vốn của ngân hàng được hiểu là nhữnggiá trị tiền tệ do ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được,dùng để chovay,đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Vốn của Ngân hàng Thương mại được hình thành từ nhiều nguồn khácnhau như vốn tự có,vốn huy động,vốn đi vay và các nguồn vốn khác.Trong đó vốnhuy động là nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh củangân hàng thương mại Muốn đóng vai trò thực sự như một trung gian tài chính,một

tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp,muốn giữ thế chủ động trong kinh doanhthì mỗi ngân hàng không thể không tiến hành huy động vốn Nguồn vốn huy độngquyết định năng lực thanh toán cũng như quy mô các hoạt động cho vay, đầu tư,bảo lãnh… của ngân hàng Nó cũng có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh, vịthế và uy tín của ngân hàng trên thị trường

Rõ ràng, một ngân hàng có thế mạnh trong việc huy động vốn thì sẽ cónhiều thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ, đẩy mạnh kinh doanh, mở rộng thịtrường Vì vậy mỗi ngân hàng đều cần quan tâm thường xuyên đến công tác huyđộng vốn, đáp ứng yêu cầu kinh doanh của bản thân ngân hàng và nhu cầu về vốncho nền kinh tế

Nhận thức được tầm quan trọng đó,với những kiến thức đã học được ởtrường, cũng những kiến thức đã thu thập được trong thời gian thực tập, tìm hiểutình hình thực tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện CHÂU ĐỨC, em đã chọn đề tài:”Thực trạng và giải pháp huy động vốn tạingân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện CHÂU ĐỨC”

Trang 7

Về kết cấu,ngoài phần mở đầu và kết luận,bài báo cáo của em gồm ba chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU ĐỨC

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠINGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNHHUYỆN CHÂU ĐỨC

Trang 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1Khái quát chung về ngân hàng thương mại

1.1.1Khái niệm,chức năng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệmNgân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộcác hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan, mà các hoạt động thườngxuyên là các hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng

1.1.1.2 Chức năng

Chức năng trung gian tài chính

NHTM nhận tiền gửi và cho vay chính là việc thực hiện chuyển tiền tiếtkiệm thành tiền đầu tư

Những chủ thể thừa vốn có thể đầu tư trực tiếp bằng cách mua các công cụtài chính như: cổ phiếu, trái phiếu Nhưng thị trường tài chính trực tiếp đôi khikhông đem lại hiệu quả vì khó tìm kiếm thông tin, chi phí cho thông tin lớn, chấtlượng thông tin không được tốt và phải có sự trùng khớp về nhu cầu của người thừavốn và người thiếu vốn về số lượng, thời hạn…chính vì thế với tư cách là nhà trunggian tài chính các ngân hàng thương mại đứng ra nhận gửi tiết kiệm và cung cấpvốn cho nền kinh tế với số lượng và thời hạn phong phú và đa dạng đáp ứng mọinhu cầu về vốn của khách hàng có đủ điều kiện vay vốn

Với mạng lưới giao dịch rộng khắp, các dịch vụ đa dạng, cung cấp thông tinnhiều chiều, hoạt động ngày càng phong phú chuyên môn hóa vào từng lĩnh vựcNHTM đã thực sự giải quyết được những hạn chế của thị trường tài chính trực tiếp,góp phần nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn trong nền kinh tế thị trường

Chức năng tạo tiền

Chức năng tạo tiền là chức năng cực kỳ quan trọng của NHTM

Chức năng này thể hiện trong quá trình cấp tín dụng cho nền kinh tế vàhoạt động đầu tư của NHTM Cùng với ngân hàng trung ương thực hiện chính sáchtiền tệ để ổn định giá trị đồng tiền, từ một lượng tiền cơ sở do Ngân hàng trungương phát hành thông qua hệ thống NHTM sẽ được tăng lên khi cấp tín dụng chonền kinh tế Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng sẽ được tính theo công thức:

D = m.MB

D: Khối lượng tiền qua hệ thống ngân hàng

Trang 9

MB: Khối lượng tiền cơ sở

m =1/ rd Hệ số nhân tiền

rd : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ngân hàng trung ương có thể điều tiết khối lượng tiền cung ứng bằng cáchthay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng hoặc giảm khả năng tạo tiền của NHTM, từ

đó đạt được mục tiêu đề ra

Chức năng cung cấp và quản lý các phương tiện thanh toán.

Thông qua chức năng trung gian tài chính NHTM làm tăng lượng tiềntrong lưu thông

Các NHTM cung cấp một danh mục phương tiện thanh toán đa dạng và vàphong phú: séc chuyển tiền, séc chuyển khoản, thẻ tín dụng… sự xuất hiện cácphương tiện thanh toán này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng giao dịchthương mại, mua bán hàng hóa an toàn, nhanh chóng, chi phí thấp

Cung cấp dịch vụ tài chính

Ngoài dịch vụ huy động vốn và cho vay, NHTM cũng cung cấp các dịch

vụ khác như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ môi giới, bảo lãnh tư vấn bảo hiểm…

Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, các dịch vụ ngân hàng cũng pháttriển và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng Đồng thời việc phát triển dịch vụnày cũng làm tăng hiệu quả sử dung vốn, giảm lượng tiền mặt trong lưu thông do

đó tiết kiệm được chi phí in ấn và kiểm đếm tiền

Ngày nay trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng việc đưa

ra các dịch vụ mới làm tăng tiện ích cho khách hàng là một yếu tố để tăng cườngsức cạnh tranh

1.2 Một số nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại

1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn

1.2.1.1 Nghiệp vụ tiền gửiĐây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động ngân hàng nhận các tiền gửi từ cácdoanh nghiệp để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản

Trang 10

Tiền gửi là khoản mục duy nhất trong Bảng cân đối kế toán giúp phân biệtNgân hàng với các loại hình doanh nghiệp khác Tiền gửi là cơ sở chính của cáckhoản cho vay và do đó, nó là nguồn vốn sâu xa của lợi nhuận và sự phát triểntrong ngân hàng Khả nảng huy động vốn với mức lãi suất hợp lý cũng như đápứng nhu cầu xin vay là những chỉ số đánh giá tính hiệu quả trong ngân hàng

1.2.1.2 Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giáNgoài việc huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản tiếtkiệm, các tổ chức tín dụng nói chung và NHTM nói riêng, còn có thể huy động vốnbằng cách phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tíndụng phát hành để huy động vốn, trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiềntrong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa

tổ chức tín dụng và người mua

Phân loại :

- Căn cứ vào quyền sở hữu:

+ Giấy tờ có giá ghi danh: là giấy tờ có giá phát hành theo hìnhthức chứng chỉ hoặc ghi sổ, có ghi tên người sở hữu

+ Giấy tờ có giá vô danh: là loại giấy tờ có giá phát hành theohình thức chứng chỉ, không ghi tên người sở hữu (thuộc quyền

sở hữu của người nắm giữ nó)

- Căn cứ về loại công cụ trên thị trường vốn:

+ Giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ: chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,trái phiếu

+ Giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn: cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếuphổ thông hay cổ phiếu thường

- Căn cứ vào thời hạn :+ Giấy tờ có giá ngắn hạn

+ Giấy tờ có giá dài hạn

1.2.1.3 Nghiệp vụ huy động vốn khácĐây là khoản vốn huy động không thường xuyên và đòi hỏi các ngân hàngphải lập ra bản dự án cho từng đối tượng và các nhóm đối tượng

1.2.2 Nghiệp vụ tín dụng của NHTM

Trang 11

1.2.2.1 Nghiệp vụ ngân quỹNghiệp vụ ngân quỹ bao gồm các nghiệp vụ thu, chi và điều chuyển tiềnmặt.

Quỹ tiền mặt do bộ phận ngân quỹ (hay phòng ngân quỹ) thực hiện và bảoquản trong kho, két tuyệt đối an toàn Tại bộ phận ngân quỹ bố trí thủ quỹ và cácnhân viên kiểm ngân, thủ quỹ chịu trách nhiệm về số tài sản trong kho, két

Nghiệp vụ phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng vào mục đíchnhằm đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán nhanh của NHTM

1.2.2.2 Nghiệp vụ cho vay

Đây có thể nói là nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động quản lý ‘tàisản có’ của NHTM Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng cung cấp các khoản tíndụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần trong nền kinh tế

1.2.2.3 Nghiệp vụ đầu tư tài chínhNHTM cũng sử dụng số vốn huy động từ dân cư, TCKT để đầu tư

1.2.2.4 Nghiệp vụ cung ứng tài chínhTrong hoạt động kinh doanh, các NHTM cũng tiến hành các hoạt độngkinh doanh khác như: kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc đá quý, các dịch

1.2.2 Khái niệm huy động vốn

Bản thân thuật ngữ “huy động vốn” đã nêu lên tương đối công việc trongcông tác này Trong nền kinh tế luôn tồn tại những người thừa vốn và những người

Trang 12

thiếu vốn, có thể nói NHTM đóng vai trò điều hòa mâu thuẫn này bằng việc sửdụng các công cụ, các nghiệp vụ của mình để huy động các nguồn vốn trong xã hội.

Thực chất, nghiệp vụ huy động vốn là các hoạt động thu hút nguồn vốnnhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức kinh tế, xã hội dưới dạng tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi thanh toán, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các chứng từ có giákhác, tạo nên một nguồn tài chính được ngân hàng sử dụng để kinh doanh sinh lời

và trả một phần lợi nhuận này cho người gửi thông qua công cụ lãi suất

1.2.3 Các hình thức huy động vốn:

1.2.3.1 Huy động tiền gửi

Theo kỳ hạn:

- Tiền gửi không kỳ hạn.: Cũng như tên gọi của loại tiền gửi của nó đó

là khoản tiền có thời gian gửi tiền không xác định, khách hàng (cá nhân, tổ chức)

có quyền rút ra bất cứ lúc nào Mục đích của khách hàng loại này là hưởng nhữngtiện ích trong thanh toán khi có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

và tín dụng Vì vậy đây là bộ phận tiền nhàn rỗi tạm thời chứ không phải là khoản

Tuy nhiên ở một số nước, quy định này đó được nới lỏng: các ngân hàngcho phép người gửi tiền được rút ra trước hạn nhưng phải báo trước cho ngân hàngmột khoản thời gian nhất định, nếu không báo người gửi sẽ không được hưởng lãisuất hoặc rất thấp

Phân theo đối tượng

Trang 13

- Tiền gửi của dân cư

Các tầng lớp dân cư đều có khoản thu nhập tạm thời chưa sử dụng đến

Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiếtkiệm với mục tiêu đảm bảo an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt lànhu cầu an toàn Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, các ngân hàng đềukhuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách ở rộngmạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấpdẫn …

- Tiền gửi của các doanh nghiệp , các tổ chức xã hội

Các doanh nghiệp do yêu cầu của hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn

vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanhtoán NHTM là một trung gian tài chính, nó quan hệ với các đối tượng này thông quaviệc mở tài khoản, nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và đáp ứng yêu cầu thanh toáncủa họ Do có sự đan xen giữa các khoản phải thu và các khoản phải thanh toán nênngân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi nhất định, điều này lí giải vì sao ngân hànghuy động được nhiều nguồn vốn nhất trong lĩnh vực này, có chi phí thấp và được sửdụng cho vay không chỉ ngắn hạn mà còn cả trung hạn Tuy nhiên nguồn này có hạn chế

là tính ổn định và độ lớn phụ thuộc vào quy mô, loại hình của doanh nghiệp

Phân loại theo mục đích

- Tiền gửi tiết kiệm :

Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền để dành của mỗi cá nhân được gửi vào ngânhàng, nhằm hưởng lãi suất theo qui định Nó là một dạng đặc biệt của tích luỹ tiền tệ,trong tiêu dùng cá nhân Khi gửi tiền người gửi được giao một sổ tiết kiệm coi như giấychứng nhận tiền gửi vào ngân hàng Đến thời hạn khách hàng rút tiền ra được nhận mộtkhoản tiền lãi trên tổng số tiền gửi tiết kiệm Có hai loại tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi tiếtkiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

- Tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán

Đây là khoản tiền của doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờngân hàng giữ và thanh toán hộ Trong phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả củadoanh nghiệp hoặc cá nhân đều được ngân hàng thực hiện Các khoản thu bằng tiền của

Trang 14

doanh nghiệp hoặc cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu.Lãi suất của khoản tiền này rất thấp, thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng cácdịch vụ của ngân hàng với mức phí thấp.

1.2.3.2 Phát hành giấy tờ có giáCác NHTM phần lớn sử dụng trên thị trường tiền tệ và vay ngân hàng

Vốn luôn là nhu cầu cần thiết đối với NHTM, để có được nguồn vốn các

NH không chỉ cạnh tranh nhau về lãi suất huy động lẫn lãi suất cho vay CácNHTM không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống để huy động vốn mà còn đưa

ra các các công cụ mới có hiệu quả hơn để huy động vốn một cách dễ dàng đáp ứngnhu cầu vốn của mình đó là kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng

Kỳ phiếu và trái phiếu là giấy tờ có giá xác nhận khoản nợ của ngân hàngvới người nắm giữ Kỳ phiếu được phát hành thường xuyên và có kỳ hạn ngắn: 3, 6 12 tháng Trái phiếu thường có kỳ hạn lớn hơn 1 năm

Việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu có ưu thế: giúp ngân hàng huy độngđược đúng số lượng vốn cần thiết và có thời hạn đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn củangân hàng Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn này tương đối cao do ngân hàng phảitrả lãi cao hơn các hình thức huy động truyền thống

1.2.3.3 Nghiệp vụ đi vay

Tiền gửi là nguồn quan trọng nhất của ngân hàng thương mại Tuy nhiên khicần các ngân hàng thường vay mượn thêm Tại nhiều nước, ngân hàng Trung ươngthường quy định tỷ lệ giữa nguồn tiền huy động và vốn của chủ Do vậy nhiều ngânhàng vào những giai đoạn cụ thể phải vay mượn thêm để đáp ứng nhu cầu chi trả khikhả năng huy động bị hạn chế

- Vay NHNNĐây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của NHTMkhi thiếu hụt dự trữ Hình thức cho vay chủ yếu của ngân hàng nhà nước là tái chiếtkhấu (hoặc tái cấp vốn) Thông thường, ngân hàng Nhà nước chỉ chiết khấu cho nhữngthương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp

Trang 15

với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ Trong điều kiện chưa cóthương phiếu, ngân hàng nhà nước cho NHTM vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạnmức tín dụng nhất định

- Vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có lượng dự trữ vượt yêucầu sẽ có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngượclại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảo thanhkhoản Như vậy nguồn vay các ngân hàng khác là để đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trảcấp bách và trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từngân hàng Nhà nước

- Vay trên thị trường vốn

Đây là nguồn vốn ngân hàng huy động một cách chủ động trên thị trường tàichính Là trung gian tài chính, phải luôn đáp ứng nhu cầu về vốn, do vậy việc ngân hàngthiếu vốn là điều không thể tránh khỏi Trong những trường hợp này, ngân hàng có thể

sử dụng nghiệp vụ huy động vốn trên thị trường tài chính: phát hành các giấy tờ có giátrị như các giấy tờ vay nợ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Việc chuyển nhượng các giấy

tờ trên từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngânhàng và khách hàng Ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và phát hành trái phiếu Tráiphiếu là một giấy tờ có giá, xác nhận khoản nợ của khách hàng đối với người chủ ngânhàng với cam kết như thanh toán một số tiền xác định vào một ngày xác định trongtương lai với thời hạn xác định cho trước

Kỳ phiếu ngân hàng là một loại giấy nhận nợ ngắn hạn do ngân hàng phát hànhnhằm huy động vốn trong dân cư, chủ yếu là để phục vụ cho những kế hoạch kinhdoanh xác định của ngân hàng như một dự án, một chương trình kinh doanh…

1.2.3.4 Nghiệp vụ huy động vốn khác

Trang 16

Các NHTM còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và

làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài ra ngân hàng còn thực hiệncác dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giảingân và thu hộ…

Ngoài ra còn có các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt được hình thànhtrong thanh toán (séc trong quá trình chi trả , tiền ký quỹ để mở L/C …) Các khoản nợkhác như thuế chưa nộp, lương chưa trả… Cũng góp phần làm tăng nguồn huy độngtrong công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.4 Các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thươngmại

1.4.1 Các yếu tố khách quan

1.4.1.1 Yếu tố pháp lý

Hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh mẽ đốivới nền kinh tế của bất kỳ quốc gia nào Cụ thể việc huy động vốn và sử dụng vốn củangân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập củacác chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát Vì vậy, hoạtđộng của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt chẽ hơn so với các doanh nghiệp khác.Thực tế là ngân hàng phải chịu sự điều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định củachính phủ, của NHTW Đó là Luật các tổ chức tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàngloạt hệ thống các quy định cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức Trong

sự ràng buộc về luật pháp này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ

bị thay đổi và kết quả làm ảnh đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn Bởi khichính sách của Nhà nước, của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãi suất, tín dụngthay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chất lượng nguồn vốn củaNHTM

1.4.1.2 Yếu tố chính trị

Trang 17

Không một quốc gia nào có thể phát triển nếu môi trường chính trị không

ổn định Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh

mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trên thếgiới Điều này cũng là nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng

1.4.1.3 Yếu tố kinh tế

Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thunhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động huy động của ngân hàng

Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thunhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ sẽảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đếnkhả năng thu hút vốn của NHTM

1.4.1.4 Yếu tố văn hóa – xã hội

Môi trường văn hoá là yếu tố quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trongviệc sử dụng tiền của dân cư Và những tập quán tiêu dùng này sẽ ảnh hưởng đếnnghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng Nếu ở những vùng mà người dân quen sử dụng sốtiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiềukhó khăn

Hơn nữa, mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích luỹ ảnh hưởngđến quyết định của những thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiếtkiệm, giữ tiền ở nhà, gửi tiền ở ngân hàng, đầu tư vào chứng khoán hoặc bất động sản

1.4.2 Các yếu tố chủ quan

1.4.2.1 Uy tín của ngân hàng

Trang 18

Uy tín của ngân hàng có vai trò quan trọng, tạo nên sự an toàn và niềm tinlớn cho khách hàng khi khách hàng gửi tiền.Uy tín tạo cho ngân hàng một vị thếtrong nền kinh tế.

1.4.2.2 Chính sách huy độngChính sách huy động vốn cũng như chiến lược kinh doanh thường xuyênđược thay đổi theo mục tiêu mà ngân hàng theo đuổi Khi có nhu cầu về vốn lớnngân hàng thương mại có thể đưa ra nhiều biện pháp, cách thức khác nhau nhằmthu hút nhiều nguồn tiền từ nền kinh tế gửi vào ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu

về vốn của ngân hàng Và cũng khẳng định rằng chính sách huy động vốn của ngânhàng thương mại không bao giờ được giữ nguyên mà nó thương xuyên thay đổi,nhưng cũng chỉ nhằm mục đích mà ngân hàng thương mại đã đề ra cho những thời

kỳ hoạt động tiếp sau

1.4.2.3 Công tác quảng cáo khuyến mãiCác ngân hàng thương mại hiện nay đã từng bước học tập và ứng dụng nghệthuật thông tin quảng cáo, các hình thức khuyến mãi…Tuy việc đầu tư cho công tác nàycòn hạn chế, nhưng có thể nói đây cũng là mặt mạnh của ngành ngân hàng trong việccạnh tranh để huy động tiền gửi Thông tin quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, các dịch vụhậu mãi sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường Và tuỳ vào chu kỳ sống của sảnphẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp để các nhà quản trị ngân hàng chọn thời điểm,thời gian sử dụng, chiến lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp

1.5 Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là kết quả huy động mà ngânhàng đạt được, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo được mục tiêu an toàn

và sinh lợi cao cho ngân hàng trong từng thời kỳ

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra Hiệu quảtrong huy động vốn giúp đáng giá chính xác hoạt động huy động vốn, khả năngthích nghi và sự phát triển trên thị trường

Trang 19

1.5.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn.

1.5.2.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tang trưởng nguồn vốn

Tốc độ tăng trưởng VHĐ =

Cho thấy tốc độ tăng bao nhiêu phần trăm so với năm trước, thông qua đó chothấy được quy mô của nguồn vốn trong năm

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động =

1.5.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy độngMột yếu tố quan trọng khác được đưa ra để đánh giá khả năng huy độngvốn của NHTM la cơ cấu vốn.Cơ cấu vốn được phản ánh thông qua tỷ trọng củatừng loại vốn trong tổng vốn của NH Quy mô của từng loại vốn được sử dụng đểtính tỷ trọng của nó trong tổng vốn huy động

Tỷ trọng của loại vốn =

1.5.2.3 Chi phí huy động vốnChi phí huy động vốn = Lãi trả cho nguồn HĐ + Chi phí HĐ khác

Lãi trả cho nguồn HĐ = Quy mô HĐ * Lãi suất huy động

1.5.2.4 Sự phù hợp giữa mục đích với yêu cầu sử dụng vốn

Hoạt động chính của NHTM là huy động vốn để sử dụng nhằm thu lợinhuận.Theo đó NH sẽ chuyển hóa nguồn vốn – tiền gửi,tiền vay,vốn của chủ -thànhcác loại tài sản như ngân quỹ,tín dụng ,chứng khoán,các tài sản khác theo mộtphương thức thích hợp,nhằm thỏa mãn các mục tiêu mà NH đề ra

Vốn huy động so với dư nợ =

Trang 20

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng huy động vốn của chi nhánh để cho vay vàđánh giá sử dụng vốn cho vay có hiệu quả không.

1.5.2.5 Một số chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng của HĐVcủa NHTM

- Mức độ thuận tiện của khách hàng : Được đánh giá qua các thủ tục gửitiền,rút tiền, các dịch vụ kèm theo của ngân hàng.Tiết kiệm thời gian và chi phí chokhách hàng

- Thời gian để huy động một lượng vốn nhất định

- Một số chỉ tiêu khác như số lượng vốn bị rút ra trước hạn,kỳ hạn thực tếcủa các nguồn

Trên đây là một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng huy động vốn củaNHTM.Tuy nhiên,sử dụng một chỉ tiêu không thể phản ánh đầy đủ được mà cần kếthợp nhiều chỉ tiêu thì mới phản ánh đúng thực chất chất lượng huy động vốn củamột NHTM Trong điều kiện cụ thể sẽ có từng hệ thống chỉ tiêu riêng phù hợp vớiđặc điểm kinh doanh của mỗi ngân hàng

KẾT LUẬN:

Trên đây em đã trình bày những cơ sở lý luận chung nhất về ngân hàng thương mại

và về hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Sau đây em xin trình bàythực trạng hoạt động tại ngân hàng nông nông nghiệp và phát triển nông thôn chinhánh huyện CHÂU ĐỨC dựa trên những cơ sở lý luận mà em vừa trình bày ở trên

Trang 21

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNGNGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU ĐỨC.2.1 Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánhhuyện CHÂU ĐỨC.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, được thànhlập theo nghị định số 53-HĐBT ngày 26/3/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng(nay là Thủ tướng Chính phủ) với tên gọi đầu tiên là ngân hàng Phát triển Nôngnghiệp Việt Nam và qua hai lần đổi tên; lần thứ nhất mang tên: Ngân hàng Nôngnhiệp Việt Nam; lần thứ hai theo quyết định số 280/QĐ- NHNN đổi tên Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam thành NHNo& PTNT (NHNo& PTNT VN) (Tên giao dịchquốc tế là Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development; Viết tắt: VBA &RD)

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện CHÂUĐỨC là một đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn Việt Nam được thành lập đầu tiên tại khu vực huyện nên tạo được sự tintưởng sâu sắc của những người dân nơi đây

NHNo&PTNT huyện CHÂU ĐỨC được thành lập theo quyết định số340/NHNo-BRVT của giám đốc NHNo&PTNT tỉnh BRVT và chính thức đi vào hoạtđộng vào ngày 1/1/1996

Tên giao dịch : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for agriculture and Rural Development Tên viết tắt: VBARD

Logo:

Trụ sở chính : số 10, Lê Hồng Phong, Ngãi Giao, Châu Đức, Bà Rịa Vũng Tàu

Trang 22

Với vai trò là trụ cột đối với nền kinh tế đất nước, chủ đạo, chủ lực trên thịtrường nông nghiệp, nông thôn, ngân hàng Agribank huyện CHÂU ĐỨC – BRVT

đã chủ động mở rộng mạng lưới với mục tiêu hướng đến toàn thể đông đảo kháchhàng với nhiều nhu cầu khác nhau ở khắp các xã nhằm tạo cho khách hàng dễ dàngtiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, bổ sung thêm kênh huy động vốn để thuhút vốn từ các nguồn vốn khác ở bên ngoài

Sau 5 năm hoạt động, chi nhánh đã từng bước tạo nên sự tin cậy đối vớikhách hàng bằng chính sự nổ lực và không ngừng vươn lên của mình Hiện nay,ngân hàng đã có một lượng khách hàng đông đảo, bao gồm cả khách hàng cá nhânlẫn doanh nghiệp

Nhờ hoạt động có hiệu quả, uy tín của NHNo&PTNT huyện Châu Đứcngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu của nhà nông

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Từ một cái tên bình dị “phòng giao dịch Ngãi Giao” nay đã trở thành 1trong những chi nhánh lớn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, toàn chi nhánh hiện có 50cán bộ công nhân viên

Trang 23

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện CHÂU ĐỨC

2.1.3 Chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc: Điều hành, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh, đề ra những nhiệm vụ, phương hướng kinh doanh và điều hành mọihoạt động kinh doanh của chi nhánh theo đúng quy định chung của Agribank đồngthời trực tiếp điều hành công tác tín dụng và hành chính nhân sự tại chi nhánh

- Phó giám đốc: Thay giám đốc điều hành một số công việc theo quy định

và báo cáo lại cho giám đốc, trực tiếp chỉ đạo, kiểm soát công tác kế toán và hoạtđộng ngân quỹ

- Phòng kế hoạch và kinh doanh: thực hiện nghiệp vụ cho vay, có tráchnhiệm hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, tiếp nhận và thẩm định các dự án

có nhu cầu vay vốn, theo dõi và giám sát tình hình trả lãi và thu hồi vốn của kháchhàng, thực hiện nghiệp vụ quản lý tín dụng, theo dõi và đánh giá tình hình thựchiện và đề xuất với giám đốc chi nhánh

- Phòng hành chính nhân sự: thực hiện chức năng quản lý cán bộ côngnhân viên trong chi nhánh, các công tác về điều động nhân sự, tiếp nhân, phân phối

và lưu trữ công văn, cung cấp đồ dùng và cơ sở vật chất cho các phòng ban

- Phòng kế toán ngân quỹ: là bộ phận giao dịch làm việc trực tiếp vớikhách hàng, thực hiện nghiệp vụ tại quầy, đồng thời có trách nhiệm quản lý quỹ,

Trang 24

chi theo lệnh về tiền mặt và ngoại tệ, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liên quan đếnviệc thu chi

2.1.4 Đặc điểm hoạt động

NHNo&PTNT huyện CHÂU ĐỨC là ngân hàng cấp 3 trong hệ thốngNHNo&PTNT Việt Nam, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ trong địa bàn vàphục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương Với những đặc điểm về kinh tế và

xã hội nêu trên NHNo& PTNT huyện CHÂU ĐỨC có nhiều cơ hội để phát triển

* Thuận lợi:

- Chi nhánh NHNo&PTNT huyện CHÂU ĐỨC nằm ngay trung tâm thịtrấn, tập trung dân cư đông đúc, tạo điều kiện trong việc tìm kiếm và giao dịch vớikhách hàng, thu hút được dịch vụ cho vay cũng như huy động vốn Đồng thời chinhánh cũng mở rộng thu hút khách hàng bằng việc mở các phòng giao dịch trên địabàn huyện

- Tình hình chính trị, kinh tế xã hội trên địa bàn ổn định giúp cho ngườidân có cơ hội đầu tư, có cơ hội phát triển sản xuất tạo điều kiện thuận để ngân hàng

mở rộng hoạt động cho vay và huy động vốn

- Chính sách của Đảng, Nhà nước về cho vay hộ nông dân, người sản xuấtkinh doanh quy định người vay 10.000.000 đồng không phải thế chấp tài sản đã tạođiều kiện cho người dân vay vốn ngân hàng

- Sau nhiều năm được mùa, giá cả ổn định nhân dân đã phấn khởi và chủđộng vay vốn ngân hàng

- Lãi suất cho vay phù hợp đã khuyến khích người dân mạnh dạn vay vốnđầu tư vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề

- Phong cách tiếp khách của ngân hàng đã được đổi mới làm cho ngườidân gần gũi hơn với ngân hàng hơn kể cả người vay tiền và người gửi tiền

Trang 25

- Là chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh lớn và hoạt động lâu đờitrên địa bàn, cùng với hoạt động chủ yếu phục vụ cho nông nghiệp đã tạo nên sứccạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn

*Khó khăn

- Là một huyện thuần nông, kinh tế có phát triển xong chủ yếu là tự sản, tựtiêu, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ, cụ thể như hiện nay ứ đọng khá nhiều vìvậy việc đầu tư cho người nông dân vay vốn cũng gặp không ít khó khăn

- Thiên tai, bệnh dịch thường xuyên xảy ra tuy chỉ ở mức cục bộ nhưngcũng gây khó khăn cho việc thu nợ và làm phát sinh nợ quá hạn

- Giá cả thực phẩm, nông sản thấp, ứ đọng nhiều không bán được làm ảnhhưởng đến sản xuất kinh doanh của dân khiến họ không dám mạnh dạn vay vốn mởrộng ngành nghề

- Người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng, món vay nhỏ, lẻ tẻlàm cho chi phí giao dịch cao …

- Các ngân hàng không ngừng mở rộng địa bàn, nhiều chi nhánh, phònggiao dịch mới được xây dựng như: Sacombank, BIDV, HD bank…và các quỹ tíndụng nhân dân, những người cho vay nặng lãi…

2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua.NHNo&PTNT huyện CHÂU ĐỨC luôn coi trọng công tác huy động vốn

và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động củamình Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn màchủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phongphú phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như: thành lậpcác phòng giao dịch ở các xã trong địa bàn để khách hàng dễ dàng thực hiện, đổimới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng

Nền kinh tế địa phương chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhândân bắt đầu phát triển, những năm gần đây đồng tiền khá ổn định, lạm phát ở mức

Trang 26

thấp là nguyên nhân cơ bản góp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốncủa NHNo&PTNT huyện CHÂU ĐỨC, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụcho quá trình tái đầu tư nền kinh tế địa phương Nhờ làm tốt công tác huy động vốnnên những năm vừa qua ngân hàng CHÂU ĐỨC luôn đáp ứng đủ nhu cầu vốn chohoạt động của mình.

Ngày đăng: 18/12/2014, 19:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện CHÂU ĐỨC - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện CHÂU ĐỨC (Trang 23)
Bảng 2.1: Bảng báo cáo thu nhập của chi nhánh - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.1 Bảng báo cáo thu nhập của chi nhánh (Trang 27)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn. - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn (Trang 28)
Bảng 2.3 : Dư nợ quá hạn : - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.3 Dư nợ quá hạn : (Trang 30)
Bảng 2.5: Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.5 Hoạt động thanh toán và kinh doanh ngoại tệ (Trang 32)
Bảng 2.6: Vốn huy động - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.6 Vốn huy động (Trang 33)
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động (Trang 35)
Bảng :2.8 Nguồn vốn huy động thông qua việc phát hàng công cụ nợ. - Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Agribank
ng 2.8 Nguồn vốn huy động thông qua việc phát hàng công cụ nợ (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w