Công ty áp dụng tất cả các loại hình đàm phán. Tuỳ từng đối tác, thương vụ hay đặc điểm của từng thị trường mà công ty áp dụng loại hình nào cho phù hợp để có khả năng thành công cao nhất. Tuy nhiên, trên thực tế thì hình thức mà công ty sử dụng nhiều nhất là hình thức đàm phán bằng thư tín. Đôi khi, trong những trường hợp khẩn cấp, hoặc những tình huống bất ngờ xảy ra trong thời gian thực hiện hợp đồng như: thị trường biến động mạnh, sự thay đổi về thời gian giao nhận hàng, hay trong trường hợp gặp khó khăn trong quá trình làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá thì công ty thường sử dụng hình thức đàm phán qua điện thoại. Khi giá trị hàng hoá quá lớn, hay làm ăn với những đối tác mới mà ông ty muốn quan hệ lâu dài trong tương lai thì công ty thường áp dụng hình thức đàm phán trực tiếp. Nhưng khi áp dụng hình thức này công ty gạp khá nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là trình độ và kinh nghiệm đàm phán của người tham gia đàm phán.
Bảng 25: Kết quả đàm phán của công ty trong thời gian qua.
LOẠI HÌNH ĐÀM PHÁN Tỷ trọng
(%) thành công (%)Tỷ lệ thành công (%)Tỷ lệ không
Đàm phán trực tiếp 20 70 30
Đàm phán qua thư 70 80 20
Đàm phán qua điện thoại 10 60 40
Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường.
Qua bảng trên ta thấy tỉ lệ đàm phán qua thư chiếm tỉ lệ cao nhất:70%. Nhưng một điều đáng buồn là tỉ lệ thành công của các cuộc đàm phán chưa cao. Đàm phán qua thư có tỉ lệ thành công cao nhất: 80% do khi đàm phán qua thư thường là những đối tác truyền thống của công ty nên công ty có mối làm ăn lâu dài, có quan hệ mật thiết và cũng đã hiểu nhau. Đàm phán trực tiếp đối với công ty còn rất nhiều thách thức, chỉ chiếm 20% và tỉ lệ thành công lại quá thấp: 30%. Với chiến lược mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh nên công ty sẽ phải có nhiều đối tác mới. Với tỉ lệ thành công trong đàm phán trực tiếp quá thấp như trên thì mở rộng quan hệ với các đối tác mới thật sự là một vấn đề quá khó khăn với công ty. Loại hình đàm phán qua điện thoại đôi khi cũng được công ty áp dụng nhưng tỉ lệ không cao, chỉ chiếm 10% với tỉ lệ thành công là 40%.