Mô hình cấp tín dụng tại VPBank Nha Trang

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 47)

6. Kết cấu luận văn

2.2.4. Mô hình cấp tín dụng tại VPBank Nha Trang

Mô hình cấp tín dụng của VP Bank Nha Trang đang hoàn thiện dần theo mô hình của các Ngân hàng hiện đại (Các chi nhánh VPBank đều áp dụng một mô hình thống nhất).

Bắt đầu từ năm 2002, hoạt động tín dụng tại VPBank đã có bước chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng do việc xét duyệt cho vay được thực hiện theo cơ chế 3 cấp: Nhân viên tín dụng – Phòng phục vụ khách hàng – Ban tín dụng hoặc Hội đồng tín dụng tùy theo quy mô cho vay. Bộ phận thẩm định tài sản được tách độc lập hoàn toàn với phòng tín dụng, nhờ vậy hạn chế tối đa rủi ro tín dụng.

Trước đây, VPBank có 3 cấp có 3 cấp cho vay là: - Hội sở chính.

- Chi nhánh cấp I - Chi nhánh cấp II

Tuy nhiên kể từ ngày 4/1/2005, Chi nhánh cấp I Hà Nội ra đời trên cơ sở tách ra từ bộ phận trực tiếp kinh doanh của Hội sở, do đó Hội sở chính không còn chức năng cho vay nữa mà tập trung hoạt động tín dụng về các chi nhánh. Dựa trên mô hình của Chi nhánh Hà Nội, có thể khái quát cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của VP Bank như sau:

- Hội đồng tín dụng: Là cơ quan xét duyệt và quyết định cao nhất về các vấn đề cho vay, bảo lãnh và mở L/C trong và ngoài nước, gia hạn, miễn giảm lãi…trong toàn hệ thống VP Bank. VP Bank hiện nay có hai Hội đồng tín dụng đặt tại Hội sở chính Hà Nội và Thành phố HCM.

- Ban Tín dụng: Mỗi chi nhánh cấp I đều có một Ban tín dụng có thẩm quyền xét duyệt và quyết định các vấn đề cho vay, bảo lãnh, mở L/C trong và ngoài nước, gia hạn,

miễn giảm lãi,…do cán bộ tín dụng trong chi nhánh và chi nhánh cấp 2 trực thuộc đệ trình với hạn mức tối đa được quy định bởi Hội đồng tín dụng, cụ thể:

+ Ban Tín dụng chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh xét duyệt các khoản cho vay tối đa đến 2 tỷ đồng.

+ Ban tín dụng các chi nhánh cấp 1 khác: xét duyệt cho vay tối đa lên đến 1 tỷ đồng. - Phòng Phục vụ khách hàng cá nhân (A/O cá nhân): thực hiện nhiệm vụ phân tích món vay và cho vay đối với cá nhân; giám sát, kiểm tra tín dụng cá nhân của Chi nhánh cấp dưới và Phòng giao dịch trực thuộc, chỉ đạo, đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn đối với các khoản vay cá nhân trong toàn chi nhánh.

- Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp (A/O doanh nghiệp): tiếp nhận hồ sơ vay, bảo lãnh, thanh toán, mua bán ngoại tệ…của khách hàng. Thẩm định, đề xuất và thuyết trình về khoản vay trước Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng. Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động, sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay. Đôn đốc thu hồi nợ, thường xuyên đánh giá lại khách hàng và các món vay. Đề xuất gia hạn nợ, điều chính kỳ hạn nợ.Đề xuất điều chỉnh lãi, miễn giảm lãi tiền vay cho khách hàng. Đề xuất giải pháp tài sản thế chấp, cầm cố…

- Phòng thẩm định tài sản đảm bảo: Thực hiện việc thẩm định và đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố, chịu trách nhiệm về giá trị thẩm định tài sản, thế chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay. Định kỳ tái định giá tài sản thế chấp, cầm cố, có trách nhiệm đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh để đảm bảo an toàn tín dụng. - Phòng thu hồi nợ: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu hồi nợ quá hạn đã được duyệt. Tiếp nhận các hồ sơ vay, bảo lãnh các khoản nợ quá hạn do phòng A/O doanh nghiệp và A/O cá nhân chuyển sang để xử lý theo pháp luật.

Qua sơ đồ Quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng dưới đây, có thể thấy quy trình nghiệp vụ tín dụng của VP Bank là một quy trình khép kín, hết sức đầy đủ và chặt chẽ, bao gồm tất cả các khâu từ khi tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định, ra quyết định cho vay, thực hiện giải ngân…cho đến các khâu kiểm tra sau cho vay và tất toán hợp đồng. Trong mỗi khâu ngân hàng đếu quy định các bước chi tiết, cụ thể, hướng dẫn những việc cần làm và phân định trách nhiệm rõ ràng. Một quy trình tín dụng hợp lý, chặt chẽ là kim chỉ nam cho cán bộ tín dụng:

Quy trình:

Hình 2.3. Quy trình nghiệp vụ tín dụng cá nhân [31] 1. Ngân hàng quảng cáo trên các phương tiện

thông tin đại chúng, tờ rơi…

2. Khách hàng đến NH để xin vay vốn

- NV A/O cá nhân làm việc với khách hàng, hướng dẫn thủ tục và nhận hồ sơ từ khách hàng

Phòng Thẩm định TSBĐ thực hiện định giá TS bảo đảm và lập tờ trình. 3. Thẩm định hồ sơ

- NV A/O cá nhân chuyển hồ sơ TSĐB sang phòng Thẩm định TSĐB.

- NV A/O cá nhân tự tiến hành thẩm định chung về khách hàng

6. NV A/O cá nhân chuyển HĐTD và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch để giải ngân.

4. NV A/O cá nhân tập hợp hồ sơ trình Ban TD/Hội đồng TD

- Tờ trình thẩm định TSĐB - Tờ trình của NV A/O cá nhân - Hồ sơ k/h cung cấp

7. Kiểm tra và xử lý nợ vay

- NV A/O cá nhân chịu trách nhiệm kiểm tra mục đích sử dụng vốn và tình hình tài chính, hoạt động của kh; theo dõi thu gốc, lãi…

- P. Thẩm định TSBĐ kiểm tra về tài sản BĐ. - Kiểm tra lại việc thu lãi (số tiền, thời hạn) giao P. Kiểm toán kiểm tra nội bộ.

5. Hoàn thiện hồ sơ TD

- P. Thẩm định TSBĐ lập hợp đồng bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)