Phân tích chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Bình thuận (Trang 39 - 46)

 Chính sách tín dụng

Tại NHNo & PTNT chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận nói riêng và hệ thống NHNo & PTNT trong nước nói chung đã bước đầu xây dựng được chính

sách tín dụng nhằm quản lý ở chi nhánh và thực thi thông suốt ở các đơn vị trực thuộc và ở mỗi cán bộ tín dụng. Cụ thể, có thể nêu một số việc như: xác định được ngành hàng chiến lược, khách hàng chiến lược; mức cho vay hầu như đã đáp ứng được nhu cầu KH; tăng trưởng tín dụng đã được đi kèm với quản lý rủi ro tín dụng.

 Quy trình tín dụng

QTTD tại chi nhánh được diễn ra chính xác, thủ tục nhanh chóng và có sự quản lý chặt chẽ của các cán bộ lãnh đạo tín dụng có nhiều kinh nghiệm.

 Khả năng thu thập thông tin của ngân hàng về khách hàng

Tất cả các thông tin của khách hàng được CN thu thập một cách chính xác và đầy đủ thông qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Qua đó, đánh giá được uy tín của KH, công tác giải quyết hồ sơ vay vốn được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác hơn.

2.3.2 Phân tích chỉ tiêu định lượng

Bảng 2.9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Đvt: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 tăng/ giảm Số tiền Tỷ lệ 1 Tổng thu nhập 63,055 64,228 1,173 1.86% Thu nhập từ tín dụng 61,622 62,581 0.959 1.56%

2 Doanh số cho vay 544,403 651,126 106,723 19.60%

3 Doanh số thu nợ 514,278 573,969 59,691 11.61% 4 Tổng dư nợ 326,892 404,049 77,157 23.60% 5 Dư nợ Bình quân 301,229 365,471 64,242 21.33% 6 Nợ quá hạn 3,592 4,980 1,388 38.64% 7 Nợ xấu 228 783 555 243.42% 8 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.10% 1.23% 9 Tỷ lệ nợ xấu 0.07% 0.19% 10 Tỷ lệ thu lãi 87.28% 88.70% 11 Vòng quay vốn tín dụng 1.21% 1.18%

(Nguồn: Báo cáo KQKD của Agribank Bắc Bình - Bình Thuận năm 2011 – 2012)

Bảng 2.10: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng

Đvt: tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm2013

tăng/ giảm

Số tiền Tỷ lệ

1 Tổng thu nhập 64,228 66.264 2.036 3.16%

Thu nhập từ tín dụng 62,581 63.795 1.214 1.93%

2 Doanh số cho vay 651,126 779.945 128.819 19.78%

3 Doanh số thu nợ 573,969 664.831 90.862 15.83% 4 Tổng dư nợ 404,049 503.455 99.406 24.60% 5 Dư nợ Bình quân 365,471 459.458 93.987 25.71% 6 Nợ quá hạn 4,980 7.154 2.174 43.65% 7 Nợ xấu 783 3651 2868 366.28% 8 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.23% 1.38 % 9 Tỷ lệ nợ xấu 0.19% 0.37 % 10 Tỷ lệ thu lãi 88.70% 90.41% 11 Vòng quay vốn tín dụng 1.18% 1.12%

Hệ số thu nợ của CN có sự gia tăng tốt và tương đối ổn định, năm 2011 hệ số này là 87,7%, đến năm 2012 là 88,28%. Hệ số này tăng trong năm 2012 là do tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Điều này cho thấy công tác thu nợ của CN đang được thực hiện tốt, hạn chế được rủi ro xảy ra nợ xấu, nợ quá hạn.

Vòng quay vốn tín dụng của CN trong thời gian qua có xu hướng giảm, nhưng không đáng kể. Năm 2012 là 1,18 vòng, năm 2013 giảm xuống còn 1,12 vòng. Vòng quay vốn tín dụng ngày càng giảm, cho thấy thời gian thu hồi nợ vay đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân trong năm vừa qua doanh số cho vay TDH tăng nhanh trên 81%, trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng không nhiều (dưới 38%) Vòng quay vốn tín dụng của CN trong thời gian qua có xu hướng giảm, nhưng không đáng kể. Năm 2011 là 1,21 vòng, năm 2012 giảm xuống còn 1,18

đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân trong năm vừa qua doanh số cho vay TDH tăng nhanh trên 78%, trong khi đó doanh số thu nợ lại tăng không nhiều (dưới 36%) Tỷ lệ nợ quá hạn của CN trong thời gian qua nhìn chung đang có xu hướng tăng. Năm 2012, con số này ở mức 1,23% đến năm 2013 tỷ số này đã tăng lên thành 1,23% nhưng vẫn thấp hơn so với mức cho phép. Được như vậy là nhờ công tác thẩm định tốt, các món cho vay được quản lý tốt. Mặc dù tình hình nợ quá hạn vẫn ở mức cho phép, tuy nhiên với tỷ lệ 1,23% cho thấy tình hình nợ quá hạn đang có xu hướng tăng. Do đó CN cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn trong thời gian tới

Tỷ lệ nợ quá hạn của CN trong thời gian qua nhìn chung đang có xu hướng tăng. Năm 2011, con số này ở mức 1,1% đến năm 2012 tỷ số này đã tăng lên thành 1,38% nhưng vẫn thấp hơn so với mức cho phép. Được như vậy là nhờ công tác thẩm định tốt, các món cho vay được quản lý tốt. Mặc dù tình hình nợ quá hạn vẫn ở mức cho phép, tuy nhiên với tỷ lệ 1,23% cho thấy tình hình nợ quá hạn đang có xu hướng tăng. Do đó CN cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn trong thời gian tới.

Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2012 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất trì trệ, nhiều DN gặp nhiều khó khăn dẫn đến phá sản, kéo theo theo sau đó là sự thất nghiệp của người lao động, các hộ sản xuất cá thể cũng bị ảnh hưởng theo. Do đó, chia sẻ khó khăn cùng với KH, năm 2013 tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao so với năm 2012 là 366.28% (tăng hơn 2868 triệu đồng). Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ lệ thì chỉ ở 0.37% vẫn còn nằm ở mức cho phép. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ xấu tại CN trong thời gian qua là rất tốt.

Về tỷ lệ nợ xấu, năm 2012 là năm khó khăn chung của nền kinh tế, sản xuất trì trệ, nhiều DN gặp nhiều khó khăn dẫn đến phá sản, kéo theo theo sau đó là sự thất nghiệp của người lao động, các hộ sản xuất cá thể cũng bị ảnh hưởng theo. Do đó, chia sẻ khó khăn cùng với KH, năm 2012 tình hình nợ xấu có xu hướng tăng cao so với năm 2011 là 243,42% (tăng hơn 555 triệu đồng). Tuy nhiên, nếu xét theo tỷ

lệ thì chỉ ở 0.19% vẫn còn nằm ở mức cho phép. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ xấu tại CN trong thời gian qua là rất tốt.

Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng: Theo số liệu từ bảng 2.9, cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2013 tăng so với năm 2012 khoảng1214 triệu đồng (gần 1.93 %), tương ứng mức đóng góp của tín dụng vào thu nhập năm 2013 là trên 99%. Tỷ lệ thu nhập từ tín dụng: Theo số liệu từ bảng 2.8, cho thấy thu nhập từ hoạt động tín dụng năm 2012 tăng so với năm 2011 khoảng 959 triệu đồng (gần 1.56%), tương ứng mức đóng góp của tín dụng vào thu nhập năm 2012 là trên 97%.

2.3.3 Một số hạn chế trong hoạt động tín dụng đơi với khách hàng cá nhân, hộ gia đình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như đã phân tích ở trên, trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế mà hoạt động tín dụng với khách hàng cá nhân tại Chi nhánh vẫn đạt một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn một vài hạn chế, nếu khắc phục được thì hoạt động tín dụng với KHCN sẽ sớm được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể:

- Thứ nhất, quy mô vốn còn hạn hẹp.

• NHNo & PTNT Việt Nam, cụ thể là CN Bắc Bình - Bình Thuận là một trong những NHTM được đánh giá cao về khả năng huy động vốn từ nội lực nền kinh tế. Song, đứng trước tình hình nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế, ổn định đời sống của đại đa số KH trong thời gian tới là rất lớn, đã tạo ra một thách thức lớn đối với CN.

• Ngoài ra, thực tiễn biến động của nền kinh tế, môi trường kinh doanh tiền tệ đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với nhau và các tổ chức tín dụng khác, đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn. Do đó, cần có những giải pháp huy động vốn hiệu quả để nâng cao năng lực tài chính tại CN.

- Thứ hai, sản phẩm tín dụng còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng theo nhu cầu khách hàng, còn nặng về các sản phẩm tín dụng truyền thống, còn thiếu các sản phẩm tín dụng như cho thuê tài chính ôtô và các sản phẩm bảo lãnh: xuất khẩu lao động, đóng tiền học phí (du học), chứng minh năng lực tài

chính. Và chính từ hạn chế này mà việc cạnh tranh thu hút khách hàng tại CN chủ yếu dựa vào uy tín là chính.

- Thứ ba, chính sách tín dụng chưa phù hợp. Hiện nay, tại CN Bắc Bình - Bình Thuận bước đầu đã xây dựng được chính sách tín dụng, tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Cụ thể: điều kiện cho vay chưa phù hợp; việc xác định nghành hàng, KH chiến lược vẫn còn lúng túng; mức lãi suất cho vay gần như giống nhau ở các khoản vay, …

- Thứ tư, quy trình tín dụng được diễn ra chính xác và thực hiện tốt một số công đoạn như: phương thức cấp tín dụng tiện lợi cho khách hàng, phương thức thu nợ phù hợp với dòng tiền vào của khách hàng và cách giải ngân bằng chuyển khoản đảm bảo được rủi ro. Tuy nhiên, về thủ tục và thời gian giao dịch, mặc dù đã được đơn giản và rút ngắn nhưng nhìn chung vẫn còn khá rườm rà và mất thời gian, điều này tạo tâm lý khó chịu cho các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng cần vốn gấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh.

- Thứ năm, thông tin thu thập từ khách hàng chưa chính xác và đầy đủ. Để đi đến quyết định cho vay là cả một quá trình, trong đó việc thu thập và xử lý thông tin từ khách hàng là một công tác không thể thiếu. Thực tế cho thấy, việc thu thập thông tin từ phía khách hàng tại Chi nhánh chủ yếu dựa vào:

• Hồ sơ vay vốn, phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên, đối với khách hàng giao dịch lần đầu tại Chi nhánh thì việc thu thập thông tin như đã liệt kê hầu như chưa hoàn toàn đầy đủ và chuẩn xác.

• Thông tin từ CIC, đây là phương pháp được Chi nhánh tin dùng. Nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế, do hệ thống thông tin phục hoạt tín dụng tại Việt Nam chưa đảm bảo tính chuẩn xác. Do đó, thông tin khách hàng được cập nhật lên CIC có sự chậm trễ, chưa đúng thực tế, và chính điều này ảnh hưởng lớn đến công tác đánh giá uy tín khách hàng khi quyết định cho vay tại Chi nhánh.

- Thứ sáu, sự phân công CBTD tại CN chưa phù hợp với năng lực và kinh nghiệm của từng CBTD. Tại CN, thông thường mỗi CBTD được phân công theo từng địa bàn cụ thể và trong mỗi địa bàn đó thì KH hoạt động theo các lĩnh vực

khác nhau. Do đó, việc một CBTD phải phụ trách nhiều đối tượng KH với những món vay thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau thì quả là khó khăn lớn đối với CBTD.

- Thứ bảy, tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh có xu hướng tăng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tại Chi nhánh với KHCN vẫn nằm trong giới hạn cho phép (Năm 2011: 1,03%; năm 2012: 2,35%; năm 2013: 3.67%), tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc tăng tỷ lệ nợ xấu đã góp phần ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tín dụng với KHCN. Và chính từ hạn chế này cho thấy công tác kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay tại Chi nhánh vẫn chưa tốt, cần được khắc phục.

- Thứ tám, hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa thực sự được chú trọng, việc kiểm tra còn mang tính hình thức, chạy theo vụ việc, theo những lịch kiểm tra thường kỳ hoặc khi có sự việc xảy ra mới tiến hành kiểm tra kỹ. Mặt khác, bản thân công tác kiểm soát nội là công việc mang tính nhàm chán, dễ đụng chạm, chế độ đãi ngộ chưa cao nên nhiều cán bộ chưa thực sự mặn mà với công việc, đây chính là nguyên nhân góp phần làm cho công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh chưa thực sự phát huy hiệu quả.

- Thứ chín, hoạt động Marketing còn có một số hạn chế nhất định

• Với ưu thế là Ngân hàng quốc doanh, do đó hoạt động Marketing tại Chi nhánh chưa thực sự chú trọng khâu quảng cáo, điển hình như: Băng rôn quảng cáo chỉ treo tại trụ sở là chủ yếu và việc đăng quảng cáo này cũng không được thực hiện thường xuyên.

• Bị hạn chế mức chi phí cho hoạt động tiếp thị sản phẩm, vì mọi chi phí cho hoạt động Marketing tại Chi nhánh Bắc Bình - Bình Thuận nói riêng và tại các NHTM nói chung đều phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ Tài Chính và Agribank cấp trên quy định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Với những phân tích về thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh nói chung và về hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng của CN Bắc Bình - Bình Thuận trong thời gian qua đã phần nào phác họa lên bức tranh chung mang tính cục diện về

tình hình hoạt động và phát triển cũng như những kết quả đạt được với sự phấn đấu và nỗ lực hết mình của tập thể nhân viên và lãnh đạo Agribank Bắc Bình. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn tồn tại một vài hạn chế nhất định.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN

BẮC BÌNH – BÌNH THUẬN

3.1Định hướng hoạt động và phát triển trong những năm tiếp theo

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Bình thuận (Trang 39 - 46)