Các công cụ tài trợ RRTD

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.3.5.4. Các công cụ tài trợ RRTD

Tài trợ rủi ro là một hoạt động thụ động nếu đem so với kiểm soát rủi ro. Trong khi hoạt động kiểm soát rủi ro là chủ động nhằm giảm tổn thất của một hoạt động hoặc tài sản, thì tài trợ rủi ro lại đối phó theo nghĩa nó chỉ hành động sau khi tổn thất đã

xuất hiện [22].

Trong quản trị rủi ro tín dụng, các ngân hàng thường dùng phổ biến một số công cụ: - Bù đắp tổn thất bằng Quỹ dự phòng rủi ro [18]

Mục đích của việc sử dụng dự phòng là để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của TCTD. Trên cơ sở phân loại các khoản nợ theo từng nhóm theo những tiêu chí nhất định, từ đó TCTD sẽ trích lập mức độ dự phòng tương ứng. Dự phòng rủi ro chỉ tính theo dư nợ gốc của khách hàng và được hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD.

Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ” của NHNN này như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%; b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2%;

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%; d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%; đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100%. - Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro tín dụng của các TCTD cho các tổ chức bảo hiểm hoặc yêu cầu khách hàng từ bảo hiểm để

phòng ngừa bất trắc xảy ra.Người đi vay có thể mua bảo hiểm ở các tổ chức bảo hiểm và TCTD xem đó như là một hình thức bảo lãnh cho khoản tín dụng của mình.

- Bán nợ

Mua bán nợ là hoạt động kinh tế để trao đổi và chuyển giao phần tài sản đặc biệt là các “khoản nợ phải thu” từ đối tượng này sang đối tượng khác. Đối với hoạt động ngân hàng, đây là biện pháp nhằm loại bỏ những tài sản có rủi ro, tạo chỗ cho các tài sản khác có tính thanh khoản cao hơn. Việc bán những khoản tín dụng xấu sẽ loại bỏ được rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất, qua đó ngân hàng thu hồi được nợ nhanh hơn, đồng thời giảm các chi phí liên quan đến khoản nợ đó.

- Hợp đồng trao đổi tín dụng - Hợp đồng quyền tín dụng

- Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro - Chứng khoán hóa các khoản vay.

1.3.6. Bảo đảm tín dụng

Trong quá trình thẩm định cho vay đối với một khách hàng nào đó, ngân hàng sẽ căn cứ vào hai yếu tố quan trọng, đó là: Khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ. Trong khi thiện chí trả nợ là một yếu tố mang tính định tính, dựa vào kinh nghiệm và nghệ thuật của cán bộ tín dụng/thẩm định là chủ yếu, thì khả năng trả nợ là yếu tố định lượng, căn cứ vào quy trình và tính toán. Việc thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng phải căn cứ vào các nhân tố cơ bản, đó là: lưu chuyển tiền tệ, TSĐB, bảo lãnh và các nguồn khác nếu có [17].

- Vai trò của việc bảo đảm tín dụng [4]

+ Bảo đảm tín dụng là một hình thức bảo đảm cho trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc cho các tình huống bất khả kháng.

+ Bảo đảm tín dụng nhằm đảm bảo khách hàng không đi chệch mục đích vay vốn đã xác định, ngăn ngừa gian lận.

+ Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khii nguồn thu thứ nhất không thanh toán được.

- Những thuộc tính của bảo đảm tín dụng [4]

+ Giá trị của vật bảo đảm có thể xác định được và tương đối ổn định.

+ Vật bảo đảm tín dụng phải có tính chuyển nhượng và có sẵn thị trường tiêu thụ. + Có giấy tờ, chứng từ chứng minh nguồn gốc sở hữu hợp pháp.

- Bảo đảm tín dụng có các hình thức sau [4]

+ Thế chấp: là việc bên đi vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhận sở hữu hoặc quyền sử dụng (đối với đất đai) các TSBĐ sang cho ngân hàng nắm giữ trong thời gian cam kết. Bảo đảm bằng thế chấp cho phép bên đi vay sử dụng TSBĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Các tài sản thế chấp bao gồm máy móc, trang thiết bị, nhà cửa đất đai,…thường cồng kềnh và việc bán, chuyển nhượng không đơn giản.

+ Cầm cố: là việc bên đi vay phải chuyển quyền kiểm soát TSBĐ sang cho ngân hàng trong thời gian cam kết. Cầm cố thích hợp với những tài sản ngân hàng có thể kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn, đồng thời việc ngân hàng nắm giữ không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của bên đi vay, như chứng khoán, hợp đồng tiền gửi, sổ tiết kiệm…

- Rủi ro tín dụng và bảo đảm tín dụng [4]

Do tính chất hoạt động của các doanh nghiệp rất đa dạng, để ở rộng tín dụng gắn với hạn chế rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải sử dụng đồng thời nhiều loại TSBĐ và hình thức bảo đảm, vận dụng thích ứng với điều kiện của mỗi khách hàng. Đối với khách hàng và loại cho vay có rủi ro cao thì áp dụng loại bảo đảm có rủi ro thấp và ngược lại.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)