6. Kết cấu luận văn
3.4.2. Kiến nghị với Chínhphủ và NHNN
- Tăng cường, phát triển hệ thống thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững, lành mạnh cho toàn ngành ngân hàng Việt Nam.
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát theo hướng cơ cấu lại chức năng, nhiệm vụ của một số Vụ, cục của NHNN hiện nay thành Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN đã và đang đảm bảo Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép, Ban hành quy chế; Thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); Xử phạt và thu hồi giấy phép. Việc cơ cấu lại chức năng theo hướng trên nhằm hạn chế trong việc tách bạch giữa các khâu này, tạo bức tranh toàn diện và sâu sắc hơn về từng NHTM, đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát.
Thống nhất nội dung giám sát thể hiện trong Cơ quan thanh tra, giám sát ngân
- Tăng cường năng lực hoạt động của trung tâm TTTD (CIC) trực thuộc NHNN
Để đảo bảo tăng cường tính hiệu quả của việc thu thập thông tin trợ giúp cho NHTM, NHNN cần phải có các chủ trương tích cực hơn trong việc đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cho ngày càng phù hợp hơn với chuẩn mực quốc tế.
- Hướng tới thành lập trung tâm tín dụng tư nhân trong thời gian tới
Trong bối cảnh thị trường Việt Nam hiện nay, mức báo động đỏ về tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là ở khu vực tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng tín dụng tiêu dùng đang tạo ra nhu cầu rất lớn về tín dụng cho các NHTM khi mà trung tâm CIC chưa thể thỏa mãn hết được. Nhận thức được nhu cầu của ngành Ngân hàng về việc tìm hiểu lịch sử tín dụng của các bên vay, nhiều công ty tín dụng đã được thành lập và đăng ký với các sở kế hoạch và đầu tư. Tuy nhiên, các công ty mới thành lập này chưa thể bắt đầu hoạt động do chưa có khung pháp lý cho việc thu thập thông tin từ các TCTD và công ty cung ứng dịch vụ tiện ích (chẳng hạn như Công ty điện lực, công ty viễn thông, công ty cấp nước) do các dịch vụ liên quan đến tín dụng tương đối nhạy cảm, đặc biệt là liên quan đến dữ liệu thông tin cá nhân.
- Hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các ngành xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam
Như đã phân tích ở phần trước, khó khăn lớn nhất của các NHTM Việt Nam hiện này trong việc xây dựng và vận hành hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ chính là ở khâu tiếp cận và cập nhật thông tin để đánh giá, XHTD khách hàng một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra các quyết định cấp tín dụng an toàn. Trên thực tế, hiện chưa có một văn bản nào cấm việc công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực định giá và xếp hạng doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp tư nhân đủ điều kiện thì các cơ quan nên để cho họ hoạt động trong lĩnh vực trên.Ở nước ngoài loại hình công ty phân tích định giá doanh nghiệp rất phổ biến.
Tuy nhiên, cũng như TTTD, xếp hạng doanh nghiệp cũng là một linh vực rất nhạy cảm, có thể ảnh hưởng lớn đến uy tín và hoạt động của công ty được xếp hạng. Danh hiệu và vị trí của công ty chỉ có giá trị nếu được xây dựng trên cở sở phân tích minh bạch, lành mạnh. Vì vậy, vai trò và sự khách quan, công tâm của các công ty đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp rất quan trọng, đồng thời phải dựa trên bộ tiêu chí đầy đủ, chuẩn xác và được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền.
- Bổ sung sửa đổi các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và quy định về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, theo các thông lệ quốc tế.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo kịp thời để các NHTM hoàn thiện hệ thống xếp hàng tín dụng nội bộ đồng bộ tiến hành phân loại nợ theo phương pháp định tính.
Với những hạn chế của hệ thống XHTDNB của các NHTM đã được đề cập và phân tích trong chương 2. Trong thời gian tới NHNN cần đưa ra quy định thống nhất một phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng tại các NHTM trên cơ sở kết hợp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và đánh giá thực tế tại các thời điểm đánh giá, phân loại. Trong đó, nên có các hướng dẫn cụ thể các bước quy trình đánh giá, xếp hạng khách hàng để thống nhất thực hiện. Đồng thời để đảm bảo công bằng, nên có những quy định để đảm bảo ở mức tối đa: khách hàng giống nhau phải được quản lý giống nhau, từ Thẩm định, Xét duyệt, Cấp tín dụng, Hồ sơ tín dụng đến Quy trình đánh giá, Xếp hạng phân loại nợ, Trích lập dự phòng, Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro: giữa các tổ chức tín dụng đều thốn nhất việc đánh giá, xếp hạng, phân loại nợ, trích dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Công khai và minh bạch thông tin là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả của chương trình tái cấu trúc hệ thống các doanh nghiệp nước ta nói chung và các ngân hàng nói riêng, trong đó bao gồm cả nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Do vậy, chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng, mà cụ thể là ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý trực tiếp cần xây dựng cơ chế công khai và minh bạch thông tin về hoạt động ngân hàng, trong đó, bao gồm thông tin của từng ngân hàng. Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu nhập và bảng cân đối tài sản cần được mở rộng từng bước và theo một tiến trình phù hợp, những thông tin này cho phép chủ nợ ngân hàng và người đầu tư có được bức tranh tổng thể về lợi nhuận ngân hàng, vốn, tài sản, dự phòng đối với từng loại khoản vay một cách kịp thời.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là các văn bản, quy định về tổ chức, quản trị, điều hành và các quy định về an toàn trong hoạt động của các TCTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Định hướng chiến lược quản trị RRTD của VPBank đến năm 2015 được giới thiệu như “kim chỉ nam” trong quá trình tự hoàn thiện chính sách quản trị RRTD của VP Bank Nha Trang. Trên cơ sở kết hợp lý luận và thực tiễn công tác quản trị RRTD giai đoạn 2010 - 2012 của VP Bank Nha Trang, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD của VP Bank Nha Trang nói riêng và VP Bank nói chung.
Nhóm các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tập trung vào việc xây dựng hệ thống hạn chế, phòng ngừa rủi ro và dự phòng tổn thất trong từng công đoạn và quá trình cấp tín dụng. Trong đó bao gồm: môi trường quản trị rủi ro tín dụng , qui trình cấp tín dụng, qui trình đo lường và giám sát tín dụng , công tác kiểm soát rủi ro , vai trò của cơ quan hay bộ phận giám sát. Bên cạnh đó là những kiến nghị về phía Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của thanh tra ngân hàng, hoàn thiện môi trường pháp lý và hệ thống thông tin hỗ trợ cho các ngân hàng trong công tác thẩm định phát vay.
Sự vận dụng các kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng quốc tế Ủy ban Basel kết hợp với kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại VPBank và kết hợp với những ý kiến trao đổi, đóng góp qua quá trình trao đổi phỏng vấn với các đồng nghiệp tại các phòng ban khác nhau của VPBank. Tác giả cũng nêu lên một số đề xuất kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước và Chính phủ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động tác nghiệp của các NHTM. Tác giả tin rằng các giải pháp đề ra trong chương ba sẽ góp phần thiết thực cho việc khắc phục, hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng trong giai đoạn hiện nay và thời gian sắp tới của VPBank.
KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM.Thành công trong quản trị rủi ro tín dụng chính là kiểm soát được rủi ro ở một tỷ lệ tổn thất thấp hơn hoặc bằng tổn thất dự kiến.
Luận văn “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – chi nhánh Nha Trang” được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa lý thuyết, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank Nha Trang cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình học tập và kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong công tác tín dụng. Xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng, luận văn trung thành với kết cấu: hệ thống hóa lý luận; phân tích thực tiễn; nêu ra giải pháp cho 4 quá trình cơ bản quản trị rủi ro tín dụng là Nhận biết – Đo lường - Kiểm soát – Tài trợ rủi ro tín dụng. Qua đó, phần nào đã giải quyết được các vấn đề cơ bản theo mục tiêu nghiên cứu của luận văn.
Vấn đề nổi bật hiện nay mà hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như các nước đang phát triển phải đối mặt đó chính là tính ổn định của hệ thống ngân hàng trước nguy cơ bùng phát nợ xấu, nợ dưới chuẩn. Đến nay, việc giải quyết hậu quả của rủi ro tín dụng đã và vẫn đang là bài toán khó cho các cơ quan chức năng và hệ thống ngân hàng. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ góp phần hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh thông qua công tác tăng cường quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Luận văn được viết trên cơ sở lý luận về tín dụng và rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng cùng với kinh nghiệm thực tiễn trong công tác tín dụng. Tuy nhiên do kiến thức về hệ thống lý luận và thực tiễn công tác còn hạn chế, cũng như điều kiện về cung cấp số liệu của chi nhánh có phần hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy cô, các anh chị đồng nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo thường niên năm 2010, 2011, 2012 của VPBank. 2. Hồ Diệu (2003), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê.
3. Nguyễn Anh Dũng (2012), Quản trị Rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Bình Định, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại
học Đà Nẵng.
4. Nguyễn Đăng Đờn (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Phương
Đông, Hồ Chí Minh.
5. Phí Trọng Hiển (2005), Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức
thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí NHNN.
6. Trần Huy Hoàng (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Thống kê.
7. Ngô Quang Huân - Võ Thị Quý - Nguyễn Quang Thu -Trần Quang Trung
(1998), Quản trị Rủi ro, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành Tín dụng và Thẩm định tín
dụng ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hồ Chí Minh.
9. Nguyễn Đại Lai (2006), Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản
của Ủy Ban Basel.
10. Nguyễn Lĩnh Nam (2006), Nguyên tắc của Ủy Ban Basel về Giám sát Ngân
hàng và Sự cần thiết Áp dụng Basel đối với Công tác Giám sát tại Việt Nam, Tạp chí
Phát triển kinh tế.
11. Ngân hàng Nhà nước (2010, 2011), Báo cáo thường niên (Annual Report).
12. Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu.
13. Sự cần thiết phải xây dựng Luật các Tổ chức Tín dụng mới, Chuyên đề nghiên cứu trao đổi NHNN -ngày 08/02/2007.
14. Nguyễn Trường Sinh (2009) về: “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm của
Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế,
Trường Đại học kinh tế TP.HCM.
15. Lê Văn Tề, Ngô Hướng (2000), Tiền tệ và Ngân hàng.
16. Lê Trung Thành (2010), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Giao thông
17. Mai Xuân Thịnh (2012) về: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Đà Nẵng.
18. Thống đốc NHNN, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN – ngày 22/4/2005, Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của NHTM.
19. Nguyễn Văn Tiến (2010), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB
Thống Kê.
20. Lê Văn Triết (2010) về: “Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của
Ngân hàng TMCP Á Châu”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế
TP.HCM.
21. Lương Khắc Trung (2012) về: “Giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay
doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quận Sơn Trà”, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Đà Nẵng.
22. Nguyễn Đình Tự, Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng
thương mại, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề năm 2005.
23. Đỗ Anh Tuấn (2012) về: “Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)”, Luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh, Trường Đại học Nha Trang.
24. Vụ các Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước (2007), “Quản lý nợ xấu”. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
25. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Principles for the Management of Credit Risk.
26. Basel Committee on Banking Supervision (September 2000), Sound Credit Risk Assessment and Valuation for Loans.
27. Basel Committee on Banking Supervision (January 2001), The Standardised Approach to Credit Risk.
28. Basel Committee on Banking Supervision (November 2005), Studies on Credit Risk Concentration, Working Paper No.15.
29. Basel Committee on Banking Supervision (May 2005), Studies on the Validation of Internal Rating Systems, Working Paper No.14.
TÀI LIỆU INTERNET
30. Trang web: www.vneconomy.com.vn - 2006. 31. Trang web: www.vpb.com.vn