Mối quan hệ giữa con người với con người trong Mo Mườngở

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 60 - 72)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Mối quan hệ giữa con người với con người trong Mo Mườngở

tỉnh Hòa Bình

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu lên vai trò lao động sản xuất của con người: “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên : “Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản suất ra toàn bộ giới tự nhiên”.

Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn

ngữ tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người.

Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.

Trong hệ thống các áng Mo Mường, vấn đề mối quan hệ giữa con người với con người được thể hiện rất rõ: từ việc đấu tranh để hình thành con người qua sự chọn lọc tự nhiên, rồi hình thành xã hội, từ việc người Mường tạo dựng cuộc sống với những hoạt động sáng tạo ra của cải vật chất: đẻ bát, đẻ sanh, ninh, đẻ tlống thôm... Cho đến các hoạt động mang tính tương quan cộng đồng, giai cấp... Trong Đẻ đất, đẻ trứng điếng đã chỉ rõ: Dưới đất cũng đã đủ Trên trời cũng đã có Đẻ trứng thứ nhất là trứng Tá Cần Trứng thứ hai là trứng Tá Cài Trứng thứ ba là trứng chàng chài

Trứng thứ tư ấy là trứng anh mo gốc, mo cổ [31; 69].

Đầu tiên, trong phần Đẻ Tá Cài, Đẻ Tá Cần: phản ánh sự phát triển

của xã hội loài người, về mối quan hệ giữa con người với con người đấu tranh để bước đầu manh nha hình thành xã hội có giai cấp.

“Tuy nhiên, khi đã có con người và vạn vật nhưng tất cả chỉ đều là thường dân, chưa có ai là người bề trên dạy bảo muôn dân. Trong hang ma trứng Điếng còn trứng Tá Cài, ai cũng mong trứng ấy nở thành một nhân vật đứng đầu muôn dân” [31; 105]. Quan niệm này cho thấy, khi xã hội chưa hình thành, còn trở nên hỗn loạn... và việc đấu tranh để tạo nên xã hội có thứ bậc (giai cấp) là việc tuân theo quy luật tự nhiên trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, quá trình đó diễn ra phức tạp, nhiều công đoạn. Đó cũng là tính tất yếu của lịch sử.

Động đậy trứng điếng Tá Cài ở trong núi vàng hang ma trứng điếng muốn đẻ

Nứt nẻ trứng điếng tá Cài ở trong núi vàng trứng điếng muốn ra - Ta ra trước để ta làm anh cả

Ta sinh ra trước để ta làm đứa cả [31; 110].

Người đầu tiên là Tá Cài được sinh ra từ trứng điếng, và vì sinh trước nên được coi là cả. Tuy nhiên, ngày trứng Tá Cài sắp nở, trứng đã đòi hỏi những điều kiện cho một người bề trên thiên hạ:

Ta đi dù đi giá để người đi chân

Đầu tôi đội mũ đầu cân để người đội nón Tôi ăn bàn lá ngọn để người ăn bàn lá mang Tôi làm cun làm lang để người làm kẻ khó

Lấy gì để mớm cho ta thì hãy mang ra đi [31; 110].

Song, người ta chỉ cho trứng những vật chất tầm thường. Điều này minh chứng cho thấy người Mường không chấp nhận những người không có uy tín đứng lên trên để làm anh, làm cả. Và với những thứ tầm thường đó, Tá Cài nở ra vào một đêm tối trời, đêm ấy ngôi sao độc đã ăn luôn cả sinh linh Tá Cài mới nở. Vậy là muôn loài vẫn còn khắc khoải mong mỏi một người “làm anh”, một người “làm cả”.

Sao độc ăn hết chân hết tay Tá Cài Tá Cài ra mày, ra mặt

Sao độc ăn hết mày, ăn hết mặt Ăn hết thây Tá Cài đi vắng vắng Ăn vắng thây Tá Cài đi vờ vờ

Giống như thẻ chưa từng có bao giờ Chưa có ai sinh trước làm anh

Chưa có ai sinh trước làm người cả [31; 111].

Và cuối cùng, có trứng Cun Cần mượn được chim réo rạ vào ấp trứng nở thành ông Cun Cần. Ông đòi hỏi và được cung cấp mọi đồ vật sang trọng hơn người để làm lang. Ngày ông ra làm lang có người hầu, kẻ hạ, đúng là bậc lang cun. Và từ đây người mường có người ra “làm anh”, có người ra “làm cả’.

Đủ đêm được tháng Sáng đêm được ngày

Động đấy trứng điếng Cun Cần ở trong núi vàng hang ma trứng điếng muốn đẻ

Nứt nẻ trứng điếng Cun Cần ở trong núi vàng hang ma trứng điếng muốn ra

- Tôi ra trước để tôi làm đứa anh

Tôi sinh trước để tôi làm đứa cả [31; 123].

Điều này phản ảnh một xã hội được hình thành dựa trên cơ sở sự đấu tranh giữa cái cũ, tiêu cực (lang Tá Cài) và cái mới, tiến bộ (lang Cun Cần), lang Tá Cài không có uy tín, nhân dân không trọng dụng, lang Cun Cần có uy tín, được mọi người suy tôn, xã hội có giai cấp xuất hiện, có người trên, kẻ dưới, có người hầu, kẻ hạ...

Khi xã hội có giai cấp xuất hiện, khi vua Dịt Dàng đã làm vua đất Kinh kỳ Kẻ Chợ, là người giàu sang quyền thế, ngài muốn xây dựng dinh thự cho mình, và đã sai dân khắp tinh, khắp mường đi tìm vật liệu để dựng nhà.

Ông vua Dịt Dàng khi ấy chưa làm nên cái đụn chín qua Chưa làm nên nhà chín ngăn

Chưa làm nên cái chỗ nằm, nơi ăn, chốn ở Chưa làm nên nhà kho chứa, kho mắm, kho cá Chưa làm nên kho giá, kho dù

Chưa làm nên kho trầu, kho cau, kho vàng, kho bạc Chưa làm nên nhà dài chạy ngựa chứa khách

Chưa làm nên nhà chùa xem sao rạng Chưa làm nên nhà để ngắm trăng

Chưa làm nên cái nhà chu đồng [31; 247].

Và người Mường đã tìm ra cây chu đồng (kim loại đồng) để về làm nhà cho Vua Dịt Dàng. Tuy nhiên, quá trình tìm chu, tìm lội (tìm đồng) và khai thác nó là một hoạt động diễn ra phức tạp với nhiều biến cố xảy ra. Điều này minh chứng cho lịch sử loài người để tạo dựng cuộc sống đã trải qua vô vàn khó khăn, thậm chí là phải hi sinh, đổ máu để có được thành quả.

Điều này phản ánh quá trình đầu tranh với thiên nhiên để kiến lập cuộc sống. Nhưng chính qua quá trình con người tác động vào tự nhiên đó đã xác lập nên mối quan hệ giữa người với người, tạo ra tình đoàn kết, thể hiện tinh thần ý thức tổ chức, vai trò lãnh đạo trong quá trình gây dựng cuộc sống. Trong phần Tìm Chu tìm Lội, chặt cây chu đồng phản ánh rõ điều này.

Vào một ngày đẹp trời, nàng út Dọ nhà Dịt Dàng đi gội đầu chải tóc bến đông thầy chim thả rơi một cành bông trau trái thiếc. Đêm về vua Dịt Dàng nằm chiêm bao thấy có người bảo rằng muốn đi tìm chu tìm lội phải tìm vào vùng đồi Lai Li Lở Láng, vùng đất Cun Khương Cun Vống. Vua Dịt Dàng cho người đến nhờ anh em ông Tèn, ông Tẹch đi tìm chu tìm lội. Sau nhiều lần đi tìm, cuối cùng ông Tèn, ông Tẹch cũng tìm được đến cây chu, cây chu mách rằng muốn chặt chu đốn lội phải giữ bí mật nếu không sẽ chết. Hai anh em vui mừng về bàn nhau để làm sao đốn được cây chu đồng làm

nhà cho Vua Dịt Dàng. Hai anh em vì muốn hiến kế để chặt cây chu đồng đã buộc phải tâu với Vua Dịt Dàng và ra điều kiện nếu chặt được cây chu mà phải chết thì vua phải chăm sóc và trọng vọng con của mình. Vua Dịt Dàng vui mừng và hữa sẽ trọng thưởng nếu việc chặt chu thành công.

Vua Dịt Dàng sai toàn dân đi chặt chu, đốn lội. Chặt chu đốn lội với bao nhiêu kỳ công vất vả. Vua Dịt Dàng đã “trực tiếp chỉ đạo” việc chặt chu, đốn lội. Việc vua Dịt Dàng phân công công việc rõ ràng cho từng bồ phận phản ánh rõ con người đã dần dần “chuyên môn hóa” hoạt động của mình. Bên cạnh đó, phản ánh tài tổ chức, lãnh đạo của người giữ vai trò chủ chốt (ở đây là vua Dịt Dàng.)

Ông vua Dịt Dàng vào đốn chu, đốn lội

Thấy quân quyền Ông vua Dịt Dàng vào đốn chu, đốn lội Ai đến trước làm nên dinh trại

Kẻ đến sau nằm dãi gió, phơi sương Ông vua Dịt Dàng dẫn quân quyền Mang dìu lành vào chặt

Mang dìu sắt vào đốn

Vào đốn chu, đốn lội trong đồi Lai Li Lở Láng Chém bốn nhát mà không nứt bằng con dĩn Chém bảy nhát không nứt bằng cái kiến Khi nào chém đi cứ liền lại như đổ chì Cứng lì như nhựa

Tựa hồ như cũ, như xưa

Quân quyền ông vua Dịt Dàng vào đốn chu, đốn lội Buổi sáng chém đã thắt lưng ong

Ban chiều, buổi hôm lại phồng như tang trống chín [31; 248].

Và ông vua Dịt Dàng đã phải dùng đến cả yếu tố tâm linh “khấn vái” để cầu xin trời đất phù hộ cho việc “khai thác” được thành công.

Ông vua Dịt Dàng mới rước thầy trượng vào nhà Bói chân gà, thấy mới phán rằng

Phải thịt trâu đen cầu ma dưới đất

Phải thịt trâu trắng khấn ma trên trời [31; 249].

Và nhờ thế, cuối cùng cây chu cũng bị đốn đổ nhưng cây chu cũng đã đè chết anh em Ông Tèn, Ông Tẹch.

Tiếng chặt chan chát, râm ran Cây chu muốn đổ

Anh em ông Tèn, ông Tẹch chạy ngược dốc Cây chu đồng đổ theo ngược dốc

Anh em ông Tèn, ông Tẹch chạy ngược đồi Cây chu đồng đổ theo ngược đồi

Đổ đè lên anh em ông Tèn, ông Tẹch

Chết anh em ông Tèn, ông Tẹch đi vắng vắng

Vắng anh em ông Tèn, ông Tẹch đi vờ vờ [31; 249].

Cuối cùng, cây chu đồng cũng được nhân dân khai thác. Tuy nhiên quá trình vận chuyển cây chu đồng cũng không đơn giản. Ông vua Dịt Dàng dẫn quân đi kéo cây chu đồng về để xây nhà. Kéo được cây chu đồng là cả một kỳ công lớn của bảy trăm quân. Nhưng kéo cây không được.

Ông vua Dịt Dàng mới bảo quân cùng quyền Người vào chặt hết ngọn

Người vào mổ lỗ

Mang dây chong khòng vào buộc lỗ

Bốn trăm quân ông vua Dịt Dàng áp quặn quèn ra Ba trăm quân ông vua Dịt Dàng áp rặng quèn trong Kéo chu, kéo lội người Thái nó hô “đô đa đô đạo” Người Kinh nó hô “đô đa đo denh”

Thấy kéo đi một sải nó kéo lại một thước [31; 263].

Và rồi, theo lời thầy trượng, Ông vua Dịt Dàng phải thịt lợn gà cho đến thịt trâu để khấn ma đất, ma trời phù trợ nhưng vẫn không kéo được. Rồi thầy trượng mới gieo quẻ bói thấy rằng phải lấy xương ông Tèn, ông Tẹch làm nạng, lấy xương đùi lầm đòn bẩy, lấy xương chậu đòn thuổng, làm kê.

Rước trượng vào bói

Thấy rằng phải lấy xương đùi Ông Tèn, Ông Tẹch đặt lên cây chu để làm nạng

Lấy xương cằm Ông Tèn, Ông Tẹch đặt lên cây chu để làm nuồng Ống đồng làm nê, xương chậu làm đòn thuổng

Kéo cây chu mới được ...

Bốn trăm quân ông vua Dịt Dàng áp quặn quèn ra Ba trăm quân ông vua Dịt Dàng áp rặng quèn trong Kéo chu, kéo lội người Thái nó hô “đô đa đô đạo” Người Kinh nó hô “đô đa đo denh”

Người Mường trên nó hô “đô đa đô đầy”

Kéo ra lầy lầy như con nhà người đập rắn [31; 265].

Khi kéo về đến đất Kinh kỳ Kẻ Chợ đã dựng thành ngôi nhà to, đẹp và vững chái. Ông vua Dịt Dàng tổ chức ăn mừng, nhưng lại quên không giữ lời hẹn ước với ông Tèn, ông Tẹch là phải đãi ngộ, không trọng thưởng với con của hai ông. Ngày Dịt Dàng mở hội mừng nhà mới, Đạo Cun Trè Vè Tróng là con ông Tèn, ông Tẹch cũng đến nhưng không được tiếp đãi. Đạo Cun Tre Vè Tróng tức giận lập mưu đốt nhà chu của ông vua Dịt Dàng. Đó là kết quả cho sự bội ước của ông vua Dịt Dàng đối với anh em ông Tèn, ông Tẹch.

Như vậy, qua việc chặt chu, đốn lội (khai thác khoáng sản đồng), kéo cây chu về làm nhà rồi việc phản bội lời hẹn ước cũng đã phản ánh rõ mối quan hệ giữa người với người trong xã hội Mường cổ xưa. Đó là có quan hệ

vua - tôi rõ ràng, tôi phải phụng sự vua, và ngược lại, vua cũng phải cần đến sự phục vụ, hy sinh của người dân (ông Tèn, ông Tẹch). Phản ánh tinh thần cố kết cộng đồng, cùng đồng lòng, đồng sức để chinh phục tự nhiên của người Mường. Điều này phản ánh xã hội đã dần ổn định về mặt tổ chức từ những ngày đầu sơ khai. Bên cạnh đó là bài học về sự vong ơn bội nghĩa đã dẫn đến những thất bại khôn lường trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, người Mường còn thông qua việc cố kết cộng đồng để phản ánh những kinh nghiệm, khả năng tổ chức, lãnh đạo nhân dân trong quá trình đấu tranh chống lại các hiện tượng tự nhiên, chống lại những thử thách của tự nhiên, của cuộc sống để sinh tồn.

Tìm muông, góp gươm giáo săn muôn là một minh chứng cho thấy rõ

người Mường từ sớm đã phải vật lộn với tự nhiên, chống chọi lại muôn loài thú dữ. Đó cũng là cách đấu tranh sinh tồn, vừa là để chinh phục giới tự nhiên, bắt giới tự nhiên phải phục vụ cho cuộc sống của con người.

Tôn vinh bản chất tốt đẹp của con ng với những đức tính: chăm chỉ cần cù, sáng tạo, kiên trì, nhẫn nại, đoàn kết, sống có kỷ luật, tổ chức thì mới có thể bảo vệ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Bản chất con người, ngoài sự thể hiện qua việc đấu tranh với thế giới tự nhiên, ngoài việc tạo dựng cuộc sống, nó còn được thể hiện qua mối quan hệ giữa con người với con người. Câu chuyện Vườn hoa núi Cối là câu chuyện tình yêu của thời kỳ chế độ phong kiến đã bước vào giai đoạn suy vong. Kể về mối tình của hai chàng trai đã có gia đình và hai cô gái. Kết cục để tất cả cùng đau khổ và không lối thoát. Các cát Mo trong Vườn hoa núi cối đã thể hiện sự khát khao về tình yêu đôi lứa của những chàng trai Mường

và những cô gái Mường. Đó là những chuyện tình đẹp, dù kết thúc không có hậu, xong nó đã lột tả được tâm thức của người Mường xưa khi hướng đến một cuộc sống tươi đẹp.

Song song với những nhận thức về thế giới hiện thực mà con người đang sống, người Mường còn ý niệm về thế giới của người chết. Trong phần Mo Nghi lễ là một hệ thống lý luận về thế giới bên kia của người Mường. Đó là thế giới y hệt như thế giới của người đang sống. Điều này xuất phát từ việc quan niệm chia thành ba tầng khác nhau (mường trời, mường pưa, mường pưa tỉn) và bốn thế giới (trời, đất, nước, âm phủ). Và việc đưa tiễn người chết

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 60 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)