Một số quan niệm về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 43 - 119)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Một số quan niệm về con người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

Việt Nam là một nước có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thời tiền sử, cộng đồng người Việt đã hình thành. Khoảng 3000 năm tr. CN con người đã sinh sống khắp nơi trên đất Việt, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp sơ khai và đưa kỹ thuật chế tác đồ đá, đồ gốm đến đỉnh cao. Từ cuộc chiến với tự nhiên

để sinh tồn, từ khả năng đạt đến độ khéo léo của đôi bàn tay trong hoạt động chế tác công cụ sản xuất, tư duy của người Việt đã hình thành và phát triển. Người Việt thời tiền sử đã có quan niệm về sự vận động của thời gian, gió mùa, vũ trụ; đã có những quan niệm chính xác về đường tròn, về chuyển động quay, về sự cân xứng, vẻ đẹp và nhịp điệu của cuộc sống; về tín ngưỡng, về thế giới bên kia và sự tồn tại của các thần linh...

Đến thời đại kim khí, người Việt đã biết trồng lúa, chăn nuôi gia súc và đạt tới trình độ tinh xảo về luyện kim và chế tác đồng thau. Đây cũng là thời kỳ của văn hoá Tiền Đông Sơn và văn hoá Đông Sơn. Cùng với sự hình thành nền văn hóa, tư duy của người Việt đã có cơ sở, điều kiện tạo nên một bước phát triển mới. Sự nhận thức về đời sống con người, sự tự khám phá bản thân, và cộng đồng được hình thành và dần được định hình rõ nét, cùng với sự hình thành những cảm quan về thế giới.

Đến thời Đông Sơn, sự phát triển của văn hoá đạt tới một bước tiến khá quan trọng, tính thống nhất văn hoá thể hiện trên một địa bàn khá rộng lớn từ biên giới Việt - Trung tới Quảng Bình. Sự thống nhất văn hoá ở phạm vi rộng lớn đã đã tạo điều kiện cho sự hoà hợp các bộ lạc để tiến tới hình thành quốc gia thống nhất, đó là quá trình hình thành nhà nước Văn Lang. Kỷ thuật luyện kim, chế tác đồng, sắt và đặc biệt là chế tạo công cụ lao động, vũ khí đạt tới một trình độ rất cao phản ánh một trình độ tư duy đã phát triển.

Với những đặc điểm như đã phân tích, tư tưởng về con người ở Việt Nam đã có nhiều nét khác với tư tưởng về con người ở phương Tây và các nước phương Đông khác. Người Việt không quan tâm nhiều đến các vấn đề như “nguồn gốc, bản chất con người”, “linh hồn - thể xác”,v.v... mà chú ý nhiều tới khía cạnh con người xã hội: chuẩn mực đạo đức, đạo làm người, giáo dục con người, cách đối nhân xử thế, vai trò, trách nhiệm của con người với đất nước, cộng đồng...

Quan niệm đạo đức và nhân sinh của con Việt được bộc lộ rõ nét trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Con người được đề cập đến trong vai trò, vị trí của nó đối với công cuộc xây dựng và bản vệ Tổ quốc trong khuynh hướng, đường lối, cách thức xây dựng đất nước. Các phạm trù như: danh dự, nhân phẩm, lương tâm, nghĩa vụ, trung nghĩa, hiếu thuận, vinh - nhục,... gắn với trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với đất nước. Những phạm trù trên đối với con người đều được đánh giá, xem xét qua lăng kính của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam.

Tóm lại, tư tưởng về con người của người Việt nặng về các vấn đề nhân sinh, xã hội, nhẹ về các vấn đề tự nhiên, các hình thức của tư duy. Khi nghiên cứu về tư tuy con người cũng chỉ chú ý nhiều đến vấn đề xây dựng lý lẽ cho cho chính trị - xã hội và luân lý hơn là xây dựng lý luận về nhận thức và lôgíc học; thiên về giáo dục đạo làm người hơn là nghiên cứu con người với tư cách là “thực thể tự nhiên”. Điều đó dĩ nhiên là chưa toàn diện trong nghiên cứu con người, nó phản ánh tính đặc thù trong suốt lịch sử của dân tộc. Đặc điểm đó của tư tưởng bị quy định bởi hoàn cảnh kinh tế - xã hội, điều kiện lịch sử, chính trị; các nội dung, khuynh hướng tư tưởng đều nhằm đặt ra và giải quyết các vấn đề đang đặt ra đối với sự tồn vong của dân tộc.

Tư tưởng về con người có thể xem là nổi bật lên thời kỳ này đã được giới nghiên cứu ghi nhận là sự nhận thức về nhân dân, về nguyện vọng, ý chí cũng như vai trò vị trí của nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Các quan niệm về đạo đức gắn liền với việc duy trì, bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập, tự chủ đương thời. Đây cũng là thời kỳ mà vai trò của nhân dân được quan tâm nhiều. Các phạm trù như “ý dân”, “lòng dân” luôn được đề cập và coi trọng trong tiến hành các hoạt động chính trị, xem là nền tảng của thuật giữ nước. Từ chỗ thấy được công lao, sức mạnh của nhân dân, Trần Quốc Tuấn đã biết “khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc, bền rễ, đó là thượng

thực hiện đoàn kết toàn dân, huy động mọi sức mạnh vật chất và tinh thần của dân trong cuộc đấu tranh giữ nước.

Các quan niệm về đạo đức cũng là một nét nổi bật trong triết lý nhân sinh đương thời. Đây là giai đoạn tư tưởng “đức trị” được xem trọng và ứng dụng trên thực tế. Các khái niệm như “trung nghĩa”, “hiếu thuận”, “anh hùng”, “danh dự”, “vinh - nhục” được đặc biệt đề cao. Các khái niệm đạo đức ấy vừa thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước, vừa mang sắc thái của Nho giáo và triết lý nhập thế của Phật giáo. Các phẩm chất đạo đức đó đều đã có trong Nho giáo, nhưng lại gắn liền với nội dung yêu nước, mang rõ nét đặc thù của tư tưởng Việt Nam. Các tài liệu thành văn thời kỳ Lý - Trần, các tác phẩm của Lý Thái Tông, Tô Hiến Thành, Trần Quang Khải.., đặc biệt là tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn... đều thể hiện khá rõ những nét tư tưởng đó.

Có thể kết luận, đến thế kỷ XI - XIV, tư tưởng nghiên cứu về con người đã phát triển khá phong phú. Do ảnh hưởng của nhiều hệ tư tưởng, tôn giáo nên tư tưởng về con người trong giai đoạn này còn bộc lộ khuynh hướng duy tâm. Điều đó không hề hạn chế các giá trị, thậm chí thể hiện sự phong phú trong quan niệm của người Việt.

Đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam vẫn được nhiều người thừa nhận, đó là giai đoạn thế kỷ XV: thời kỳ ổn định và thịnh vượng. Đây là giai đoạn tư tưởng về con người và dân tộc đã vươn tới một tầm cao mới trong lịch sử tư tưởng nước nhà. Trong đó, tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi. Tư tưởng con người của Nguyễn Trãi tập trung trong tư tưởng nhân nghĩa, trong quan niệm về đạo làm người. Nội dung cơ bản trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là cứu nước trước hết phải cứu dân, “việc nhân nghĩa cốt ở yên

dân” (Nguyễn Trãi, Bình Ngô đại cáo). Con người trong tư tưởng của ông

không phải là con người chung chung, không phải là con người tự nhiên mà là con người - nhân dân. Nguyễn Trãi đã biết vận dụng và phát triển giáo lý

của Nho giáo một cách sáng suốt, biết chủ động làm cho nó phù hợp với thực tiễn. Tư tưởng nhân nghĩa, đạo làm người của ông là một đóng góp đáng kể vào lịch sử phát triển tư tưởng về con người Việt Nam thế kỷ này.

Đến thế kỷ XVI - XVII, một thời kỳ đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, về lĩnh vực tư tưởng, tinh thần cũng có nhiều biến đổi. Các nhà tư tưởng đã bàn nhiều hơn về các mối quan hệ phức tạp của con người như linh hồn, thể xác, con người với thiên nhiên... Tiểu biểu hơn cả có lẽ là Nguyễn Bỉnh Khiêm, được gọi là nhà lí học. Ông là người đầu tiên thấy

được mối quan hệ thống nhất giữa con người, xã hội, tự nhiên. Ông cho rằng con người là một bộ phận của tự nhiên; giữa trời và người có sự thống nhất. Ông coi sự sinh ra con người cũng giống như sự sinh ra của mọi giống loài. Cái đóng vai trò quyết định sự phát triển của loài người và vạn vật là “đạo trời”; mọi sự vật có sinh thành, phát triển. Tư tưởng của ông đã có yếu tố biện chứng.

Tiếp sau thời kỳ này, lịch sử tư tưởng ghi nhận một số nhà tư tưởng tiêu biểu: Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Đức Đạt, Nguyễn Trường Tộ...

Tóm lại, tư tưởng con người trong dòng tư tưởng bác học và chính thống thời phong kiến Việt Nam có một quá trình vận động lâu dài suốt 10 thế kỷ. Tuy các giai đoạn có những nội dung và sắc thái khác nhau, nhưng chung quy lại, có thể đánh giá: tất cả đều chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng Nho, Phật, Lão, mà chủ yếu nhất là Nho giáo. Tuy có những quan niệm khá đặc sắc, nhưng cũng cần thấy rằng, trên quan điểm toàn diện, tư tưởng nghiên cứu về con người thời phong kiến Việt Nam còn có nhiều điểm hạn chế, phiến diện với thế giới quan chủ yếu là duy tâm. Con người với tư cách là thực thể tự nhiên, với tư cách là loài chưa được chú ý nghiên cứu. Vấn đề bản chất con người vì thế của chưa được làm rõ, kể cả trên quan điểm duy vật hay duy tâm. Thông qua lăng kính của tư tưởng chủ đạo: tư tưởng yêu nước nên

có thể nói con người chỉ mới được chú tâm nghiên cứu trong việc mối quan hệ với bổn phận, trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc, đất nước.

Trong khi thế giới có những nhận thức khá sâu về con người trong nhiều vùng văn hoá khác nhau, thì tri thức về con người Việt Nam, có thể nói, vẫn còn khá đơn giản và có phần cảm tính trong nhiều ấn phẩm. Những kiến thức cơ bản về con người trong các khoa học y, sinh, tâm lý hoặc xã hội và nhân văn... trên thực tế, vẫn chưa đủ để xác định đặc trưng người Việt. Hơn thế nữa, hình ảnh về con người trong hầu hết các khoa học xã hội và nhân văn cũng như trong một số khoa học tự nhiên có nghiên cứu về con người, nhìn chung, đều bị cô lập hoá và chia cắt theo các khía cạnh quá chuyên biệt, đến nỗi rất khó hình dung bóng dáng của con người bằng xương bằng thịt trong các nghiên cứu chuyên ngành.

2.2. Quan niệm về nguồn gốc, bản chất, mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, mối quan hệ giữa con ngƣời với tự nhiên trong Mo Mƣờng ở tỉnh Hòa Bình

2.2.1. Quan niệm về nguồn gốc con người trong Mo Mường ở tỉnh Hòa Bình

Nguồn gốc hình thành loài người thể hiện trong Mo Mường đó là loài người (Đại diện đầu tiên là nhân vật Tá Cần, Tá Cài) được nở ra từ trứng điếng, trứng này do đôi vợ chồng chim Ây chim Ứa ấp (hay có nơi gọi là Chim Chạng, chim Chò). Đôi chim này đã mổ vách đá thành hang núi để làm ổ đẻ trừng. Tá Cần được xem như vị thủy tổ của loài người (cùng với hai anh em là Tá Cài và nàng Dạ Kịt).

Sự xuất hiện loài người diễn ra là một quá trình phức tạp với nhiều biến cố của tự nhiên. Sau khi có trời, có đất thì sự xuất hiện của vạn vật:

Đổ đất, đổ nước

Sâu nước, sâu hùm, sâu gỗ

Cây ngái kèo ra trước lớn nhanh Cá bống ngắn đuôi

“Cho thài lài lan đất Mật cỏ đắng

Bông sung, bông bệ Cây khế, cây nhò

Cánh chim ác, gác sông gác sào Con sao, con sáng

Áng con khú, con rồng

Đồng ruộc con khỉ độc, con vọc

Đầu đồng là của cun quan Kẻ Chợ” [31; 66].

Và sau khi vạn vật ra đời. Nhưng do khi đó trời đất còn hẹp, các loài vật khó tồn tại, duy chỉ có một loài câu sống dẻo dai nhất đã mọc, đó là cây si - cây vũ trụ đầu tiên, là biểu tượng của linh hồn đất, nước, con người trong không gian nhỏ bé của thời khai thiên lập địa xa xưa ấy.

Không may cây si ấy lại mọc chỗ đất xấu, đá tảng không phát triển được:

Rễ cây si ăn xuống không được một gang Rễ cây si ăn ngang không được một thước Chết mất đời cây si đi vắng vắng

Vắng đi vờ vờ, giống như thể khi xưa chưa từng có [31; 67]

Song lại có cây si khác mọc lên. Lần này, cây si mọc ở chỗ đất bằng, tươi tốt, đã chia cành bủa “roóng” (bóng)

Nó chia cành, chia bóng

Đơm bốn mươi rễ, bảy mươi cành, mười bóng Gốc cây si mọc dưới đất

Ngọn cây si mọc khất trên trời cao [31; 67]

Nhưng thời đó còn hoang sơ nên không gian còn đầy bão táp, sương sa, mưa gió vì thế nên cây si lại đổ. Cây si đổ ấy đã sinh ra muôn loài, trong

đó có loài chim Ây, chim Ứa. Tuy nhiên rồi cây si cũng chết, đôi chim đã phải đi đục hang ma, hang đá để đẻ và ấp trứng nở ra con người.

“Bỗng nhiên thấy một đôi chim Chêu nó đi nằm sông ...

Thấy như thể chấy cắn Thấy rận đè nhau cặp cặp Ấp nhau kè kè”

Và:

“Về đến đụn cùng nhà

Để rèn cái mỏ sắt, đập cái mỏ gang

Mới đi đục cái núi vàng hang ma, hang ma trứng điếng ấy làm tổ Mổ cái núi vàng hang ma hang ma trứng điếng ấy làm lỗ” [31; 68]

Trải qua nhiều năm, nhiều tháng, cuối cùng trứng Điếng ấy cũng nở ra thành vạn vật, con người xuất hiện, và người được sinh ra đầu tiên đó là Tá Cần và Tá Cài.

Ở trong núi vàng hang ma hang ma trứng Điếng Năm này cho đến năm nọ

Thấy động đậy trứng điếng muốn đẻ Thấy nứt nẻ trứng điếng muốn ra

... Dưới đất cũng đã đủ Trên trời cũng đã có Đẻ ra trừng thứ nhất là trứng Tá Cần Đẻ ra trứng thứ hai là trứng Tá Cài” [31, 69] ...

“Động dậy trứng điếng muốn đẻ Thấy nứt nẻ trứng điếng muốn ra Đẻ ra nhắc nhẻ tiếng Kinh

Nhao nhao tiếng Mường, tiếng Thái Chọ chẹ tiếng Ngô, tiếng Lào

Cái trời sinh ra vào năm Tý Đất ra sau năm Sửu

Con người sinh ra vào năm Dần

Có trời có đất mới sinh ra vạn vật” [31; 70]

Có thể thấy cách giải thích về sự hình thành loài người của người Mường rất đặc sắc. Điều này tưởng chừng như chỉ là mang tính truyền thuyết. Tuy nhiên, thực tế khoa học chứng minh đã cho thấy người Mường giải thích về sự hình thành loài người mang tính triết lý trên cơ sở thực tiễn rất rõ ràng. Cách đây khoảng hơn một vạn năm, trong khi hầu hết đồng bằng Bắc bộ còn bị chìm dưới nước biển hoặc lầy lội không thể ở được, thì miền núi rừng Hòa Bình chính là trung tâm cư dân quan trọng. Cư dân này đã sáng tạo ra một nền văn hóa nổi tiếng trên thế giới, được đặt tên là Văn hóa Hòa Bình.

Khoa học khảo cổ đã chứng minh tất cả những quan điểm về sự hình thành loài người của người Mường như trên không phải thuần túy chỉ là truyền thuyết hay sự thần thành hóa mà “Những cuộc khai quật khảo cổ ở

hang Tùng, hang Hào đều tìm thấy những dấu vết cư trú và sinh sống của người nguyên thủy thuộc thời đại đồ đá giữa và sơ kỳ thời đại đồ đá mới để lại trong hang. Đó là những công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ trên một mặt màu hoặc mài qua ở lưỡi, dùng để chặt cây, đào đất, giết thú; những vỏ ốc và mảnh xương là những di tích của thức ăn; những vùng đất cháy và than tro là nơi đốt lửa nấu nướng và sưởi ấm; một ít mảnh gốm thô sơ là di tích của những đồ đựng và đun nấu.. [34; 14].

Như vậy, cách lí giải của người Mường trong Mo Mường về nguồn gốc loài người có thể khẳng định mang yếu tố duy vật và biện chứng rõ nét. Và sự xuất hiện của con người là sau khi “Cái trời sinh ra vào năm Tý/ Đất

ra sau năm Sửu”. Một suy luận rất hợp lý khi cho rằng “Có trời có đất mới

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 43 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)