Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một phần về phía gia đình, nhiều người bố, người mẹ mải lo chuyện làm ăn, thiếu thời gian để gần gũi quan tâm đến con cái của mình, thiếu sự hiể
Trang 1GIáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5
Đinh KIM Lộc – Tiểu học thanh chi
A Đặt vấn đề:
Giáo dục đạo đức là một mặt giáo dục cần phải đặc biệt coi trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn sự nghiệp đổi mới của đất nước đang được đẩy mạnh, đất nước trong thời kỳ hội nhập, phát triển cùng với các nước trên thế giới Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức
Đức là đạo đức cách mạng đó là cái gốc rất quan trọng" Trong công cuộc đổi mới
hiện nay khi yếu tố con người được coi trọng thì tiềm năng trí tuệ cùng với sức mạnh tinh thần và đạo đức của con người cần được đề cao và phát huy mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi thường xuyên của công tác giáo dục, đồng thời cũng là đòi hỏi cấp thiết của việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay Đặc biệt là khi nền kinh tế thị trường đang cuốn hút mạnh mẽ, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi vào công việc làm giàu cho dân cho nước Trong guồng máy đó nhiều nhân tố mới tích cực, phát huy hết năng lực của mình đang sinh sôi nảy nở, bên cạnh đó những hiện tượng tiêu cực như: Nạn tham nhũng, đưa hối lộ, quan liêu xa dân, lối sống thiếu trung thực của một số cán bộ Đảng viên nó đang lan tràn vào xã hội Cùng với vấn đề đó trong xã hội hiện nay ngày càng xẩy ra các tệ nạn như nghiện hút, chích, quậy phá… trong
đó có một số là lứa tuổi học sinh Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một phần về phía gia đình, nhiều người bố, người mẹ mải lo chuyện làm ăn, thiếu thời gian để gần gũi quan tâm đến con cái của mình, thiếu sự hiểu biết trong việc giáo dục kết hợp tay ba giữa nhà trường- gia đình và xã hội Chính vì lẽ đó mà người giáo viên cần phải có sự nỗ lực trong công việc giáo dục của mình, đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, phải chú trọng những học sinh do mình phụ trách
Để khắc phục tình trạng trên chúng ta cần thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng giao cho ngành giáo dục đó là: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài" cho đất nước Bản thân tôi đi sâu nghiên cứu đề tài"Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5" và tôi luôn xem vấn đề đó là rất quan trọng, rất cần thiết cho ngành
giáo dục của nước ta hiện nay
Trong thực tiễn thì bất kỳ người công dân nào dù công tác, lao động ở lĩnh vực nào trong xã hội đều phải trải qua trường tiểu học Lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng những dấu ấn của trường tiểu học có một ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời học sinh Chính vì vậy việc giáo dục đạo đức ở bậc tiểu học đã được tất cả các nước coi trọng và tiến hành ngay từ bậc tiểu học và từ lớp 1
Vậy làm thế nào để cho học sinh của mình trở thành những đứa con ngoan trò giỏi, là con người có ích cho xã hội Xuất phát từ những vấn đề trên làm tôi trăn trở và suy nghĩ Cùng với vốn kinh nghiệm của bản thân, hoàn cảnh của lớp, của trường, của địa phương nên tôi đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 5" và ngay từ những ngày đầu của năm học tôi luôn luôn chú trọng
giáo dục đạo đức cho học sinh Tôi hướng tới lời dạy của Bác
Trang 2"Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên"
B Mục đích đề tài:
Đề tài mà tôi nghiên cứu nhằm hình thành nhân cách cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng Cụ thể là 14 chuẩn mực và hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên
Mục đích giáo dục đạo đức cho các em phải có được các chuẩn mực sau:
- Đối với ông, bà, cha, mẹ các em phải biết "đi thưa về trình" gặp người lớn tuổi phải biết chào hỏi dù bất cứ ở nơi đâu Biết giữ yên lặng khi người lớn trò chuyện hoặc nghỉ ngơi Biết vâng lời ông, bà, cha, mẹ, không được "nói leo" lễ phép kính trọng với ông, bà, cha, mẹ, biết chăm sóc, giúp đỡ, làm vui lòng ông, bà, cha, mẹ…
- Đối với thầy, cô giáo các em phải biết kính trọng vâng lời, chú ý nghe thầy cô giảng bài, gặp các thầy giáo khác hoặc cô giáo cũ đều phải biết thưa gửi, chào hỏi lịch sự
- Đối với bản thân: Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và những nhiệm vụ của người học sinh Có thói quen đi học đúng giờ, tập hợp nhanh gọn trước và sau khi ra vào lớp cũng như tập trung dưới cờ… có thói quen đứng dậy khi khách vào lớp, dơ tay phát biểu, hăng hái tham gia vào các hoạt động ở trường như: múa, hát, sinh hoạt đội, sao ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, trang phục đội viên đầy đủ, chơi những trò chơi lành mạnh Gặp người lớn phải lễ phép chào hỏi, có thói quen cảm ơn, xin lỗi
Được của rơi trả lại người mất Biết giữ gìn đồ dùng học tập, giữ gìn tài sản chung cho trường, cho lớp và giữ gìn vệ sinh chung… Luôn luôn hòa nhã với bạn bbè
Bên cạnh đó đề tài này đề cập đến giáo dục cho các em có niềm tin và có thái
độ đúng đắn với các vấn đề đạo đức Biết nhìn nhận và phê phán cái xấu, hành vi xấu, các em biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày, biết lựa chọn và xử lý với các tình huống trong giao tiếp, trong lao động, trong học tập, sinh hoạt, hình thành ở học sinh có được thái độ xúc cảm, tình cảm, rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức thông qua các hoạt động khác
C Giải quyết vấn đề:
I Cơ sở khoa học:
1 Cơ sở lý luận: Đạo đức con người mới xã hội chủ nghĩa không chỉ là thành phần cơ bản của giáo dục mà còn là mục tiêu của công tác giáo dục thế hệ trẻ Trong giáo dục không chỉ dạy con người có kiến thức kho học mà còn phải có đạo
Trang 3đức Do vậy, công tác giáo dục điều trước tiên phải chăm lo bồi dưỡng cho người học về đạo đức, coi đó là cái gốc cho sự phát triển nhân cách Việc nghiên cứu và thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh lớp cuối cấp tiểu học không vượt khỏi định hướng chung: " Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ
và kỹ năng nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở" ( Luật Giáo dục)
Muốn nghiên cứu giảng dạy về đạo đức dù ở lớp nào thì điều trước tiên người giáo viên phải xác định rõ và hiểu được điểm mới, mục tiêu, nội dung môn đạo đức lớp đó, bởi vì đạo đức của con người thường có cơ sở xuất phát từ thực tiễn cùng với
sự tiến bộ của xã hội, đạo đức cũng có sự vận động và phát triển
2 Cơ sở thực tiễn: Trong công cuộc đổi mới của đất nước hiện nay cùng với
sự phát triển của khoa học kỹ thuật là việc giáo dục đạo đức và tư tưởng theo truyền thống văn hóa của dân tộc ở từng lớp học, trường học là rất quan trọng Đất nước ta sau 20 năm đổi mới nhưng ta chưa hề chú ý vai trò đạo đức trong xã hội và trong xã hội hiện nay đan xen nhiều nhận thức khác nhau, vì thế việc học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một yêu cầu không thể thiếu đối với con người cách mạng
Trong thực tế dù quan điểm đường lối của Đảng là đúng đắn nhưng chất lượng giáo dục trong nhà trường chưa đáp ứng kịp thời sự đổi mới của đất nước Các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, thiếu kỷ cương và suy thoái về đạo đức nó thể hiện như: Nạn tham nhũng, đưa hối lô, quan liêu xa dân, lối sống thiếu trung thực Chạy bằng cấp, chạy chức quyền, chủ nghĩa cá nhân, nói không đi đôi với làm và một số
tệ nạn xã hội nó ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện nhân cách của người học sinh… không ít số cán bộ, Đảng viên có chức quyền tham nhũng, thoái hóa biến chất Một bộ phận không nhỏ nhân dân lại có lối sống thực dụng kiếm tiền bằng mọi hình thức Chính những cái đó nó đã ảnh hưởng đến các em học sinh, đặc biệt môi trường gia đình cũng không kém phần ảnh hưởng đến nhân cách các em, gia
đình sống không hòa thuận, bố mẹ mải kiếm tiền không quan tâm đến con cái… còn hậu quả là con cái phải gánh chịu Một số gia đình khá giả vì quá nuông chiều con làm cho trẻ thích nghi với lối sống thụ động, ỷ lại, ích kỉ và lười lao đông, sa vào các tệ nạn xã hội
II Thực trạng:
1 Thực trạng của đề tài: Như chúng ta đã biết các em học sinh ở vùng nông thôn cuộc sống đã gặp nhiều khó khăn, mặt khác điều kiện giao tiếp với môi trường bên ngoài còn rất ít, ở gia đình các em gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn đủ thứ, chính vì thế đa số phụ huynh quanh năm suốt tháng lo chuyện làm ăn kinh tế mà
Trang 4không có thời gian quan tâm đến việc giáo dục đạo đức, chăm lo cho con cái… có một số gia đình không đủ điều kiện mua sắm đồ dùng học tập, quân áo cho các em Chính vì lẽ đó làm cho các em mặc cảm với bạn bè, thầy cô nên các em tỏ ra chán nản, ham chơi Cũng có nhiều bậc phụ huynh cứ đinh ninh rằng mình đã làm đầy
đủ cho con cái, đôi dép mới hay bộ sách mới, mà thiếu đi sự quan tâm đến các em thì cũng dẫn đến các em sẽ hư hỏng Bên cạnh đó điều đáng đau lòng là thiếu sự quan tâm của cha hay mẹ, bởi cha, mẹ lo công việc làm ăn, chạy theo sự cuốn hút của đồng tiền… họ đâu biết rằng trẻ đang rất cần sự quan tâm của cha, mẹ hay bầu không khí thắm tình cha con, mẹ con Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn đến trẻ con ngày càng bị sa sút về mặt đạo đức
2 Thực trạng dạy đạo đức hiện nay:
- Thực trạng 1 Trong giảng dạy giáo viên thường sử dụng các khuôn mẫu ứng xử có sẵn, một chiều
Ví dụ: Khi dạy bài 1 Em là học sinh lớp 5
Hoạt động 1: Các em hãy quan sát tranh và thảo luận để thấy được vị thế mới của học sinh lớp 5, vui và tự hào vì đã là học sinh lớp 5
Giáo viên cứ theo khuôn mẫu như thế cho học sinh quan sát và thảo luận: Tại sao giáo viên không suy nghĩ và đặt một hệ thống câu hỏi, liên hệ ngay trong từng em, trong lớp học, để từ vốn kinh nghiệm thói quen của các em, các em
tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức mới
- Thực trạng 2: Dạy học đạo đức tiểu học nói chung và dạy học đạo đức lớp 5 nói riêng, việc sử dụng các phương pháp hiện đại như: Đóng vai, đóng tiểu phẩm thì giáo viên còn xem nhẹ hoặc bỏ qua
Chẳng hạn khi dạy bài Tình bạn (tiết 2)
Hoạt động 1: Đóng vai bài 1 (Sách GK)
Đáng lẽ ra giáo viên phải tổ chức cho các em theo các bước:
+ Nêu chủ đề, chia nhóm giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm, quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai mỗi nhóm
+ Các nhóm thảo luận đóng vai
+ Các nhóm lên thể hiện và giao lưu với lớp
+ Cả lớp nhận xét và thảo luận
Nhưng trong giảng dạy hàng ngày, hoạt động này giáo viên thường xem nhẹ hoặc bỏ qua
Trang 5- Thực trạng 3: Một số tiết dạy đạo đức lớp 5 giáo viên chưa chú ý đến việc tổ chức nhiều loại trò chơi khác nhau như: Đố vui, ghép hoa, ghép chữ, phóng viên
Ví dụ khi dạy bài: Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc ( tiết 2)
ở hoạt động 1: Tổ chức cho các em chơi một trong các trò chơi nêu trên, song hoạt động này giáo viên chỉ thuyết trình hoặc đàm thoại, giảng giải
- Thực trạng 4 Chương trình đạo đức lớp 5 dành 3 tiết để các trường giảit quyết các vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương như:
+ Phòng chống tệ nạn xã hội + Bảo vệ môi trường
+ Thực hiện Luật giao thông
……
Trong quá trình dạy đạo đức, phần này giáo viên cũng chưa đầu tư đầy đủ Tóm lại: Việc sử dụng dạy các phương pháp đạo đức lớp 5 còn nhiều lúng túng và hiệu quả chưa cao
3 Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa xác định đúng mục tiêu của từng hoạt động, mục tiêu của từng bài
- Chưa chú trọng đến việc sử dụng linh hoạt các hoạt động giáo dục đạo đức
mà còn rập khuôn, xuôi chiều
- Nhiều giáo viên rất ngại đầu tư cho tiết học đạo đức, chưa quan tâm đầy đủ
đến các phương pháp truyền thụ kiến thức đạo đức cho các em
- Thời gian dành cho tiết đạo đức còn quá ít
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên tôi đã đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học đạo đức tiểu học nói chung và lớp 5 nói riêng
III Biện pháp:
Giáo dục đạo đức là một mặt của công tác giáo dục nói chung và đạo đức là một môn học quan trọng của học sinh lớp 5 được dạy thành những tiết học riêng Dạy học đạo đức là quá trình chuyển các giá trị đạo đức xã hội thành tình cảm, niềm tin và hành vi đạo đức của học sinh Điều đó chỉ có thể đạt được khi học sinh hứng thú và tích cực, chủ động tham gia vào quá trình dạy học Do đó giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu của bài đạo đức, căn cứ vào trình độ học sinh, vào sở trường của giáo viên, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh của lớp, của trường, của địa phương
mà thiết kế các tiết học thành các hoạt động phù hợp Đồng thời tổ chức hướng dẫn
Trang 6học sinh hoạt động, phát huy vốn kinh nghiệm, thói quen đạo đức đã có, qua đó các
em có thể tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng mới qua các hoạt động như:
- Phân tích các thông tin, các tình huống, các truyện kể…
- Quan sát phân tích tranh ảnh
- Phân tích, đánh giá các hành vi, ý kiến, quan điểm, thái độ
- Đóng vai, đóng tiểu phẩm
- Chơi trò chơi
- Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn trong lớp học, trong nhà trường và ở địa phương, đất nước có liên quan đến chủ đề bài học
…………
Dạy học môn đạo đức cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng phải gắn với cuộc sống của học sinh, các truyện kể, tình huống, tấm gương sử dụng để dạy học đạo đức phải gần gũi với cuộc sống thực của học sinh Đồng thời giáo viên phải hướng dẫn học sinh liên hệ và tự liên hệ; phân tích đánh giá hành vi của bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực hành vi đã học; hướng dẫn học sinh điều tra qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá các sự kiện trong đời sống đạo đức của lớp học, của trường, của địa phương
Dạy đạo đức theo tinh thần đổi mới phương pháp khuyến khích sử dụng những tình huống truyện kể, đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi… với kết cục "mở" để học sinh đưa ra các giải pháp, tự đánh giá kết quả các giải pháp, so sánh lựa chọn được phương pháp tối ưu, hạn chế việc sử dụng các khuôn mẫu có sẵn, một chiều
Trong thực tế môn học này giáo viên chưa chịu khó đầu tư đầy đủ, thích đáng như các môn học khác ( toán, tiếng việt…) trong khi lên lớp một số giáo viên còn chưa biết hoặc ngại soạn ra những phiếu học tập, các câu hỏi thảo luận theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
Vậy làm thế nào để giờ học đạo đức của học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thêm phong phú, gần gũi, sống động với trẻ và các em tích cực tham gia vào các hoạt động để tự chiếm lĩnh tri thức mới một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà đem lại hiệu quả cao? Điều đó làm tôi trăn trở và suy nghĩ, cùng với vốn kinh nghiệm của bản thân, hoàn cảnh của lớp, của trường, của địa phương tôi đã đưa
ra các giải pháp cụ thể như sau góp phần vào việc dạy học đạo đức lớp cuối cấp tiểu học
Trang 7Sự kết hợp giáo dục tay 3 giữa gia đình - nhà trường - xã hội Tôi thấy rằng
ba môi trường này có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau để giáo dục các em có được hành vi đạo đức tốt
1 Đối với gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, vai trò của gia đình rất quan trọng, gia đình có một vị trí đặc biệt đối với mỗi con người Đó là mái ấm, là chiếc nôi nuôi dưỡng cả đời người Hiện nay cơ chế thị t rường làm cho thu nhập của đa số gia đình tăng lên đáng kể, nhưng do dòng xoáy của cơ chế thị trường mà nhiều bậc làm cha làm mẹ ít có thời gian, sức lực dành cho việc chăm sóc, kiểm tra giáo dục con cái Bên cạnh đó do hoàn cảnh kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn, cha mẹ phải tập trung công việc làm ăn dẫn đến cha mẹ và con cái ít có thời gian trò chuyện, tâm sự với nhau Chính vì lẽ đó mà dần dần dẫn đến mối liên kết gia đình trở nên lỏng lẻo, rời rạc hoặc có trường hợp ông bà cha mẹ chiều chuộng con cái quá mức không muốn con làm bất cứ việc gì trong gia đình nên chúng chỉ biết hưởng thụ mà không biết quan tâm, chăm sóc người khác
Để hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức cho con cái trong gia đình, cha
mẹ cần phải giáo dục để các em hiểu được giá trị đạo đức như khoan dung, lễ độ , biết tôn trọng bản thân và tôn trọng người khác, hiếu thảo, siêng năng, chia sẻ… cha mẹ cần biết rằng không chỉ dùng roi đòn hay nói suông trong việc giáo dục con cái mà cần giáo dục cho các em bằng các tình huống cụ thể
Ví dụ: Khi khách đến nhà thì phải làm sao?
Khi đi đâu, đi chơi về phải thế nào?
………
Hiện nay các bậc phụ huynh đều cho rằng một đứa con ngoan tức là học giỏi, nhiều thành tích, điểm cao… vì vậy các bậc cha mẹ ra sức lao động cung cấp cho con đi đến "thành tài" mà quên đi việc "thành nhân" như vậy là chưa đúng Bác Hồ
đã nói: " Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó" Vì vậy cần phải chú ý kết hợp cả tài năng, nhân đức và cách học
làm người Nói tóm lại trong gia đình cần phải biết:
- Cha mẹ là tấm gương sáng để con cái noi theo đó là từng lời ăn tiếng nói, cách xưng hô, cách sắp xếp công việc…
- Trò chuyện lắng nghe ý kiến, lời yêu cầu, đề nghị của con cái
- Giáo dục truyền thống gia đình, dòng họ, nêu cao tấm gương tiêu biểu
- Sắp xếp thời gian hợp lý để các em giúp đỡ gia đình những việc vừa sức và học tập đầy đủ
- Cho các con biết những khó khăn của cha mẹ, của gia đình
Trang 8Phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con cái, thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm Cùng thầy cô giáo kịp thời uốn nắn khuyết điểm hoặc
động viên khen thưởng khi con đạt thành tích cao trong học tập, rèn luyện Nhờ thầy cô giảng giải, thuyết phục cho con cái hiểu được trách nhiệm của mình đối với gia đình
Tình huống: Trong lớp có một bạn bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào những việc làm không tốt
Trước một tình huống như vậy, là giáo viên chủ nhiệm tôi phải xử lý như thế nào? vì em là một học trò giỏi, gia đình có điều kiện, nếu để thế thì em sẽ hư hỏng
và sa vào tệ nạn xã hội Hay chỉ nhắc nhở chung chung trước lớp? Hoặc làm ngơ như không biết, nhưng thế thì không được Tôi suy nghĩ em bị kẻ xấu rủ rê chắc phải có lý do nào đó Sau khi tìm hiểu kỹ tôi được biết do bố mẹ bận công việc buôn bán nên không có thời gian chăm sóc con cái Chỉ biết con xin cái gì là cho ngay kể cả những thứ đắt tiền Ngay cả họp phụ huynh cũng nhờ người đi họp thay Tôi đã đến gặp bố mẹ em đó trao đổi, gặp riêng em tâm sự, hỏi han và giải thích để
em hiểu rồi cử một số bạn khuyên ngăn, giúp đỡ cùng em đi học, cùng em làm bài, cùng em thảo luận bài…
Còn bố mẹ của em khi biết được tình hình của con mình như thế đã giành nhiều thời gian để động viên, quan tâm con và thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm, với các bạn trong lớp Kết quả em học sinh đó đã hiểu và không đi theo
kẻ xấu để đánh điện tử Bố mẹ em cũng thấm nhuần việc giáo dục con cái là không thể phó mặc cho nhà trường Mà trẻ em rất cần sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ của
tổ ấm gia đình vì tổ ấm gia đình là không gì sánh được
2 Đối với nhà trường: Giáo dục cho học sinh phát triển toàn diện là trách nhiệm của ngành nói chung và của mỗi nhà trường, mỗi giáo viên nói riêng Quan
hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh là mối quan hệ tế nhị, nhạy cảm và vô cùng phức tạp Mối quan hệ này không phải qua một buổi học hay một tuần học mà phải trải qua một năm học, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và nó phụ thuộc vào nghệ thuật sư phạm, cách ứng xử của người giáo viên của mỗi nhà trường đối với học sinh
Trong lớp tôi có một em học khá song vì ham chơi nên em học ngày một sa sút
Ngày nào cũng vậy, trước mỗi buổi dạy tôi toàn nhận được những thông tin
đó là: Bạn Tâm đánh em, bạn Tâm không tập hợp, bạn Tâm không đội mũ ca lô… tôi rất lo lắng cho Tâm Tôi nghĩ vai trò của nhà trường đối với việc giáo dục học sinh lúc này là rất quan trọng Thế là tôi bắt tay ngày vào việc uốn nắn em bằng nhiều hình thức
Trang 9Tôi dành thời gian gần gũi em, tâm sự cùng em, kể chuyện cho em nghe … rồi phân công các bạn trong lớp luôn luôn quan tâm nhắc nhở Tâm như trước giờ học thì kiểm tra trang phục đội viên của Tâm, nhắc bạn tập hợp, giảng bài cho bạn… còn tôi luôn luôn theo dõi, động viên khuyến khích em bằng những lời chân tình: " Tâm giỏi lắm, em đã tiến bộ nhiều… "
Trong giờ tập đọc (học thuộc lòng) tôi gọi em đứng dậy đọc thuộc bài " Bầm
ơi" mặc dù yêu cầu là học thuộc lòng cả bài nhưng em chỉ đọc thuộc một khổ thơ
đầu Khi em đọc xong tôi và cả lớp đều vỗ tay biểu dương, khen ngợi em, nhìn nét mặt em rất phấn khởi, rồi em ngồi xuống và tôi thấy em chăm chú học thuộc bài tiếp chứ không nói chuyện như mọi hôm Điều tôi và cả lớp bất ngờ là sau một thời gian ngắn lại thấy Tâm giơ tay phát biểu để học thuộc lòng cả bài, em đọc lại rất diễn cảm nữa Thấy Tâm đã vâng lời thầy cô, nghe các bạn, tôi cứ trông đến buổi chào cờ đầu tuần để nhờ giáo viên trực tuần, giáo viên tổng phụ trách và thầy hiệu trưởng biểu dương trước trường những tiến bộ của Tâm Và rồi giờ chào cờ cũng đã
đến, Tâm được biểu dương, khen ngợi, em vui lắm, từ đó trở đi tôi và các bạn trong lớp rất vui vì Tâm lại chăm học, học giỏi, không ham chơi nữa, còn bố mẹ em rất vui lòng khi thấy con mình được sự đùm bọc, giúp đỡ của trường, của giáo viên chủ nhiệm và bạn bè trong lớp
3 Đối với xã hội: Làm cho các em thấy xã hội rất quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ, vì trẻ em là tương lai của đất nước và vai trò của xã hội cũng không kém phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
Ví dụ: Tổ chức cho các em đội viên tham gia cắm trại vào các ngày lễ: 2/9; 15/8 (âm lịch)
Tổ chức cho các em nghe truyền thống yêu nước của nhân dân ta, kể các mẩu chuyện về những anh hùng dân tộc, các mốc lịch sử … vào dịp 22/12 (do Cựu chiến binh tổ chức)
Tổ chức cho các em sinh hoạt hè ở địa phương, vệ sinh đường làng ngõ xóm vào chiều thứ 7 hàng tuần…
Tổ chức cho các em tham gia hái hoa dân chủ vào các ngày lễ lớn hay khi các
em được học bài đạo đức "em tìm hiểu về liên hiệp quốc" qua các hoạt động như tìm hiểu thông tin, bày tỏ thái độ, trò chơi phóng viên, triển lãm nhỏ… cũng qua bài tập đọc " Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em"…
Thông qua các loại hình hoạt động trên các em được vui chơi, lao động, tìm hiểu qua các bài tập đọc, bài đạo đức Các em thấy rõ mình là những người học sinh ngồi dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đang được nhiều tổ chức xã hội quan tâm,
Trang 10giáo dục Nên bản thân mỗi em phải cố gắng học tập tốt, trau dồi đạo đức để sau này lớn lên góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh
4 Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo:
Mỗi giáo viên tiểu học là một tấm gương tuyệt diệu, một hình ảnh sáng ngời cho học sinh noi theo
Giáo viên phải chú ý cả tài cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức… Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ em ( Bài nói chuyện của Bác tại lớp học chính trị của giáo viên 1959 TT8 1989 Trang 469) Giáo viên cần phải giữ gìn phẩm chất, uy tín danh dự của nhà giáo, cán bộ giáo dục Tích cực xây dựng khối
đoàn kết thống nhất trong đơn vị, có lối sống lành mạnh trong sáng, trung thực, tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học, thẳng thắn đấu tranh với mọi sai phạm, tiêu cực
Thường xuyên học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp công tác của bản thân
5 Giáo viên phải xác định đúng mục tiêu và chuẩn kiến thức của từng bài, từng hoạt động:
Mỗi giáo viên chúng ta đều biết khâu quan trọng đầu tiên là phải xác định
được yêu cầu của bài dạy Trọng tâm của bài dạy là cái gì? Việc tìm cho được yêu cầu, trọng tâm, kiến thức chuẩn đó là công việc hết sức vất vả "Lao tâm khổ tứ" cần phải có năng lực, có thời gian suy nghĩ Nắm chắc chương trình, nội dung bài dạy Cần phải thực sự am hiểu đối tượng học sinh, đặc điểm địa phương nơi mình công tác thì giáo viên mới có cơ sở xác định đúng mục tiêu bài dạy phù hợp
Những giáo viên giỏi là giáo viên phải biết sử dụng được những nét đặc thù riêng của mình và có cách chuyển tải, thời gian chuyển tải nhanh nhất, hay nhất và sâu sắc nhất đối với trò
Để khắc phục tình trạng trên khi xác định mục tiêu chuẩn kiến thức giáo viên cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Nắm chắc yêu cầu của sách
- Đối chiếu nội dung bài với mục tiêu tiết dạy để biết:
+ Vấn đề nào đã có trong mục tiêu và trong sách giáo khoa
+ Vấn đề nào mới chỉ đề cập ở mục tiêu mà chưa có ở sách
+ Vấn đề gì có ở mục tiêu nhưng giáo viên đọc không hiểu