Quan niệm về con người trong triết học trước Mác

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.Quan niệm về con người trong triết học trước Mác

Ngay từ xa xưa, con người đã nhận ra rằng, nghiên cứu con người, tìm hiểu về con người là một nội dung quan trọng mà tư duy con ngưòi cần làm rõ. Từ thời cổ đại, Xôcrat đã viết: “con người hãy nhận thức chính mình”.

Những vấn đề muôn thủa như: Thế giới mà con người đang sống là gì? Con người do đâu mà có? Bản chất của con người là gì? Con người có giáo dục được không, có nhận thức được thế giới không? Con người có vai trò gì với thế giới xung quanh? Có hay không có cuộc sống khi con người đã chết?... đã được các trường phái tư tuởng, triết học nghiên cứu, trả lời.

2.1.1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông

Từ thời kỳ cổ đại, các trường phái triết học đều tìm cách lý giải vấn đề bản chất con người, quan hệ giữa con người đối với thế giới xung quanh. Các trường phái triết học - tôn giáo phương Đông như Phật giáo, Hồi giáo nhận thức bản chất con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí hoặc nhị nguyên luận. Trong triết học Phật giáo, con người là sự kết hợp giữa danh và sắc (vật chất và tinh thần). Đời sống con người trên trần thế chỉ là ảo giác, hư vô. Vì vậy, cuộc đời con người khi còn sống chỉ là sống gửi, là tạm bợ. Cuộc sống vĩnh cửu là phải hướng tới cõi Niết bàn, nơi tinh thần con người được giải thoát để trở thành bất diệt.

Trong triết học phương Đông, với sự chi phối bởi thế giới quan duy tâm hoặc duy vật chất phác, biểu hiện trong tư tưởng Nho giáo, Lão giáo,

quan niệm về bản chất con người cũng thể hiện một cách phong phú và thường gắn với “thiên mệnh”.

Có thể nói rằng, với nhiều hệ thống triết học khác nhau, triết học phương Đông biểu hiện tính da dạng và phong phú, thiên về vấn đề con người trong mối quan hệ chính trị, đạo đức. Nhìn chung, con người trong triết học phương Đông biểu hiện yếu tố duy tâm, có pha trộn tính chất duy vật chất phác ngây thơ trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội.

2.1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác

Triết học phương Tây trước Mác biểu hiện nhiều quan niệm khác nhau về con người:

Các trường phái triết học tôn giáo phương Tây, đặc biệt là Kitô giáo, nhận thức vấn đề con người trên cơ sở thế giới quan duy tâm, thần bí. Theo Kitô giáo, cuộc sống con người do đấng tối cao an bài, sắp đặt. Con người về bản chất là kẻ có tội. Con người gồm hai phần: thể xác và linh hồn. Thể xác sẽ mất đi nhưng linh hồn thì tồn tại vĩnh cửu. Linh hồn là giá trị cao nhất trong con người. Vì vậy, phải thường xuyên chăm sóc phần linh hồn để hướng đến Thiên đường vĩnh cửu.

Trong triết học cổ điển Đức, những nhà triết học nổi tiếng như Cantơ, Hêghen đã phát triển quan niệm về con người theo khuynh hướng chủ nghĩa duy tâm. Hêghen, với cách nhìn của một nhà duy tâm khách quan, thông qua sự vận động của “ý niệm tuyệt đối”, đã cho rằng, con người là hiện thân của “ý niệm tuyệt đối”.

Có thể khái quát rằng, các quan niệm về con người trong triết học trước Mác, dù là đứng trên nền tảng thế giới quan duy tâm, nhị nguyên luận hoặc duy vật siêu hình, đều không phản ánh đúng bản chất con người. Nhìn chung, các quan niệm trên đều xem xét con người một cách trừu tượng, tuyệt đối hoá mặt tinh thần hoặc thể xác con người, tuyệt đối hoá mặt tự nhiên - sinh học mà không thấy mặt xã hội trong đời sống con người. Tuy vậy, một

số trường phái triết học vẫn đạt được một số thành tựu trong việc phân tích, quan sát con người, đề cao lý tính, xác lập các giá trị về nhân bản học để hướng con người tới tự do. Đó là những tiền đề có ý nghĩa cho việc hình thành tư tưởng về con người của triết học mácxít.

Một phần của tài liệu vấn đề con người trong mo mường ở tỉnh hòa bình (Trang 39 - 41)