1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình

119 1.1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dân tộc Mường, cũng như nhiều dân tộc anh em khác, có một nền văn hóa đặc sắc và lâu đời. Trong kho tàng văn hóa dân gian phong phú, Mo Mường là một hiện tượng văn hóa đặc sắc của người Mường đã được bồi đắp, gìn giữ từ lâu đời. Mo Mường được truyền dạy từ thế hệ này qua thế hệ khác, đồng thời được sáng tạo không ngừng cùng với tiến trình phát triển của dân tộc. Đến nay, Mo Mường được coi là di sản văn hóa phi vật thể “đang sống” và là biểu đạt sống do tổ tiên ông cha truyền lại cho con cháu. Mo Mường là một chỉnh thể nguyên hợp bao gồm nhiều thành tố văn hóa: Phong tục tập quán, tín ngưỡng, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật tạo hình, lối sống, ngôn ngữ, văn chương, diễn xướng phản ánh đặc trưng riêng mang bản sắc văn hóa của người Mường. Mo Mường, trong quá trình diễn xướng được xem như là một phương tiện giao tiếp và bày tỏ lòng tôn kính đến các lực lượng siêu nhiên; mặt khác, Mo Mường phục vụ như một phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên và vũ trụ của người Mường, về tri thức và tập quán xã hội. Toàn bộ phần Mo Sử thi là một pho thần thoại phản ánh một cách kỳ diệu nhận thức về vũ trụ, về cuộc đấu tranh với thiên nhiên, sinh hoạt xã hội và tư duy xã hội của thời cổ sơ. Phần mo nghi lễ thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên gắn với các chuyến đi vào các thế giới trên trời, dưới đất và mường Chiềng Chạ. Đọc và nghiên cứu về Mo Mường, chúng ta thấy lại được giá trị dấu ấn giai thoại sớm nhất của xã hội loài người, những chứng tích, những tư liệu giúp chúng ta khai thác, phục hồi lại diện mạo sinh hoạt, diện mạo xã hội và tư duy xã hội xa xưa. Thông qua sử thi huyền thoại Mo Mường, cho chúng ta thấy được phương thức cảm nhận thế giới rất đặc trưng; hình thái biểu hiện 2 một cách rất tập trung và khái quát thế giới quan của người xưa. Các yếu tố tri thức và xúc cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng hòa quyện vào nhau, diễn tả thế giới quan của dân tộc Mường thời xa xưa. Với Mo Mường ở Hòa Bình, các áng mo đã phản ánh khá cô đọng, khúc triết và lôgic những tư tưởng nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan và vũ trụ quan của người Mường. Người Mường xưa, quan sát thế giới tự nhiên và xã hội theo trục dọc, đó là cái nhìn từ dưới lên, từ trên xuống so với không gian và cái nhìn trước, sau so với trục thời gian. Với cách nhìn thế giới xung quanh theo tư duy Mường ấy, các áng mo đã giải thích nguồn gốc của sự vật, hiện tượng một cách tài tình, thú vị và rất đáng khâm phục. Từ những mảnh vụn của thần thoại sơ khai, mo Mường đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện thời vũ trụ khởi nguyên, sự hình thành trời đất, sự sinh sôi nảy nở của muôn loài mà con người là trung tâm, đến các cuộc đấu tranh vật lộn với thiên nhiên và các cuộc đấu tranh xã hội gay gắt trong buổi đầu của xã hội loài người. Hòa Bình cũng là quê hương của nền văn hóa, văn minh Việt Cổ (hay còn gọi là Việt Mường chung) và kế tục đến ngày nay là văn hóa dân tộc Mường đậm nét. Văn hóa của cộng đồng dân tộc ở Hòa Bình phong phú và đa dạng, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng, đặc sắc. Đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường mà trong đó, nổi bật nhất là Mo Mường - sử thi Đẻ đất đẻ nước, một bộ phận quan trọng trong tang ca Mường. Trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và phát triển toàn diện như ngày nay, vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là việc làm rất có ý nghĩa, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (Khóa VIII) đã chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng với dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa 3 cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghiên cứu và giáo dục sâu rộng những đạo lý dân tộc tốt đẹp do cha ông để lại” [10; 03] Tháng 9/2004, Tỉnh ủy Hòa Bình đã xây dựng Chương trình hành động số 341-CTr/TU thực hiện Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Chương trình đã khẳng định nhiệm vụ: “Đầu tư thực hiện các đề tài nghiên cứu, sưu tầm, văn hóa dân gian và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, di tích, danh lam, thắng cảnh” [10; 01]. Trong những năm qua, cấc cấp các ngành đã tích cực thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, vui tươi, lành mạnh, không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, nâng cao hưởng thụ văn hóa cho mọi người xung quanh. Năm 2010, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đã xuất bản cuốn sách Mo Mường Hòa Bình. Trong kho tàng văn hóa dân gian Mường, Mo Mường có một vị trí quan trọng, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của người Mường, chứa đựng trong đó các giá trị nhân văn sâu sắc. Có thể thấy, việc sưu tầm, nghiên cứu Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình là một việc làm có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào công cuộc bảo tồn và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên, để khai thác được những giá trị mang tính triết học (nhân sinh quan, thế giới quan) - điều mà ít học giả nhìn thấy ở Mo Mường, thì hiện nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu dưới góc độ đó. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu vấn đề Vấn đề con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Lịch sử nghiên cứu Việc nghiên cứu Mo Mường đã bắt đầu từ thời thuộc Pháp, cho đến ngày nay, Mo Mường vẫn là hiện tượng văn hóa hấp dẫn trong giới nghiên 4 cứu Khoa học xã hội, những người ái mộ văn chương, văn hóa dân tộc. Đến nay, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Mo Mường, ở nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: Đầu thế kỷ XX thời Pháp thuộc, hai học giả người Pháp là Pier Grossin và Jeanne Cuisinier đã có những ghi chép ban đầu về Mo Mường và nhân vật Ông Mo. Trong cuốn sách Tỉnh Mường Hòa Bình của Pier Grossin đã có một chương đầu tiên ghi tóm lược nội dung toàn bộ phần mo sử thi: Từ chuyện đẻ đất, đẻ trứng điếng đến hết chuyện săn muông… Cuốn sách Người Mường - địa lý, nhân văn và Xã hội học của Jeanne Cuisinier đã nghiên cứu các loại nghi lễ như: việc thờ cúng tổ tiên, việc thờ cúng chung của bản làng và việc thờ cúng trong nhà; nghi lễ gia tộc, nghi lễ ma chay… Và để tìm hiểu rõ những nghi thức, nghi lễ đó, tác giả eanne Cuisinier coi “Mo” là đối tượng và là công cụ phục vụ hữu ích trong quá trình nghiên cứu. Năm 1972, Ty Văn hóa Thông tin tỉnh Hòa Bình xuất bản cuốn Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình do tác giả Bùi Văn Kín chủ biên. Đây là cuốn sách đầu tiên giới thiệu được một cách tương đối có hệ thống các vấn đề về lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội Năm 1975, Ty Văn hóa Thanh Hóa xuất bản cuốn Đẻ đất đẻ nước song ngữ Mường - Việt của nhóm sưu tầm Vương Anh, Hoàng Anh Nhân. Năm 1976, Nhà xuất bản Văn học cũng cho ra mắt bạn đọc cuốn Đẻ đất đẻ nước (bản Hòa Bình) do ông Bùi Thiện, ông Thương Diễm và ông Quách Giao sưu tầm, dịch và biên soạn. Sau những công bố đó, Đẻ đất đẻ nước được giới nghiên cứu văn học xác định là sử thi và là tiểu loại sử thi sáng thế (còn gọi là sử thi thần thoại), đây là tác phẩm sử thi đầu tiên được sưu tầm và công bố ở miền Bắc Việt Nam. Năm 1986, Nhà xuất bản Văn hóa phát hành cuốn Đang Vần Va do ông Đinh Ân, người Mường, huyện Phù Yên (Sơn La), một cán bộ ngành văn hóa tỉnh Sơn La sưu tầm và dịch truyện Vườn hoa núi Cối trong Mo Mường. 5 Năm 1988, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Sơn Bình ấn hành cuốn sách Người Mường với văn hóa cổ truyền Mường Bi. Đây là cuốn sách ghi chép dân tộc học về người Mường trong phạm vi vùng mường Bi, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Trong cuốn sách này có phần nghiên cứu về mo, về tín ngưỡng và tang lễ của người Mường của cố nhà nghiên cứu văn hóa, Thạc sĩ văn hóa Hứa Đông Hải. Năm 1994, Nhà Xuất bản Văn học phát hành cuốn Mo lên trời, với bản song ngữ Mường - Việt do Hoàng Anh Nhân sưu tầm, phiên âm, dịch thơ và chú thích. Trần Lê Văn giới thiệu. Năm 1995, Nhà Xuất bản Văn hóa - Thông tin xuất bản cuốn Vốn cổ văn hóa Việt Nam của tác giả Trương Sĩ Hùng, Bùi Thiện. Đây cũng là một cuốn sách nghiên cứu về Mo Mường đã được các tác giả chỉnh sửa, bổ xung từ cuốn Đẻ đất đẻ nước xuất bản năm 1976 do Bùi Thiện, Thương Diễm, Quách Giao sưu tầm, biên dịch. Năm 2004, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản cuốn sách Nghi lễ mo trong đời sống tinh thần của người Mường của tác giả Bùi Kim Phúc. Đây là cuốn sách nghiên cứu về hệ thống nghi lễ mo, đồng thời tác giả cũng đã miêu tả về đời sống, thân thế của một số người làm Mo truyền thống, để nêu lên vai trò của nghi lễ mo và nhân vật Ông Mo trong đời sống văn hóa của người Mường. Năm 2008, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Sử thi Việt Nam - con cháu Mon Mân của tác giả Tiến sĩ Bùi Việt Hoa. Đây là tác phẩm thuộc loại hình sử thi sáng tác có tác giả. Trong cuốn sách này, một lần nữa Mo Mường lại là đối tượng nghiên cứu của tác giả, đồng thời là chất liệu để Bùi Việt Hoa sáng tạo thành một tác phẩm văn học mang màu sắc dân gian. Ngoài những tác phẩm đã cuất bản thành sách, cũng có không ít đề tái nghiên cứu khoa học nghiên cứu về Mo Mường. Trong đó, Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thu Hằng - Cán bộ nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt 6 Nam cũng đã nghiên cứu về tang ma cổ truyền người Mường, trong đó Mo Mường là công cụ để tìm hiểu bản chất vấn đề. Đề tài này, năm 2003 đã được nâng cấp thành đề tài nghiên cứu khoa học của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, sau đó được đem trưng bày tại Bảo tàng Khoa học tự nhiên của Mỹ với chuyên đề: Việt Nam - hành trình con người - tinh thần và linh hồn. Có thể thấy, những tác phẩm, những công trình nghiên cứu về Mo Mường còn chưa đầy đủ, song, Mo Mường đã được nghiên cứu khoảng một thế kỷ nay. Theo đó, đã lí giải được nhiều vấn đề, khai sáng được giá trị nhân văn của Mo Mường như: những vấn đề về dân tộc học, tộc người; những giá trị về văn học, những vấn đề về nhân học, văn hóa… Tuy nhiên, có thể thấy chưa có tác phẩm nào, công trình nào nghiên cứu Mo Mường ở góc độ triết học, hay bàn về vấn đề con người thể hiện trong các áng Mo Mường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Vấn đề con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình sẽ là một công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những thành quả của các thế hệ đi trước, kết hợp với sự nghiên cứu, tìm tòi, khai thác mới của bản thân, tôi quyết định nghiên cứu, tìm hiểu về triết lý con người trong mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích: - Tìm hiểu triết lý con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và đưa ra các giải pháp để phát huy triết lý về con người trong Mo Mường. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu triết lý về con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở việc khái quát các quan niệm về nguồn gốc con người, về bản chất con người, mối quan hệ giữa con 7 người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội được thể hiện trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. 4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp khoa học của luận văn - Luận văn luận giải có hệ thống những vấn đề lý luận về con người. - Luận văn góp phần làm rõ những quan niệm về nguồn gốc con người, về bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội được thể hiện trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. - Đưa ra các giải pháp nhằm phát huy những giá trị triết lý về con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. - Đây là công trình tham khảo về vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận: - Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người: về nguồn gốc, bản chất của con người, về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội. - Những tư tưởng, quan điểm về con người của triết học phương Đông, phương Tây và trong tư tưởng triết học Việt Nam. - Những quan điểm của Đảng ta về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: - Lịch sử và lôgíc: nghiên cứu quá trình hình thành tỉnh Mường Hòa Bình, sự ra đời, phát triển của loài người thông qua các áng Mo Mường. - Phương pháp so sánh: so sánh quan niệm về nguồn gốc, bản chất con người của triết học trước Mác và triết học Mác - Lênin. - Phương pháp phân tích và tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá. 8 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương, 5 tiết 9 NỘI DUNG Chương 1 MO MƢỜNG VÀ MO MƢỜNG TỈNH HÒA BÌNH 1.1. Mo Mƣờng và vai trò của Mo Mƣờng đối với đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Mƣờng 1.1.1. Mo Mường Trước tiên cần hiểu Mo là gì? Đối với người Mường, “mo” theo nghĩa của động từ có nghĩa là xướng lên theo những làn điệu nhất định những bài cúng, những khúc mo nhòm, những cát mo kết trong các nghi lễ phục vụ đời sống của từng gia đình và cộng đồng. Mo Mường, hay chính là những bài diễn sướng sử thi Đẻ đất, đẻ nƣớc của dân tộc Mường được sử dụng trong các nghi lễ của người Mường: tang ma, lễ Tết, cầu may, mừng lúa mới [29; 31]. Mo Mường - Trường ca Đẻ đất đẻ nước được xem là tài sản vô giá của người Mường với hàng vạn câu thơ được diễn xướng bằng nhiều khúc đoạn. Toàn bộ Trường ca phản ánh quan niệm của người Mường về vũ trụ, con người; phản ánh lịch sử đấu tranh lâu dài gian khổ của con người trước thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Về lịch sử ra đời của Mo Mường: hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu nào chỉ rõ được Mo Mường ra đời vào lúc nào. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, khi nghiên cứu về sử thi Việt Nam đều đánh giá sử thi Việt Nam được xuất hiện vào thời kỳ tiền giai cấp, tiền nhà nước - cách đây khoảng trên 2800 năm. Riêng với sử thi Đẻ đất, đẻ nước được nhận định ra đời vào thời kỳ lịch sử Việt - Mường chung, là giai đoạn tiếng Việt được người Việt sử dụng ở thời kì độc lập sau khi thoát khỏi sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, kéo dài từ thế kỉ IX (có tài liệu dẫn là thế kỷ X) đến thế kỉ XIV. Đây là 10 thời kì người Việt bắt đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập trên cơ sở lãnh thổ địa lí của nhà nước Hùng Vương trước đây. Về sự hình thành mo Mường: Mo là nghi lễ tín ngưỡng được tổ chức trong đám ma của người Mường. Mo thuộc loại nghi lễ vòng đời, gắn với cái chết của con người. Mo có quá trình hình thành, tồn tại và vận động lâu dài, vừa là sản phẩm vận dụng, sáng tạo các giá trị văn hóa Mường truyền thống, vừa là hiện tượng xã hội phản ánh vật chất và tinh thần của người Mường trong suốt lịch sử hàng ngàn năm của họ. Chính đặc điểm sinh cư và hoạt động kinh tế của người Mường đã chi phối đến sự hình thành Mo. Các phương thức sản xuất của họ đều có sự kết hợp giữa tính cạn (trồng lúa nương) và tính nước (trồng lúa nước), trong đó tính cạn trội hơn. Và trong nghi lễ Mo cũng thể hiện tính cạn trội hơn với trong ứng xử với xác chết và linh hồn biểu hiện qua việc tổ chức lễ thức và sắm sửa vật lễ phục vụ cho đám ma mang đậm dấu ấn của hoạt động săn bắn, hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi của cư dân cạn. Quan niệm về hồn, về thế giới thần linh và toàn bộ tiến trình vận động đến nơi sống của hồn là hòa trong không gian sống cư dân nông nghiệp bán sơn địa. “Mo được bắt nguồn từ chính loại nghi lễ của cư dân vùng cạn. Mỗi khi bắt đầu diễn ngôn Mo, ông mo bao giờ cũng ngâm “hâm mo ”. Tách lời ngâm ra thì không hiểu, nhưng nếu đặt trong mối liên hệ với các yếu tố khác như chiếc mũ hình sừng bò ông mo đặt trên đầu, lại thêm giáo và kiếm ông mo cầm trong tay hay bác trên vai, cùng với nội dung bài mo kể về việc đẻ Mo, chúng ta hiểu đây là hành động bắt chước tiếng kêu con thú. Ông mo đã đóng vai kẻ đi săn hay thú săn bằng cách hóa trang và kêu nhại tiếng. Từ nghi lễ hóa trang đến nghi lễ tín ngưỡng, Mo tiếp thu và vận dụng trọn vẹn loại nghi lễ của cư dân vùng bán sơn địa” [31; 22]. [...]... học văn hóa ở tỉnh Hòa Bình đã thu được kết quả khả quan [32; 04] Như vậy, tỉnh Hòa Bình đã và đang tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để thực hiện tốt chương trình nêu trên và tiến tới xây dựng nền văn hóa mang đậm nét của dân tộc Mường 1.2.2 Khái quát về Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình Mo Mường là nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời trong đời sống người Mường Hòa Bình Hiện nay Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình đã được... 1375 trang, phiên âm tiếng Mường và dịch nghĩa ra tiếng Việt Trong đó gồm 140 cát mo dài ngắn khác nhau của 4 tiểu loại mo chính, đó là: mo kể chuyện, mo nhòm, mo cuổi lìa và mo nghi lễ Mo Mường tuy khá rộng về nội dung, nhưng cũng có không ít những dị bản ở mỗi vùng Mường khác nhau ở các tỉnh khác có người Mường sinh 34 sống (như người Mường ở Thanh Hóa, Sơn La) Mo Mường ở Hòa Bình có cốt cách riêng,... phong cảnh của tỉnh; thì đây là tiềm năng lớn để phát triển du lịch Với những điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội nhất định là tiền đề quan trọng để người Mường tỉnh Hòa Bình phát triển nền văn hóa tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc 1.2.1.2 Khái quát nét văn hóa của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình Khái quát về người Mường ở Hòa Bình 25 Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ,... trong khu vực và trên thế giới” [17; 16] Mo Mường ở Hòa Bình về mặt nội dung cơ bản được giới thiệu trong 12 đêm mo ở Mường Bi Mo Mường ở Hòa Bình có khoảng 19 lễ thức, gồm: Tống trùng, Tần tịch, Mở nài, Cúng thần kẹ, Đạp ma, Gọi Mo dậy, Dâng ăn, Nhìn họ, Lên trời - xuống đất, Mo kể chuyện, Mo trống đồng, Mo Trâu, Mo nhà xe, Chia cắt chia lìa, Về rừng, Chia của, Lấp cửa nhà, Nộp lược kéo, Bỏ tang Trong. .. (tháng 7/2012) Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh... số người thuộc các dân tộc khác chủ yếu do kết hôn với người Hòa Bình công tác ở các tỉnh miền núi khác [30; 03] Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này cũng được coi là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người. .. này đều sử dụng các bài mo nhằm mời tổ tiên về chứng giám và phù hộ cho con cháu Bên cạnh đó, mo Mường còn được sử dụng vào lễ tạ mộ, lễ cưới, lễ rửa lá lúa, lễ cơm mới và lễ vía hộp thì thường vẫn được sử dụng đến mo Hay nói cách khác, người Mường sử dụng mo để cử hành các nghi lễ trong đời sống hàng ngày của người Mường Thực tế trong đời sống của người Mường ở Hòa Bình không thể thiếu mo 1.1.2.2 Mo. .. một cuộc Mo cụ thể được hình thành 1.1.2 Mo Mường đối với đời sống văn hóa, tinh thần của dân tộc Mường Bên cạnh bình diện lý giải về sự ra đời của vũ trụ, thế giới và loài người, Mo Mường gắn với đời sống hàng ngày của người Mường, Mo Mường được sử dụng trong các buổi lễ của người Mường như: lễ cầu may, lễ cúng Có thể nhận định vai trò của Mo Mường thông qua một số bình diện như sau: 1.1.2.1 Mo đáp... nhất Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tới Hòa Bình từ 24 những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây ) Trong những năm gần... là những người có công khai phá ruộng nương, dắt dẫn nhân dân làm ăn, sản xuất Ngoài Thành hoàng, người Mường còn thờ thần Tản Viên Ở nơi này hay nơi khác, người Mường còn thờ thần Đá, thần Cây Tục thờ Thổ Công rất phổ biến trong đồng bào Mường ở Hòa Bình Người Mường tin rằng dưới thế giới mà mọi người đang sống, còn có một thế giới khác là âm phủ thường được gọi là mường pưa tỉn (mường Ma) Ở mường Pưa . nào nghiên cứu Mo Mường ở góc độ triết học, hay bàn về vấn đề con người thể hiện trong các áng Mo Mường. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Vấn đề con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình sẽ là một. về nguồn gốc con người, về bản chất con người, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với tự nhiên, con người với xã hội được thể hiện trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. - Đưa ra. triết lý con người trong mo Mường ở tỉnh Hòa Bình. 3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích: - Tìm hiểu triết lý con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình và đưa

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:26

Xem thêm: vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w