thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại & vận tải đa phương thức

77 460 0
thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại & vận tải đa phương thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại & vận tải đa phương thức Chương 1 Lý luận chung vè kế toán bán hàng và xác định kết quản kinh doanh 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại Ngành Thương mại thực hiện chức năng nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Đối tượng kinh doanh của ngành Thương mại là hàng hoá. Đó là những sản phẩm lao động được các doanh nghiệp Thương mại mua về để bán ra nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu. Hàng hoá trong kinh doanh Thương mại thường được phân theo các ngành như: - Hàng vật tư thiết bị - Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng - Hàng lương thực - thực phẩm Tổng hợp các hoạt động thuộc các qúa trình mua bán, trao đổi và dự liệu hàng hoá trong Doanh nghiệp kinh doanh Thương mại được gọi là lưu chuyển hàng hoá. Quá trình bán bán hàng trong Doanh nghiệp thường được thực hiện theo hai phương thức chính: bán buôn và bán lẻ. Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn, khi chấm dứt quá trình mua, bán thì hàng hoá chưa đến tay người tiêu dùng mà phần lớn hàng hoá còn trong lĩnh vực lưu thông hoặc lĩnh vực sản xuất để chế biến rồi trở lại lĩnh vực lưu thông. CònCòn đặc trưng bán lẻ hàng hoá là bán hàng trực tiếp cho người dùng, kết thúc quá trình bán lẻ là hàng hoá đó đã vào được lĩnh vực tiêu dùng. Trong kinh doanh thương mại, vốn hàng hoá là vốn chủ yếu nhất và nghiệp vụ kinh doanh hàng hoá là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên và chiếm một khối lượng công việc rất lớn và quản lý hàng hoá là nội dung quản lý quan trọng hàng đầu trong các doanh nghiệp Thương mại. Vì vậy, việc tổ chức tốt công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng đối vớ toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp. 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp thương mại Từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Thương mại nêu trên, kế toán có một vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng. Để thực hiện tốt vai trò của kế toán, Kế toán Doanh nghiệp Thương mại thực hiện những nhiệm vụ sau: - Ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời về tình hình lưu chuyển của hàng hoá ở Doanh nghiệp về mặt giá trị về hiện vật. Tính toán, phản ánh đúng đắn trị giá vốn hàng hoá nhập kho, xuất kho và giá trị vốn của hàng hoá tiêu dùng. - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về qúa trình mua hàng, bán hàng.Xác định đúng đắn kết quả kinh doanh hàng hoá. Đồng thời, chấp hành đúng các chế độ tài chính về chứng từ sổ sách nhập, xuất kho, bán hàng hoá và tính thuế. Cung cấp thông tin tổng hợp và thông tin chi tiết cần thiết về hàng hoá phục vụ kịp thời cho quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp. - Theo dõi chặt chẽ tình hình tồn kho hàng hoá, giảm giá hàng hoá Tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng theo quy định, báo cáo kịp thời hàng tồn kho. 1.3. Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả hàng ở doanh nghiệp thương mại. 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp thu bán hàng: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ được Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền thu được từ việc doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng không bao gồm phần thuế GTGT. Đối với Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phưng pháp trực tiếp thì doanh thu bán bàng là toàn bộ số tiền doanh nghiêp thu được từ việc Doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng đã bao gồm thuế GTGT. Tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của từng Doanh nghiệp, có những Doanh nghiệp kinh doanh cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu, có những Doanh nghiệp chỉ nhập khẩu mà không thực hiện xuất khẩu mà giá trị doanh thu hàng hoá của Doanh nghiệp có khác nhau. Nhìn chung, doanh thu bán hàng trong các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu bao gồm: - Doanh thu bán hàng ra nước ngoại. - Doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nước. - Doanh thu bán hàng nội địa. 1.3.2. Kết quả bán hàng Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng về bán hàng hoá, dịch vụ của hoạt động kinh doanh chính, được thể hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ. Nó là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng thuần với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp. Như vậy, kết quả bán hàng được xác định như sau: Lãi = (lỗ) Doanh thu bán hàng thuần Giá vốn hàng - xuất bán Chi phí bán hàng, chi phí quản lý - doanh nghiệp tính cho hàng bán ra. Trong đó: - Doanh thu thuầnn về bán hàng là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi (-) các khoản giảm thừ doanh thu (Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) - Giá vốn hàng bán: bao gồm trị giá mua của hàng xuất kho để bán và chi phí thu mua phân bổ cho hàng xuất kho để bán. - Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình bán hang. No bao gồm chi phí bao gói, chi phí bảo quản hàng hoá, chi phí vận chuyển, tiếp thị, quảng cáo, - Chi phí quản lý Doanh nghiệp: Là các khoản chi phí cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng, là một phần quan trọng trong tổng lợi nhuận của Doanh nghiệp. Nó phản ánh hoạt động kinh doanh của Doanh ngiệp trong kỳ có hiểu quả hay không. Thông qua đó Doanh nghiệp có thể nhận xét được hoạt động kinh doanh của mình và có những biện pháp khắc phục những hạn chế. 1.3.3. yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bàn hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: - Ghi chép đầy đủ, kịp thời khối lượng hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ nội bộ, tính toán đúng đắn trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng va các khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng. - Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ với Nhà nước. - Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ về tình hình bán hàng xác định kết quả bán hàng phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần chú ý những yêu cầu sau: - Xác định đúng thời điểm hàng hoá được coi là đã bán để kịp thời lập báo cáo bán hàng và phản ánh doanh thu. Báo cáo thưong xuyên, kịp thời tình hình bán hàng và thanh toán với khách hàng chi tiết theo từng loại, từng hợp đồng kinh tế nhằm giám sát chặt chẽ hàng hoá về số lượng, chất lượng, thời gian, .Đôn đốc việc thu tiền khách hàng nộp về quỹ. Tổ chức hệ thống chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ hợp lý. Các chứng từ ban đầu phải đầy đủ, hợp pháp, luân chuyển khoa học,hợp lý, không quá phức tạp mà vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý nâng cao hiểu quả công tác kế toán. - Xác định đúng và tạ hợp đầy đủ chi phí bán hàng, chi phí quản lý Doanh nghiệp, phân bố chi phí hợp lý ch hàng còn lại cuối kỳ và kết chuyển chi phí cho hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh chính xác. 1.4. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.4.1.1. Các phương thức bns hàng * Khái niêm bán hàng: Bán hàng là việc chuyển quyền sở hửu sản phẩm, hàng hoá gắn với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hang, đồng thời được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đối với nền kinh tế quốc dân thực hiện bán hàng là tiêu đề cân đối giữa sản xuất va tiêu dung, giữa tiền và hàng trong lưu thông. Các Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ qua lại khăng khít với nhau.Quá trình bán hàng có ảnh hưởng trực tiếp đế quan hệ cân đối giữa các ngành các đơn vị, nó tác động dến quan hệ cung cầu trên thị trường. Các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện việc bán hang o trong nước và bán hàng ra nnước ngoài (xuấ khẩu). Vì vậy, kế toán phải mở sổ để theo dõi chi tiết cho từng nghiệp vụ bán hàng (bán hàng nhạp khẩu, hàng xuất khẩu, hàng trong nước, ) * Các phương thức bán hàng: - Bán hàng theo phương thức gửi bán: Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hang cho khách hàng trên cơ sở của thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm đã quy ước trong hợp đồng. Khi xuất kho gửi hàng đi, hàng vẫn thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp chỉ khi nào khách hàng đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi ấy hàng mới chuyển quyền sở hữu và được ghi nhận doanh thu bán hàng. - Bán hang theo phương thức giao hàng trực tiếp: Theo phương thức này, bên khách hàng uỷ quyền cho cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của Doanh nghiệp bán hoặc giao nhận tay ba (mua bán thẳng). Người nhận hàng sau khi ký vào chứng từ bán hàng của Doanh nghiệp thì hàng hoá được xác địng là đã bán (hàng đã chuyển quyền sở hữu). Trong phương thức này có các trường hợp sau: + Bán hàng thu tiền ngay: Doanh nghiệp bán hàng được khách hàng trả tiền ngay. Khi đó, lượng hàng hoá được xác định ngay là đã bán, đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng. + Bán hàng trả góp: Trường hợp này doanh thu bán hàng được ghi nhận ngay, nhưng Doanh nghiệp chỉ thu được một phần tiền bán hàng phần còn lại sẽ được khách hàng thanh toán dần vào các kỳ sau (cả gốc và lại)theo hợp đồng đã ký kết giữa các bên. + Bán hàng cho khach hàng chịu: Người mua chấp nhận thanh toán nhưng chưa trả tiền ngay. Thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm bán hàng nhưng Doanh nghiệp chưa thu được tiền. 1.4.1 .2. Kế toán doanh thu bán hàng * Tổ chức chứng từ kế toán: Kế toán với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp được những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của Doanh nghiệp một chách đầy đủ kịp thời. Do đó, cân phải tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hàng. Kế toán trưởng cần hướng dẫn nhân viên kế toán sử dụng hoá đơn, chứng từ bao gồm: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng hoá đơn tự in và các chứng từ đặc thù khác. Trường hợp Doanh nghiệp trực tiếp bán lẻ hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho n gười tiêu dùng không thuộc diện phải lập hoá đơn bán hàng thì khi bán hàng phải lập “ Bảng kê bán lẻ”. Đối với các Doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn GTGT” do Bộ Tài Chính phát hành (trừ trường hợp được dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá có thuế GTGT). Đối với các doanh nghiệp thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi bán hàng hoá, dịch vụ phải sử dụng “Hoá đơn bán hàng” do Bộ tài chính phát hành. * Tài khoản kế toán sử dụng: Để kế toán doanh thu thu bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau đây: - TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Tài khoản này có bốn tài khoản cấp hai: TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá. TK 5112 - Doanh thu bán sản phẩm. TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. TK 5114 - Doanh thutrợ câp, trợ giá. - TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ – gồm ba tài khoản cấp hai: TK 5121 - Doanh thu bán hàng hoá nội bộ TK 5122 - Doanh thu bán sản phẩm nội bộ. TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ nội bộ - TK 521- Chiết khấu thương mại: - Gồm ba tài khoản cấp hai: TK 5211- Chiết khấu hàng hoá. TK 5212- Chiết khấu thành phẩm. TK 5213- Chiết khấu dịch vụ. - TK 531 - Hàng bán bị trả lại. - TK 532 - Giảm giá hàng tuần. - TK 3331 – Thuế GTGT – Chi tiết: TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra. - Ngoại ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như: TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện, TK 413 - Chênh lệch tỷ giá, TK 111 - Tiền mặt, * Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu: 1.4.1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng ra bên ngoài * Bán hàng trong nước: - Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: + Trường hợp 1: Phản ánh doanhh thu bán hàng thu tiền ngay. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và giấy báo có của ngân hàng, phiếu thu tiền mặt, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Theo tổng giá thanh toán. Có TK 511: Ghi theo giá bán chưa có thuế GTGT. Có TK 3331: Ghi số thuế GTGT phải nộp. + Trường hợp 2: Phản ánh doanh thu bán hàng người mua chưa trả tiền. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 131: Ghi theo tổng giá thanh toán. Có TK 511: Ghi theo giá bán chưa có thuế GTGT. Có TK 3331: Ghi số thuế GTGT phải nộp. + Trường hợp 3: Phản ánh doanh thu bán hàng trả góp. Căn cứ vào hoá đơn GTGT và hợp đồng mua - bán đã ký kết với khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Ghi số tiền khách hàng đã trả. Nợ TK 131: Số tiền khách hàng còn nợ. Có TK 511: Ghi theo giá bán trả ngay một lần chưa có thuế GTGT. Có TK 3331 (33311): Ghi số thuế GTGT phải nộp. Có TK 338 (3387): Phản ánh khoản chênh lệch giữa tổng thanh toán trừ đi (-) doanh thu, thuế (nếu có). Đồng thời, phải phân bổ doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu kỳ này và doanh thu các kỳ tiếp theo. Nợ TK 338 (3387) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. + Trường hợp 4: Phản ánh doanh thu đổi hàng. Doanh thu được ghi nhận trên cơ sở giá cả trao đổi giữa Doanh nghiệp với khách hàng. Khi bán hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi: Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán. Có TK 511: Giá bán chưa có thuế Có TK 331 (1): Thuế GTGT phải nộp. Khi mua hàng, căn cứ vào hoá đơn mua, kế toán ghi: Nợ TK 152, 153, 156: Giá mua hàng chưa có thuế GTGT. Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ. Có TK 131: Tổng giá thanh toán. Kết thúc, thanh lý hợp đồng trao đổi giữa hai bên, nếu giá trị hàng hoá đưa đi trao đổi cao hơn giá trị vật tư, hàng hoá nhận về thì kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. + Trường hợp 5: Doanh thu bán hàng đại lý, ký gửi. (1) Nếu doanh nghiệp trả tiền hoa hồng đại lý cho chủ đại lý: Phản ánh doanh thu: Nợ TK 111, 112: Nếu thu tiền ngay. Nợ TK 131: Nếu cho đại lý chịu. Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT. Có TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp. Phản ánh tiền hoa hồng phải trả cho đại lý: Nợ TK 641: Có TK 111, 112 (2) .Nếu trả tiền hoa hồng đại lý bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu bán hàng, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 Nợ TK 641: Phần hoa hồng phải trả cho đại lý. Có TK 511: Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT. Có TK 3331: Số thuế GTGT phải nộp. [...]... a Thuế, phí và n g o à i TK 139 Trích lập các khoản C h i p h í k h á c T K 1 3 3 T r í c h t r ư ớ c 1.4.2.3 Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả bán hàng * Phương pháp xác định kết quả bán hàng: Kết quả Doanh thu = thuần bán hàng - Giá vốn - hàng bán Chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho hàng bán ra * Tài khoản sử dụng: TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh * Kế toán một số... nghiệp vụ chủ yếu: Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả Trình tự kế toán xác định kết quả được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Cuối kỳ, tiến hành kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả Trình tự kế toán xác định kết quả được thể hiện thông qua sơ đồ sau:... thức kế toán này đảm bảo công tác kế toán đầy đủ kịp thời phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả Có thể minh hoạ bộ máy tổ chức công tác kế toán của công ty theo sơ đồ sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty CPTMHL (T & M Trans) (Sơ đồ số 8) Kế toán trưởng Bộ phận kế toán tiền lương, TSCĐ vật tư hàng Bộ phận Kế toán doanh thu, công nợ, thanh toán với Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận Kế toán. .. SXKD của công ty - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức kế toán tổng hợp, lập BCTC của công ty, giúp cho kế toán tổ chức thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh doanh, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán, tổ chức tổng hựop và chi tiết nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của đơn vị - Kế toán tiền lương, TSCĐ, vật tư hàng hoá: Đảm bảo theo dõi quá trình nhập khẩu hàng hoá trong công ty, tính... kế toán chi tiết liên quan - Hệ thống sổ kế toán trong hình thức kế toán Nhật ký chứng từ, bao gồm: + Nhật ký chứng từ số 1, 2, 5, 8… + Bảng kê số 1, 2, 8, 10…… + Sổ Cái TK 632, 511, 512, 531, 532, 641, 642, 911… + Các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan Chương 2 Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM & VT Đa phương thức 2.1 Đặc điểm chung của Công. .. toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng ở công ty (T & M Trans) 2.2.1 Tổ chức công tác kế toán doanh thu bán hàng (T & M Trans) 2.2.1.1 Tổ chứng từ, tài khoản, sổ kế toán sử dụng trong công ty T&M Trans C T & M Trans chủ yếu là nhập khẩu hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc thiết h bị phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước Công ty thường nhập ứ n khẩu hàng hoá, vật tư, máy móc theo đơn đặt hàng. .. xuất hàng hoá phục vụ cho nhu cầu thị trường, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh XNK và mua bán trong, ngoài nước 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công ty Công ty TNHH TM và VT Đa phương thức là công ty tư nhân, thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, doanh nghiệp vừa kinh doanh XNK, vừa tiến hành sản xuất và kinh doanh dịch vụ - Doanh nghiệp có 40 người với tổ chức như... của Công ty TNHH TM & VT Đa phương thức (T & M Trans) 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Thương mại và VT Đa phương thức có tên giao dịch quốc tế là T & M trans MST: 0100952651 Công ty được thành lập vào năm 1999 theo Quyết định của Bộ Tài chính Công ty có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản Việt Nam và Ngoại tệ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt... tuyến chức năng và có sơ đồ sau: (Sơ đồ số 7) Hội đồng quản trị Ban giám đốc P Hành chính P Kế toán tài P Kinh doanh P XNK & vận P Kỹ thuật & bảo 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của Công ty CPTMHL CT & M Trans P Trưng bày 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Với chức năng nhiệm vụ quản lý tài chính, phòng kế toán tài chính của Công ty T & M Trans, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành kế hoạch SXKD hàng năm... SXKD của công ty mà bộ máy kế toán tài chính được tổ chức như sau: - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ quản lý, điều hành, bao quát chung toàn bộ công việc trong phòng: Tổ chức và chỉ đạo hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong công ty, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ kế toán, vận dụng sáng tạo hình thức và phương pháp kế toán phù hợp với điều kiện và đặc . văn Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty tnhh thương mại & vận tải đa phương thức Chương 1 Lý luận chung vè kế toán bán hàng và xác định. cho hàng bán trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh chính xác. 1.4. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.4.1.1. Các phương thức bns hàng * Khái niêm bán hàng: Bán hàng. khắc phục những hạn chế. 1.3.3. yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bàn hàng cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

  • Lý luận chung vè kế toán bán hàng và xác định kết quản kinh doanh

  • 1.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại

  • 1.2. Vai trò, nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp thương mại

    • 1.3. Lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả hàng ở

    • doanh nghiệp thương mại.

    • 1.3.1. Khái niệm doanh nghiệp thu bán hàng:

    • 1.3.2. Kết quả bán hàng

    • 1.3.3. yêu cầu quản lý bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp thương mại.

      • 1.4. Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

      • 1.4.1.1. Các phương thức bns hàng

      • 1.4.2. Kế toán xác định kết quả bán hàng

      • Chương 2.

      • Thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh

      • doanh tại Công ty TNHH TM & VT Đa phương thức.

      • 2.1. Đặc điểm chung của Công ty TNHH TM & VT Đa phương thức (T

      • & M Trans)

        • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

        • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty T & M Trans.

        • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và bộ máy quản lý của công

        • ty.

        • 2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty CPTMHL CT & M Trans

        • 2.2. Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan