Trong đó, công tác “Kiểm tra nội bộ trường học” là chức năng cơ bản của quản lý giáo dục, đó là hoạt động nghiệp vụ mà người quản lý ở bất cứ cấp nào, cương vị nào cũng phải thực hiện để
Trang 1A TÊN ĐỀ TÀI:
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ TRƯỜNG HỌC”
B NỘI DUNG:
PHẦN I MỞ ĐẦU
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Đây là bậc học hết sức quan trọng nhằm hình thành những kỹ năng, tình cảm của nhân cách con người và là tương lai của đất nước Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục các cháu đạt hiệu quả để nhà trường phát triển và tồn tại, trước hết người cán bộ quản lý phải phát huy chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong các hoạt động của nhà trường Trong đó, công tác “Kiểm tra nội bộ trường học” là chức năng cơ bản của quản lý giáo dục, đó là hoạt động nghiệp vụ
mà người quản lý ở bất cứ cấp nào, cương vị nào cũng phải thực hiện để xác định được mục tiêu, kế hoạch đề ra thực hiện đến đâu và thực hiện như thế nào Từ đó tìm ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh tư vấn thúc đẩy Kiểm tra bội bộ trường học là công cục sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý nhà trường Hiệu trưởng kiểm tra các hoạt động trong nhà trường cũng chính là kiểm tra công tác của mình
Nếu kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng, khách quan trên tinh thần xây dựng,
sẽ giúp cho người hiệu trưởng xác định được đúng hướng, hình thành quy chế, điều chỉnh phù hợp với từng đối tượng quản lý Mặc khác, sẽ tác động lớn đến ý thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên trong nhà trường, nhằm động viên, khích lệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Trong thực tế, kiểm tra nội bộ truờng học là hoạt động khoa học, tính chất công tác nầy đa dạng, phức tạp, không phải thực hiện thường xuyên hoặc ai cũng có thể thực hiện mà đòi hỏi phải có chuyên môn, có kế hoạch và thời gian, phải kiên quyết và quyết đoán
Trang 2Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Kiểm tra nội bộ trường học” làm đề tài nghiên cứu
II NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác kiểm tra nội bộ trường học mà bản thân được tập huấn Tìm hiểu thực trạng trong quá trình kiểm tra, nắm bắt năng lực của từng giáo viên, từng nhân viên trong nhà trường Từ đó tìm những giải pháp tối ưu nhất để nâng cao năng lực kiểm tra nội bộ trong nhà trường
III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH.
1 Nghiên cứu qua lý thuyết được tập huấn công tác thanh tra, tham khảo tài liệu, nghiên cứu sách, báo
2 Thống kê số liệu thu thập được từ thực tế trong nghiệp vụ kiểm tra
3 Phương pháp thực tiễn:
- Quan sát, trò chuyện, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến
- Điều tra thực tế, phân tích, đánh giá, tổng hợp
- Tổng kết, rút kinh nghiệm
IV CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ĐỀ TÀI:
1 Cơ sở: Qua thực hiện công tác kiểm tra nội bộ tại trường MN Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định
2 Thời gian: Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 04 năm 2011
PHẦN II NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM TRA NỘI BỘ NHÀ TRƯỜNG
1 Cơ sở lý luận:
Kiểm tra là quá trình xem xét, nhằm so sánh với mục tiêu, trình độ đạt chuẩn
và trên chuẩn trên thực tế của đối tượng nhằm thu nhận những thông tin phản hồi trong quản lý giáo dục, giúp người quản lý điều chỉnh có hiệu quả
Trang 32 Khái niệm “Kiểm tra nội bộ trường học”:
Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động của người hiệu trưởng nhằm theo dõi, xem xét, phát hiện sự việc, diễn biến và kết quả hoạt động trong phạm vi nội bộ nhà trường Đồng thời đánh giá những kết quả có phù hợp với nội dung kế hoạch, nội quy, quy chế đã đề ra Trên cơ sở đó kịp thời động viên những mặt tốt, điều chỉnh, tư vấn những mặc chưa đạt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
3 Mục đích của kiểm tra nội bộ:
Kiểm tra là nhằm để xác định thực tế, phát huy những nhân tố tích cực, đề phòng, ngăn chặn những tiêu cực có thể xảy ra, đồng thời giúp cho hiệu truởng điều chỉnh quản lý đúng mục đích
4 Nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ:
Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên, đột xuất, định kỳ theo kế hoạch, kiểm tra toàn diện, chuyên đề, thu chi tài chính, cơ sở vật chất, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm Kiểm tra nền nếp học tập, vui chơi của trẻ
Phối hợp cùng các tổ chức, đoàn thể, công đoàn nhà trường, các bộ phận chuyên môn tiến hành kiểm tra nội bộ nhà trường Đối với hiệu trưởng, kiểm tra công tác quản lý của các tổ trưởng chuyên môn, công khai dân chủ, kịp thời giải quyết những bất cập trong nhà trường, khi kiểm tra phải có biên bản kết luận, lưu trữ hồ sơ để so sánh, đối chiếu mức tiến bộ đã được tư vấn thúc đẩy sau khi kiểm tra
5 Chức năng kiểm tra và thực hiện:
Đây là chức năng đầu tiên của công tác kiểm tra nhằm xác định hiệu quả chất lượng giáo dục Qua đó phát hiện được những tích cực của mỗi cá nhân, những tiêu cực của từng đối tượng để hiệu trưởng có định hướng trong quá trình chỉ đạo
6 Chức năng động viên tư vấn:
Trang 4Kiểm tra thường xuyên để nắm bắt những tâm tư tình cảm, mức độ cần đạt của cô và cháu, qua đó định hướng cho đối tượng phát huy tài năng của mình
Chức năng đánh giá trong công tác kiểm tra nhằm xác định hiệu quả của lao động sư phạm, việc thực hiện kế hoạch, điều chỉnh yếu tố chủ quan, khách quan, giúp hiệu trưởng điều chỉnh kế hoạch, quyết định, đảm bảo quá trình quản lý liên tục và có hiệu quả
7 Chức năng thu thập thông tin:
Đây là chức năng trọng tâm của công tác kiểm tra, chỉ có kiểm tra mới có thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời với các tổ chức, cá nhân, điều chỉnh và có kế hoạch phương pháp quản lý mới
8 Nguyên tắc kiểm tra nội bộ:
Phải dựa trên cơ sở đảm bảo tính pháp chế, đây là nguyên tắc đảm bảo sức mạnh của pháp luật và quyền hành của Nhà nước, quyết định kiểm tra của hiệu trưởng phải được mọi thành viên trong nhà trường chấp hành tuyệt đối
9 Nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch:
Là cơ sở khoa học của kế hoạch đảm bảo sự ổn định của hội đồng sư phạm, kiểm tra có kế hoạch là đưa công việc kiểm tra vào nội dung hoạt động một cách hợp lý, được sự thống nhất của tập thể, không xáo trộn, mang tính thường xuyên của từng đợt, từng nội dung kiểm tra
10 Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan:
Là nguyên tắc mang tính chất trung thực, không thiên vị, không thành kiến cá nhân, phải công bằng dân chủ và phải lắng nghe ý kiến phản hồi, trao đổi, đối thoại của người được kiểm tra
11 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả:
Nghĩa là phải đảm bảo kết quả lao động và lợi ích kinh tế, không gây tốn kém, kiểm tra để giải quyết thỏa đáng các mâu thuẩn trong nội bộ, tư vấn thúc đẩy mặt tốt, hạn chế các trường hợp tiêu cực trong nhà trường
Trang 512 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục:
Cơ sở của nguyên tắc nầy là lòng nhân ái, giúp đỡ người được kiểm tra, động viên khuyến khích cố gắng vươn lên tạo cho quá trình kiểm tra thành tự kiểm tra
Các nguyên tắc trên có mối quan hệ với nhau, bổ sung cho nhau Tùy vào thực tế, đối tượng và tình huống kiểm tra nhằm đạt được kết quả tối ưu
II ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG KIỂM TRA NHÀ TRƯỜNG.
1 Đối tượng:
Đối tượng kiểm tra nội bộ trường học là tất cả các thành viên cơ cấu thành hội đồng sư phạm nhà trường, sự tương tác với nhau tạo ra phương thức hoạt động
và thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, bao gồm: giáo viên, nhân viên, học sinh, cơ sở vật chất, trang thiết bị
2 Nội dung kiểm tra nội bộ nhà trường:
+ Kiểm tra thực hiện quy chế, chất lượng giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng, thực hiện chuyên đề, thực hiện các quy định về chuyên môn của giáo viên
+ Kiểm tra vệ sinh an toàn chế biến thực phẩm, thực hiện các quy định, chế
độ khẩu phần ăn của trẻ đối với bộ phận cấp dưỡng
+ Kiểm tra thực hiện sinh hoạt, quản lý của các tổ chuyên môn
+ Kiểm tra thu chi tài chính đối với kế toán, thủ quỹ
+ Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật trong nhà trường
+ Kiểm tra đồ dùng đồ chơi tự làm của giáo viên
+ Kiểm tra nề nếp học tập, vui chơi, hoạt động của học sinh
+ Kiểm tra chất lượng trẻ 5 tuổi
+ Kiển tra thực hiện các phong trào thi đua do ngành phát động
+ Kiểm tra thu vận động đóng góp của từng lớp đối với phụ huynh để trang bị
cơ sở vật chất
Trang 6+ Phương pháp quan sát: Khi kiểm tra, người quản lý phải tai nghe, mắt thấy các hoạt động của người được kiểm tra diễn biến trên thực tế
+ Phương pháp tác động đến người được kiểm tra có thể đối thoại trực tiếp với giáo viên, thành viên để làm rõ vấn đề cần kiểm tra
4 Phương pháp xử lý văn bản số liệu tổng hợp:
Người cán bộ quản lý phải tìm hiểu các văn bản, hồ sơ sổ sách của đối tượng kiểm tra hoặc những sản phẩm của học sinh để so sánh, đối chiểu nắm chắt hơn những vấn đề cần kiểm tra
5 Hình thức kiểm tra nội bộ:
+ Kiểm tra trực tiếp, kiểm tra gián tiếp
+ Kiểm tra có báo trước, kiểm tra đột xuất
+ Kiểm tra toàn diện, kiểm tra chuyên đề
+ Kiểm tra các bộ phận, kiểm tra kết quả trước khi giáo chỉ tiêu
6 Quá trình kiểm tra:
+ Lập kế hoạch kiểm tra đề ra mục đích, yêu cầu và nội dung kiểm tra
+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra
+ Thông báo cho đối tượng được kiểm tra biết và chuẩn bị
+ Chuẩn bị các tài liệu, sổ dự giờ, sổ ghi chép
7 Tiến trình kiểm tra:
Căn cứ vào yêu cầu, kế hoạch đã đề ra trong tháng, trong học kỳ và năm học
để kiểm tra, kết thúc kiểm tra phải hội ý, thống nhất, nhận xét, xếp loại của các thành viên trong đoàn có cơ sở nhận xét giáo viên, nhân viên, qua đó ghi vào biên bản đề người được kiểm tra xem và tham gia nhất trí trước khi ký biên bản
PHẦN III KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
I NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG.
1 Thực trạng về phía địa phương và nhận thức của phụ huynh:
Trang 7Tam Quan Nam là một xã nông thôn, đời sống nhân dân phần lớn sống về nông nghiệp là chính, nguồn thu nhập thấp, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn Số lượng hộ chính sách, hộ nghèo và cận nghèo rất cao so với các xã lân cận, trình độ dân trí còn những mặt hạn chế Chính vì thế mà không ít khó khăn cho giáo viên khi đặt vấn đề vận động nguồn kinh phí để đầu tư trang bị cho chăm sóc, giáo dục trẻ Có nhiều phụ huynh quan điểm đưa trẻ đến trường mầm non là để biết hát, biết múa là chính Nhu cầu lúc nào cũng muốn giáo viên dạy chữ viết cho trẻ, còn lại các hoạt động học, hoạt động vui chơi, giáo dục vệ sinh,…vv không đặt thành vấn đề quan tâm Từ những nguyên nhân khách quan ấy, không ít dẫn đến chủ quan của một số ít giáo viên thực hiện quy chế thiếu nghiêm túc, thiếu sự chuẩn bị đồ dùng minh họa cho tiết dạy, ít đầu tư vào nội dung, phương pháp, việc thực hiện các quy định về chuyên môn, các hoạt động trong ngày ít đảm bảo Nên kết quả mong đợi ở trẻ chất lượng đạt chưa cao so với mặt bằng chuyên môn trong toàn trường
2 Thực trạng về phía nhà trường:
Trường Mầm non Tam Quan Nam là trường đạt chuẩn Quốc gia đầu tiên của huyện Hoài Nhơn và cũng là đầu tiên của tỉnh Bình Định Đồng thời là trường có kinh nghiệm chỉ đạo thực tập tốt nghiệp của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bình Định
Trường có 6 điểm trường trên địa bàn xã, có 6 điểm lẻ và 1 khu trung tâm thực hiện bán trú Hàng năm thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học được thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động xã hội hóa giáo dục, đặc biệt là vận động nguồn kinh phí của các tổ chức xã hội để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học
Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết nội bộ, có trình độ chuyên môn nhất định
Căn cứ từ thực tế đó, năm học 2010 – 2011 đã biên chế 13 lớp mẫu giáo và
01 nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi Tổng số học sinh toàn trường có 520 cháu, trong đó
Trang 8người, trong đó 16 giáo viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý 02 người, nhân viên
06 người Số giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng 05 người, trung cấp 11 người
3 Thực trạng kiểm tra nội bộ:
Kế hoạch kiểm tra nội bộ trong những năm trước hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra hàng tuần, học kỳ và năm học Tuy nhiên vẫn còn mang tính khái quát chung, chưa có điều kiện để khai thác hết nội dung cần kiểm tra, lực lượng kiểm tra chủ yếu là ban giám hiệu vì vậy chất lượng kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao, phần lớn là kiểm tra thời gian hoạt động của giáo viên, hồ sơ sổ sách Phương pháp kiểm tra có lúc còn nặng về thành tích hoặc biện pháp xử lý những cá nhân vi phạm quy chế còn chung chung Riêng các nội dung thu, chi tài chính, chế độ nuôi dưỡng, thực phẩm nhập vào, kinh phí vận động đóng góp xây dựng cơ sở vật chất từng lớp
có kiểm tra nhưng chưa sâu, sát, cụ thể
Qua tìm hiểu thực tế, rút kinh nghiệm những tồn tại của những trường có mô hình bán trú trên địa bàn huyện, bản thân được tiếp thu tập huấn công tác kiểm tra
II NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP.
1 Biện pháp 1: Xây dựng quy chế hoạt động, quy chế chuyên môn.
Trước khi chuẩn bị cho năm học mới, bản thân đã nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của nhà trường phù hợp với thực tế của địa phương, của nhà trường trên cơ sở quy định của Điều lệ trường mầm non
Phối hợp chỉ đạo cho hiệu phó xây dựng quy chế chuyên môn dựa trên cơ sở chương trình GD mầm non mới, các quy định về chuyên môn, bồi dưỡng chuyên đề…
Tổ chức cho từng thành viên quán triệt, thảo luận quy chế trước khi thực hiện
Xây dựng các kế hoạch kiểm tra nội bộ cụ thể hàng tuần, hàng tháng, từng học kỳ và cả năm học cho từng nội dung kiểm tra, mốc thời gian kiểm tra đưa vào phương hướng nhiệm vụ năm học để tập thể bàn bạc, thống nhất thông qua hội nghị đầu năm và biến thành nghị quyết để thực hiện
Trang 92 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra hàng tháng, hàng tuần, hàng ngày được xây dựng cụ thể với các nội dung, chi tiết, đối tượng và thời gian
Chương trình công tác của hiệu trưởng về kiểm tra nội bộ trường học được công khai trong cuộc họp hội đồng cuối tháng và thể hiện tại văn phòng về nội dung, thời gian, đối tượng và yêu cầu của kiểm tra
Tuần
Ghi chú
08
Kiểm tra tổng
hợp điều tra trẻ
trong địa bàn
Kiểm tra CSVC toàn trường, chuẩn
bị cho năm học mới
Kiểm tra công tác chiêu sinh, thu nhận trẻ
Kiểm tra công tác chuẩn bị khai giảng
09
- Kiểm tra nề
nếp đầu năm
- Kiểm tra thực
phẩm nhập vào
của các cơ sở
hợp đồng
- Kiểm tra số lượng trẻ từng lớp
- Kiểm tra chế biến thực phẩm của cấp dưỡng
- Kiểm tra xây dựng kế
hoạch năm của hiệu phó,
tổ chuyên môn
- Kiểm tra hồ sơ
tổ, giáo viên
- Kiểm tra thu, chi
- Kiểm tra các khoản thu đầu năm đối với phụ huynh ở các lớp
10
- Kiểm tra chấm
biểu đồ, khám
sức khỏe định kỳ
- Kiểm tra GV
thực hiện q.chế
- Kiểm tra chăm sóc ăn, ngủ của các cháu đối với giáo viên
- KT chuyên đề
- KT
VSATTP thực hiện các quy định của cấp dưỡng
- KT toàn diện giáo viên
- Kiểm tra thu, chi tài chính đối với kế toán, thủ quỹ
- KT đồ dùng,
đồ chơi tự làm của giáo viên
11 - KT toàn diện
giáo viên
- Kiểm tra đột xuất giáo viên
- Kiểm tra chuyên đề
- KT cấp dưỡng thực hiện các
Trang 10Ghi chú
nhập vào của các
cơ sở hợp đồng
viên thực hiện quy chế
- KT sinh hoạt
tổ chuyên môn
đơn
- KT thu chi cuối tháng của
kế toán, thủ quỹ
12
Kiểm tra VSMT
bếp đối với cấp
dưỡng
Kiểm tra việc thực hiện chương trình các lớp
- KT toàn diện giáo viên
- KT công tác xét thi đua các tổ
- Kiểm tra chuyên đề
- KT giáo viên bán trú chăm sóc ăn, ngủ đối với trẻ
- KT thu học phí đối với các điểm lẻ
- KT thu, chi cuối tháng đối với kế toán, thủ quỹ
01
- Kiểm tra toàn
diện giáo viên
- KT thực phẩm
nhập vào của các
cơ sở hợp đồng
- Kiểm tra đột xuất giáo viên
- Kiểm tra chuyên đề
- KT thu, chi đóng góp XD các lớp
- Kiểm tra thu, chi cuối tháng của kế toán, thủ quỹ
02
- KT hồ sơ lớp,
hồ sơ của giáo
viên
- KT có báo trước một số GV
- KT chuyên đề
- KT giáo án giáo viên
- Kiểm tra thu, chi cuối tháng của kế toán, thủ quỹ
03 - KT chất lượng
trẻ 5 tuổi
- KT toàn diện GV - KT đột xuất
bộ phận cấp dưỡng
- KT hồ sơ của
tổ chuyên môn
- Kiểm tra thu, chi cuối tháng của kế toán, thủ