6. Kết cấu luận văn
2.3.4. Các công cụ tài trợ rủi ro tín dụng tại VPBank Nha Trang
Tài trợ rủi ro tín dụng là việc ngân hàng dùng các nguồn tài chính trong và ngoài ngân hàng bù đắp tổn thất các khoản cho vay khi rủi ro xảy ra. Nợ rủi ro sau khi được xử lí sẽ được thu hồi hoặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng.
Giai đoạn 2010-2013, cũng như hầu hết các ngân hàng hoạt động trên địa bàn. VPBank vẫn áp dụng công cụ tài trợ rủi ro truyền thống đó là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Và một số trường hợp Ngân hàng đã dùng đến phương án thu hồi nợ xấu khác và từ nguồn thanh lý doanh nghiệp.
- Về kết quả trích lập DPRR tín dụng tại VPBank Nha Trang.
Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại VP Bank Nha Trang được thực hiện theo đúng quy định của quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 và được sửa đổi theo quyết định số 18/2007/QĐ – NHNN ngày 25/04/2007 của NHNN.
Theo quy định của VPBank, việc phân loại nợ và trích lập DP RRTD phải tuân thủ các nguyên tắc: Dự phòng được trích phải đảm bảo phản ảnh đầy đủ, trung thực, chính xác chi phí kinh doanh gắn liền với đảm bảo an toàn và phát triển bền vững theo đúng quy định của NHNN và thông lệ quốc tế.
Bảng 2.8. Tỷ lệ khấu trừ tối đa TSĐB
LOẠI TÀI SẢN ĐẢM BẢO Tỷ lệ tối đa
Số dư trên tài khoản tiền gửi; sổ tiết kiệm bằng VND tại các TCTD 100% Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy
tờ có giá bằng ngoại tệ do VPBank phát hành.
95%
Trái phiếu chính phủ
- Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống. - Có thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm. - Có thời hạn còn lại trên 5 năm.
95% 85% 80% Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD
phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
65%
Chứng khoán, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD phát hành chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán.
50%
Bất động sản 50%
Các loại tài sản đảm bảo khác 30%
(Nguồn: Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN).
Thực tế ở VP Bank, các khoản vay chủ yếu là được bảo đảm bằng bất động sản; số dư trên tài khoản tiền gửi; sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam do VP phát hành; tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ do VPBank phát hành; trái phiếu chính phủ, chứng khoán; công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do các TCTD khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đối với các loại TSĐB là số dư tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm, giấy tờ có giá do VPBank, TCTD khác và Chính phủ phát hành thì việc xác định giá trị C tương đối dễ dàng và có thể kiểm soát được. Riêng đối với TSĐB là bất động sản, việc xác định giá trị TSĐB bởi công ty định giá riêng, chứ không phải do cán bộ tín dụng xác định.
Trong 3 năm qua, VPBank đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể đúng theo quy định trong Quyết định 493. Số dự phòng cụ thể biến động qua các năm, số dự phòng cụ thể trong năm 2011 là 91,56 triệu đồng, giảm 27% so với năm 2010. Qua năm 2012 tăng lên 315% so với năm 2011, điều này là do chất lượng tín dụng của toàn hệ thống các ngân hàng xuống thấp.
Bảng 2.9. Dự phòng chung và dự phòng cụ thể Đvt: triệu đồng So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 +/- % +/- % Tổng dư nợ 115,833 108,382 142,962 -7,451 -6.43 34,580 31.91 Dự phòng cụ thể 118.61 91.56 380.19 -27.05 -22.81 288.63 315.23 Dự phòng chung 813.87 780.35 986.44 33.52 -4.12 206.09 26.41
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp năm 2010, 2011, 2012 – VPBank)
Đây là điều dễ hiểu khi mà ngân hàng muốn đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao (tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012). Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng phải nới lỏng các điều kiện cho vay khiến cho rủi ro tín dụng tăng lên và tương ứng với đó là dự phòng cụ thể trích lập cũng cần phải tăng lên để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt năm 2011, dự phòng cụ thể 200% so với năm 2010, là do chất lượng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng xuống thấp, để đảm bảo an toàn nên ngân hàng đã trích lập dự phòng nhiều để ứng phó với những rủi ro có thể xảy ra.
Về trích lập dự phòng chung, trong Quyết định 493, NHNN quy định tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75% và các NHTM phải thực hiện điều này trong vòng tối đa 5 năm kể từ khi Quyết định 493 có hiệu lực. Tuy nhiên, cho đến nay, VPBank vẫn chưa thực hiện được quy định trên.
- Quy chế sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
VPBank Nha Trang thực hiện công tác xử lý RRTD từ quỹ dự phòng rủi ro theo quyết định 0918/QĐ-HĐQT do Hội đồng quản trị VPBank ban hành ngày 24/09/2009. Theo đó TCTD thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý/1 lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể theo công thức trên để xử lí rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
+ Phát mãi TSĐB để thu hồi nợ (phải khẩn trương và có thỏa thuận với khách hàng). +Trường hợp TSĐB không đủ bù đắp rủi ro tín dụng của khoản nợ thì sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
- Thẩm quyền trình tự thực hiện xử lý RRTD.
- Công tác mua bán nợ: VPBank ban hành Quyết định 379/QĐ-HĐQT ngày 31/08/2007 và Quy định 6617/QĐ-QLTD2 ngày 19/11/2009 quy định chi tiết công tác mua bán nợ trong hệ thống VPBank.
2.3.5. Xử lí nợ xấu
Nợ xấu và xử lý nợ xấu là một vấn đề rất khó khăn đối với các NHTM nói chung và VPBank Nha Trang nói riêng. Nếu không có giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các ngân hàng thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống ngân hàng mạnh và hiện đại trong xu thế hội nhập kinh tế.
Bảng số liệu trên cho thấy, tỷ lệ nợ xấu của VPBank Nha Trang giai đoạn 2010- 2012 có xu hướng tăng. Mặc dù chưa ở mức cao báo động. Năm 2010-2011, số dư nợ xấu biến động khá mạnh. Tỷ lệ này năm 2010 là 1,89% tăng lên 2,24% năm 2011 và con số này là 2,4% vào năm 2012. Năm 2011, thực trạng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đi xuống, VPBank tập trung nhiều nguồn lực cho việc phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý, thu hồi nợ.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, dư nợ của 3 nhóm nợ xấu đều tăng, đặc biệt là nhóm 3 và nhóm 4. Trong năm 2011, 2012 tỷ trọng nợ nhóm 3 chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu. Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng thấp hơn so với nhóm 3 và 4, tuy nhiên năm 2011 tỷ trọng nợ nhóm 5 chiếm 30% trong tổng nợ xấu, trong khi con số này năm 2010 chỉ 23%. Mặc dù hàng loạt chính sách về giảm nợ xấu, tăng cường xử lí nợ xấu được đưa ra liên tục từ năm 2012, nhìn chung các NHTM vẫn đang chật vật với số nợ xấu của mình.
Bảng 2.10. Cơ cấu nhóm nợ
Đvt: triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tổng dư nợ 115,833.00 100.00 108,382.00 100.00 142,962.00 100.00 Nợ đủ tiêu chuẩn 110,574.18 95.46 101,889.92 94.01 134,598.72 94.15 Nợ cần chú ý 3,069.57 2.65 4,064.33 3.75 4,932.19 3.45 Nợ dưới tiêu chuẩn 915.08 0.79 812.87 0.75 1,229.47 0.86 Nợ nghi ngờ 880.33 0.76 899.57 0.83 1,115.10 0.78 Nợ có khả năng
mất vốn 393.83 0.34 715.32 0.66 1,086.51 0.76 Nợ quá hạn 5,258.82 4.5 6,492.08 5.99 8,363.28 5.8 Nợ xấu 2,189.24 1.89 2,427.76 2.24 3,431.09 2.4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011,2012 – VPBank Nha Trang)
Hình 2.4: Dư nợ các nhóm 3, 4, 5 giai đoạn 2010-2012
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010, 2011,2012 – VPBank Nha Trang)
Đồ thị trên biểu diễn tốc độ tăng nợ xấu qua ba năm đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, số liệu nợ xấu ở đây vẫn còn bị che đậy, chưa phản ánh được thực tế về tình hình nợ xấu mà các ngân hàng đang phải đối mặt [40]. Và hiện công ty Quản lý tài
sản (VAMC) ra đời nhằm mục đích hỗ trợ các ngân hàng xử lý nợ xấu, công ty này tiến hành mua lại các khoản nợ xấu của các NHTM.