Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 97)

6. Kết cấu luận văn

3.3.1.3.Tăng cường phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

Biện pháp phòng ngừa (đối với nợ nhóm 2)

Khi hoạt động kinh doanh của khách hàng xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo có nguy cơ phát sinh rủi ro do bất cứ một nguyên nhân nào. Để phòng ngừa rủi ro có thể

xảy ra, trước hết ngân hàng phải thực hiện các biện pháp kiểm tra giám sát bắt buộc. Về nguyên tắc, tất cả các khoản vay có dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát bị xếp xuống hạng đều phải được đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt. Trong tất cả các trường hợp, nếu khoản vay bị xuống hạng ngân hàng phải xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa.

- Quản lý giám sát khoản vay

Thực hiện ngay việc giám sát và thu thập các báo cáo tài chính mới nhất của

khách hàng, cũng như các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết có liên quan khác của khách hàng để có thể giám sát khoản vay một cách chặt chẽ tình hình người vay có dấu hiệu tiến triển tốt hơn không.

Nếu thấy xu thế bất lợi của khách hàng, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo tài chính thường xuyên hơn và phải kiểm tra chi tiết các báo cáo đó để giám sát chặt chẽ tình hình; ngay cả khi dấu hiệu bất lợi chưa rõ ràng thì vẫn phải nghiên cứ và phân tích.

Khi xác định rõ xu thế bất lợi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, ngân hàng cần phải khẩn trương xác định tính nghiêm ngặt của nó, phải xem xét đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn này là tạm thời hay do tài chính yếu kém; do thị trường hay do sự yếu kém của công tác quản lý…

- Tiến hành tái thẩm định với các dự án đã cho vay

Tái thẩm định hay đánh giá sau đầu tư là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa rủi ro sớm. Mục đích của tái thẩm định là tính toán lại trên cơ sở kết quả triển khai đầu tư, vận hành và khai thác dự án, nhằm mục đích so sánh, đánh giá với các chỉ tiêu dự kiến ban đầu khi lập dự án. Qua đó nắm được tình hình thực tế của doanh nghiệp, chủ động phát hiện và đưa ra các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm rủi ro. Các chỉ tiêu cơ bản cần phải tái thẩm định: Tổng vốn đầu tư; Máy móc thiết bị; Công suất hòa vốn;Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi lỗ); các chỉ tiêu sinh lời của dự án (NPV, IRR); Các chỉ tiêu về khả năng trả nợ: Nguồn trả nợ hàng năm, Thời gian hoàn trả vốn vay.

Sau khi tái thẩm định, cần phải đưa ra nhận xét về dự án:

Stt Chỉ tiêu Đánh giá diễn biến Nhận định xu

hướng 1 Tình hình tài chính

Số liệu thống kê tình hình tài chính - Ổn định/không ổn định. - Thuận lợi/khó khăn. - Ổn định - Tăng trưởng - Giảm sút 2 Hoạt động SXKD

Số liệu thống kê tình hình hoạt động SXKD - Ổn định/không ổn định. - Thuận lợi/ khó khăn - Ổn định - Tăng trưởng - Giảm sút

(Nguồn: Báo cáo thường niên - Ngân hàng Nhà nước)

Kết quả tái thẩm định nếu có yếu tố bất lợi đến dự án thì tiến hành xử lý tín dụng. Xử lý tín dụng bắt đầu từ việc phát hiện rủi ro có thể xảy ra, đang xảy ra, đã xảy ra, tiềm ẩn trong tương lai có thể sẽ xảy ra thông qua hệ thống phân loại các loại rủi ro từ khách hàng, từ dự án và từ Ngân hàng.

- Rà soát và xem xét lại tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng

Trong trường hợp khoản vay bị đánh giá xuống hạng, ngân hàng phải rà soát và đánh giá lại ngay TSĐB của khách hàng; việc đánh giá TSĐB của khách hàng phải đảm bảo thực tế và thận trọng. Ngân hàng cần xem xét, đánh giá: liệu tài sản này trong điều kiện kinh doanh không bình thường thì như thế nào?

- Hoàn thiện hồ sơ pháp lý

Ngân hàng cần rà soát lại ngay hồ sơ khoản vay, trong trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ cần phải bổ sung một cách đẩy đủ nhất.

Biện pháp khắc phục (đối với nợ nhóm 3, nhóm 4)

- Người vay tự xử lý: Từ những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của

người vay và đối tác của người vay dẫn đến rủi của người vay, dẫn đến rủi ro tín dụng. Tự người vay đưa ra các biện pháp, giải pháp khắc phục đối với chính mình và đối với các đối tác. Các giải pháp, biện pháp đó có thể cùng phối hợp với ngân hàng và được ngân hàng chấp thuận hỗ trợ (hỗ trợ tiếp về tín dụng, gia hạn nợ gốc, lãi,...hoặc cần phải bổ sung sửa đổi hợp đồng, các cam kết, nghĩa vụ,…) trong tiến trình thực hiện. Trường hợp cần phải có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý hoặc can thiệp bằng pháp luật (cơ chế, chính sách, thuế,…vi phạm hợp đồng, vi phạm kinh doanh,…) thì

người vay phải làm đúng các tài liệu pháp lý theo quy định để thực hiện việc xử lý. Người vay cần chủ động:

- Giải trình lý do phát sinh nợ quá hạn, lãi treo, chậm thanh toán nợ so với kế hoạch trả nợ đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

- Người vay chủ động đưa ra và đề xuất biện pháp xử lý. + Xử lý về chủ trương đầu tư.

+ Xử lý về các vấn đề trong đầu tư, xây dựng, hoàn tất, thanh quyết toán vốn đầu tư.

+ Xử lý về tổ chức quản lý sản xuất, tiêu thụ. + Xử lý các vấn đề về thuế, phải nộp khác.

+ Xử lý về công nợ, thanh toán với đối tác, với ngân hàng.

Trên cơ sở giải trình về nguyên nhân rủi ro, các biện pháp để giảm thiểu và xử lý rủi ro, người vay chủ động đề xuất kế hoạch và xử lý việc hoàn trả nợ vay với ngân hàng. Bổ sung thêm các cam kết, các điều kiện tín dụng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngân hàng xử lý: Trên cơ sở phân tích tín dụng, đánh giá khách hàng, dự án và hoạt

động ngân hàng, từ những rủi ro đã được nhận diện, xác định với người vay và từ những kiến nghị, đề nghị, đề xuất của người vay. Ngân hàng xem xét cụ thể để hỗ trợ người vay về vốn, gia hạn nợ, nới lỏng các điều kiện, cam kết hoạc tăng cường các điều kiện – cam kết; điều chỉnh bổ sung hợp đồng. Để làm được việc đó phải rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của khách hàng và phải có đầy đủ thủ tục pháp lý theo quy chế, quy trình, trình tự, quy định của ngân hàng. Ngân hàng chủ động:

- Rà soát lại các điều kiện pháp lý để đảm bảo hiệu lực của: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, hợp đồng giao dịch bảo đảm; bổ sung ngay những căn cứ pháp lý còn thiếu.

- Yêu cầu người vay thực hiện các biện pháp tự xử lý để đảm bảo thực hiện được kế hoạch hoàn trả nợ vay như đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng, gồm:

+ Xử lý về thanh toán, công nợ. + Xử lý về nguồn vốn.

+ Xử lý về thiết kế, dự toán, thanh quyết toán công trình hoàn thành.

Sau khi người vay đã tự xử lý rủi ro theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng xử lý về nợ quá hạn, lãi treo, nợ khó đòi, gồm:

+ Xem xét đánh giá lại giữa kế hoạch trả nợ đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng với thực tế trả nợ của người vay, khả năng trả nợ thực tế của người vay từ kết quả hoạt động của dự án.

+ Điều chỉnh, bổ sung các điều kiện tín dụng, điều kiện về bảo đảm nợ vay cho phù hợp với thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và trả nợ vốn vay của người vay.

+ Thực hiện các biện pháp xử lý tín dụng khác như: Cho vay cơ cấu lại nợ, cho vay bổ sung,…

Trường hợp đề xuất cuả người vay không hợp lý và không được ngân hàng chấp thuận, xử lý như sau:

- Trả lời bằng văn bản cho người vay biết.

- Xử lý các hình thức bảo đảm tiền vay theo trình tự pháp lý để tiến hành thu hồi nợ.

Để xử lý tín dụng đảm bảo hiệu quả, bên cạnh việc phối hợp với người vay để cùng xử lý theo quan hệ hợp đồng giữa người vay và ngân hàng (hợp đồng tín dụng) và theo chế độ hiện hành, ngân hàng còn có thể: Đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp hỗ trợ người vay để đảm bảo thực hiện được các cam kết vay trả đã thống nhất trong hợp đồng tín dụng.

+ Với cơ quan chủ quản người vay về cấp bổ sung vốn, hỗ trợ nguồn trả nợ, bổ sung bảo đảm tiền vay của bên thứ ba.

+ Với cơ quan chủ quản người vay về tổ chức quản trị điều hành dự án và doanh nghiệp.

+ Với các bên có liên quan về hỗ trợ người vay như: Điều chỉnh mức thuế suất phù hợp, hỗ trợ đầu tư, các hình thức hỗ trợ khác.

Phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý nợ vay theo đúng qui định của pháp luật. Khi đã rà soát và kết luận khoản vay không thể phục hồi được thì Ngân hàng cần phải quyết định chiến lược thu hồi nợ, nhằm đạt được các mục tiêu sau: Tận thu hồi vốn; Giảm thiểu chi phí phát sinh trong thu hồi nợ; Giảm thiểu sự phản ứng của khách hàng.

- Nhà nước xử lý: Những rủi ro do cơ chế chính sách, do chủ trương của nhà

nước thay đổi, do khó khăn nhà nước cần hỗ trợ, do thiên tai, địch họa…là bất khả kháng đối với người vay. Thì người vay cùng ngân hàng đề xuất, cùng hợp tác phố

hợp thực hiện theo các qui định của cơ quan quản lý nhà nước và theo pháp luật để khoanh nợ, xóa nợ; miễn giảm hoãn trả nợ; trợ giá, miễn giảm thuế; thực hiện các điều kiện ưu đãi.vv..thông qua các chủ trương biện pháp giải pháp, cơ chế chính sách và quy định của pháp luật đối với người vay và với ngân hàng.

Biện pháp xử lý (đối với nợ nhóm 5): Áp dụng các biện pháp mạnh: xử lý theo pháp luật. Khái quát hóa biện pháp phòng ngừa, khắc phục và xử lý RRTD theo hình sau:

Hình 3.2. Sơ đồ phòng ngừa, khắc phục và xử lý RRTD

Nhận diện các dấu hiệu cảnh báo

Thu thập thông tin

Xếp loại khoản vay

Phân tích tình hình qua các nhóm dấu

Khoản vay giữ nguyên hạng

Khoản vay bị xuống hạng Giám sát, quản lý khoản vay Biện pháp khắc phục

Biện pháp phòng ngừa Biện pháp xử lí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rà soát TSĐB Hoàn thiện hồ sơ pháp lý Bổ sung TSĐB Cơ cấu nợ Thu hồi nợ Xử lí bằng quỹ DPRR Bán nợ Khởi kiện Trả nợ thay Phát mại tài sản

PHÂN LOẠI KHOẢN VAY

Xuống nhóm 2

Xuống nhóm 5 Xuống nhóm 3,4

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 97)