6. Kết cấu của luận văn
2.2.2. Quan niệm về bản chất con người trong Mo Mườngở tỉnh Hòa Bình
Khi nói đến bản chất con người, tiếp thu những hạt nhân hợp lý trong quan niệm vủa Hê-ghen và Phoi-ơ-bắc và các nhà triết học tiền bối trước Mác về bản chất của con người. Dựa vào những nguyên tắc thế giới quan của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Mác khẳng định:“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”. Quan niệm hoàn chỉnh về con người và bản chất con người, phân biệt hai mặt của bản chất con người là: mặt sinh học và mặt xã hội.
Triết học Mác xem xét bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, không chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực cụ thể của nó trong quá trình phát triển của nó.
Con người hòa hợp với giới tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên, là kết quả phát triển lâu dài của thế giới vật chất.
Con người có tính xã hội: trước hết bản thân hoạt động sản xuất của con người mang tính xã hội. Hoạt động của con người gắn liền với xã hội và phục vụ cho cả xã hội. Xã hội cùng với tự nhiên là điều kiện tồn lại của con người. Tính xã hội của con người thể hiện ở hoạt động và giao tiếp xã hội.
Bản chất của con người được hình thành và phát triển cùng với quá trình lao động, giao tiếp đời sống xã hội.
Quan niệm của Chủ nghĩa Mác về bản chất con người như trên là đầy đủ và hoàn thiện.
Xuyên suốt các áng mo Mường, chúng ta dễ nhận ra trong đó thể hiện đầy đủ, sâu sắc về bản chất con người trong quá trình hình thành, tạo dựng cuộc sống của mình. Chính quá trình ấy đã thể hiện rõ được bản chất của con người đó là tinh thần sáng tạo, đoàn kết trong quá trình đấu tranh với tự nhiên, với môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển.
Người Mường, từ khi hình thành đã biết tạo lập cuộc sống của mình một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, khi xã hội mới manh nha hình thành, bắt
đầu có các lang, các cun, nhưng chưa có lửa. Con người đã phải tác động đến tự nhiên để tạo dựng cuộc sống của mình.
“Khi Lang Cun Cần đã ra làm lang, làm cun nhưng chưa có lửa. Nghe tiếng đồn rằng có ông Khậm Khọt trên trời biết làm ra lửa. Một ngày chấu vá nhà Cun Cần sai con dơi đi xin lửa. Dơi từ chối rằng bản thân bị ngọng nên không biết xin lửa. Chấu vá tìm mãi rồi ruồi trâu nhận việc đi xin lửa. Ruồi trâu lên đến nhà ông Khậm Khọt, sau nhiều phen thử thách ông Khậm Khọt vẫn cho ruồi chín bông lửa mang về. Nhưng nào ngờ ruồi vẫn bị ông lừa cho chín bông nước đặt lên chín bông lửa ấy. Về đến nhà, ruồi sơ suất đặt lửa vào nước làm tắt mất lửa với bao nhiêu kỳ công mới đi xin được. Ruồi buồn bã vào tâu với Lang Cun Cần mọi sự việc, nhưng rồi Lang Cun Cần đã biết bí quyết tìm ra lửa” [31; 128].
Việc có được phương pháp tạo ra lửa giúp con người có thể sử dụng hiệu quả lửa như nguồn năng lượng để sưởi ấm, nấu nướng và chế tác vật dụng, đồng thời là vũ khí chống lại các động vật khác. Chưa có động vật nào khác có phương pháp tạo ra và sử dụng lửa, do đó, khả năng tạo và sử dụng lửa phân biệt loài người với các động vật còn lại. Khả năng sử dụng lửa được cho là dẫn đến sự hình thành xã hội nguyên thủy và thúc đẩy sản xuất của cải vật chất.
Trước đây, khi đã có trời, có đất, có vạn vật và có con người, nhưng vì chưa có lửa, nên cuộc sống còn khó khăn:
Khi ấy Cun lang Tá Cần ra làm cun Kẻ Hàng Làm lang Kẻ Chợ
Ra làm cun cũng sang
Làm lang cũng giàu, cũng có
Nhưng chưa có lửa để nướng thịt muống Chưa có lửa nóng để nướng cá
Ăn cá còn tanh
Ăn gan trâu, gan bò còn ngài còn đắng [31; 135]
Từ nhu cầu thiết yếu đó, loài người đã cất công đi tìm lửa. Quá trình
“xin lửa” ở nhà ông Khậm Khọt đã nói lên sự kiên trì và sáng tạo của con người. Việc ông Khậm Khọt “tạo lửa” và việc Lang Cun Cần học theo cách làm của ông Khậm Khọt đã minh chứng sự sáng tạo trong quá trình tạo dựng cuộc sống:
Nghe điều ấy ông Khậm Khọt bùi nhùi thổi lửa trên trời N hốt chí ruồi trâu vào chín tầng troi
Nó coi còn thấy, nói còn nghe Thấy ông ấy chặt nứa làm củi Gọt nứa ra thành bùi nhùi
Thấy ông ấy lấm cây mày ức chùi đi chùi lại
Thấy ông ấy làm nên bông lửa ngọi ngọi, bông khói ngụt ngụt” [31; 137]
Trong quá trình phát minh ra lửa rất gian nan và phức tạp, trải qua nhiều thử thách, nhiều công đoạn nhưng cuối cùng vẫn thành công:
Nghe điều ấy miệng Tá Cần mới thưa, lòng Tá Cần mới chịu Dậy sớm cái dường mai sớm
Bảo chấu vá tinh mường
- Bay lấy một nắm củi bóp, một óp củi sa nhân Rồi bảo chặt làm củi, gọt ra làm bùi nhùi Lấy cây mày ức chùi đi chùi lại
Thấy làm nên bông củi ngòi ngọi, bông khói ngù ngù ...
Đã có lửa để nướng thịt muông, có lửa nóng để nướng cá Ăn môn không còn ngứa
Ăn cá không còn tanh
Cách thức phát minh ra lửa (qua nhân vật ông Khậm khọt) cho thấy một sự sáng tạo của người Mường. Đó là cách con người trên thế giới đã tạo ra lửa, một yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo lập và làm thay đổi cuộc sống, thay đổi thế giới của chính loài người.
Trong phần Đẻ bát, Đẻ sanh ninh, Đẻ dầu đèn đều phản ánh sự sáng tạo của con người trong quá trình phát minh ra những vật dụng cần thiết. Từ bản chất tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm của cuộc sống để tạo dựng cuộc sống cho mình.
Đầu tiên là chuyện “đẻ bát”. Ban đầu con người chưa biết sáng tạo ra vật dụng sinh hoạt hàng ngày, khi ấy mọi sinh hoạt còn khó khăn. Có thể thấy đây chính là thời kỳ mông muội của lịch sử loài người:
“Khi ấy là khi xưa, với lại đời xưa Người Kẻ Chợ lên ở nhà gác
Người Mường xuống ở nhà thuyền, nhà bè Người Mường không làm nên kìm
Không làm nên kim, nên kéo Không biết làm nên kìm vặn sắt Không làm nên kéo cắt xống, cắt áo Không làm nên bát, nên đĩa
Không làm nên mắm, nên muối” [31, 143].
Như vậy không phải người Mường là người tạo ra những vật dụng đó, mà là do “Con Chợ” làm nên, rồi đem bán ở ngoài chợ Hạt bến Đông, nhà con Khang đã mua hết trăm quan tiền, Đến khi Khang Ông qua đời,con cháu, anh em mang ra làm đĩa, bát đựng cơm, đựng canh, làm đồ ăn cơm, uống rượu đặt lên mâm lễ cúng hồn Khang Ông:
“Anh em trong tinh, trong mường thấy thương thấy nhớ Trở cơn lòng đức, lòng đạo, lòng thảo, lòng nhân
Mang ra làm đĩa đựng muối Làm đĩa đựng cơm đựng canh Lấy mang ra làm môm son, bát sứ Làm đồ ăn cơm uống rượu” [31; 144].
Và từ đây, loài người biết dúng bát, dùng đĩa để đựng thức ăn, thức uống và đêm lại cuộc sống dần dần ổn định.
Tuy nhiên, người Mường không chỉ biết đi mua lại đồ của người “Con Chợ”, mà nhờ chính người chợ hàng nổi đã mách cho cách làm nên đồ sành, sứ. Từ đó người của Lang Cun Cần biết làm nên đồ sánh để nấu, và đồ đựng thức ăn.
“Bay hãy lên núi mà trông Lên đồi mà ngó
Nghe điều ấy chấu vá tinh mường mới lên núi lại trông Lên đồi lại ngó
Ngó thấy đàn người đi phát rừng, xẻ nương Đốt thành than chín, than mười
Thấy họ lấy cục đất đen nặn nên miệng cái ang Lấy khôi đất vàng nặn nên bát, nên đĩa
Họ làm nên nồi nấu cá
Làm nên nồi nấu cơm, nấu canh Làm nên xanh chín, ning mười
Làm nên mâm son, bát sứ”.... [31, 150].
Chính nhờ vậy mà chỉ sau một thời gian:
“Khi ấy Cun lang Tá Cần ra làm cun Kẻ Hàng Ra làm lang Kẻ Chợ
Làm nên nồi nấu cơm, nấu canh Làm nên xanh chín, ninh mười Làm nên mâm son, bát sứ
Làm nên đĩa Đự, đĩa Ngô
Làm nên đồ ăn cơm, uống rượu” [31; 151].
Sự sáng tạo, đoàn kết trong quá trình tạo dựng cuộc sống được phản ánh rõ nét qua những hoạt động con người tạo dựng nên những vật dụng cần thiết cho cuộc sống của mình.
Quá trình đó - quá trình con người tác động vào giới tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên, con người thì trái lại, thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình. Và với người Mường, họ tác động vào tự nhiên (thông qua việc sáng tạo ra các vật dụng) cũng chính là để tạo dựng cuộc sống của mình, với mục đích phục vụ cho cuộc sống cho mình và cho xã hội loài người.