Thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Ch

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 50)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Ch

Chi nhánh Nha Trang (VPBank Nha Trang)

2.3.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Nhận diện rủi ro tín dụng trong ngân hàng, bao gồm nhận diện các dấu hiệu rủi ro liên quan đến khách hàng và dấu hiệu liên quan đến ngân hàng. Những dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng liên quan đến khách hàng, gồm khách hàng mới và những khách hàng đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng

Hiện nay tại VPBank – Chi nhánh Nha Trang, công tác nhận diện rủi ro tín dụng chủ yếu được VPBank thực hiện thông qua quá trình tác nghiệp của CBTD đối với những khách hàng mới xin vay vốn. Đối với những khách hàng cũ đang có quan hệ tín dụng với VPBank thì Chi nhánh thực sự chưa chú trọng và chưa thực hiện tốt khâu nhận dạng rủi ro.

- Nhận diện rủi ro đối với trường hợp khách hàng mới: Các bước nhận diện rủi ro tín dụng với những khách hàng mới xin vay vốn bao gồm: Tiếp xúc khách hàng, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn, phân tích phương án vay vốn, thông qua kiểm tra thực tế. + Tiếp xúc khách hàng

Đối với những khách hàng mới. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn. Cán bộ tín dụng VPBank đánh giá sơ bộ khách hàng qua cách tiếp xúc thái độ và tính thành thật trong giao tiếp.

+ Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn

Kiểm tra tính pháp lý những giấy tờ khách hàng cung cấp: chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất….

+ Phân tích phương án vay vốn đối với khách hàng cá nhân

Nhân viên tín dụng tiến hành phân tích những chỉ tiêu sau của phương án vay vốn:

 Sản phẩm: nguồn sản phẩm chính, thị trường của tiêu thụ của sản phẩm, giá cả, khả năng cạnh tranh.

 Văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng (diện tích, sở hữu, thuê mướn, hiện trạng): đánh giá những mặt sau: Vị trí kinh doanh, diện tích, tình trạng sở hữu: cơ sở kinh doanh có thuộc quyền sở hữu của khách hàng hay là thuê mướn của người khác.

 Máy móc thiết bị chủ yếu (MMTB): số lượng, hiện trạng thiết bị phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, máy móc thuộc sở hữu của khách hàng hay do khách hàng thuê mướn.

 Lao động: số lượng lao động, tuổi nghề bình quân của lao động, thu nhập trung bình của người lao động.

 Nguồn mua vật tư (người cung cấp): mức độ thường xuyên của nguồn cung cấp, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức vận chuyển, khách hàng kiểm tra sản phẩm như thế nào?

 Bán hàng: khách hàng bán hàng thông qua kênh nào, khách hàng có mối tiêu thụ ra sao…

 Kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của người vay: thời gian kinh nghiệm trong lĩnh vực đó bao nhiêu, năm mà khách hàng bắt đầu kinh doanh vào lĩnh vực này. + Phân tích báo cáo tài chính (đối với khách hàng doanh nghiệp)

Trong hoạt động nhận dạng rủi ro, các báo cáo tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong việc xem xét, ra quyết định của các nhà đầu tư. Bằng cách sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích báo cáo tài chính, thông qua các chỉ số tài chính quá khứ và hiện tại của khách hàng, chi nhánh có thể đưa ra đánh giá về tình hình tài chính và đưa ra ước tính tốt nhất về khả năng kinh tế trong tương lai của khách hàng đó.

Tuy nhiên việc phân tích báo cáo tài chính của khách hàng tại Chi nhánh VP Nha Trang chưa thực sự đạt hiệu quả. Lý do, vì VP Bank cũng như hầu hết các tổ chức tín dụng tại Việt Nam chưa yêu cầu khách hàng đến đề nghị cấp tín dụng phải có báo cáo tài chính được kiểm toán. Việc sử dụng các báo cáo tài chính để làm căn cứ thẩm định dự án của ngân hàng chưa có đủ độ tin cậy. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính chất đối phó với cơ quan thuế (báo cáo chính thức – báo cáo được pháp luật công nhận) thường thấp hơn tình trạng thực tế không đảm bảo đủ điều kiện vay vốn ngân hàng.

Những vấn đề nêu trên đã tạo ra kẽ hở để một doanh nghiệp có nhiều hệ thống sổ sách báo cáo kế toán (thường là 3). Một dùng để báo cáo thuế (kết quả kinh doanh lỗ hoặc lợi nhuận thấp hơn thực tế). Một dùng để vay vốn ngân hàng (kết quả báo cáo thường hơn thực tế, năng lực tài chính tốt).Một dùng cho nội bộ (số liệu thực).Với tình trạng như vậy, khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào. Do vậy, công tác nhận diện rủi ro thông qua phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực sự mang lại hiệu quả. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn thì ngân hàng rất khó nhận biết tình trạng thực của doanh nghiệp là như thế nào.

+ Kiểm tra thực tế : Lập lịch hẹn để kiểm tra thực tế về chỗ ở hiện tại, vị trí của bất động sản xin thế chấp, cơ sở kinh doanh có phù hợp với những quy định của Ngân hàng cho vay và đánh giá thông tin khách hàng từ nguồn sơ cấp và thứ cấp. Kiểm tra thực tế các cơ sở kinh doanh, tài sản đảm bảo của khách hàng. Việc kiểm tra thực tế giúp ngân hàng hạn chế rủi ro cấp tín dụng, và đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích.

- Nhận diện rủi ro tín dụng với đối tượng khách hàng cũ

Trường hợp những khách hàng cũ đã và đang có quan hệ tín dụng ngân hàng, thông thường các ngân hàng sẽ nhận dạng thông qua các dấu hiệu cảnh báo như dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng, dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý của khách hàng, dấu hiệu báo trước thông qua thông tin tài chính… Tuy nhiên VPBank Nha Trang chưa có hoạt động nhận diện các dấu hiệu rủi ro đối với những khách hàng này. Chỉ khi nào chất lượng khoản tín dụng xuống thấp, xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính thì VPBank Nha Trang mới bắt đầu tìm hướng xử lý.

Một phần của tài liệu quản trị rủi ro hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp việt nam thịnh vượng (vpbank) – chi nhánh nha trang (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)