1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng công tác đàm phán trong hoạt động kinh doanh tại công ty kim khí miền trung

46 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 612,5 KB

Nội dung

Mặc dù trong thời gian này thị trường cónhiều biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưngvới sự nỗ lực của toàn công ty, công ty đã hoàn thành những chỉ t

Trang 1

``~~~~~~~~~`11 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY KIM KHÍ MIỀN TRUNG

I Quá trình thành lập và phát triển.

1 Quá trình thành lập.

Được thành lập theo Quyết định số 1056/QĐ/TCCBĐT ngày 20/12/1994 của bộtrưởng bộ công nghiệp nặng trên cơ sở hợp nhất công ty kim khí Đà Nẵngvà công tyVật tư thứ liệu Đà Nẵng trước đây, công ty kim khí Miền trung chính thức đi vào hoạtđộng kể từ ngày 01/01/1995 theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 109669 do Uỷ ban

kế hoạch tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) cấp ngày 29/12/1994

Trụ sở chính: 16 Thái Phiên- Đà Nẵng

Điện thoạI: 0511 821604 - 0511 822807

Email : Cevimetal@dng.vnn.vn

Tên giao dịch đối ngoại: Central Vietnam Metal company ( CEVIMETAL)

Công ty Kim khí Miền trung là doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân,thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản bằng tiền Việt Nam tại Ngânhàng Công thương Việt Nam và ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cócon dấu riêng theo quy định của nhà nước

Công ty Kim khí Miền trung là một trong 8 thành viên của Tổng công ty ThépViệt Nam

Công ty có 17 đơn vị trực thuộc phân bố khắp chiều dài đất nước

1 Nhà máy Thép Miền trung: khu công nghiệp An Đồn Đà Nẵng

2 Xí nghiệp kinh doanh Kim khí số 2: 76 Duy Tân- Đà Nẵng

3 Xí nghiệp kinh doanh Kim khí số 3: 404 Lê Văn Hiến- Đà Nẵng

4 Xí nghiệp kinh doanh vật tư : 69 Quang Trung- Đà Nẵng

5 Chi nhánh công ty tại TP Hồ Chí Minh : 4/5 Út Tịch phường 4 Quận Tân Bình– TP HCM

6 Chi nhánh công ty tại Nha Trang: 74B Nguyễn Thái Học- Nha Trang

7 Chi nhánh công ty tại Quảng Ngãi: 812 Quang Trung - Quảng Ngãi

8 Chi nhánh công ty tại Hà NộI: 637 Đê La Thành- Hà Nôị

9 Cửa hàng kinh doanh Kim khí tại Đông Hà Quảng trị: 336 Lê Duẩn – Đông Hà– Quảng Trị

10 Cửa hàng kinh doanh Kim khí tại Tam Kỳ Quảng Nam: 123 Phan Bội Tam Kỳ- Quảng Nam

Châu-11 Cửa hàng kinh doanh Kim khí tại Tuy Hoà Phú Yên: 226 Quốc lộ 1A thị xãTuy Hoà tỉnh Phú Yên

12.Cửa hàng kinh doanh Kim khí tại Quy Nhơn Bình Định: 02A Tăng Bụt Quy Nhơn- Bình Định

Hổ-13 Cửa hàng kinh doanh Kim khí số1: 243 Trường Chinh – Đà Nẵng

14 Cửa hàng kinh doanh Kim khí số 5:333 Núi Thành- Đà Nẵng

15 Cửa hàng kinh doanh Kim khí số 6: 01 Trương Chí Cương- Đà Nẵng

Trang 2

16 Cửa hàng kinh doanh Kim khí số 7: 444 Tôn Đức Thắng- Đà Nẵng.

17 Cửa hàng kinh doanh Kim khí số 9: 527 Ngô Quyền- Đà Nẵng

Các đơn vị trực thuộc này không có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh doanhphụ thuộc, có quan hệ mật thiết với nhau về kinh tế, tài chính, tổ chức, công nghệ vàchuyên môn hoá sản xuất- kinh doanh nhằm thực hiện các lĩnh vực kinh doanh sau:

- Kinh doanh các loại thép xây dựng, phôi thép nhập khẩu

- Kinh doanh vật tư phế liệu, vật liệu xây dựng

- Kinh doanh khách sạn

- Sản xuất thép tròn đốt MT có đường kính từ 10mm theo TCVN

1651-85 (Việt Nam); JISG 3112(Nhật Bản)

2 Quá trình phát triển.

a Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1997.

Từ khi thành lập đến nay công ty gặp rất nhiều khó khăn Hoạt động với một cơcấu tổ chức mới, số lượng công nhân lại lớn, chất lượng không đồng đều, tư tưởngcông nhân viên chưa ổn định Một vấn đề nan giải hơn là vẫn còn nhiều tồn tại của 2công ty cũ cần phải được giải quyết như thế nào để đưa công ty đi vào hoạt động liêntục và phát triển hơn nhưng vẫn kế thừa được những ưu điểm của hai công ty cũ Công

ty được thành lập ngay trong thời kỳ đất nước chuyển mình theo cơ chế thị trường nêncũng gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường

Mặc dù vậy công ty đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ về nhiều mặt của tổngcông ty thép Việt Nam, nhờ đó mà công ty đã sớm ổn định được tổ chức và phát triểnđược mạng lưới sản xuất kinh doanh của mình Cùng với sự đoàn kết của cán bộ côngnhân viên, công ty thực hiện chủ chương đường lối lãnh đạo bước đầu đi vào hoạtđộng đã đạt được những kết quả nhất định Sự hợp nhất giữa hai công ty tạo ra sứcmạnh về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như tổ chức cán bộ tạo điều kiện thuận lợicho sự phát triển của công ty dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc công ty xác địnhđúng đắn vai trò và nhiệm vụ của mình, năng động tự chủ sáng tạo trong kinh doanh.Bước đầu hợp nhất công ty đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kế hoạch kinhdoanh, làm tốt nghĩa vụ với nhà nước, mở rộng thị trường tiêu thụ, đổi mới phươngthức quản lý nhờ đó mà đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể Bên cạnh việc mở rộngmạng lưới tiêu thụ công ty còn mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc trang thiết bị côngnghệ, đào tạo nguồn nhân lực đã tạo ra nguồn hàng ổn định phục vụ cho nhu cầu kinhdoanh và tìm kiếm lợi nhuận

b Giai đoạn 2: Từ năm 1998-2003

Trong giai đoạn này công ty mở rộng thị trường ra Miền bắc và Miền Nam, bình

ổn thị trường Miền trung Công ty đã xây dựng xong nhà máy cán thép MT và đưa vàohoạt động Cung ứng thép tại thị trường Miền trung, đẩy mạnh hoạt động ra các thịtrường khác nhằm mục đích nâng cao tỉ trọng hàng nội lên trong tổng doanh thu Kiệntoàn công tác quản lý kinh doanh, khai thác triệt để nguồn lực với mục tiêu tối đa hoá

Trang 3

lợi nhuận Sản xuất kết hợp với kinh doanh, sản xuất là nền tảng cho kinh doanh lâudài Nhà máy cán thép hoạt động với công suất 20.000 tấn- 30.000 tấn/ năm Đã cungcấp được khối lượng thép lớn trên thị trường Mặc dù trong thời gian này thị trường cónhiều biến động làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưngvới sự nỗ lực của toàn công ty, công ty đã hoàn thành những chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.

c Giai đoạn 3: Từ năm 2003 đến nay.

Công ty tiếp tục triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngày 10/02/2004 công ty đổi tên thành Công ty Kim khí Miền trung

1 Chức năng

Tổ chức kinh doanh mặt hàng: Kim khí các loại, vật liệu xây dựng, vật tư tổnghợp, khai thác phế liệu, nhập khẩu Kim khí về kinh doanh

Tổ chức gia công, chế biến các loại sản phẩm thép từ nguyên liệu ban đầu

Tổ chức kinh doanh các loại mặt hàng Kim khí

2 Nhiệm vụ

Thực hiện tốt các chính sách, các quyết định về tổ chức quản lý cán bộ, sử dụng

an toànlao động, bảo vệ môi trường an ninh chính trị, chấp hành nghiêm chỉnh các quyđịnh của pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty

Xây dựng kế hoạch dài hạn trình lên cấp trên là tổng công ty thép Việt Nam phêduyệt và triển khai các kế hoạch được duyệt

Dự báo và thông tin nhanh nhu cầu sử dụng kim loại khu vực Miền trung

Tổ chức sản xuất kinh doanh các mặt hàng theo chức năng của công ty, tiếp nhậnhàng nhập khẩu của công ty tại Đà Nẵng

Nhận và sử dụng vốn của nhà nước giao cho một cách có hiệu quả, thực hiện vayvốn tại ngân hàng Ngoại thương

3 Quyền hạn

Chủ động trong việc giao dịch đàm phán, ký kết hợp đồng kinh tế

Chủ động sử dụng vốn cấp trên giao và được quyền vay vốn tại các Ngân hàngtrong nước

Tổ chức văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trong cả nước

Bổ nhiệm, bãi nhiệm, đào tạo, tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng hạ bậclương của cán bộ trong công ty, điều động bố trí cán bộ lao động công nhân viên theocấp quản lý tại công ty

III Cở cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Là cở cấu tổ chức trực tuyến tham mưu Các bộ phận phòng ban có mối liên hệphụ thuộc lẫn nhau được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định Quản lý trên

Trang 4

nguyên tắc một thủ trưởng, các cấp dưới phối hợp với nhau và tham mưu cho cấp trênnhững thông tin về kinh tế tài chính.

Sơ đồ bộ máy quản lý:

Quan hệ chức năng

Quan hệ phụ thuộc

Giám đốc công ty: Là người chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ

chức Là người xây dựng các chiến lược hành động và phát triển của tổ chức

Các phó giám đốc: Là người là những người quản lý trực tiếp hoạt động của các

đợn vị trực thuộc, ra các kế hoạch tác nghiệp, tham mưu cho giám đốc để ra các kếhoạch chiến lược

Trang 5

P.TC-HC phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc về công tác

nhân sự, hành chính, cải tiến bộ máy sản xuất phù hợp điều kiện sản xuất kinh doanhcủa công ty Tham mưu công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, đào tạonhân viên, xây dựng kế hoạch tiền lương

P.K D-TT phòng kinh doanh thị trường: xây dựng phương án kinh doanh, công

tác Marketing, thực hiện chương trình mục tiêu cụ thể, khai thác các nguồn lực hàng,triển khai xây dựng kênh phân phối tiêu thụ

P.KT-TC phòng kế toán tài chính: Thực hiện các công tác tài chính, thực hiện

quản lý công tác tài chính tại công ty, đảm bảo các nghiệp vụ chuyên môn của banngành, thực hiện các chế độ báo cáo tài chính định kỳ, chịu trách nhiệm với các cơquan chủ quản về phạm vi báo cáo tài chính kế toán

P.KH-ĐT phòng kế hoạch đầu tư: Thực hiện các lĩnh vực kế hoạch tổng hợp,

thống kê, kỹ thuật quản lý kho, xây dựng cơ bản về công nghệ, công tác đầu tư và pháttriển của công ty Xây dựng kế hoạch toàn diện và tổng hợp kế hoạch hàng năm Kiểmtra các đơn vị trực thuộc công ty về việc thực hiện kế hoạch Giám sát, đôn đáo, thống

kê, tổng hợp các báo cáo về tổng hợp theo định kỳ quy định của tổng công ty và công

ty Xây dựng các luận chứng kinh tế kỹ thuật, tham mưu cho ban giám đốc về việcchọn đối tác liên doanh trong việc đầu tư và phát triển Tổ chức xây dựng kỹ thuậtquản lý kho theo đúng kỹ thuật an toàn, quy trình quy phạm và chất lượng mặt hàng.Xây dựng các quy chế quy định, định mức kinh tế kỹ thuật thuộc chức năng Dự thảocác hợp đồng kinh tế, tổ chức công tác pháp chế theo đúng pháp luật

PHẦN II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC NGUỒN LỰC TẠI CÔNG TY

I Tình hình sử dụng nguồn nhân lực

Trong thời đại hiện nay, nhân lực trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng đối với

sự phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp nào Nó quyết định dến sự thành công haythất bại của doanh nghiệp Nền sản xuất hiện đại nhân thức con người là tài sản lớnnhất của công ty Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với các máy móctối tân, vai trò năng động của con người ngày càng chiếm vị trí quyết định cho thànhcông trong các hệ thống sản xuất Giảm bớt các trung gian quản lý, nâng cao địa vị củacác cán bộ công nhân được đào tạo tốt trong quá trình sản xuất, kích thích sự hào hứng,phấn khởi làm cho quá trình sản xuất ngày một năng động Đó là chìa khoá thành côngcủa các công ty trong nền sản xuất hiện đại

Trang 6

Bảng 1: Cơ cấu lao động của công ty

Nguồn: Bảng tổng kết qua các năm của công ty

Tình hình lao động trong công ty có sự biến động nhưng không lớn, nguyên nhân

là do công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mở thêm các chi nhánh mớiđồng thời lại cắt giảm một số cửa hàng hoạt động không có hiệu quả

Qua biểu đồ thể hiện cở cấu lao động giữa nam và nữ ta nhận thấy rằng tỉ lệ nhânviên nam trong công ty lớn hơn tỉ lệ nữ rất nhiều Nguyên nhân là môi trường hoạtđộng của công ty phải đi công tác xa nhiều, điều đó không thích hợp với giới nữ Hơnnữa công ty kinh doanh và sản xuất sắt thép cần nhiều chuyên môn kỹ thuật đó cũng lànguyên nhân lam cho tỉ lệ nam trong công ty lớn hơn tỉ lệ nữ rất nhiều Năm 2002 sốlượng nhân viên là 389 người trong đó số lượng nam là 264 chiếm 67.86%, số lao động

nữ là 125 người chiếm 32.14% Đến năm 2003 tổng số nhân viên đã tăng lên 397người, trong đó số lao động nam là 298 người chiếm tỉ lệ 75.06%, nữ là 99 ngườichiếm 24.67% Và năm 2004 tổng số lao động trong công ty đã giảm đi còn 377 ngườinhưng số lượng lao động nam lại tăng lên Cụ thể số lao động nam là 287 người chiếm75.33%, lao động nữ là 93 người chỉ chiến tỉ lệ là 24.67% Ta nhận thấy rằng số lượngnhân viên nam tăng dần từ năm 2002 đến năm 2004, số lượng nữ cũng giảm đi đáng

kể Năm 2002 tỉ lệ lao động nữ chiếm tới 32.14% đến năm 2003 tỉ lệ này là 24.94% vàđến cuối năm 2004 chỉ còn 24.67% Điều này cho chúng ta thấy rất có thể số lượng laođộng nữ sẽ vẫn tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo và số lao động nam sẽ tănglên cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của công ty

Hình 1: Đồ thị thể hiện lao động theo giới tính

Trang 7

Biểu đồ thể hiện trình độ của nhân viên trong công ty Qua biểu đồ ta nhận thấytrình độ của nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao Tỉ trọng lao động cótrình độ sơ cấp và PTTH đã giảm đi rất nhiều, cụ thể năm 2002 số lao động có trình độPTTH là 185 người chiếm 47.55%, sơ cấp là 19 người chiếm 4.48% nhưng đến năm

2004 số lao động có trình độ PTTH chỉ còn 65 người chiếm tỉ lệ 17.24% và tỉ trọng laođộng có trình độ sơ cấp chỉ còn 4.26% Trong khi đó lao động có trình độ đại học,caođẳng lại tăng lên, năm 2004 tăng 25 lao động so với năm 2003; tăng 69 lao động so vớinăm 2002 và lao động TH-CNKT cũng tăng lên, năm 2002 là 17.99% nhưng đến năm

2004 đã là 29.7% Trình độ lao động trong công ty ngày càng được nâng cao để công

ty có thể hoạt động tốt trong nền kinh tế hiện đại và có thể cạnh tranh được với cáccông ty nước ngoài trong điều kiện toàn cầu hoá

Trang 8

Hình 2: Đồ thị thể hiện trình độ lao động của nhân viên qua các năm

Qua số liệu của bảng 1 ta nhận thấy công ty đang có xu hướng giảm biên chế,tăng số lượng nhân viên hợp đồng Có lẽ đây là một hướng đi mới của công ty, hướng

đi này sẽ giúp cho công ty có thể ký hợp đồng với những nhân viên có năng lực thật sự,

có thể đảm nhận và hoàn thành một cách tốt nhất công việc phù hợp với chuyên môncủa mình Trong năm 2002 công ty có 54 nhân viên hợp đồng chiếm tỉ lệ 13.89%; đếnnăm 2003 đã tăng lên 60 người, chiếm tỉ lệ 15.11% Với cở cấu lao động của công ty,công ty đã đạt được nhiều kết quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình

II Tình hình tài chính của công ty

1 Tình hình tài chính của công ty qua các năm

Bảng 2: bảng cân đối kế toán của công ty qua các năm.

Trang 9

ĐVT: Tỉ đồng

Khoản 2002 tỉ lệ 2003 tỉ lệ 2004 tỉ lệ 2003/2002 tỉ lệ 2004/2003 tỉ lệmục số tiền % số tiền % số tiền % số tiền % số tiền %

Tài sản

TSLĐ&ĐTNH 323.402 95 370.76396,64 362 94,74 47.361 114,64 -8.767 97,63

Tiền mặt 5.718 1,68 9.469 2,47 22.326 5,84 3.751 165,6 12.857 235,78Khoản phải thu 187.216 55 231.364 60,3 187.8749,17 44.148 123,58 -43.496 81,2Tồn kho 127.36237,41128.35733,46134.0135,07 9.95 100,78 5.657 104,41TSLĐ khác 3.104 0,91 1.572 0,41 17.786 4,66 -1.532 50,64 16.214 1131,4

TSCĐ&ĐTDH 17.157 5 13.63 3,36 20.081 5,26 -4.027 77,19 6.453 147,34 Tổng tài sản 340.376 100 383.663 100 382.08 100 43.287 112,72 -1.584 99,59 Nguồn vốn

Nguồn: phòng kế toán tài chính

Cơ cấu tài sản:

Tình hình tài sản của công ty biến động bất thường qua các năm Nếu như năm

2003 tài sản của công ty tăng so với năm 2002 là 43.287 triệu đồng tương ứng tăng12,72% thì bước sang năm 2004 tài sản công ty lại giảm 1.584 triệu đồng so với năm

2003 tương ứng giảm 0,41% Xét về cơ cấu thì sự phân bổ tài sản của công ty năm

2004 tốt hơn năm 2003, phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng so với 2002 vàchiếm 94,74% Trong đó tiền mặt năm 2002 chiếm 1,68% thì đến năm 2004 chiếm5,84% Khoản phải thu có giảm và năm 2004 khoản phải thu chiếm 49,17% Về cở cấuhàng tồn kho năm 2002 chiếm 37,41% thì đến năm 2004 chiếm 35,07%

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng qua các năm, nếu 2002 chiếm 5% thì đếnnăm 2004 chiếm 5,26% so với tổng tài sản Điều này chứng tỏ công ty đang cố gắngđầu tư thêm máy móc thiết bị, nhà cửa, văn phòng để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nhìn chung, cơ cấu tài sản năm 2004 có phần hợp lý hơn, TSLĐ&ĐTNH chiếm

tỷ trọng lớn, điều này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty

Trang 10

Cơ cấu nguồn vốn:

Nguồn vốn của công ty tăng qua các năm, trong đó chủ yếu là tăng nguồn vốnchủ sở hữu, nếu 2003 so với 2002 tăng 372 triệu đồng tướng ứng tăng 0,84% thì năm

2004 tăng so với 2003 là 16.714 triệu đồng tướng ứng tăng 37,44% Tuy nguồn vốnchủ sở hữu tăng qua các năm nhưng về mặt tỉ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổngnguồn vốn vẫn thấp Năm 2002 chiếm 13%, năm 2003 chiếm 11,64%, năm 2004 chiếm16,06% trong tổng nguồn vốn Tỷ trọng nguồn vốn tự có của công ty thấp hơn tỷ trọngcủa nợ phải trả, điều này cho thấy công ty vẫn phải luôn đối phó với những khoản nợngắn hạn

2 Tình hình tài chính của công ty năm 2004

Đầu năm 2004 công ty đã điều chỉnh quy chế kinh doanh tài chính cho phù hợpvới tình hình thị trường, đồng thời tăng cường công tấc quản lý tài chính, quản lý công

nợ (trong đó quy định cụ thể việc bán hàng trả chậm, phân cấp thẩm quyền bán nợ chocác đơn vị trực thuộc) theo hướng vừa bảo đảm tiêu thụ được hàng, vừa quản lý chặtchẽ nguồn vốn

Công tác kiểm tra giám sát tài chính tại các đơn vị được tiến hàng thường xuyên

và thông qua những đợt kiểm tra thực tế đã phát hiện một số cửa hàng, xí nghiệp viphạm một số hợp đồng không đúng quy định của công ty, việc ký kết thực hiện hợpđồng không đúng quy định, bán không đúng hợp đồng kinh tế, tự ý bán nợ vượt thẩmquyền, trong quý III năm 2004 công ty chỉ đạo khắc phục nội dung vi phạm trên, đồngthời xem xét xử lý trường hợp vi phạm quy chế quản lý như: dừng cấp hàng đối vớihợp đồng có số dư nợ thực tế vượt mức dư nợ cho phép Tuy nhiên một số đơn vị vẫntiếp tục vi phạm công nợ bán vượt hợp đồng (sau khi có thông số 1151/KKMT ngày29/07/2004) số vi phạm tính đến ngày 31/08/2004: chi nhánh Hà Nội: 25 triệu, chinhánh Quảng Nam: 1,052 tỷ, chi nhánh Tuy Hoà 645 triệu

- Tình hình quản lý công nợ: tổng số dư nợ bán hàng thép nội tínhđến ngày 30/09/2004 là 143,295 tỷ trong đó:

+ nợ quá hạn (thép nội) 53,07 tỷ chiếm 37,03%/tổng công nợ

+ nợ khó đòi: 26,59 tỷ chiếm 18,56%/tổng công nợ

Bảng 3: kết quả thu nợ năm 2003-2004

ĐVT: tỷđồng

Trang 11

So với thời điểm đầu năm 2004 tổng công nợ bán hàng thép nội giảm 6.83% song nợkhó đòi lại tăng 29% so với đầu năm Nguyên nhân nợ khó đòi tăng là do công tácthẩm định kế hoạch còn yếu kém, một số đơn vị bán nợ vượt thẩm quyền hoặc bán nợvượt hợp đồng dẫn đến tình trạng trên, công nợ khó đòi tại một số đơn vị ước tính đếnngày 30/09/2004 tăng cao so với đầu năm như chi nhánh Nha Trang tăng 337%, chinhánh Hà Nội tăng 600%, chi nhánh Phú Yên tăng 147% một số đơn vị phát sinh công

nợ khó đòi trong tháng9 năm 2004 như Xí nghiệp số 3, cửa hàng Đông Hà, cửa hàng số6 cần thực hiện các biện pháp để thu hồi số công nợ trên

Xử lý công nợ khó đòi: Đối với công nợ khó đòi phát sinh trước ngày 01/01/04 đãthu hồi được 6,377 tỷ (trong đó thu hồi tài sản là 4,316 tỷ) đạt 31% so với công nợ sovới công nợ khó đòi từ đầu năm Tuy nhiên đến 30/06/04 qua kiểm tra lại tăng lên13,506 tỷ Công nợ khó đòi phát sinh trong năm 2002 mới thu hồi được 1,138 tỷ Vìvậy đến 30/09/2004 tỷ lệ nợ khó đòi tăng 29% so với tổng nợ khó đòi từ đầu năm 2004(20,6 tỷ) So với mục tiêu chất lượng đề ra (phấn đấu giảm 30% công nợ khó đòi vàothời điểm cuối năm) thì mục tiêu này rất khó thực hiện vào cuối năm 2004

Bảng 4: Kết quả thu nợ khó đòi năm 2004.

ĐVT: VNĐ

Cộng 1.137.745.255 3.650.997.819 4.788.743.074 TK131 1.137.745.256 3.613.896.072 4.751.641.327

Trang 12

Qua bảng trên ta thấy tình hình kết qủa thu nợ của công ty khá khả quan tổng nợcủa năm 2004 đã giảm đi rất nhiều so với năm 2003 cụ thể là năm 2003 số nợ phải thu

là 3.613.896.071, đến năm 2004 con số này đã giảm đi rất nhiều, chỉ còn1.137.745.255 Một số đơn vị trực thuộc đã giảm được số nợ của mình xuống còn rấtthấp như: Xí nghiệp 2 còn 60.359.422; Xí nghiệp KT còn 7000.000; chi nhánh thànhphố Hồ Chí Minh chỉ còn 10.000.000, văn phòng công ty còn 1.100.000 Thực tế chochung ta thấy đây là một nỗ lực rất lớn của công ty trong quá trình thực hiện mục tiêu

Nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn:

- Vốn cấp nhà nước

- Vốn tự có của doanh nghiệp: Trích từ thu nhập sau thuế

Hiên tại tổng tài sản của công ty rất lớn Trong đó phần lớn là tài sản lưu động.Điều này cho thấy khả năng thanh toán và khả năng đáp ứng các khoản nợ khi đến hạn

là rất lớn Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu vẫn còn cao Mặc dù

có giảm qua các năm nhưng không đáng kể

Nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là vay ngân hàng Chi phí cho việc tài trợ nàythấp hơn và có sự mềm dẻo của biện pháp tài trợ cao Tức là chỉ vay khi nào cần và tạithời điểm giảm thấp của quá trình kinh doanh không cần nhiều vốn, công ty có thểthanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn Tuy nhiên, việc sử dụng tài trợ này cũng gặp rủi ro caohơn do không kịp thời trả nợ và các khoản nợ đến cùng một lúc điều đó có thể gâynguy hiểm cho bất cứ một doanh nghiệp nào

Công ty là một doanh nghiệp nhà nước có sự bảo trợ của tổng công ty thép ViệtNam nên nguồn vốn của công ty là rất lớn tạo được uy tín trên thị trường

II Tình hình sử dụng nguồn vốn.

1 Tình hình sử dụng vốn.

Trang 13

Bảng 5: Các thông số tài chính tại công ty.

Nguồn: Phòng kế toán tài chính.

Khả năng thanh toán hiện thời: Chỉ tiêu này cho chúng ta thấy khả năng thanh

toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty Vì nguồn vốn lưu động của công ty là rất lớnnên khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty là rất cao, điều này đã tạocho công ty có uy tín trên thị trường Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công tytăng dần qua các năm Năm 2002 chỉ số này là 1,092 nhưng sang năm 2003 chỉ số nàytăng nhẹ và đạt1,093 khả năng thanh toán hiện thời tiếp tục tăng vào năm 2004 là 1,13

Trang 14

Qua các chỉ số trên ta nhận thấy rằng nguồn vốn lưu động của công ty tăng lên rấtnhiều Đây chính là nguyên nhân làm tăng khả năng thanh toán hiện thời của công ty.

Khả năng thanh toán nhanh: Chỉ số này cho chúng ta thấy rằng khả năng thanh

toán nhanh của công ty vẫn còn thấp Năm 2002 chỉ đạt 0,06 nhưng chỉ số này đã tăngmột cách bất ngờ vào năm 2003 và đạt 0,72 và giữ ở mức này cho hết năm 2004 Mặc

dù khả năng thanh toán hiện thời của công ty khá lớn nhưng khả năng thanh toán nhanhcủa công ty vẫn còn thấp Vì vậy, công ty cần có những biện pháp để tăng chỉ số nàylên cao hơn như vậy sẽ tạo được uy tín của công ty trên thị trường

Kỳ thu tiền bình quân: Chỉ số này cho ta thấy vòng quay của kỳ thu tiền Đó

chính là các khoản phải thu từ khách hàng hay từ các đơn vị trực thuộc Chỉ số này vàonăm 2002 là 39,84 ngày sang năm 2003 chỉ số này đã tăng lên 71,45 ngày Năm 2003

là một năm khó khăn đối với công ty vì sự biến động bất thường của ngành kinh doanhsắt thép nên đã làm cho các đơn vị trực thuộc chậm thanh toán các khoản nợ cho công

ty Năm 2004 chỉ số này có tăng lên và đạt 40,09 ngày Đây là một kết quả đáng mừngcủa công ty khi đưa ra chính sách quản lý công nợ mới

Vòng quay tồn kho: Khi chỉ số này càng nhỏ thì lượng tồn kho của công ty càng

hợp lý Chỉ số này vào năm 2002 là 13,2 lần và giảm vào năm 2003 là 9,08 lần nhưnglại tăng lên và đạt 12,5 lần vào năm 2004

Lợi nhuận ròng bình quân: Qua hệ số về lợi nhuận ròng bình quân ta thấy: mặc

dù năm 2004 là năm ngành kinh doanh thép có nhiều biên động nhưng năm này là năm

có chỉ số lợi nhuận ròng bình quân lớn nhất, đạt 0,64 lần đạt 13.560.400.000 VND.Năm 2002 là một năm làm ăn không tốt đối với công ty chỉ số này chỉ đạt 0,022 tươngứng là 6.578.400.000 VND Năm 2003 chỉ số này có tăng lên nhưng không đáng kể0,38 tương ứng là 5.858.100.000 VND

Tỉ lệ nợ: Qua chỉ tiêu này ta thấy rằng nguồn tài sản của công ty chủ yếu là các

tài sản lưu động Trong đó nợ phải trả là rất lớn Chiếm hơn 80% tổng tài sản của côngty

Tỉ lệ sinh lời tài sản: Thông qua chỉ số này ta sẽ thấy đồng vốn của công ty hoạt

động có hiệu quả hay không Tỉ lệ này đang tăng dần qua các năm, điều này cho thấycông ty đang dần có những hướng đi đúng đắn Đồng vốn ngày càng được sử dụng cóhiệu quả hơn Tỉ lệ này vào năm 2002 là 0,1 và tăng nhanh vào năm 2003 đạt 1,16 tiếptục tăng lên 2,83 vào năm 2004

Kỳ dự trữ bình quân: Chỉ tiêu này thể hiện thời chu kỳ tồn kho của sản phẩm.

Chỉ tiêu này càng nhỏ thì thời gian tồn kho càng ngắn

Vòng quay khoản phải thu: Chỉ số này cang cao thì thể hiện công ty bán hàng nợ

càng nhiều Đây là chỉ số thể hiện khách hàng đã nhận hàng của công ty nhưng chưathanh toán tiền cho công ty Công ty cần có những biện pháp rắn chắc hơn nữa để đảmbảo đồng vốn của mình không bị chiếm dụng

2 Chi phí sử dụng vốn.

2.1 Áp dụng mức lãi xuất định mức 0,85% và ngoài định mức 1,1%.

Trang 15

 Ngoài việc xác định lãi vay 0,85% cho toàn bộ số dư nợ theo thời hạn luânchuyển, công ty còn áp dụng mức lãi suất phạt bằng mức ,lãi suất quá hạn theo số dưcông nợ bán hàng do vi phạm hạn mức.

 Tổng số dư nợ cho phép là 30 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn cho phép là 6 tỷđồng Lãi vay được xác định như sau:

- Số dư nợ cho phép lãi xuất được tính 0,85%/tháng

- Số dư nợ vượt mức lãi suất được tính 1,5%/tháng

Ngoài ra công ty còn bát xác định lãi vay thông thường theo số phát sinh nợ củatừng nguồn hàng, từ đó tính tổng lãi vay chi nhánh phải trả

2.2 Ngoài ra công ty còn áp dụng mức lãi suất cho các đơn vị như sau:

 Thấp hơn mức lãi suất ngân hàng tại thời diẻm 0,05% đối với số dư trong hạn

 150% so với mức lãi suất trong hạn tính cho số nợ quá hạn

2.3 Thời gian luân chuyển và thời gian tính lãi vay của từng món vay, từng nguồn hàng được tính như sau:

 Thời gian luân chuyển hàng của các nhà máy trong nước, hàng nhận tại khocủa các nhà máy được cộng thêm 5 ngày so với thời gian các nhà máy cho phép Thờigian xác định lãi vay được tính bắt đầu từ nagỳ trừ thời hạn của nhà máy năm nay Tạithời điểm hiện nay các nhà máy cho thời hạn luân chuyển 30 ngày không tính lãi suấtđược hưởng thời hạn 35 ngày, thời gian tính lãi là sau 25 ngày kể từ ngày nhận hàng tạinhà máy

 Thời gian luân chuyển hàng tại nhà máy cán thép Miền Trung được công thêm

15 ngày so với các nhà máy khác và thời gian xác định lãi vay bắt đầu từ thời gian trừlùi 15 ngày so với ngày đến hạn

 Thời gian luân chuyển đối với hàng mà đơn vị nhận ở kho công ty tại Đà Nẵngquy định là 20 ngày, nhưng thời gian tính lãi suất bắt đầu từ ngày thứ 15 kể từ ngàynộp hoá đơn nhận hàng

Các chính sách về chi phí sử dụng vốn đã khích thích được các đơn vị đẩy nhanhviệc bán hàng, tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ hàng hoá trong thời gian quyđịnh để nhận được thời gian luân chuyển hàng hoá của công ty đã đưa ra tránhtình trạng bị tính lãi suất do vi phạm không tiêu thụ hàng hoá đúng quy định nhờ

đó đã giảm được hàng tồn đọng tại các đơn vị cở sở

II.Quyền vay vốn tại các ngân hàng.

1 Số tài khoản của công ty tại các ngân hàng.

Hiện nay công ty đã ký hợp đồng với 3 ngân hàng lớn Thông qua các ngân hàng này công ty có thể vay vốn trong giới hạn của mình

Số tài khoản tại Ngân Hàng Công Thương Việt Nam: 710a-001177.

Số tài khoản tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam: 3621137360.

Số tài khoản tại Ngân Hàng Hàng Hải Việt Nam: 3611001077.

Trang 16

2 Nguồn vốn sử dụng tại các đơn vị trực thuộc năm 2004.

Bảng 6: Mức sử dụng vốn của các đơn vị trực thuộc.

Nguồn: Phòng kế toán tài chính.

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng các hầu hết các đơn vị đều lạm dụngnguồn vốn Trong số 17 đơn vị thì có tới 11 đơn vị sử dụng vượt định mức Có đơn vịvượt tới gần 50% như: CH số 7: 47% tương ứng là 1.403.036.000 đồng; CN TP HCM38% tương ứng là 8.581.589.000 đồng; CH Quảng Nam 27% tương ứng là933.428.000 đồng; CH số 9: 31% tương ứng là 1.558.292.000 đồng Qua những con

số trên công ty cần phải đưa ra một chính sách sử dụng đồng vốn một cách hợp lý hơn,quản lý đồng vốn một cách có hiệu quả hơn Để đồng vốn chỉ sử dụng trong định mứcnhưng vẫn có hiệu quả Một số đơn vị sử dụng đồng vốn trong định mức là: CH Số 1chỉ sử dụng 54% định mức đạt ra, tương ứng là 2.623.484.000 đồng; CH Số 6: 67%tương ứng là 1.561.745.000 đồng; và một số đơn vị khác như: CH số 5; cửa hàng TuyHoà; CH Quy Nhơn; CH Đông Hà Công ty cần có những khuyến khích hợp lý đểđộng viên những chi nhánh đã không vượt định mức quy định

Qua việc phân tích nguồn vốn sử dụng tại công ty em nhận thấy rằng công ty chưa

có những chính sách phù hợp trong việc quy định mức sử nguồn vốn tại các đơn vị cở

Trang 17

sở Vì vậy, một số đơn vị sử dụng vượt định mức cho phép Trong khi đó một số đơn vịlại không sử dụng hết đồng vốn của công ty giao cho Từ đó dẫn đến một nghịch lý:Nơi thì sử dụng không hết, nơi thì thiếu gây ra sự lãng phí trong sử dụng nguồn vốn.Đồng vốn của công ty không được sử dụng một cách có hiệu quả Để khắc phục tìnhtrạng trên công ty cần có một chương trình phân tích việc sử dụng vốn của các đơn vị,

từ đó sẽ đưa ra một định mức phù hợp Đồng thời công ty cũng cần có những biện phápcan thiệp kịp thời vào việc sử dụng vốn của các đơn vị trong công ty để đồng vốn củacông ty được sử dụng một cách có hiệu quả hơn

PHẦN IV: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY

I Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty.

1 Môi trường vi mô:

1.1. Môi trường kinh tế

Tốc độ tăng GDP của cả nước trong những năm gần đây luôn ổn định Cácchính sách của nhà nước luôn đầu tư xây dựng những công trình công cộng, cơ sở kinh

tế nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhờ đó đã mở ra

cở hội kinh doanh cho ngành thép

Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã có sự đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng nhằm phục

vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu côngnghiệp trên địa bàn thành phố

1.2 Môi trường tự nhiên.

Đà Nẵng là thành phố lớn của vùng duyên hải Miền trung nằm trên các trụcđường giao thông nối liền hai miền Bắc và Nam thuận lợi cho việc giao lưu và pháttriển kinh tế Với diện tích 1.247,6 km2 với tổng số dân gần 800.000 người Đà Nẵnghiện nay là trung tâm kinh tế lớn của cả nước

Về cơ sở hạ tầng: Sân bay quốc tế Đà Nẵng có các chuyến bay quốc tế Cảngbiển có khả năng tiếp nhận tàu có trong tải lớn ra vào cảng, cùng với hệ thống bốc dỡkhá hoàn hảo đã tạo điều kiện cho việc buôn bán ngoại thương khá phát triển Trongnhững năm gần đây, Đà Nẵng không ngừng sửa chữa, xây dựng các con đường mới,

mở rộng mạng lưới giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá

Đà nẵng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển củamình Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió bão Vào mùa mưa thường gây

ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

1.3 Môi trường công nghệ.

Trong thời đại bùng nổ thông tin, việc thay đổi trang thiết bị, cập nhật thông tin sẽảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của công ty Các doanh nghiệp muốn theo kịp xu

Trang 18

hướng toàn cầu hoá thì phải biết nắm bắt công nghệ thông tin, áp dụng khoa học kỹthuật vào sản xuất, sử dụng các chương trình quản lý hiện đại

1.4 Môi trường chính trị:

Trong những năm gần đay tình hình chính trị trong nước khá ổn định đây là cơ

sở để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài tạo đà cho nền kinh tế đi lên

2 Môi trường vi mô:

2.1 Nhà cung cấp:

-Công ty liên doanh xuất thép Việt-Úc Vinasteel

- Công ty gang thép Thái Nguyên

-Công ty liên doanh thép Việt-Nhật VinaKyoei

-Công ty liên doanh Vinaposco Steel

-Khác: Nhà máy thép Nasteel, công ty thép Miền nam

2.2 Khách hàng:

Khách hàng của công ty là khách hàng chính phủ và khách hàng mua sử dụng

2.3 Đối thủ cạnh tranh.

-Công ty thép Đà Nẵng

-Công ty TNHH Minh Toàn

-Công ty Kim khí Bắc Thái thành Phố Hồ Chí Minh

II Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:

1 Mặt hàng kinh doanh của công ty.

Công ty Kim khí Miền trung là thành viên của tổng công ty thép Việt Namchuyên kinh doanh các loại sắt thép Công ty còn sản xuất các loại thép tròn vằn tại nhàmáy cán thép Miền Trung đạt tiêu chuẩn TCVN 1651-85, JIS G3112 nhằm phục vụcho nhu cầu thị trường

Các mặt hàng thép của công ty bao gồm:

Trang 19

- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê kho bãi, kýgửi hàng hoá.

Mặt hàng phôi thép nhập khẩu của công ty: Chủ yếu là phôi thép nhập khẩu đểbán lại cho các doanh nghiệp khác, từ năm 2003 trở về trước, mặt hàng này chiếm tỉ lệkhá cao khoảng 20% giá trị nhập khẩu, các mặt hàng khác chỉ chiếm tỉ lệ khoảng 20%giá trị nhập khẩu của công ty Năm 2003-2004 giá trị hàng phôi thép nhập khẩu đãgiảm đi đáng kể chỉ còn chiếm khoảng 50% trong tỉ trọng hàng nhập khẩu của công ty.Nguyên nhân chính có thể do thị trường sắt thép trong hai năm qua biến động thấtthường, giá thép cũng tăng cao đã làm thay đổi cơ cấu nhập khẩu của công ty

Mặt hàng thép MT: Đây là sản phẩm của công ty sản xuất nên số lượng còn nhỏchỉ chiếm 10% trong tổng lượng hàng kinh doanh của công ty

Mặt hàng thép nội: Là mặt hàng thép thành phẩm mà công ty kinh doanh chủyếu trên thị trường, chiếm tỉ trọng 40%

2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây.

Trong mấy năm gần đây, thị trường thép thế giới biến động rất nhiều, giá thépngày càng tăng cao đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Bảng 8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Trang 20

Trong những năm đầu hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty khá thuậnlợi do còn ít đối thủ cạnh tranh, nhưng mấy năm gần đây, sự cạnh tranh ngày càng trởnên gay gắt thì tình hình hoạt động của công ty đã gặp nhiều khó khăn Doanh thuthuần của công ty năm 2002 là 1.691.397 triệu đồng thì sang năm 2003 đã giảm xuốngchỉ còn 1.165.992 triệu đồng, tương ứng giảm 0,26%.

Mặc dù doanh thu thuần giảm nhưng lợi nhuận gộp lại tăng qua các năm, năm

2002 lợi nhuận của công ty là 514 triệu đồng sang năm 2003 lợi nhuận của công ty đãgấp 12 lần đạt 6 tỷ đồng, đến năm 2004 lợi nhuận đã đạt 15 tỷ đồng tăng gần 3 lần sovới năm 2003

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng một cách đột biên mặc dù chỉtiêu doanh thu có giảm

Mặc dù thị trường thép xây dựng có nhiều biến động nhưng lợi nhuận của công

ty vẫn tăng qua các năm Điều này chứng tỏ thực lực của công ty, công ty có thế mạnh

về tài chính cũng như thế mạnh về nguồn nhân lực

3 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

3.1 Tình hình tiêu thụ mặt hàng tại công ty.

Nguồn: báo cáo tổng kết qua các năm

Sản lượng Kim khí nhập khẩu giảm dần từ 194.279 tấn vào năm 2002 xuốngcòn 93.035 tấn vào năm 2004, điều này cho chúng ta thấy nguyên nhân do thị trườngthép biến động vào cuối năm 2003 rất phức tạp làm cho nhiều hợp đồng nhập khẩuphôi thép của công ty không thực hiện được nên lượng Kim khí nhập khẩu giảm còn

Trang 21

80.848 tấn chiếm tỉ lệ là 58,39% vào năm 2003 và đến năm 2004 tỉ lệ nhập khẩu đãtăng nhẹ nhưng vẫn còn thấp chỉ đạt 93.035 tấn tăng 15,07 % so với năm 2003.

Việc kinh doanh thép nội đóng vai trò quan trọng trong tổng mặt hàng bán racủa công ty, lợi nhuận của công ty năm 2003 chủ yếu là do kinh doanh thép nội đemlại, chiếm 67% trong tổng doanh thu của công ty Năm 2002 lượng thép cung ứng chothị trường đạt 103.869 tấn, năm 2003 tăng lên 120.320 tấn tương ứng là tăng 15,84%

và đến năm 2004 sản lượng lại giảm xuống còn 119.634 tấn tương ứng giảm đi 0,57%

Thép MT do công ty sản xuất dù mới thâm nhập thị trường nhưng bước đầu đãtạo được uy tín đối với khách hàng Điều này chứng tỏ qua lượng hàng bán qua cácnăm đều tăng: Năm 2002 là 17.000 tấn, năm 2003 là 18.421 tấn, năm 2004 là 18.723tấn

3.2 Phân tích kết quả tiêu thụ của các đơn vị trực thuộc.

Công ty Kim khí Miên trung là một công ty có rất nhiều đơn vị trực thuộc vì vậykết quả hoạt động kinh doanh của công ty phụ thuộc rất lớn vào kết quả hoạt động kinhdoanh của các đơn vị trực thuộc này

Bảng 10: Tình hình tiêu thụ thép qua các năm của các đơn vị trực thuộc.

Nguồn: Bảng tổng kết qua các năm

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình tiêu thụ của các đơn vị trực thuộc công ty tăngdần qua các năm Doanh thu của năm 2002 là 700.697 triệu đồng tăng đến năm 2003 là736.758 triệu đồng, tiếp tục tăng mạnh vào năm 2004 doanh thu đã đạt tới 923.132

Trang 22

triệu đồng Trong đó chi nhánh Hà Nội và chi nhánh TPHCM là hai chi nhánh có lượngtiêu thụ mạnh nhất, luôn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty Chinhánh Hà Nội luôn chiếm từ 17-20% tổng doanh thu, chi nhánh TPHCM chiếm tỉ lệkhoảng 30-40% trong tổng doanh thu của toàn công ty Bên cạnh những chi nhánh códoanh số cao như vậy nhưng vẫn còn một số chi nhánh có doanh số rất thấp chiếm tỉ lệchưa được 3% như: CH Huế, CH Đông Hà, CH Gia Lai, CH Tuy Hoà, CH QuảngNam, KS Phương Nam.

3.3 Kết quả tiêu thụ qua từng khu vực thị trường.

Công ty Kim khí Miền Trung có mạng lưới tiêu thụ rộng lớn có chi nhánh ở nhiềukhu vực thụ trường khác nhau

Tình hình tiêu thụ của các khu vực cũng có sự khác biệt lớn Doanh thu trên thịtrường Đà Nẵng và TP HCM chiếm tỉ lệ cao nhất Năm 2002 thị trường Đà Nẵngchiếm 26,27%, năm 2003 chiếm 35,66% đến năm 2004 đã giảm xuống còn 31,29%.Thị trường TP HCM cũng chiếm tỉ trọng khá cao: năm 2002 chiếm 30,5%, năm 2003lại giảm xuống còn 22,33% và năm 2004 tăng mạnh chiếm 40,24% đây là một điều rấtđáng mừng Trong khi hai thị trường Đà Nẵng và TP HCM chiếm tỉ trọng cao thì cácthị trường khác lại khá khiêm tốn Thị trường Năm 2002 thị trường Nha Trang chiếm12,98%, thị trường Hà Nội chiếm 18,39% Sang năm 2003 doanh thu thị trường NhaTrang tăng nhẹ và đạt 14,95% còn thị trường Hà Nội lại giảm nhẹ chiếm 17,1% Năm

2004 lai có sự đảo lộn: doanh thu thị trường Nha Trang giảm mạnh nhất chỉ chiếm tỉ lệ8,3%, thị trường Hà Nội lại tăng lên hơn cả năm 2002 và đạt 19,09% Các thị trườngkhác hiếm tỉ trọng không đáng kể chỉ khoảng dưới 10% Đây là một tháh thức lớn củacác thị trường khác để đẩy doanh thu của mình lên ngang tầm với các thị trường khác

Bảng 11: Tình hình tiêu thụ ở từng khu vực thị trường.

Đvt: triệu đồngStt Thị trường 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003

Dthu Tlệ Dthu Tlệ Dthu Tlệ Dthu Tlệ Dthu Tlệ

Nguồn: Bảng tổng kết qua các năm.

III Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2004.

1.Tình hình thị trường thép năm 2004.

Trang 23

Tình hình thị trường thép năm 2004 có nhiều biến động lớn: giá phôi thép tăngcao trong quý I và đầu quý II, sang đến cuối tháng 5 thì giảm mạnh và lại tăng nhanhvào giữa tháng 6 tiếp tục giữ ở mức cao cho đến cuôi năm Do giá cả biến động bấtthường và nguồn cung khan hiếm trong một thời gian dài nên đã ảnh hưởng trực tiếpđến tình hình sản xuất kinh doanh thép nhập khẩu của công ty.

Về kinh doanh thép nội của công ty: do giá cả tăng cao trong quý I và giảm mạnhtrong quý II, nhiều công trình ngừng hoặc giảm tiến độ thi công: sang quý III nhu cầutiêu thụ thép giảm, ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ thép trong năm của công ty Hơn nữatình hình kinh doanh tại khu vực Miền Trung lại có sự cạnh tranh gay gắt, nguồn cungcấp không ổn định; trong kinh doanh thép nội vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, số dư công nợquá hạn, công nợ khó đòi lớn Năm 2004 công ty đã có nhiều chính sách nhằm thắtchặt công tác quản lý bảo toàn vốn, đẩy mạnh thu hồi công nợ điều đó đã làm hạn chếlượng tiêu thụ thép nội

Trước diễn biến bất thường của thị trường thép, công ty đã thực hiện tốt chỉ đạocủa tổng công ty thép Việt Nam nhằm bình ổn thị trường thép xây dựng, không tănggiá bán sản phẩm thép

2.Tình hình sản xuất kinh doanh.

2.1 Đối với kinh doanh thép nội.

Công ty đã có những chuẩn bị tích cực như: Ngay từ cuối năm 2003 đã chú trọngviệc củng cố, bố trí cán bộ có năng lực cho các cửa hàng đặc biệt là các cửa hàngtrưởng, củng cố và mở rộng mạng lưới cửa hàng kinh doanh tại thành phố Đà Nẵng vàcác khu vực Miền trung nhằm giữa vững và mở rộng thị trường Từ những tháng đầunăm công ty đã chủ trương đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho lấy tiền ngay, đã tác độngtích cực đến kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2004 trong 9 tháng năm 2004.Ước hiện mua vào 84.035 Tấn (chiếm tỉ trọng 42% nguồn thu nhập), đạt 37% kếhoạch, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2003

Bảng 12: Kết quả kinh doanh năm 2004

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:44

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w