1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN Giáo dục học sinh cá biệt trong công tác giáo viên chủ nhiệm

9 825 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 301,23 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm Tên tác giả: Trương Thị Minh Nguyệt GV môn: Ngữ văn NĂM HỌC 2011 - 2012 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Mục đích ý nghiã của đề tài : Bất cứ giáo viên nào trong ngành giáo dục đều từng làm công tác chủ nhiệm lớp . Đó là công việc quản lý , giáo dục , chịu trách nhiệm về sự phấn đấu , rèn luyện của một lớp học sinh . Trong một tập thể lớp phần lớn các em đều tuân thủ những qui tắc , qui định của trường lớp . Tuy vậy , gần như lớp học nào cũng có học sinh cá biệt gây cản trở cho sự phát triển chung của tập thể . Mảng công việc học sinh cá biệt thường làm cho giáo viên tốn nhiều thời gian , công sức . Thậm chí , đối tượng này còn gây cho giáo viên không ít sự bức xúc , trăn trở . Trong hoàn cảnh đất nước đang trên đường đổi mới , hội nhập - với những tiến bộ của khoa học , kỹ thuật - đời sống vật chất , tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện . Tuy vậy , mặt trái của cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng xấu đến tầng lớp thanh , thiếu niên . Một số tệ nạn xã hội như cờ bạc , rượu chè , ma tuý , văn hoá phẩm độc hại , các dịch vụ giải trí thiếu lành mạnh … đã khiến nhà trường gặp không ít khó khăn trong việc giáo dục học sinh nói chung và học sinh cá biệt nói riêng . 2. Lý do chọn đề tài : Học sinh cá biệt không chỉ là đối tượng làm cho nhà trường , giáo viên lo lắng , phải đầu tư nhiều hình thức giáo dục – mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bình yên của mỗi tổ ấm gia đình cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội . Trong các cấp học phổ thông , gần như cấp nào , lớp nào cũng có học sinh cá biệt – đã vào nghề dạy học thì không thể né tránh học sinh cá biệt - Đặc biệt là với nhiệm vụ giáo dục học sinh cấp trung học phổ thông ở độ tuổi giáp ranh giữa trẻ em và người lớn . Với những biến đổi về tâm lý , sinh lý , sức khoẻ , nhận thức , tính “ cá biệt ” của một bộ phận học sinh ở lứa tuổi này có thể gây hậu quả đáng tiếc nếu nhà trường và gia đình không có những biện pháp thích hợp để ngăn ngừa . Với những suy nghĩ trên , tôi chọn đề tài “ Giáo dục học sinh cá biệt ” để tìm hiểu , đầu tư , tích luỹ kinh nghiệm và để học hỏi thêm , nhằm làm tốt công việc mà tôi phải theo đuổi trong suốt những năm tháng làm việc “ Trồng người ” . PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ TIẾN HÀNH I.Nhận diện học sinh cá biệt . 1. Công tác điều tra cơ bản . Ngay sau khi nhận lớp chủ nhiệm , giáo viên cần phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm . Việc điều tra cơ bản để giúp ta phân loại học sinh và bước đầu chú ý đến học sinh cá biệt . Cơ sở của việc điều tra cơ bản là : - Dựa vào hồ sơ năm trước . - Dựa vào lý lịch trích ngang . - Dựa vào sổ ghi đầu bài . - Dựa vào thăm dò dư luận . - Dựa vào sự theo dõi , quản lý của giáo viên chủ nhiệm . 2. Thế nào là học sinh cá biệt ? a) Khái niệm chung : Đó là những học sinh có cá tính khác biệt so với số đông những học sinh khác trong lớp , trong trường . b) Phân loại : - Học sinh cá biệt về học tập . - Học sinh cá biệt về đạo đức , lối sống . c) Những biểu hiện cụ thể : Học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách , không có động cơ học tập đúng đắn , tâm lý không ổn định ví dụ như đi học muộn nhiều lần , nghỉ học không có lý do chính đáng , thường xuyên không thuộc bài , bị nhiều điểm kém . Trong giờ học , học sinh cá biệt thường ít nghe giảng , hay mất trật tự , nghịch ngợm , trêu bạn , cãi lại thầy cô khi bị nhắc nhở … Nghiêm trọng hơn , một số học sinh cá biệt còn đánh nhau , dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn trong lớp , trong trường và ngoài xã hội . Tóm lại ; học sinh cá biệt có vô vàn nhưng biểu hiện bất thường , bất ngờ - nhưng tựu chung lại có thể nói đó là những học sinh chậm tiến , luôn vi phạm nội qui , qui định chung của tập thể - thậm chí còn vi phạm pháp luật ( ví như luật giao thông chẳng hạn ) – và đã là học sinh cá biệt thì cả hai mặt học tập và đạo đức đều chưa tốt . 3. Tìm hiểu nguyên nhân : - Về phía gia đình : Một số gia đình có thu nhập cao , mức sống khá giả , chiều mọi ý thích của con như mua điện thoại di động , máy tính , cho con tiền tiêu xài . Học sinh nam mê trò chơi điện tử . Học sinh nữ ăn diện , chạy theo mốt đầu tóc , quần áo … . Một số gia đình khác có sự trục trặc như cha mẹ ly hôn , ly thân , bất đồng quan điểm giáo dục , gây xung đột trong gia đình làm tổn thương đến con cái . Ngoài ra , còn một số gia đình do điều kiện làm việc bận rộn của cha mẹ như công tác xa nhà , làm việc căng thẳng , bận việc cơ quan hay kinh doanh , ít có điều kiện chăm sóc , quản lý con cái nên con cái được tự do sống theo ý thích . Cũng có một số gia đình thường dạy con bằng bạo lực như chửi bới , đánh đập gây cho trẻ em tính ương bướng , nói dối để đối phó . - Về phía xã hội : Sự bùng nổ của các dịch vụ giải trí qua mạng hoặc phim ảnh , văn hoá phẩm … thiếu lành mạnh đã ảnh hưởng xấu đến đạo đức , lối sống của một bộ phận học sinh . Một số tệ nạn xã hội khác như ma tuý , cờ bạc , cá độ … sẵn sàng len lỏi vào mọi chỗ , mọi nơi nhất là đối với độ tuổi thanh , thiếu niên . - Về phía nhà trường : có thể chưa có sự quan tâm đúng mức tới đối tượng cá biệt . Giáo viên đôi khi còn ngại khó , ngại mất thời gian , ngại va chạm , ngại bị xúc phạm từ phía gia đình học sinh cá biệt ( do bênh con , che dấu khuyết điểm cho con ). Trong xã hội , đời sống của giáo viên nếu chỉ sống với đồng lương thì có thể nói là rất khó khăn nên họ còn phải làm thêm như dạy ở các trường dân lập , dạy thêm ở nhà , làm thêm nghề phụ - Do đó , việc đầu tư cho giáo dục học sinh cá biệt còn hạn chế . - Về phía học sinh : Ở độ tuổi đang chuyển tiếp từ thiếu niên sang thanh niên với nhiều sự biến đổi về sinh lý , tâm lý – Do sự hiểu biết chưa hoàn thiện nhưng lại muốn khẳng định mình - Nhiều lúc không phân biệt đúng , sai , nảy sinh sự ngang bướng , nói liều , làm liều . Một sớm em do yêu đương sớm , bị bố mẹ ngăn cấm thô bạo hoặc do sự khủng hoảng về tâm lý nên có tư tưởng bất cần hay định hướng lệch lạc .Thậm chí có em còn bỏ nhà đi bụi hoặc có hành động tiêu cực . II . Một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt . Trên cơ sở điều tra cơ bản , nắm vững đối tượng cá biệt và chuẩn bị về mặt phương pháp . Sau đây , tôi xin đưa ra một số một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt : 1.Giáo viên chủ nhiệm phải gương mẫu về nhân cách , phải là tấm gương sáng về việc chấp hành pháp luật , nội qui , qui chế trong cộng đồng . - Về mặt tri thức : phải nắm vững chuyên môn , có trách nhiệm cao trong giảng dạy để học sinh tôn trọng và tin tưởng . - Về năng lực sư phạm : phải luôn học hỏi , trau rồi năng lực tìm hiểu , đánh giá , tiếp cận đối tuợng cá biệt . Nếu có thể làm cho cánh cửa tâm hồn của những học sinh đó hé mở để sẻ chia thì đã có hy vọng thành công một phần nhỏ . Bởi nếu học sinh ngoan ,tin tưởng cô giáo , coi cô giáo là chỗ dựa về tinh thần thì mới dám cởi mở , tâm sự những vướng mắc trong cuộc sống . 2. Khi giáo dục học sinh cá biệt cần lưu ý những việc nên làm . - Xuất phát từ tình yêu thương con người giống như mẹ yêu con , dù con hư vẫn yêu - để phân tích giảng giải khuyên nhủ để học sinh hiểu ra lẽ đúng sai . - Nên gặp riêng để có điều kiện tâm tình , giúp cho học sinh dám nói thật những suy nghĩ liên quan đến vụ việc mà em đó vi phạm . - Nên gặp gỡ riêng với gia đình , người thân của học sinh cá biệt để trao đổi , tư vấn về phương pháp giáo dục . - Nên khích lệ , khen thưởng kịp thời khi học sinh cá biệt có tiến bộ hoặc làm được việc tốt . 3. Những điều không nên làm với học sinh cá biệt . - Không cô lập học sinh cá biệt với tập thể lớp . - Không xúc phạm làm tổn thương danh dự của học sinh và gia đình học sinh đó trước tập thể . - Khi xử lý vụ việc , không quá khắt khe , mạnh tay bằng những hình thức kỷ luật nặng nề , làm cho học sinh không còn cơ hội sửa chữa sai lầm . - Không hành xử thô bạo với học sinh như đánh đập hoặc cho người khác đánh đập - Không định kiến và phủ nhận sự tiến bộ của học sinh cá biệt . Không làm cho các em đó mất niềm tin và hi vọng vào tương lai . 4. Phải kiên trì sâu sát khi giáo dục học sinh cá biệt . - Khi gặp phải đối tượng cá biệt “ cứng đầu ” , ta không nên bỏ cuộc , không đẩy em đó sang môi trường khác . Cô giáo nên gần gũi , thăm hỏi , động viên , có thái độ thân thiện để cảm hoá . Cô giáo có thể đóng vai trò làm người mẹ , người chị , hay có thể là người bạn để chia sẻ , để tranh luận đúng sai , cần lắng nghe ý kiến của đối tượng . Đôi khi giáo viên cũng cần công bằng đánh giá , đừng cho rằng ý kiến của học sinh là sai hoàn toàn và ý kiến của cô giáo và cha mẹ là đúng hoàn toàn . - Giáo viên cũng cần tin tưởng vào sự tiến bộ ( dù chậm ) của học sinh cá biệt . Tuy vậy , cũng cần kiểm tra để học sinh thấy sự quan tâm thường xuyên của giáo viên trên bước đường chuyển biến của mình ( ví dụ học sinh cá biệt có đơn xin nghỉ học có lý do chính đáng là bị ốm giáo viên cần gọi điện cho cha mẹ học sinh để kiểm tra độ chính xác - dưới hình thức thăm hỏi sức khoẻ của học sinh ) . - Giáo viên chủ nhiệm cần có những lời động viên , khuyến khích để học sinh cá biệt có động cơ mà tiến bộ . 5. Giáo viên phải luôn đổi mới tiết dạy và đổi mới phương pháp giáo dục . - Cùng với sự đổi mới của thời đại , học sinh cá biệt cũng có những suy nghĩ và biểu hiện phần nào khác với học sinh cá biệt của những thập niên trước – do đó giáo viên cũng cần đổi mới cách giảng dạy , giáo dục cho phù hợp và có hiệu quả . - Bên cạch những việc kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục cổ điển thì giáo viên đổi mới phương pháp nhằm tránh sự nhàn chán , tạo sự cuốn hút học sinh . - Một số cách đổi mới tiết dạy : gợi mở , không áp đặt cho học sinh nêu ý kiến cá nhân về một vấn đề nào đó ( trong phạm vi các vấn đề xã hội ) . Trong bài giảng , cần có sự lồng ghép nhẹ nhàng các vấn đề thời sự , cập nhật thông tin – cho học sinh thảo luận ,đề xuất quan điểm của mình . Giáo viên có thể đưa ra nhiều đáp án cho học sinh lựa chọn . - Bài giảng về Văn học , bài giáo dục đạo đức cho học sinh nên coi như món ăn tinh thần – Nếu khô cứng , nhàm chán , học sinh sẽ bỏ ăn , tức là bỏ học . 6. Giáo viên cần tác động vào động cơ học tập để giúp học sinh hiểu : mỗi học sinh đều có định hướng cho tương lai , học tập là con đường đi tới tương lai tươi sáng và chắc chắn nhất ( so sánh những người có học vấn , có bằng cấp , có nghề nghiệp ổn định , có thu nhập cao được bạn bè ngưỡng mộ , cha mẹ tự hào … Với những người ít học , lao động phổ thông vất vả , thu nhập ít , cuộc sống khó khăn … ) . 7. Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục . - Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh . - Kết hợp , cộng tác với các giáo viên bộ môn , với các ban ngành đoàn thể trong trường để giáo dục học sinh cá biệt . - Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh , nhất là học sinh cá biệt để tạo cho học sinh tâm lý luôn được quan tâm . - Sử dụng và phát huy hợp lý giá trị , tác dụng của dư luận xã hội đối với việc giáo dục học sinh cá biệt . PHẦN III : KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ 1. Hiệu quả : - Qua việc áp dụng một số biện pháp giáo dục học sinh cá biệt , với tâm huyết của người làm nhiệm vụ “ trồng người ” cho đất nước . Tôi nhận thấy đây là nhiệm vụ rất khó khăn và không dễ thành công . Tuy vậy , tôi cũng có một vài thành công nho nhỏ đủ để giúp tôi không nản chí . Đó là mức độ vi phạm của các em học sinh cá biệt giảm nhiều so với đầu năm học . Đối với những học sinh cá biệt mà tôi đã chủ nhiệm , nay các em đã ra trường để đi tiếp con đường mà các em lựa chọn . Nhìn chung các em đó đều có những tình cảm thân thiện với cô giáo cũ , qua những cuộc điện thoại thăm hỏi , qua những lời mời họp gặp mặt thầy trò hoặc những thiệp chúc mừng … Đó chính là phần thưởng quí giá nhất đối với tôi . - Đối với lớp 11A1 mà tôi chủ nhiệm năm học 2011 – 2012 , công tác giáo dục học sinh cá biệt cũng đạt được một vài tiến triển tích cực : lớp không có vụ việc nghiêm trọng , mức độ vi phạm của các học sinh cá biệt cuối năm giảm nhiều so với đầu năm . 2. Kiến nghị . - Nhà trường cần đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động tập thể , tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh như tổ chức thăm quan dã ngoại , xây dựng khu vui chơi giải trí , nhà thể chất … - Nhà trường cần kết hợp với đoàn thanh niên để tổ chức các hoạt động ngoại khoá , hoạt động xã hội , các cuộc thi mang tính cộng đồng để thanh niên học sinh thể hiện sự năng động , sáng tạo . - Công tác giáo dục học sinh cá biệt luôn luôn mong muốn có sự đồng hành và cộng đồng trách nhiệm của các giáo viên bộ môn và tất cả các ban , ngành , đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội . 3. Kết luận : Tóm lại , giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ khó khăn , vất vả nhất trong các phần việc mà người giáo viên phải đảm nhiệm . Bản thân tôi rất ngưỡng mộ lời dạy đầy tính nhân văn của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại : “ Hiền dữ phải đâu trời định sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên ” Chúng ta đều hiểu rõ nghề dạy học vô cùng cao quí vì đó là nghề đào tạo con người cho đất nước . Tương lai của đất nước phụ thuộc nhiều vào thế hệ trẻ mà hôm nay chúng ta đang dạy dỗ . Nếu chung tay , góp sức làm giảm học sinh cá biệt nghĩa là chúng ta góp phần làm tăng thêm sự bình yên cho mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung . XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày tháng năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết , không sao chép nội dung của người khác . ( Ký và ghi rõ họ tên ) Trương Thị Minh Nguyệt . hội . Trong các cấp học phổ thông , gần như cấp nào , lớp nào cũng có học sinh cá biệt – đã vào nghề dạy học thì không thể né tránh học sinh cá biệt - Đặc biệt là với nhiệm vụ giáo dục học sinh. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRONG CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Lĩnh vực: Chủ nhiệm. chẽ các lực lượng giáo dục . - Phối hợp chặt chẽ với hội cha mẹ học sinh . - Kết hợp , cộng tác với các giáo viên bộ môn , với các ban ngành đoàn thể trong trường để giáo dục học sinh cá biệt

Ngày đăng: 20/04/2015, 19:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w