1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục đạo đức học sinh lớp 7 thông qua môn giáo dục công dân ở trường thcs suối ngô ,huyện tân châu, tỉnh tây ninh

24 3,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 171 KB

Nội dung

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Một trong những tư tưởng đổi mới của Giáo dục và đào tạo hiện nay là tăngcường giáo dục đạo đức cho học sinh.Luật giáo dục 2006 đã xác định :”Mục tiêu củagiáo dục phổ

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

B PHẦN NỘI DUNG Chương I : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Đạo đức –chức năng đạo đức ……… 3

2 Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức học sinh……… 4

Chương II:CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh ……… 5

2 Tình hình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 7a2 trường THCS Suối Ngô ……… 5

Chương III NỘI DUNG VẤN ĐỀ 1 Nâng cao vai trò vị trí và chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân ở trường THCS Suối Ngô ……….7

2 Những ảnh hưởng về phẩm chất và năng lực của thầy cô giáo đến các em học sinh ……… … .8

3 Tạo ra niềm tin cho học sinh ……… 9

4 Giáo dục ý thức , trách nhiệm , ý chí vươn lên trong cuộc sống cho học sinh THCS……… 10

5 Kết quả đạt được……….11

C PHẦN KẾT LUẬN 1 Bài học kinh nghiệm……… 12

2 Hướng phổ biến áp dụng và nghiên cứu tiếp của đề tài ……… 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO ……….13

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

Một trong những tư tưởng đổi mới của Giáo dục và đào tạo hiện nay là tăngcường giáo dục đạo đức cho học sinh.Luật giáo dục 2006 đã xác định :”Mục tiêu củagiáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản ,phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sángtạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa ( XHCN ) ( điều 23 )

Hiện tượng có không ít học sinh bị sa sút về mặt phẩm chất đạo đức đó bắtnguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằngnguyên nhân chủ yếu nhất là do trong thời gian qua ít quan tâm đến công tác giáo dụcđạo đức cho đối tượng này,gia đình và xã hội hầu như gửi gắm thậm chí khoán trắngviệc giáo dục đạo đức con em mình cho nhà trường

Qua quá trình thực tế giảng dạy ở trường THCS Suối Ngô tôi nhận thấy việctăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề rấtcần thiết và cấp bách, mặc dù công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trườngTHCS được diễn ra ở tất cả các hoạt động trong nhà trường , ở tất cả các môn họcnhưng tôi thiết nghĩ với chức năng và vị trí của môn giáo dục công dân thì đó là mônhọc có tính chất giáo dục trực tiếp đến đạo đức học sinh.Vấn đề đặt ra ở đây phải tìmmọi phương pháp tối ưu để góp phần bồi dưỡng nguồn lực con người phát triển cao vềtrí tuệ , thể chất, hướng các em thấy được cơ sở hình thành con người mới xã hội chủ

nghĩa “vừa hồng vừa chuyên”và để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức cho học

sinh tôi đã mạnh dạn đề ra biện pháp giáo dục đạo đức học sinh thông qua môn giáo

dục công dân.Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm:“Giáo dục đạo đức học sinh lớp 7a2 thông qua môn Giáo dục công dân ở trường THCS Suối Ngô ,huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh”

Trang 3

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Nghiên cứu và đánh giá công tác giáo dục đạo đức học sinh ở lớp 7a2 trườngTHCS Suối Ngô, thông qua đó đề ra giải pháp giáo dục đạo đức cho học sinh thôngqua môn Giáo dục công dân một cách có hiệu quả nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đềra,đồng thời giúp cho các em trở thành người tốt trong xã hội.Đó chính là vấn đề thenchốt mà đề tài giải quyết

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Giới hạn của đề tài này là nghiên cứu thực trạng và tìm ra giải pháp để giáo dụcđạo đức học sinh lớp 7a2 trường THCS Suối Ngô năm học: 2011-2012 thông qua mônGiáo dục công dân sao cho có hiệu quả

-Không gian : Học sinh lớp 7a2 trường THCS Suối Ngô năm học :2011-2012môn : GDCD

-Thời gian : Với việc nghiên cứu đề tài này tôi tiến hành theo dõi đánh giá đạođức của các em qua 3 giai đoạn của năm học 2011-2012 như sau :

+ Giai đoạn 1: Từ đầu năm học ( 15.8.2011 ) đến giữa học kì I tháng11/2011

* Chọn đề tài ,đăng kí tên đề tài

* Thống kê điều tra ,khảo sát số liệu đầu năm

* Viết đề cương lập kế hoạch

+ Giai đoạn 2: Từ giữa học kì I tháng 11/2011 đến cuối học kì I (31.12.2011)

* Tiến hành nghiên cứu ,áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

* Đánh giá kết quả ,so sánh đối chiếu điều chỉnh ,bổ sung

* Viết sáng kiến kinh nghiệm

+ Giai đoạn 3: Từ đầu học kì II (31/12/2011) đến đầu tháng 3 /2012 nghiệm

thu

* Kiểm tra đánh giá dạy

* Hoàn thành bản thảo của đề tài

* Hoàn thành đề tài

* Nộp đề tài

Trang 4

Đề tài chỉ nghiên cứu và vận dụng các phương giáo dục đạo đức học sinh thôngqua các bài dạy môn GDCD ở lớp 7a2 .

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :

Phương pháp nghiên cứu đọc tài liệu :Đọc tài liệu về giáo trình nắm vững cơ sở

lí luận về đổi mới phương pháp,phù hợp với tâm sinh lí học sinh giúp các em biết vậndụng vào thực tế,về những quan điểm đường lối của Đảng ,tư tưởng Hồ Chí Minh cácvăn bản của Bộ giáo dục về đánh giá xếp loại khen thưởng kỉ luật đối với học sinh

b.Phương pháp trao đổi, dự giờ ,đánh giá, rút kinh nghiệm :

Dự giờ đồng nghiệp cùng bộ môn GDCD trong trường và cả trường bạn để họchỏi rút kinh nghiệm nâng cao tay nghề.Trao đổi với đồng nghiệp học tập kinh nghiệmđiều chỉnh góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy

c.Phương pháp điều tra :

Để biết được thực trạng đạo đức học sinh hiện nay tôi đã có sự phối hợp thườngxuyên với giáo viên chủ nhiệm,giáo viên bộ môn,Tổng phụ trách để kịp thời đưa rabiện pháp thích hợp góp phần giáo dục đạo đức học sinh thông qua bộ môn GDCD

d.Phương pháp so sánh :

Sau khi đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy để giáo dụcđạo đức học sinh thông qua môn GDCD tôi nhận thấy được rằng biểu hiện đạo đức củacác em có chiều hướng rõ rệt có chuẩn mực và cả chất lượng học tập bộ môn cũngđược nâng cao đáng kể so với trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Trong quátrình giảng dạy tôi đã trực tiếp theo dõi các cử chỉ thái độ của các em có biểu hiện tốthơn so với trước đây

e.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm :

Qua phương pháp này giúp tôi có thể hiểu biết một cách cơ bản về các biện phápgiáo dục đạo đức học sinh thông qua giảng dạy GDCD.Trong quá trình tổng kết sẽ rút

Trang 5

ra được những ưu điểm,nhược điểm để có những kinh nghiệm trong việc giáo dục đạođức học sinh thông qua giảng dạy

B.PHẦN NỘI DUNG

Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 ĐẠO ĐỨC VÀ CHỨC NĂNG ĐẠO ĐỨC :

a Đạo đức :

Là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn mực xãhội.Nhờ đó mà con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợiích,hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người vớicon người,giữa con người với thiên nhiên

b Chức năng đạo đức :

Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng của ý thức xã hội , đạo đức một mặt quiđịnh bởi cơ sở hạ tầng ,của tồn tại xã hội Mặt khác nó cũng tác động tích cực trở lạiđối với cơ sở hạ tầng Vì vậy đạo đức có chức năng to lớn , tác động theo hướng thúcđẩy hoặc kiềm hãm sự phát triển xã hội Đạo đức có các chức năng sau : Chức nănggiáo dục , chức năng điều chỉnh hành vi , chức năng nhận thức

2.VỊ TRÍ VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH :

a.Vị trí :

Giáo dục đạo đức học sinh là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch đếnhọc sinh,nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn ,giúp họcsinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ : Của cá nhân với xãhội , của cá nhân với lao động , của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhânvới chính mình

Trang 6

Trong nhà trường THCS giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coitrọng nếu công tác này coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vìđạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác

b.Đặc điểm :

Giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệmtri thức đạo đức,mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được rèn luyện hoàn thiệnthể hiện thành tình cảm , niềm tin hành động thực tế của học sinh phù hợp với chuẩnmực đạo đức xã hội

Đối với học sinh THCS,kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụthuộc rất lớn vào nhân cách người thầy,gương đạo đức của thầy sẽ tác động quan trọngvào việc học tập,rèn luyện của các em Chính vì thế việc giáo dục đạo đức cho thế hệtrẻ nhất là giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một hoạt động vô cùng cần thiết ,khi mà đất nước của xã hội đang bị xuống cấp.Vì vậy trong quá trình giáo dục đạo đứccho học sinh là một qúa trình chuyển biến nhận thức các quan niệm đạo đức từ tự phátsang tự giác, rồi từ bị động sang chủ động từ trình độ nhận thức thông thường sangtrình độ nhận thức khoa học,nhận thức thông thường được hình thành do ảnh hưởngtrực tiếp của những đời sống sinh hoạt hằng ngày mang lại

c Giáo dục :

Là một hiện tượng xã hội , là quá trình tác động có mục đích , có kế hoạch ảnhhưởng một cách tự giác ,chủ động đến con người ,dẫn đến sự hình thành và phát triểntâm lí , ý thức nhân cách Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách Như vậy hoạt động giáo dục không đơn thuần chỉ là truyền thụ kiến thức mà là quátrình gồm nhiều bộ phận :giáo dục đạo đức trí tuệ giáo dục thể chất ,thẩm mĩ ,giáo dụclao động kỉ thuật, tổng hợp hướng nghiệp.Trong đó giáo dục đạo đức được xem là nềntảng , gốc rễ tạo ra nội lực tìm tàng vững chắc cho tất cả các mặt giáo dục khác

d Giáo dục đạo đức :

Thông qua việc tiếp cận với cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc và hoạt độngcủa các nhân để củng cố niềm tin và lẽ sống, lí tưởng sống lối sống theo con đường chủnghĩa xã hội Học sinh phải thấm nhuần chủ trương,chính sách của Đảng biết sống vàlàm việc theo pháp luật,có kỉ cường nề nếp có văn hóa trong các mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên, với xã hội và giữa con người với nhau.Nhận thức ngày càng sâu

Trang 7

sắc nguyên tắc,yêu cầu chuẩn mực và các giá trị đạo đức xã hội chủ nghĩa.Biến các giátrị đó thành ý thức,tình cảm,hành vi thói quen và cách ứng xử trong đời sống hằngngày.Để thực hiện được những yêu cầu đó quá trình giáo dục đạo đức có nhiệmvụ:Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân, hình thành và phát triển ý thức đạo đức, rènluyện ý chí hành vi,thói quen và cách ứng xử đạo đức phát triển các giá trị đạo đức cánhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thù dân tộc và thời đại

Chương II: CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO ĐỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH :

Lâu nay chúng ta chỉ nói đến “coi” chứ chưa “trọng” việc giáo dục đạo đức lối

sống đang thiên về trí dục so với đức dục, nhiều trường địa phương chỉ chú trọng đến tỉ

lệ học sinh Tốt nghiệp THCS mà chưa quan tâm đến tỉ lệ học sinh chăm ngoan

Có thể nói môn GDCD là môn học đặc thù nó đòi hỏi người giáo viên phải cónăng lực và trình đô nhất định về tâm lí học, không chỉ là những kiến thức về tâm lí sưphạm một cách chung chung như một giáo viên khác.Chính vì vậy người dạy đóng vaitrò như như một bác sĩ tâm lí cơ bản giúp học sinh giải đáp những thắc mắc mà thôngthường của lứa tuổi

2 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH LỚP 7A2 TRƯỜNG

THCS SUỐI NGÔ :

a.Thuận lợi :

Riêng đối với trường luôn được sự chỉ đạo quan tâm sâu sắc của Đảng ủy,UBND,sự hổ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể địa phương , được sự quan tâmchỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục đào tạo Tân Châu

Phía nhà trường tổ chức và kết hợp được nhiều hoạt động trong nhà trường gắnvới thực tế địa phương có tác dụng giáo dục đạo đức cho học sinh gây ấn tượng tốt chocác em

Trang 8

Kết hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, GVCN chủ động phối hợp với giáo viên

bộ môn,Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và các ban ngành đoàn thể địa phươngtrong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Trong những năm gần đây vấn đề dạy học môn GDCD đã đang được tiếp tụcđổi mới và là một môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạyhọc ,nâng cao chất lượng giáo dục

Giáo viên trực tiếp giảng dạy GDCD ở trường thực hiện đúng đầy đủ chươngtrình theo qui định của của ngành , có lồng ghép giáo dục môi trường ,giáo dục phápluật,an toàn giao thông,kế hoạch hóa gia đình,phòng chống tệ nạn xã hội,ma túy cũngnhư trong tiết dạy ngoại khóa bằng nhiều hình thức lôi cuốn học sinh,hình thành nhữngphẩm chất đạo đức tốt cho học sinh,xây dựng lối sống tập thể,tinh thần hợp tác đồng bộ

và ý thức chấp hành nội qui nhà trường và pháp luật của xã hội

b Khó khăn :

Nhà trường : Là địa bàn vùng sâu rất phức tạp tình hình thanh thiếu niên lêu

lỏng , lôi kéo tụ tập la cà ảnh hưởng không ít đến đạo đức học sinh

Về giáo viên :

Một số giáo viên chỉ biết việc truyền đạt kiến thức chứ chưa thật sự quan tâmnhiều đến giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài dạy trên lớp,còn thờ ơ khi thấy họcsinh có dấu hiệu vi phạm nề nếp đạo đức

ĐDDH :Trang thiết bị dạy học,các cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc dạy học

còn ít gây khó khăn không nhỏ cho việc đổi mới phương pháp dạy học

Chương trình sách giáo khoa : Qúa ôn tồn chương trình quá nhiều nặng về lí

thuyết chỉ chú trọng đến những bài học tư tưởng mang tính chính trị mà quên nhữngvấn đề đời thường, kĩ năng sống,biết tôn trọng người khác,học sinh học với tinh thần

uể oải đối phó,mà không lắng nghe bài, ghi bài,phát biểu …

Về học sinh:Hành vi lệch chuẩn của học sinh ngày càng tăng:Thiếu ý thức rèn

luyện, thiếu sáng tạo,lười học tập và lao động …

Về phụ huynh học sinh :

Tâm lí chung của mọi người trong đó có cha mẹ phụ huynh học sinh cho rằngđây là môn học phụ kết quả học tập không quan tâm lắm,chưa chú ý động viên con emtích cực học tập

Trang 9

Một số phụ huynh chưa nêu gương tốt cho con em noi theo trong giao tiếp,hành

Cần thay đổi cách đánh giá học sinh thay cách đánh giá đơn thuần bằng điểm

số Nên có qui định khi khi đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh tháng năm , giáoviên phải ghi rõ mặt mạnh mặt yếu , mặt nào cần phải rèn luyện ,những biểu hiện sailệch để học sinh cố gắng trong năm học sau

* Về giáo viên :

Chú ý giáo dục giáo dục đạo đức cho học sinh thường xuyên thông qua các bàidạy, xử lí kịp thời khi thấy có dấu hiệu học sinh vi phạm.Điều quan trọng giáo viênphải là tấm gương sáng cho học sinh moi theo

Nghiên cứu thật kĩ khi soạn giảng,tự tìm cho mình những phương pháp dạy họctốt nhất nhằm giúp học sinh có kĩ năng ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức,pháthuy thế mạnh của các phương pháp qua đó giúp các em lôi cuốn học tập tốt hơn về bộmôn này

* ĐDDH :Giáo viên lên kế hoạch sử dụng ĐDDH cả năm,và có thể sưu tầm

tranh ảnh phù hợp với nội dung bài dạy ,sách báo ,tạp chí để phục vụ cho giảng dạyđược sinh động

* Chương trình sách giáo khoa :

Trang 10

GDCD cần xác định rõ theo hướng tập trung về những phẩm chất đạo đức phùhợp với tâ, lí lứa tuổi học sinh tránh ôn tồn quá nhiều nội dung

Cách trình bày cần làm rõ các khái niệm đạo đức –pháp luật và kĩ năng sống chongười công dân mới.Điều quan trọng chương trình phải gọn nhẹ là điều kiện để giáoviên hướng dẫn học sinh thực hành

* Về học sinh :Học phải đi đôi với hành, lí thuyết phải gắn với thực tiển

* Về phụ huynh học sinh :

Dạy cho con biết đối nhân xử thế,biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác,

sự khoan dung độ lượng và những giá trị đạo đức mà con người phải sống theo.Nhưng

để làm được điều đó trước hết cha mẹ phải là tấm gương cho con cái noi theo

* Về địa phương :Cần được quan tâm nhiều hơn nữa từ các ban ngành đoàn thể

mà cụ thể là Đoàn –Đội

Để hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh,công tác giáo dục đạo đức nóichung và việc giảng dạy các môn trong nhà trường luôn hình thành cho học sinh ý thứccác hành vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích của xã hội,giúp học sinh lĩnhhội được một cách đúng mức các chuẩn mực được quy định

Biến kiến thức thành niềm tin , nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi

cá nhân được thực hiện

Bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho các em một cách tích cực và bền vững về cácphẩm chất, ý chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng yêu cầu đạo đức

Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn nhau củacon người

Luôn đảm bảo theo các nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh

Luôn tích cực vận dụng đổi mới các phương pháp một cách nhuần nhuyễn thíchhợp trong quá trình giảng dạy

Chương III NỘI DUNG VẤN ĐỀ

1.NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ TRÍ VỀ CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO

DỤC CÔNG DÂN Ở TRƯỜNG THCS SUỐI NGÔ :

Trang 11

a Ý nghĩa :

Môn giáo dục công dân có vai trò vị trí rất quan trọng trong việc giáo dục đạođức nhân cách cho học sinh,đặc biệt xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chohọc sinh THCS,vì thông qua bài học người giáo viên sẽ trang bị và hình thành cho họcsinh những phẩm chất,những chuẩn mực đạo đức cần thiết trong cuộc sống một cách

có hệ thống , đúng phương pháp,đúng quy trình Môn GDCD giúp các em nắm vững

kỉ luật,pháp luật bồi dưỡng các em có hiểu biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ côngdân,của người học sinh,hình thành thói quen sống làm việc và học tập theo pháp luật ởmọi lúc mọi nơi

b Giải pháp :

Trong thực tế hiện nay riêng bộ môn GDCD chưa thật sự được coi trọng,chưa có

vị trí vai trò xứng đáng như những môn học khác trong nhà trường Nên theo tôi nghĩ

để giáo dục đạo đức cho học sinh thì trước hết phải nâng cao chất lượng giảng dạy mônGDCD

Công tác giáo dục đạo đức học sinh đó là một quá trình lâu dài,phức tạp đòi hỏicông phu,kiên trì liên tục thực hiện có sự thống nhất,phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa

ba môi trường giáo dục:gia đình –nhà trường và xã hội.Riêng đối với bộ môn việc giáodục đạo đức học sinh phải được thống nhất về nội dung,được tiến hành thườngxuyên,liên tục trong từng tiết dạy,ở mọi lúc mọi nơi,không khí học tập,lẫn nề nếp họcsinh phải được đảm bảo tính giáo dục khoa học , thưởng, phạt nghiêm minh những họcsinh chuyển biến tốt hoặc xử lí học sinh còn vi phạm,phải nắm vững đặc điểm tâmsinh lí lứa tuổi,hoàn cảnh gia đình học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD theo hướng phát huy tính tích cực là

và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò vị trí và chấtlượng dạy và học môn GDCD ở trường THCS.Từ sự đổi mới của chương trình SGKthì việc giảng dạy môn GDCD ở nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phươngpháp,quá trình dạy học phải là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động với sự hướngdẫn của giáo viên,học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh hội nội dung bài học mà tránhlối dạy thiên về lí thuyết trườu tượng khô –khan và khó như nhiều học sinh đã nhận xét

về bộ môn

Trang 12

Nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng,sinhđộng qua các hoạt động:Xây dựng tình huống pháp luật,phân tích xử lí các tìnhhuống,các thông tin ,sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác với cácchuẩn mực đã học,điều tra tìm hiểu phân tích đánh giá các hiện tượng trong đời sốngthực tiển của lớp ,trường ,xã hội …Luôn phối hợp thường xuyên các phương pháp dạyhọc:Vấn đáp,động não,sắm vai trò chơi,giải quyết vấn đề,kể chuyện,trực quan,điều trathực tiển báo cáo,nêu gương khen thưởng,trách phạt …phương pháp tiếp cận hoạt độngcùng tham gia,kĩ năng sống …Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức bồi dưỡngtình cảm và luyện tập kĩ năng ,hành vi cho học sinh

Bên cạnh đổi mới phương pháp thì kiểm tra đánh giá cũng là biện pháp góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh,giáo viên phải coi việc đánh giánhận thức và cả đánh giá về thái độ hành vi của học sinh trước những vấn đề của nộidung bài học.Kiểm tra đánh giá phải chú trọng đến kiểm tra thái độ,tình cảm các kĩnăng nhận xét đánh giá phân biệt đúng sai và khả năng vận dụng và thực hành trongcuộc sống.Cũng qua việc kiểm tra đánh giá giáo viên phải giúp đỡ học sinh thấy rõnăng lực học tập của từng em để điều chỉnh cho việc dạy phù hợp

* Kết quả học tập về bộ môn GDCD ở lớp 7a2 như sau :

Chính vì vậy trong điều 14 Luật giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ : “ Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục ,giáo viên đóng vai trò chủ đạo trong quá trình sư phạm ,trong các hoạt động đa dạng của học sinh , nhà giáo không ngừng học tập và rèn luyện nêu gương tốt cho người học” Để xứng đáng với vai trò “nhà giáo mẫu mực” trong “sự nghiệp trồng người” ở trường THCS

Ngày đăng: 23/01/2015, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w