Quan niệm về con người của triết học Mác-Lênin

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2.Quan niệm về con người của triết học Mác-Lênin

Như chúng ta đã thấy, trước khi triết học Mác ra đời, đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về con người. Các quan điểm đó đã phần nào khái quát được chân dung con người. Tuy nhiên, câu hỏi lớn nhất, bản chất nhất mà tư tưởng nhân loại phải trả lời: bản chất con người là gì? thì các quan điểm trước đó, dù rất đa dạng phong phú nhưng không trả lời được. Hay nói cách khác, các nhà triết học trước Mác chưa đưa ra được câu trả lời đúng với bản chất đích thực của con người. Các quan niệm về con nguời vẫn mang nặng tính chất duy tâm, đơn giản hoặc tuy có duy vật nhưng siêu hình.

Vấn đề đặt ra đối với triết học Mác là phải khắc phục những hạn chế đó. Các tác gia kinh điển của Chủ nghĩa Mác đã kế thừa một cách chó chọn lọc, phê phán những thành tựu của triết học trước đó, nhất là Hêghen và Phoiơbắc.

Triết học Mác ra đời trong một bối cảnh khoa học và nhận thức con người đã đạt tới một trình độ rất cao. Sự ra đời của các phát minh có tính chất vạch thời đại, hiện thực xã hội sôi động cho phép các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác tổng kết được, hệ thống được các quan điểm tiên tiến, các thành tựu trong nghiên cứu về con người của tư tưởng nhân loại để từ đó thấy được cái hạn chế mang tính thời đại ở chổ nào, đồng thời có những quan điểm có tính chất cách mạng trong nghiên cứu về con người trên tinh thần quan điểm duy vật và biện chứng.

Trước hết phải thay thế con người trừu tượng bằng quan điểm khoa học, xem xét con người trong hiện thực, trong sự phát triển lịch sử cụ thể của nó. Điều cần lưu ý ở đây là, khi đặt con người gắn liền với các quan hệ chính

trị xã hội không có nghĩa là Mác, Ăngghen đã xem xét con người không toàn diện, chỉ chú ý đến con người xã hội.

Kế thừa các quan điểm duy vật tiến bộ, trên cơ sở các thành tựu khoa học tự nhiên, Mác và Ăngghen đã chỉ ra: con người không do ai sáng tạo ra mà là sản phẩm cao nhất trong quá trình phát triển lâu dài của giới tự nhiên. Vì thế, bản chất của nó chỉ có thể được giải thích một cách khoa học khi đặt trong cơ sở đó. Hơn nữa, bản chất này phải được xem xét trong các mối quan hệ giữa tự nhiên, xã hội và con người.

Trở lại với câu hỏi muôn thủa khi nghiên cứu về con người: nguồn gốc con người? Dựa trên những kết luận hết sức khoa học của Đác-uyn, đồng thời phân tích được những sai lầm của ông ta trong khi nghiên cứu các vấn đề của con người xã hội, con người luân lí... triết học Mác chỉ ra vai trò của những tiền đề tự nhiên trong giai đoạn đầu của sự hình thành con người. Trong triết học Mác, con người được nghiên cứu bằng quan điểm khoa học, tức được xem xét trong sự phát triển lịch sử cụ thể của nó, không phải con người trừu tượng, chung chung.

Xã hội loài người hình thành và phát triển là nhờ lao động của chính con người. Đồng thời quá trình đó đã cải tạo, làm biến đổi con người theo hướng ngày càng người hơn. Những quan hệ xã hội này được thiết lập nhờ hoạt động của con người, song lại độc lập không phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân trong xã hội đó. Con người từ khi sinh ra đã chịu nhiều mối dây ràng buộc với người khác, với cả cộng đồng...

Như vậy, có thể nói triết học Mác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị của triết học nhân loại về con người; trên cơ sở các phát minh có tính chất đột phá của khoa học tự nhiên, đã khắc phục được những hạn chế có tính chất thời đại trong các quan niệm về con người trong lịch sử triết học. Với quan điểm duy vật biện chứng, con người đã được nghiên cứu đúng như nó vốn có: vừa là một thực thể sinh học, vừa là một thực thể xã hội; sinh ra,

tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử, một môi trường tự nhiên và xã hội cụ thể. Sự tương tác toàn diện giữa con người với con người, con người với giới tự nhiên, cộng đồng xã hội trong môi trường lao động sản xuất; sự tác động lẫn nhau giữa xã hội với cá nhân và cá nhân với xã hội trên cơ sở sinh học của từng cá thể người đã tạo ra bản chất con người.

Tuy nhiên, công việc nghiên cứu về con người không phải đã được hoàn thành với triết học Mác. Cho rằng triết học Mác đã không quan tâm đến con người là sai lầm; xem việc nghiên cứu con người đã hoàn thành với triết học Mác cũng là sai lầm. Con người là sản phẩm của sự tiến hoá lâu dài nhất của giới tự nhiên, có đời sống tinh thần vô cùng phong phú và hết sức phức tạp. Quan điểm của triết học Mác về con người nên được xem là cơ sở lý luận, là phương pháp luận, đặt nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn, nghiên cứu chuyên biệt về con người. Việc phân tích, chỉ ra nguồn gốc và bản chất đích thực của con người là một công lao hết sức to lớn của triết học Mác, nó có ý nghĩa định hướng, gợi mở cho các nghiên cứu về sau đối với con người. Hệ thống hóa các quan niệm của triết học nhân loại về con người để chúng ta có thể có một cái nhìn đầy đủ, hệ thống, từ đó giúp chúng ta đánh giá đúng các quan niệm về con người được thể hiện qua thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Những quan niệm đó dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp đã có ảnh hưởng đến quan niệm của người Việt kể cả trước khi Chủ nghĩa Mác vào Việt Nam. Từ cách tiếp cận hệ thống, chúng tôi đặt sự nghiên cứu về triết lý con người trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong sự liên hệ với các nghiên cứu về con người đã có trong lịch sử.

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 41 - 43)