Bác Hồ đã coi việc bồi dưỡng thế hệ Cách Mạng cho đời sau là công việc trọng đại của đất nước, của dân tộc. Bác đã dạy “Người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó. Người có tài mà không có đức thì vô dụng”. Vì thế, tại Nghị quyết TW 2 Khóa VIII Đảng ta đã xác định “Muốn tiến hành CNHHĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục – đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Bởi vậy, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhằm góp phần hình thành đó là thế hệ trẻ Việt Nam, chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ có đủ tài đức “vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trang 1“vừa hồng, vừa chuyên” đảm trách sứ mệnh xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong công cuộc đổi mới sâu sắc vàtoàn diện Với công cuộc đổi mới đó, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất đáng tự hào vềphát triển kinh tế – xã hội, văn hóa – giáo dục Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế mới làm phátsinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm: bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhậpkinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sốngtự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc làm ảnhhưởng tiêu cực đến sự nghiệp giáo dục, trong đó sự suy thoái về đạo đức và những giá trịnhân văn là vấn đề toàn xã hội quan tâm
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo: Nghị quyết TW 2 khóa 8 nhấn mạnh “Đặcbiệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờnhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương laicủa bản thân và đất nước”
“Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta Nhưng ngày nay,dường như truyền thống đó đang dần bị mai một Chúng ta có thể thấy điều đó qua thái độ,cách hành xử của học sinh với thầy cô giáo Và thái độ ấy cho ta nhiều suy nghĩ về vấn đề
Trang 2giáo dục đạo đức cho học sinh hôm nay Bên cạnh đó, những vụ việc học sinh đánh bạn dãman liên tục được các báo thông tin trong thời gian qua như gióng lên hồi chuông báo độngvề nhân cách, lối sống của học sinh Vấn đề này đã trở thành một mối quan ngại của dưluận, nhất là đối với gia đình và nhà trường.
2 Lý do chủ quan
Trường THCS Ngô Quyền đóng trên địa bàn xã Cư Bao, hiện trường có tổng số gần
1000 học sinh, trong đó học sinh dân tộc chiếm gần 50%, nơi đây vùng kinh tế còn gặpnhiều khó khăn, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, mức độ nhận thức của học sinh giữangười đồng bào và người kinh còn chưa đồng đều Cha mẹ chỉ chú tâm vào kinh tế màquên đi việc giáo dục con cái của họ và cho rằng việc giáo dục đó là của nhà trường Trongkhi đó học sinh trung học cơ sở (THCS) là tuổi còn đang trong thời kỳ phát triển, ngộnghĩnh chưa am hiểu tường tận cuộc sống xã hội Các em hay nhạy cảm và có thói quentập theo người lớn, bắt chước lẫn nhau Trong thực tế một số em sinh ra và lớn lên tronghoàn cảnh gia đình không được đầm ấm hoặc các em bị ảnh hưởng của điều kiện xã hộinhư phim ảnh, bạn bè, thậm chí gia đình còn phó mặc cho nhà trường và thầy côgiáo……… tất cả các yếu tố đó, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triểnnhân cách cho học sinh
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, qua thực tế công tác và giảng dạy, tôi nhậnthấy việc nắm rõ thực trạng và đề ra các giải pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức chohọc sinh THCS nhằm góp phần đào tạo các em, những con người không chỉ có tài mà còncó đức, để các em trưởng thành và trở thành người có ích cho xã hội là một nhiệm vụ hếtsức cần thiết Đó là lý do tôi chọn đề tài này
I MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn, nhằm đánh giá đúng thực trạng của côngtác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua đó tìm ra các giải pháp góp phần nhỏ bé củamình vào việc giáo dục nâng cao hiệu quả giúp cho học sinh từng bước hoàn thiện nhâncách để trở thành những người tốt trong xã hội
Trang 3II NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục học sinhtrong rèn luyện đạo đức
- Phân tích thực trạng việc quản lý, chỉ đạo giáo dục học sinh ở trường THCS
- Đề xuất và lý giải một số biện pháp kết hợp hoạt động giáo dục học sinh trong rènluyện đạo đức ở trường THCS trong giai đoạn hiện nay
III PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài này tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trườngTHCS Ngô Quyền nơi mà tôi đang công tác
IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Học sinh THCS
VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tiếp cận lý luận khoa học: trên cơ sở tiếp cận những kiến thức về tâmlý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, Văn kiện Đại hội Đảng, Hiếnpháp, Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo vềđánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh, Tài liệu, Tạp chí để làm cơ sở khoahọc cho việc triển khai nội dung của đề tài
- Phương pháp quan sát thực tế:
+ Quan sát, đàm thoại, trao đổi, khảo sát thực tế công tác giáo dục học sinh ở trườngTHCS Ngô Quyền trong năm học 2009-2010 và đầu năm 2010-2011 - Tổng kết kinhnghiệm quản lý giáo dục
+ Kết hợp phương pháp thống kê, toán học, biểu bảng để có số liệu, chất lượng thựctế nhằm đưa ra các giải pháp về việc thực hiện công tác giáo dục học sinh trong giai đoạnhiện nay
Trang 4Vậy đạo đức là gì?
Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui tắc nhằmđiều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, vớitự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai Chúng được thực hiện bởi niềmtin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội
Đạo đức còn là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồmnhững chuẩn mực xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong quan hệ với người khácvà với cộng đồng (gia đình, làng xóm, giai cấp, dân tộc hoặc toàn xã hội) Căn cứ vàonhững chuẩn mực ấy, người ta đánh giá hành vi của mỗi người theo các quan niệm về thiệnvà ác, về cái không được làm (vô đạo đức) và về nghĩa vụ phải làm
Trang 5Vậy đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của con người, phản ánh ý thức,tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử của họ trong các mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên, với xã hội, giữa bản thân họ với người khác và với chính bản thânmình.
Giáo dục đạo đức là gì?
Giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch nhằm biến những nhu cầu chuẩn mực, giá trị đạo đức, của cá nhân nhằm góp phần phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển tiến bộ của xã hội
Quá trình giáo dục đạo đức trong trường THCS phải làm cho học sinh sống có kỷcương nền nếp, có văn hóa trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hộivà giữa con người với nhau Nhận thức ngày càng sâu sắc nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mựcvà các giá trị đạo đức xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa Biến các giá trị đó thành ý thức, tình cảm,hành vi, thói quen và cách ứng xử trong đời sống hàng ngày Để thực hiện được những yêucầu đó quá trình giáo dục đạo đức có nhiệm vụ: Phát triển nhu cầu đạo đức cá nhân; hìnhthành và phát triển ý thức đạo đức; rèn luyện ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử đạođức; phát triển các giá trị đạo đức cá nhân theo những định hướng giá trị mang tính đặc thùdân tộc và thời đại
2 Cơ sở pháp lý
Mục 2 điều 27 Luật Giáo dục xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúphọc sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản,phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho họcsinh tiếp tục học lên hoặc vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ghi rõ: “Học sinh được kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập, rèn luyện theo Quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục
Trang 6và Đào tạo”- ( Quy chế 40) Trong chương V điều 38 của điều lệ qui định ”Nhiệm vụ củahọc sinh ” bao gồm 5 nội dung bất buộc học sinh phải rèn luyện về đạo đức
Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được Đạihội Đảng toàn quốc lần thứ X đưa vào Nghị quyết triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp, cácngành, nhất là trong các cơ sở giáo dục và nhà trường phổ thông
Như vậy nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh đang là vấn đề cấp thiếttrong hoạt động giáo dục của toàn ngành nói chung, của trường THCS nói riêng
3 Cơ sở thực tiễn
- Đối với học sinh trong quá trình hình thành thì trường học chính là nơi các emchính thức được học tập và rèn luyện một cách nghiêm túc nhất Bước vào trường học mỗihọc sinh được tạo ra cơ hội để tiếp thu giáo dục, ý thức đầy đủ về nghĩa vụ, trách nhiệmđối với toàn bộ các hoạt động học tập rèn luyện của mình
- Trong môi trường mới các em tiếp thu và hình thành các quan hệ xã hội đa dạng,nhất là với bạn bè xung quanh và được phát triển có định hướng rõ ràng Song, bên cạnh đócác em hầu như chưa thật sự nổ lực, phấn đấu để trở thành người học sinh toàn diện, màbên cạnh những cái hay, cái đẹp, vẫn còn tồn tại những cái xấu, cái chưa hoàn hảo Hay nóicách khác học sinh khá giỏi về học lực, tốt về đạo đức chiếm không quá nữa trong tổng sốhọc sinh của nhà trường nhưng học sinh yếu về học lực, có đạo đức chưa tốt vẫn còn Hầunhư các em có đạo đức không tốt là những học sinh có hành vi đạo đức xuất phát từ nhữngđộng cơ xấu, không theo một chuẩn mực đạo đức nào Các em thường lập thành một nhómriêng không thích hoà đồng với mọi người, dửng dưng trước mọi hoạt động của lớp, củatrường Nhìn chung những học sinh này thường có những hành vi không tốt với mọi ngườinhư: Quậy phá, chọc ghẹo bạn bè, hổn hào với thầy cô, thích nghỉ học, không tuân theo nộiqui của trường, của lớp, thậm chí đánh nhau với bạn bè…
- Theo tôi những hành động trên là những hành động có ý thức, nhưng do nhận thứcbị sai lệch Vì thế trách nhiệm của người thầy không kém phần quan trọng, nên xem việcgiáo dục đạo đức cho học sinh cá biệt chưa ngoan là công việc quan trọng Muốn thực hiện
Trang 7tốt việc này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, khéo léo để từng bước uốn nắngiúp đỡ cho các em trở thành một học sinh ngoan, có tư cách, có đạo đức tốt.Vì vậy điểmtựa vững chắt nhất của các em là gia đình và nhà trường, trong đó đặc biệt quan trọng làgiáo viên chủ nhiệm.
II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN
1 Đặc điểm của trường
Bàn về GDĐĐ trong nhà trường, GS Trần Thanh Đạm phân tích: “Phải thấyrằng GDĐĐ khó hơn trí dục vì GDĐĐ không có một đề cương, giáo án nào có sẵn GDĐĐkhông tách ra đứng một mình mà được lồng ghép vào từng bài giảng, thấm sâu vào họcsinh mỗi ngày”
Hiện nay nhà trường rất quan tâm tới việc GDĐĐ cho học sinh nhưng vẫn còn tồntại những mặt trái của cuộc sống: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấnđấu kém… có những học sinh hủy bài kiểm tra trước mặt thầy cô vì bị điểm thấp, quaycóp, nói tục; nói dối; tẩy xoá sửa điểm đang là thực tế diễn ra hiện nay Sự xuống cấp củađạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết tráchnhiệm đó là của nhà trường – nơi GDĐĐ con người từ khi mới cắp sách đi học đến lúcbước chân vào đời
Ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên ngay từ đầu năm học đã phân tíchnguyên nhân dẫn đến tình trạng đạo đức học sinh xuống cấp như hiện nay để tìm phươnghướng nhằm hạn chế số vụ giải quyết mâu thuẫn bằng hình thức vũ lực, hạn chế số lượnghọc sinh rời khỏi ghế nhà trường khi năm học còn đang tiếp diễn…… Nguyên nhân thì cónhiều, song phải chăng trong thời buổi kinh tế thị trường, áp lực về phát triển kinh tế quálớn, làm cho các bậc phụ huynh xao nhãng, hoặc không quan tâm đúng mức việc chăm logiáo dục nhân cách, rèn luyện lối sống cho con em mình Môi trường, điều kiện xã hội cónhiều đổi thay nhanh chóng đã tác động đến từng gia đình, từng cá nhân Mặt trái của nền
Trang 8kinh tế mở cửa đã nhanh chóng len lỏi vào mọi ngõ ngách, làm xói mòn đi những giá trịtruyền thống tốt đẹp của chúng ta.
+ Về phía gia đình: Sự quan tâm của gia đình đến con cái cũng chưa đúng cách Con
đi học về, bố mẹ chỉ hỏi xem được bao nhiêu điểm, chứ không quan tâm xem con chơi thếnào, học thế nào, chơi với ai Bố mẹ quan tâm đến con không đúng cũng sẽ làm hỏng con,sự thiếu quan tâm chăm sóc con cái của một bộ phận cha mẹ học sinh đã vô tình tạo điềukiện cho con em sống trong môi trường khá tự do, tự lập nhưng thiếu định hướng, nhiềugia đình bố mẹ mãi lo làm ăn, quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; thậm chícó những em khi bị phạm lỗi được giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh thì chính các emnhờ người ngoài làm phụ huynh bất đắc dĩ của mình trong vài tiếng mà cha mẹ nào haybiết, khi con dạy không được phụ huynh lại bảo "trăm sự nhờ thầy cô" Có rất nhiều HSquậy phá nhưng qua tìm hiểu thì mới rõ là các em rất đáng thương, thiếu thốn tình cảm,khao khát được quan tâm chia sẻ
+ Trong nhà trường chỉ chú trọng nhiều đến việc dạy kiến thức mà coi nhẹ việc dạyđạo đức, trong khi đó đúng ra việc dạy đạo đức phải được đặt lên trên - "Tiên học lễ, hậuhọc văn" Giáo viên còn thiếu thiện cảm đối với học sinh, thiếu gương mẫu trong mô phạmgiáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và chưa thật côngbằng; thiếu sự thống nhất giữa giáo dục sư phạm trong các tổ chức khác trong nhà trường;thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Công tác giáo dục về hạnhkiểm và đạo đức tại nhà trường không đều và không thường xuyên trong suốt năm học, chủyếu thông qua các cuộc thi đua, hầu hết chỉ mang tính hình thức: tuần học tốt, giờ học tốtđể chào mừng 20.11 nhất là việc dạy bộ môn giáo dục công dân còn xơ cứng, thiếu sinhđộng, hầu như là phương pháp truyền thống, truyền thụ một chiều từ giáo viên đến họcsinh mà hoạt động chính của học sinh là ghi chép, thuộc lòng và trả bài theo những khuônthước định sẵn
Quan hệ thầy trò cũng khác trước nhiều, giáo viên hiện nay thậm chí còn né tránhkhi nói đến học sinh bởi tâm lý "tránh voi chẳng xấu mặt nào" Nhà trường chỉ quản lý học
Trang 9sinh vài tiếng đồng hồ buổi sáng hoặc buổi chiều, thời gian còn lại các em tự do với nhữngmối quan hệ bên ngoài Đây chính là nguồn khiến các em bị ảnh hưởng nhiều nhất
Đạo đức trong nhà trường đi từ nền nếp, nhưng nền nếp đó lại không xuất phát từ ýthức của học sinh, mà hầu hết chỉ là sự đối phó Khi học sinh vi phạm lại tìm cách né tránhvà ít được nhắc nhở hay chính những học sinh được nhắc nhở nhiều lần lại không sửa đổithì giáo viên chủ nhiệm và Tổng phụ trách đội lại chưa có biện pháp giáo dục hợp lí Chínhvì thế, nhiều học sinh hiện nay hầu như không biết đến chữ "lễ", không có một nền đạo đức
cơ bản Môn Giáo dục công dân trong các trường THCS hầu như không có bài giáo dụcđạo đức Giờ đây, giáo viên nào có tâm thì mới lòng ghép dạy đạo đức vào các buổi sinhhoạt, vì thế mà học sinh không hiểu gốc “lế” là gì
+Về phía xã hội: Tác động của cơ chế thị trường tạo ra sự phân cực rất lớn đối vớihọc sinh, bị ảnh hưởng bởi nhóm nhỏ tiêu cực của bạn bè; thời đại công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đang ảnh hướng lớn đến sự phát triển đạo đức của các em Hiện nay Internet đanglen lỏi một cách mạnh mẽ vào trường học với những game khơi trí tò mò khám phá của các
em Những trang web cấm vào nhất là game online đang kéo nhiều học sinh rời xa trườnghọc Tinh trạng học sinh trốn học chơi game ngày càng nhiều Những trò chơi bạo lực vàcách giải quyết những vấn đề trong cuộc sống bằng đao, kiếm đã dần ngấm vào các em từthế giới ảo đã trở thành thế giới thực
Trong những năm vừa qua, bộ Giáo dục và đào tạo đang đẩy mạnh chương trình
“giáo dục toàn diện” “Giáo dục toàn diện” không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinhmột cách đầy đủ tri thức mọi mặt trong cuộc sống mà quan trọng hơn là phải giáo dục nhâncách cho các em có lẽ trong những năm vừa qua chúng ta chỉ chú trọng vào giáo dục kiếnthức cho các em mà coi nhẹ giáo dục đạo đức Một vấn đề mà ảnh hưởng của nó cũngkhông nhỏ tới đạo đức học sinh ngày nay đó là tính dân chủ trong nhà trường Đẩy mạnhdân chủ trong nhà trường là một chủ trương hết sức đúng đắn của Bộ GD và ĐT nhằm pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Đó là những hành trang cần có củathanh niên Việt Nam thời đại mới
Trang 10Từ đó cho thấy hệ quả của việc phối hợp không đồng đều giữa gia đình – nhà trường– xã hội Để giúp các em, cần phải có sự vào cuộc đồng bộ của gia đình, nhà trường và xãhội để hỗ trợ, định hướng cho các em, giúp các em tự nhìn nhận ra vấn đề, tự nhận thứcđược đây là điều quan trọng nhất, bởi các em có tự nhận thức thì mới tự thay đổi, chứ mọitác động của nhà trường, gia đình và xã hội chỉ là những tác động bên ngoài, nếu bản thâncác em không tiếp thu thì không có tác dụng.
Nhận rõ được các nguyên nhân đó, nên ngay từ đầu năm học nhà trường đã quántriệt GVCN cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn, giáo dục các em cách chặt chẽ khi các
em vi phạm nhưng đừng mang nặng tính hình thức không những không ngăn chặn đượchành vi sai trái của học sinh mà dẫn đến chính các em thấy mình bị đối xử khác biệt lại nảysinh tâm lí chống đối, bất mãn dẫn đến học sinh bỏ học Giáo viên bộ môn cần xen kẽ việcgiáo dục đạo đức cho các em trong tiết học
Từ những năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã rút kinh nghiệm phải tạo được khôngkhí chan hòa, cởi mở với học sinh Buổi đầu tiên làm quen với lớp có thể hỏi tên một số
em, tạo điều kiện gần gũi và qua đó tìm hiểu tâm lí của các em Cần nêu rõ quan điểm củamình khi khen thưởng và xử phạt cách công minh trước lớp, không nên thiên vị giữa họcsinh người đồng bào và người kinh, thể hiện thái độ công bằng để chính các em ngườiđồng bào để chính các em người đồng bào cũng thấy mình được cô quan tâm không bịphân biệt đối xử
Xuất phát từ tình hình thực tế về đạo đức, hành vi ứng xử của học sinh trung học cơsở mà cụ thể là những lớp tôi giảng dạy, những học sinh tôi tiếp xúc tôi nhận thấy rằng cầnphải tập trung vào việc giáo dục đạo đức (hành vi, nếp sống, thói quen ) cho học sinhthông qua các giờ dạy giáo dục công dân, liên hệ thực tế từ các bài học, kết hợp giữa giáoviên bộ môn, Tổng phụ trách đội và đội cờ đỏ đặc biệt thông qua họat động ngoài giờ lênlớp của GVCN jết hợp tổ chức thi đua học tập, rèn luyện cho học sinh theo các chủ đềvề chính trị - xã hội như “ Nét đẹp truyền thống truyền thống của đội em, trường em, quêem”, “hành trang của người đội viên bước vào thế kỷ XXI”, “ lá lành đùm lá rách”
Trang 11Khi giao lưcu tiếp xúc với học sinh, quan sát các em giờ ra chơi thấy cách xưng hôgiữa các bạn với nhau chưa thể hiện được mình là người có học thức, có văn hóa ( các emgọi nhau bằng mày, tao, thằng này, con kia ) làm sao để giúp các em sửa đổi cáchxưng hô vốn tạo thành thói quen Đầu tiên, tôi đã nhắc nhở chung toàn lớp về cách xưng hôgiữa bạn bè với nhau, phân tích cho các em thấy cái hay cái tốt và buộc ban cán sự lớp lànhân sự đầu tiên cần thay đổi cách xưng hô đó Có thể dùng tên để gọi nhau hay thân mậthơn trong nhóm bạn thân có thể gọi anh hay chị, bạn, mình……….nhằm thể hiện sự tôntrọng bạn và tôn trọng chính mình Với thái độ nghiêm khắc nhưng cũng tỏ tõ sự gần gũivà chân thành như người chị nói chuyện với em út của mình Khi nghe các em vẫn chưa bỏđược thói quen đó, tôi gọi các em ấy lại và chân thành góp ý, nhắc nhở nếu còn tái phạmtôi mạnh dạn phê bình trước lớp
Hiện nay, có nhiều người vẫn văng tục, chửi thề mọi lúc mọi nơi Và đáng lo ngạinhất là việc không đẹp này lại không còn là độc quyền của “dân anh chị” hay của ngườilớn nữa nó đã len lỏi vào nơi học sinh cách đa dạng hơn Trong giao tiếp với nhau, các em
sử dụng một hệ thống ngôn ngữ kỳ lạ mà có lẽ phải có một quyển từ điển tuổi học trò mớicó thể hiểu được Phần lớn các em cho rằng nói bậy, chửi thề chẳng qua là tăng thêm phầnrôm rả trong việc giao tiếp với bạn bè mà không ý thức được rằng cách nói ấy thể hiệnmình không phải là người có văn hóa Trẻ em đã suy nghĩ đơn giản như thế, nhưng đángbuồn hơn là chính người lớn xung quanh các em cũng không quan tâm gì đến vấn đề này.Một số người thì nói: “Ôi chuyện trẻ con, hơi đâu mà để ý!”, còn một số đông hơn thì thờ
ơ, dửng dưng, không hề thấy mình phải có trách nhiệm nhắc nhở, cùng lắm là hơi nhăntrán, nhíu mày một chút khi đi ngang qua Thấy được thực trạng đó và với vai trò củaminh, tôi hết sức phân tích, khuyên răn, dạy dỗ, nói rõ cho học sinh biết và chính mình làmgương tốt cho học sinh Bên cạnh đó, tôi mạnh dạn đưa vào điểm thi đua hàng tuần của họcsinh để các em ý thức được việc thay đổi một thói quen xấu Thực tế cho thấy không phảingày một ngày hai là các em có thể bỏ được thói quen ấy, chúng ta, những thầy cô giáokhông thể hàng ngày ở bên cạnh để theo sát bảo ban, tôi nhờ chính bạn bè của các em cùng