6. Kết cấu luận văn
1.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả QTRRTD của Ngân hàng thương mại
Nếu như QTRRTD là thiết yếu trong sự phát triển của các NHTM, thì việc làm thế nào để xây dựng được một hệ thống QTRR hiệu quả đáp ứng được những mục tiêu đề ra và làm thế nào đánh giá được hiệu quả của hệ thống đó chính là mấu chốt trong hoạt động QTRRTD tại các NHTM [19].
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế hoạt động quản trị RRTD tại các NHTM thuộc các nước phát triển đã trải qua rủi ro, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đưa ra 17 nguyên tắc cho hoạt động QTRRTD ngân hàng. Đây có thể được xem như thước đo tốt nhất để đánh giá chất lượng hoạt động QTRRTD của các NHTM theo các thông lệ quốc tế [10].
Các nguyên tắc này bao gồm:
1. Xây dựng và thường xuyên đánh giá chiến lược QTRRTD;
2. Xây dựng chính sách và thủ tục để xác định, đo lường, quản lý và kiểm soát rủi ro; 3. Xác định và quản lý rủi ro ở tất cả các sản phẩm và hoạt động;
5. Xây dựng các hạn mức chung và cho các cấp; 6. Thủ tục phê duyệt tín dụng rõ ràng;
7. Việc mở rộng tín dụng phải nằm trong tầm kiểm soát; 8. Phải có cơ chế quản lý thường xuyên danh mục rủi ro; 9. Có hệ thống quản lý các khoản tín dụng cụ thể;
10. Xây dựng hệ thống xếp hạng rủi ro nội bộ; 11.Có hệ thống thông tin thích hợp và hiệu quả; 12. Có hệ thống quản lý chất lượng danh mục dư nợ; 13. Đánh giá được các xu hướng của nền kinh tế;
14. Có hệ thống đánh giá chất lượng quản trị RRTD một cách độc lập; 15. Duy trì mức độ rủi ro ở mức phù hợp tiêu chuẩn nội bộ;
16. Có hệ thống cảnh báo sớm và thực hiện các biện pháp trong tình trạng có thể xảy ra rủi ro tín dụng;
17. Phải có hệ thống kiểm soát có hiệu quả;
Như vậy, trong xây dựng mô hình quản trị RRTD, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như phân rạch ròi trách nhiệm giữa các bộ phận.
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản trị rủi ro tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả, để duy trì quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD.
Trong thực tế, các chỉ tiêu đánh giá này được cụ thể hóa chi tiết hơn thành các câu hỏi dùng để thảo luận với bộ máy QTRRTD, cũng như các văn bản liên quan đến tín dụng của mỗi ngân hàng.
Mặc dù số lượng, trọng tâm sử dụng các chỉ tiêu có thể khác nhau, tùy thuộc mục đích, mức độ phát triển của ngân hàng được đánh giá nhưng phương pháp đánh giá cơ bản dựa vào 4 trụ cột chính bao gồm 3 trụ cột liên quan đến các yếu tố chủ quan của ngân hàng (Xây dựng môi trường QTRRTD; thực hành quy trình cấp tín dụng lành mạnh, duy trì hoạt động theo dõi, đo lường rủi ro) và một trụ cột liên quan đến vai trò của cơ quan giám sát và/ hoặc cơ quan kiểm toán bên ngoài.
Kết luận Chương 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một cách khái quát về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng về cơ bản đó là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng chủ yếu là những nguyên nhân từ phía ngân hàng, nguyên nhân do khách hàng và nguyên nhân do môi trường.
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lường, kiểm soát, và tối thiểu hóa những tác động bất lợi của rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm hạn chế và giảm thấp nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của ngân hàng thương mại. Nội dung chính của quản trị rủi ro tín dụng gồm 4 bước: Nhận diện rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát rủi ro và Tài trợ rủi ro tín dụng. Các hoạt động này được thực hiện liên tiếp nhau, tạo thành một quá trình chặt chẽ, khâu trước định hướng cho khâu sau.
Cơ sở lý thuyết trên làm nền tảng cho tác giả để phân tích các chương tiếp theo. Theo đó trong khuôn khổ đề tài này, tác giả tiến hành phân tích thực trạng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Nha Trang theo 4 nội dung gồm: Nhận dạng rủi ro, Đo lường rủi ro, Kiểm soát và Tài trợ rủi ro tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG – CHI NHÁNH NHA TRANG