6. Kết cấu luận văn
2.3.3. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Trong những năm qua, hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại VPBank Nha Trang được thực hiện theo khuôn mẫu, khá sơ sài, theo kiểu phải làm theo quy trình tín dụng, còn định hướng cụ thể và chất lượng kiểm soát thì chưa được đảm bảo.
Mặc dù những kỹ thuật kiểm soát RRTD được thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của VPBank như: Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Chính sách định giá tài sản đảm bảo; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ…Tuy nhiên việc triển khai các hoạt động kiểm soát thực hiện tại Chi nhánh chưa mang lại hiệu quả.
- Kỹ thuật né tránh rủi ro thông qua chính sách khách hàng của VPBank. VPBank Nha Trang chủ động né tránh rủi ro tín dụng bằng chính sách: xếp hạng chọn lọc khách hàng vay vốn, cấp tín dụng riêng cho từng nhóm khách hàng. Căn cứ vào kết quả đo lường rủi ro cho từng khách hàng từ hệ thống định hạng tín dụng nội bộ, khách hàng sẽ được VPBank xếp thành 10 mức xếp hạng và phân thành 7 nhóm khách hàng để áp dụng chính sách cụ thể theo nhóm. Các khách hàng với các mức xếp hạng khác nhau sẽ được áp dụng chính sách cho vay và mức tài sản đảm bảo khác nhau.
- Kỹ thuật ngăn ngừa: Kỹ thuật này được VPBank triển khai áp dụng thông qua quy trình cấp tín dụng chặt chẽ qua nhiều công đoạn xử lý đảm bảo sự tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay.
- Kỹ thuật giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: Hiện nay kỹ thuật này chủ yếu được VPBank Nha Trang thực hiện thông qua hoạt động kiểm tra tài sản đảm bảo: Đánh giá vị trí và hình dạng TSĐB có phù hợp với quy định, quy chế nhận tài sản đảm bảo của VPBank hay không, khảo giá các tài sản xung quanh
Từ việc kiểm tra tài sản đảm bảo và phương án vay vốn, cán bộ tín dụng xác định mức cấp tín dụng phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.
VPBank sử dụng kỹ thuật này cơ bản dựa vào tài sản đảm bảo với cơ chế linh hoạt trong việc cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo và phương pháp định giá khoa học nhằm hạn chế thấp nhất sự trượt giá tài sản đảm bảo khả năng giảm thiểu tổn
thất khi xảy ra RRTD.Chính sách cho phép mở rộng đối tượng tài sản đảm bảo (được phép nhận cả những tài sản chưa hoàn thiện giấy tờ sở hữu) cho thấy quan điểm rất tiến bộ của VPBank. Tuy nhiên với hệ số điều chỉnh kèm theo đã thể hiện sự thận trọng của VPBank với “nguồn thu nợ thứ hai” này. Có thể nhận thấy sự linh hoạt trong quá trình điều chỉnh chính sách này là một kênh giám sát RRTD rất hữu hiệu.
- Đa dạng hoá rủi ro: là việc ngân hàng đa dạng hóa danh mục cho vay, thực hiện cho vay với nhiều loại sản phẩm, nhiều khách hàng, không tập trung cho vay quá nhiều vào một số ít ngành nghề, lĩnh vực, hình thức cấp vốn, một ít khách hàng hoặc nhóm khách hàng nhằm mục đích phân tán rủi ro.
Kỹ thuật này được VPBank triển khai thông qua định hướng công tác tín dụng trong từng thời kỳ nhằm xác định danh mục lĩnh vực, ngành nghề và sản phẩm tín dụng phù hợp với sự thay đổi môi trường kinh doanh.
Trong 2 năm trở lại đây, VPBank đa dạng hóa đối tượng khách hàng. Đa dạng hóa theo mục đích vay, theo đối tượng khách hàng, theo món vay,… Mở rộng cho vay theo nhiều hình thức: Cho vay mua ôtô, vay mua nhà trả góp, vay theo hộ kinh doanh, vay tín chấp theo lương, cho vay du học…
- Một số biện pháp kiểm soát rủi ro khác : Xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; Đối với các khoản tín dụng khi giải ngân, VPBank tiến hành theo dõi được thực hiện như sau: Các khoản tín dụng phải được phê duyệt đáp ứng các điều kiện trước khi giải ngân; Hồ sơ tín dụng và TSĐB phải hoàn chỉnh trước khi giải ngân; Đảm bảo thiết lập hệ thống phù hợp nhằm kiểm soát dư nợ nằm trong mức cho phép.
Một thực tế có thể thấy rõ, không chỉ riêng VPBank, mà tại hầu hết các NHTM Việt Nam, đó là thực trạng kiểm tra giám sát sau cho vay chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm tra giám sát, thu hồi vốn vay sau giải ngân là khâu vô cùng quan trọng trong quy trình QTRRTD. Để có thể kiểm tra giám sát, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích đòi hỏi ngân hàng phải biết được dòng tiền vào và dòng tiền ra trong suốt quá trình sử dụng vốn vay của bên vay. Đây là một vấn đề rất lớn đang được đặt ra tại VPBank Nha Trang vì việc kiểm soát dòng tiền bảo đảm bên vay sử dụng vốn đúng