6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
2.2.4.1. Quan niệm của người Mường về thế giới, về vũ trụ
Trong Mo Mường, thì khi xưa trời, đất còn liền nhau, trời sinh trước ở trên, đất sinh sau ở dưới. Đất có mười nhưng trời có chín vì thế trời úp không trọn đất, đậy không vừa đất. Bà Nhần ở trên trời xuống nặn đất cứng thành
núi, gạt đất mềm thành đồi rồi trời đất mới vừa nhau. Thời đó, quả đất mới bằng “cái pát, cái tịa” (cái bát, cái đĩa), các loài sinh vật rất khó tồn tại, duy chỉ có một loài cây sống dẻo dai nhất đã mọc, đó là cây si - cây vũ trụ đầu tiên, là biểu tượng của linh hồn đất, nước, con người trong không gian nhỏ bé cuả thời khai thiên lập địa xa xưa ấy:
Khi xưa với lại thời xưa
Khi ấy cái trời ra trước cà “khật” Cái đất ra sau cà “khời”
Trời ra trước ở trên Đất ra sau ở dưới Trên trời đặt làm chín Dưới đất đặt làm mười
Khi ấy cái trời ở trên không úp trọn Nắp ở trên không vừa
Bà Nhần xuống mường trần tình dương gian đặt làm bốn phương Đặt ra phương đông, phương tây, phương nam, phương bắc ...
Trời ở trên úp đã trọn
Nắp ở trên đậy đã vừa [31; 65].
Rồi từ đây, khi có trời có đất, bắt đầu hình thành nên thế giới vạn vật, muôn loài:
Nén đất xuống thành bể thành sông
Cho con cá, con khú, con rồng ở dưới nước
Các đồi núi cao nó cho chim chọc, muôn loài, muông hươu, muông nai, sơn dương, con lừa ở... [31; 65]
Như vậy, có thể nhận thấy, quan niệm về vũ trụ, thế giới của người Mường thể hiện trong Mo Mường mang tư tưởng duy vật. Cách xem thế giới vạn vật ra đời không phải như quan điểm duy tâm là do đấng siêu nhân nào
đó, hay do ý niệm của con người. Mà do một nhân vật cụ thể “bà Nhần”. Nhưng bà Nhần xuất hiện sau khi trời, đất đã được hình thành. Và trong quan niệm của người, có trời đất mới có vạn vật:
Cái trời sinh ra từ năm Tý Đất sinh ra vào năm Sửu Con người sinh ra vào Dần
Có trời, có đất mới sinh ra vạn vật Hết lứa già cho đến lứa trẻ
Một năm đặt làm bốn mùa Xuân, hạ, thu, đông... [31, 70]
Về thế giới vũ trụ, qua các áng mo Mường, chúng ta có thể nhận thấy, vũ trụ được rút ra từ tang lễ của người Mường, với nhiều thế giới khác nhau của nó. Qua Mo Mường, ta thấy một vũ trụ được phân thành ba tầng trên một trục dọc: mường Klời (mường Trời) là tầng trên cao trên không trung; tầng
mặt đất người Mường gọi là mường Pưa. Pưa có nghĩa là bằng phẳng, tuy
nhiên, sự thật mặt đất không hề bằng phẳng nhưng có lẽ họ chỉ có được một từ mang tính chất tương đối như vậy đẻ chỉ những gì về thế giới con người đang sống; tầng dưới mặt đất người Mường gọi là Mường Pưa tỉn.
Thứ nhất, mường KLỜI. Chỗ cao nhất là nơi ngự của vua Phật (Bua Phật) và vua Trời hay còn gọi là Ngọc Hoàng thượng đế (Ngọc Hoàng thưỡng tể). Tầng thấp hơn là nơi ngự của nhiều nhân vật là thế lực phù trợ cho vua Trời như: thần Sét, Nàng A Tăng (Nàng Ả Tặng)... Tầng này gần sát với trời và có sự liên hệ mật thiết với trời nên vẫn thuộc mường Trời.
Thứ hai, là tầng giữa - MƯỜNG PƯA (mường bằng phẳng), hay chính là mặt đất, là thế giới của người sống. Theo quan niệm của người Mường thì
mường pưa không phải là một khái niệm trừu tượng, đó là một cảnh quan cụ
thể, với núi rừng, sông suối, với ruộng nương, với các QUÊL (làng, QUÊL ứng với từ quê trong tiếng Việt) họp thành mường (gồm vài thung lũng, chân
núi). Riêng ở tầng này, mặc dù cùng trên mặt đất, nhưng thế giới người chết là thế giới tối, thế giới của người sống là thế giới sáng nên con người của hai thế giới không nhìn thấy nhau. Những người yếu sức hay ốm vặt, hay ngất xỉu người ta cho rằng là người sáng bóng vía, ma dễ nhìn thấy nên dễ bị bắt đi.
Thứ ba, tầng bên dưới mặt đất bao gồm thế giới nước (đác) và thế giới trong lòng đất (mường pưa tỉn).
Thế giới nước (mường đác) là nơi trú ngụ của vua Khú. Khú được xem như là một loài rắn nước khổng lồ, có thể biến hóa, có thể bắt mất người xuống dưới nước, cũng có thể hút nước hoặc dâng nước lên thành lũ. Mường đác được xem như là một thế giới tách rời khỏi trần gian của chúng ta, nhưng
là một thế giới hiện thực có tính chất thần bí, huyền tích. Thế giới nước được coi là tầng thấp nhất trong trục dọc vũ trụ theo quan niệm của người Mường thể hiện trong Mo Mường.
Thế giới trong lòng đất (mường Pưa tỉn) là thế giới giống trên mặt đất. Tuy nhiên nó cũng bao gồm nhiều bậc, không có thứ bậc rõ ràng và đặc biệt, nó có quy mô nhỏ hơn. Ở mường Pưa tỉn ngoài Diêm Vương và những cận thần là những loài ma quỷ ác có hình thù kỳ quái dị thì ở đâu đó trong lòng đất cũng có những cũng làm nương, cày ruộng, cũng đi săn và đánh cá, cũng có các bản làng, nơi sinh sống của những người tí hon.. Và họ cũng có một cuộc sống bình thường và biến hóa như con người trên mặt đất. Đây mới thực sự là
mường Pưa tỉn, còn nơi Diêm Vương và các ma quỷ ác ngự gọi là âm phủ.
Đồ hình lát cắt dọc của vũ trụ (3 tầng, 4 thế giới)
Mường pưa
Mường pưa tỉn/âm phủ Thế giới nước (mường đác)
Như vậy, trong quan niệm của người Mường, thể hiện một triết lý khác biệt về vũ trụ với “3 tầng” (mường KLời, mường Pưa, Mường pưa tỉn) và “4 thế giới” (KLời, pưa, pưa tỉn, mường đác) được bao bọc trong “3 tầng” vũ trụ ấy. Cách phân chia này có nhiều sự hợp lí, phản ánh rõ hiện thực sống mà con người trải qua.
Như vậy, dễ dàng nhận thấy trong quan niệm của người Mường, thề giới tồn tại ở ba tầng khác nhau, mỗi tầng ấy đều gắn bó, liên quan đến cuộc sống của con người. Với những quan niệm đó, những triết lý về thế giới, về vũ trụ của người Mường được thể hiện rất phong phú, đa dạng và mang tính “biện chứng” cao.
Chia năm tháng, đẻ pèl, nước lụt nước cạn: phản ánh nhận thức của
con người về quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử.
Ngày ấy, trời đât còn gần nhau, sự phân cách chưa rõ ràng, vì thế sự sáng tối chưa rõ ràng, năm tháng chưa cố định:
Khi xưa với lại đời xưa Khi ấy trời ra trước Đất ra sau nghe Trời ra trước ở trên Đất ra sau ở dưới Trên trời đặt làm chín Dưới đất đặt làm mười
Trời khi ấy còn chạm miệng cối Còn chạm cán thuổng, cán mai ...
Chín đêm khi ấy còn là một đêm Chín ngày còn là một ngày
Còn chưa có năm đủ tháng thiếu [31; 92-93].
Và rồi nhờ Thenh Rẻ, Thenh Rông lấy chiếc rổ bằng đồng hất trời lên cao, Tá Lạch, Tá Lèn chia năm tháng vẫn chưa thành: Dạ Dịt, Dạ Dềm xuống chia năm tháng mới được.
Khi ấy ông Thenh Rẻ có rổ đồng Ông Thenh Rông có rổ sắt
Hắt lên mường trên trời cao xanh xa vắng Lẳng lên mường trên cao xa vời
Khi ấy bà Dịt xuống chia đêm Bà Dềm xuống chia ngày
Một năm khi ấy bằng mười hai tháng Hai tháng chung sáu mươi ngày
Chia như vậy có lăm dày, năm đủ, tháng thiếu [31; 93].
Khi có năm, có tháng, con người và vạn vật bắt đầu sinh sống:
Chia như vậy đã nên tinh, nên mường người giàu, kẻ khó [31; 94].
Như vậy, người Mường đã có cách “luận” về vũ trụ rất sớm với những quan niệm khoa học, hợp lý. Đặc biệt trong cách chia năm, chia tháng (một năm là 12 tháng; 1 tháng là 30 ngày). Tuy nhiên sự hình thành trời đất ban đầu bao giờ cũng trải qua những quá trình vận động, thậm chí thụt lùi. Đây là cách người Mường lý giải cho những biến cố của trời đất trong quá trình vận động, hình thành và ổn định khi đưa ra những luận cứ minh chứng cho điều đó rất hợp lí bằng việc: phải năm trời tháng hạn, nắng khô, nắng cạn làm chết nhiều loài vật, cạn đến nỗi bể, phá chỉ còn bằng miệng bát, miễng đĩa.
Hết chuyện ấy nói đi, đến chuyện này nói lại Phải năm trời làm đại hạn, cạn lắm, cạn nồng Chết hết rừng cây pèl, cây pét
Cây pét, cây pel chết trơ dưới rộc Chết trơ gốc cây cau lùn
Cạn hết cây chu đồng ngang sông bến Niệl Chết cả cá liền cua, cả cua liền cáy
Cháy lông lưng hổ, đổ vẩy tê tê
Nẻ mai ba ba, rụng sừng hươu, sừng nai trên núi ...
Bế phá cạn chỉ còn bằng miệng đĩa, miệng bát [31; 97].
Con người đã tìm mọi cách, đến nỗi làm cả những điều quái gở để trời mưa. Khi trời mưa xuống lại làm cho nước lụt quá đỗi.
Mặt ma trời muốn làm nước lụt Muốn lụt từ mường dưới đất lụt lên Từ mường trên trời trên lơi lụt xuống
Lụt từ giọt gianh nhà Keo Renh lụt ra [31; 98].
Những hiện tượng tự nhiên: hạn hán, lũ lụt xuất hiện đã mang lại rất nhiều khó khăn cho cuộc sống con người. Trước “biến cố” đó của trời đất, ông Vua Dịt Dàng cho người họ Chùa Ngao lên núi hang Hao bắn mặt trăng, mặt trời. Khi ấy chín mặt trời đã bắn rụng tám còn một để lại lấy ánh sáng; chín mặt trăng rụng tám để một làm trăng, rồi trời mới tạnh mưa, nước mới cạn xuống. Ngày trời quang mây tạnh, Dạ Nhần mới đi gieo hạt và làm cho muôn loài thực vật sinh sôi, nảy nở. Từ đây, thế giới vạn vật được hình thành, được vận động và phát triển như một lẽ tất yếu của tự nhiên.
Như vậy, quan niệm về thế giới của người Mường về cơ bản là một hệ thống lý luận hoàn chỉnh với những lỹ lẽ thuyết phục, vừa mang yếu tố tâm linh vừa mang yếu tố biện chứng. Đặc biệt trong cách lý giải về việc phân
chia vũ trụ thành “ba tầng, bốn thế giới”, và trong việc khởi nguyên của vạn vật sinh ra qua quá trình vận động phức tạp của trời đất.
Con người trong mối quan hệ với tự nhiên
Sự ra đời của Triết học Mác đa tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học, đã chinh phục được trái tim và khối óc của nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới. Sự phát triển lịch sử văn minh nhân loại đã chứng tỏ rằng chỉ có triết học Mác-Lênin với quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy mới giúp chúng ta nhận thức một cách khoa học và cách mạng về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Quan điểm của triết học Mác -Lênin về mối quan hệ ấy được thể hiện sâu sắc qua quan niệm về con người, về tự nhiên, về sự tác động biện chứng giữa con người và tự nhiên, đồng thời khằng định được vị trí của con người trong mối quan hệ với tự nhiên.
Mác khẳng định: Giới tự nhiên là “thân thể vô cơ” của con người. Đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền khăng khít với tự nhiên vì con người là bộ phận của tự nhiên, là giai đoạn cao nhất trong quá trình phát triển của giới tự nhiên, con người tuân theo các quy luật của tự nhiên và hòa vào tự nhiên. Con người hoàn toàn không thể thống trị tự nhiên như một người sống bên ngoài tự nhiên. Con người có khả năng cải tạo tự nhiên và đồng thời giữ vị trí chủ động trong mối quan hệ với tự nhiên.
Mác định nghĩa rằng: tự nhiên theo nghĩa rộng là tất cả những gì đang tồn tại khách quan - toàn thế giới với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của nó. Theo nghĩa này, khái niệm “tự nhiên” đồng nhất với khái niệm “thế giới vật chất”, “vũ trụ”, là toàn bộ hiện thực vật chất. Như vậy, tự nhiên là toàn bộ thực tại khách quan, là một hệ thống vật thể khăng khít với nhau, còn con người và xã hội loài người chỉ là một bộ phận đặc biệt của tự nhiên mà thôi. Giới tự nhiên là hiện thực đầu tiên của thế giới, tự nhiên có trước con người, con người được sinh ra từ tự nhiên.
Theo nghĩa hẹp, tự nhiên là tập hợp các điều kiện thiên nhiên vốn có sẵn, tồn tại ngoài tác động của con người, trước hết là môi trường địa lí và những điều kiện vật chất cần cho sự tồn tại của xã hội loài nguời do chính con người tạo ra. Tự nhiên là môi trường sống của con người và xã hội loài người. Cố nhiên, đó là vai trò không gì thay thế được và nó không bao giờ mất đi dù cho xã hội phát triển đến mức độ nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, con người sống và tồn tại thì nhất thiết phải cần có các yếu tố tự nhiên đó là nước, ánh sáng, không khí, thức ăn...
Trong tư duy của người Mường, việc thiết lập mối quan hệ với tự nhiên bằng việc tác động vào nó để tạo lập cuộc sống được thực hiện ngay khi con người xuất hiện và thông qua đó, con người dần làm chủ tự nhiên. Quá trình chinh phục, cải tạo tự nhiên đó đó luôn diễn ra rất khó khăn và phức tạp.
Trong phần Chia năm tháng, đẻ pèl, nước lụt nước cạn không chỉ là sự phản ánh nhận thức của con người về quá trình biển tiến, biển lùi trong lịch sử mà còn thể hiện việc con người cố kết với nhau để chống lại các hiện tượng tự nhiên như lũ lụt, hạn hán... để qua đó ổn định cuộc sống của mình.
Nổi bật hơn cả, trong phần Tìm chu, tìm lội, chặt cây chu đồng; Kéo
cây chu đồng làm nhà, đốt nhà Dịt Dàng, con muông xuất hiện và phần
Tìm muông, góp gươm giáo săn muông đều phản ánh rõ nét quá trình con
người tác động vào tự nhiên, đấu tranh với tự nhiên để chinh phục tự nhiên, tạo dựng ra cuộc sống của mình.
Ngoài việc khai thác đồng, người Mường cũng đã quan niệm quá trình đấu tranh với các muông thú để khẳng định vị trí tối thượng của mình trong tự nhiên. Quá trình đấu tranh sinh tồn đó diễn ra đấy những khó khăn, thử thách.
Sau khi bị Đạo Cun Tre Vè Tróng đốt nhà, vua Dịt Dàng cho quân đuổi giết Đạo Cun Tre Vè Tróng, đoàn quân của vua Dịt Dàng đuổi đến một
khúc sông thấy nổi lên một con vật kỳ lạ, đó là con muông Tìl Wìl, Tợng Wợng. Nó vào mường Cun Khương, Cun Vống, mới đầu nó chỉ ăn chão chuộc, ăn nòng nọc. Về sau con muông càng tinh quái ăn lợn, ăn gà rồi ăn trâu, ăn bò, rồi đến một ngày nó bắt cả người.
Khi ấy con muông Tìl Wìl, Tợng Wợng Nó ở trong đất Cun Khương
Nó ở trong mường Cun Khương Cun Vống
Ở sau lưng nhà Cun Ai, ở trong đồi Lai Li Lở Láng Nó ăn nòng nọc ở đồng ruộng
Lớn lên nó ăn lợn, ăn gà
Ở đâu nó ăn trâu, ăn bò, rồi ăn thẳng vào con nhà người ...
Khi ấy ăn hết người mường Cun Khương đi đánh bẫy Ăn hết người mường Cun Vống đi đánh bẫy nẩy Ăn hết bảy mươi con đi chợ đi buôn [31; 282].
Hình tượng con muông Tìl Wìl, Tợng Wợng được người Mường hình tượng hóa như một loại quái vật. Nó đại diện cho những con thú dữ mà trong những ngày đầu sơ khai của thế giới vạn vật con người đã phải đấu tranh để giành lấy sự sinh tồn từ những thú dữ đó. Và việc con người cùng nhau đấu tranh chống lại muông thú ấy phản ánh rõ quá trình chinh phục tự nhiên của con người.
Thấy quần quyền Ông vua Dịt Dàng mang chó đen ấy chạy theo muông nên ăng ắc
Chó đen ấy vào săn muông nhao nhao Chó ngao vào ăn muông ấy nên ố ố
Con muông Tìl Wìl Tợng Wợng nó chạy ngược dốc Quân quyền Ông vua Dịt Dàng chạy cản theo ngược dốc Con muông Tìl Wìl Tợng Wợng nó chạy ngược đồi
Quân quyền Ông vua Dịt Dàng bắn theo ngược đồi
Quân quyền Ông vua Dịt Dàng bắn theo con muông Tìl Wìl Tợng Wợng