1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh thừa thiên huế

59 1,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân”. Hiện nay, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với những thế mạnh về lao động, Việt Nam đang là quốc gia lý tưởng để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Trên những tiềm năng ấy, chúng ta đang tạo được một lượng việc làm lớn cho người lao động, tạo nguồn thu lớn cho đất nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện phương châm lấy việc làm cho người lao động làm mục tiêu phát triển, điều đó giúp cho người lao động có thu nhập để nuôi sống bản thân, giảm áp lực gánh nặng cho toàn xã hội. Đồng thời, khi có việc làm, người lao động sẽ được phát huy khả năng sáng tạo của mình trong công việc, tận tình cống hiến tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khi thực hiện quan hệ lao động. Đối với người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho người lao động có việc làm giúp cho doanh nghiệp duy trì và phát triển ổn định. Đồng thời đem lại lợi nhuận, tạo ra nguồn thu cho người sử dụng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Người lao động có việc làm giúp cho Nhà nước phát huy được tiềm năng lao động – đó là nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mặt khác, khi người lao động có việc làm sẽ hạn chế đói nghèo, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, tạo ra động lực thúc đẩy đất nước đi lên. Khi tham gia vào quan hệ lao động vì một lý do nào đó người lao động không có việc làm, người lao động sẽ cần một khoản trợ cấp để giải quyết 1 những khó khăn nhất định trong quy trình tìm kiếm một việc làm mới và trang trải cho những nhu cầu thiết yếu khi không còn thu nhập. Khoản trợ cấp này được xem là trợ cấp mất việc hoặc trợ cấp thôi việc, trong đó, trợ cấp thôi việc giữ vai trò quan trọng đối với người lao động. Đối với người lao động, khi được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc sẽ giúp họ có được một khoản tiền trang trải chi phí cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới, tạo niềm tin cho người lao động trong quá trình Nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội. Đối với người sử dụng lao động, thực hiện nghiêm túc việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp, của chủ sử dụng lao động thông qua quan hệ pháp luật về việc làm. Đó cũng là “phần thưởng” khi người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp, tổ chức trong thời gian còn thực hiện quan hệ lao động với người sử dụng lao động. Đối với Nhà nước, việc ban hành những văn bản quy định về chế độ trợ cấp thôi việc thể hiện sự quan tâm của chính quyền đối với người lao động. Chính hành lang pháp lý đó giúp cho xã hội Việt Nam ổn định, giữ vững an ninh, trật tự xã hội. Có thể nói, trợ cấp thôi việc là một chế độ giúp người lao động vượt qua những khó khăn, ổn định đời sống. Theo đó, nhiều văn bản quy định về chế độ trợ cấp thôi việc được ban hành trong suốt các thời kỳ phát triển của đất nước qua gia đoạn 1945 – 1954, giai đoạn 1954 – 1985, giai đoạn 1985 – 1994 và giai đoạn 1994 – đến nay. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề việc làm đang có những biến chuyển tích cực nên những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc cũng có những quy định đổi mới. Đặc biệt là Bộ luật lao động mới nhất 2012, các vấn đề liên quan đến quy định trợ cấp thôi việc tại văn bản: Nghị định 44/CP, Thông tư 17/BLĐTBXH… 2 Các văn bản pháp luật lao động này đã tạo hành lang pháp lý cho người sử dụng lao động, người lao động tham gia chi trả và hưởng chế độ trợ cấp thôi việc trong quan hệ lao động. Qua thực tế khảo sát tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi nhận thấy việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc đã đạt được những kết quả bước đầu như: Người sử dụng lao động đã chi trả đúng đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi chấm dứt quan hệ lao động, áp dụng cách tính chế độ cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật, nghiêm túc thực hiện việc chi trả khoản tiền khi người lao động nghỉ việc tại doanh nghiệp khi đã tham gia quan hệ lao động từ 12 tháng trở lên, doanh nghiệp cập nhật, phổ biến, tuyên truyền nội dung quy định trợ cấp thôi việc trong toàn doanh nghiệp. Khi người lao động làm thủ tục nhận khoản trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động tạo điều kiện cho người lao động được hưởng chế độ của mình theo luật định. Không những thế, cơ quan giám sát ở địa phương cũng đã quan tâm đến chế độ trợ cấp thôi việc đúng mực, tiếp nhận và xử lý những trường hợp liên quan đến vấn đề trợ cấp thôi việc cho người lao động. Sở lao động thương binh xã hội đã phối hợp với các Phòng, Ban, người lao động, người sử dụng lao động trong quá trình thực hiện pháp luật về việc làm trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc nhất định như người lao động, người sử dụng lao động chưa nắm bắt được quy định của Nhà nước về chế độ trợ cấp thôi việc, ngân sách chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động của doanh nghiệp còn hạn chế, tình trạng nợ tiền trợ cấp thôi việc vẫn còn xảy ra… Đặc biệt, khi Nhà nước ban hành chế độ trợ cấp thất nghiệp nên nhiều doanh nghiệp đã hiểu sai hoặc làm khó để tránh chi trả chế độ trợ cấp thôi việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động… Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ trợ cấp thôi việc và đánh giá thực trạng 3 thực hiện trợ cấp thôi việc tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tìm ra những khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trên thực tế. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Đề tài “Trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, tác giả làm rõ những quy định của Nhà nước về chính sách trợ cấp thôi việc cho người lao động trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, đề tài đánh giá thực tiễn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt khác, quan nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện tại Thừa Thiên Huế, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về trợ cấp thôi việc nói riêng và hệ thống pháp luật lao động nói chung, cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc trên thực tế. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Khoa học pháp lý của nước ta tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về chế độ trợ cấp thôi việc nhưng đa số các tác giả nghiên cứu ở tầm vi mô. Do đó, các vấn đề lý luận cũng như các vấn đề pháp lý liên quan đến chế độ trợ cấp thôi việc được thực tiễn hóa qua việc áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn đề tài sẽ đóng góp một cách nhìn toàn diện, chuyên sâu hơn về vấn đề này, chỉ rõ những bất cập từ các quy định của pháp luật cho đến quá trình thực thi, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý về chế độ trợ cấp thôi việc. Tác giả hy vọng đề tài sẽ trở thành một trong những nguồn tài liệu tham khảo cho sinh viên và những đọc giả khác quan tâm đến vấn đề này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài “Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau: 4 Thứ nhất, đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về chế độ trợ cấp thôi việc và những quy định của pháp luật về chế độ trợ cấp thôi việc. Đề tài làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của trợ cấp thôi việc cũng như những quy định của pháp luật về đối tượng, điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc. Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua đó, tìm ra những hạn chế, vướng mắc, khó khăn tồn tại trong việc áp dụng những quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời tìm ra những nguyên nhân, khó khăn, hạn chế đó. Thứ ba, đề tài đề xuất một số giải pháp góp phần thực hiện pháp luật về trợ cấp thôi việc và những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Đề tài khảo sát việc áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế thông qua pháp luật lao động và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp tổng hợp và phân tích; phương pháp so sánh kết hợp nghiên cứu lý luận với phân tích thực tiễn; phương pháp duy vật biện chứng; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học; tiếp cận hệ thống pháp luật lao động trên cơ sở tham khảo các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu. 6. Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu được kết cấu theo ba phần gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Mỗi phần đều đi vào những nội dung liên quan đến chính sách trợ cấp thôi việc mà trong các văn bản pháp luật nước ta quy định có tín hiệu lực thi hành. Riêng phần nội dung được kết cấu theo ba chương: Chương 1 Khái quát về chế độ trợ cấp thôi việc và pháp luật về trợ cấp thôi việc cho người lao động 5 Chương 2 Thực tiễn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Cơ sở lý luận về chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động 1.1.1 Khái niệm chế độ trợ cấp thôi việc Với chính sách ngày càng quan tâm đến đời sống người lao động, Đảng và Nhà nước ta đang nhận được sự ủng hộ to lớn của quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng đất nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lấy mục tiêu việc làm cho người lao động làm mục tiêu quan trọng phát triển đất nước. Cùng với những chế độ khác mà Nhà nước ban hành để đảm bảo quyền lợi của người lao động, trợ cấp thôi việc đang nhận được sự ủng hộ của người lao động, nó thể hiện những ưu điểm trong quá trình người lao động tham gia quan hệ pháp luật lao động. Tuy nhiên, do phổ biến trong nhiều văn bản khác nhau nên quy định về chế độ trợ cấp thôi việc dàn trải khiến người lao động khó khăn trong việc tìm hiểu về những quy định này. Hiện nay, thuật ngữ thôi việc và chế độ trợ cấp thôi việc đã được đề cập nhiều trong các sách báo, tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, cho đến nay các văn bản pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể về các khái niệm này. Theo từ điển tiếng Việt thì thôi việc là nghỉ việc, không làm việc ở cơ quan, xí nghiệp hay cơ sở nào đó nữa. Để đưa ra những cách nhìn nhận hợp lý về trợ cấp thôi việc, trước tiên chúng ta tìm hiểu các dấu hiệu của thôi việc: Thứ nhất, thôi việc là khi người lao động không có việc làm Thứ hai, thôi việc là khi người lao động không có thu nhập, không được trả công lao động. 7 Thứ ba, người lao động đã chấm dứt quan hệ pháp luật lao động, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của hợp đồng. Thứ tư, thôi việc có thể do ý chí của người lao động, có thể do ý chí của người sử dụng lao động. Một là, trường hợp thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, thay đổi công nghệ thì người lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc. Trong trường hợp này, chúng ta cũng nên đi vào tìm hiểu về trợ cấp mất nghiệp, vì dưới góc độ nào đó thì trợ cấp mất việc vừa bao hàm ý nghĩa là trợ cấp thôi việc vừa có ý nghĩa là một khoản bồi thường, bù đắp thiệt thòi cho người lao động do người sử dụng lao động đơn phương đình chỉ hợp đồng. Trợ cấp mất việc là trợ cấp cho người lao động bị thôi việc do doanh nghiệp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ khiến cho người lao động chưa đến hạn hoặc chưa đến lúc chấm dứt hợp đồng đã bị mất việc một cách bị động. Hai là, trường hợp người lao động thôi việc do chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động thì được trợ cấp thôi việc. Hiện nay, theo quy định định của pháp luật lao động Việt Nam có rất nhiều lý do người lao động chấm dứt quan hệ lao động. Về phía người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng, cơ quan xí nghiệp tiến hành giảm biên chế, tái cơ cấu sản xuất. Về phía người lao động cũng có thể xin thôi việc với lý do chính đáng hoặc khi người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận chấm dứt hợp đồng… Vậy trợ cấp thôi việc là những đảm bảo vật chất đối với người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động trong trường hợp do pháp luật quy định nhằm giúp người lao động giải quyết một phần khó khăn khi không có thu nhập để ổn định đời sống, tìm kiếm công việc mới. Nói rõ hơn thì trợ cấp thôi việc là khoản tiền của người sử dụng lao động trả cho người lao động thuộc quyền quản lý khi người lao động thôi việc theo các truờng hợp đã có qui định của pháp luật như: mãn hạn hợp đồng, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng một các hợp pháp, người sử dụng 8 lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải vì lý do nguời lao động phạm lỗi nặng bị sa thải. Trợ cấp thôi việc là khoản tiền người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động phù hợp với quy định của pháp luật. Ý nghĩa của khoản trợ cấp thôi việc thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, nó là một khoản tiền mà người sử dụng lao động “thưởng” cho người lao động sau một thời gian đã đóng góp công sức cho người sử dụng lao động. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì mức trợ cấp thôi việc được tính dựa trên thâm niên làm việc của người lao động Thứ hai, trợ cấp thôi việc là một khoản tiền giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm công việc mới. Vì vậy, trợ cấp thôi việc là một chế độ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ việc làm. Tuy nhiên, hiện nay trong các quy định pháp luật về trợ cấp thôi việc vẫn còn một số những vướng mắc nhất định, chưa đảm bảo được sự công bằng và chưa bảo vệ được tối đa quyền lợi của người lao động. Vì vậy, trên cơ sở những quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc, khóa luận đưa ra những lý luận cũng như thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế để phát huy hết vai trò của chế độ này trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động. 1.1.2 Đặc điểm của chế độ trợ cấp thôi việc Như đã nêu ra tại khái niệm về trợ cấp thôi việc, nó là những lợi ích vật chất khi người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc nhằm giúp họ ổn định đời sống, tìm công ăn việc làm mới. Đây là một yếu tố cần thiết, một hành động mang tính nhân văn trong chính sách của Nhà nước ta khi ban hành các quy định về chế độ trợ cấp thôi việc. Sau khi tổng kết các quy định liên quan đến chế độ trợ cấp thôi việc có thể rút ra những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, chế độ trợ cấp thôi việc có đối tượng là người lao động làm công ăn lương. Người lao động không phân biệt giới tính, khu vực làm việc 9 khi chấm dứt hợp đồng lao động và có đủ các căn cứ pháp luật quy định thì được hưởng trợ cấp thôi việc. Ở đây, người lao động không phân biệt nam, nữ, người lành nghề hay lao động phổ thông, không phân biệt tuổi tác… đều được bảo vệ bằng hình thức trợ cấp thôi việc trong những trường hợp gặp rủi ro hoặc trong các trường hợp nghỉ việc mà thu nhập giảm sút hoặc không có thu nhập. Thứ hai, chế độ trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả từ nguồn quỹ của doanh nghiệp. Nói cách khác thì trợ cấp thôi việc là do người sử dụng lao động dùng nguồn tài chính của mình để chi trả cho người lao động thôi việc trong các trường hợp mà pháp luật quy định, không có sự đóng góp trực tiếp của người lao động, không có sự tham gia đóng góp của Nhà nước. Thứ ba, chế độ trợ cấp thôi việc thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi họ không còn công việc, không còn tham gia quan hệ lao động. Khi đã tham gia quan hệ lao động, người sử dụng lao động phải chấp hành những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng lao động. Việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc thể hiện trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động khi người lao động động đã cống hiến trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức… Đó là “phần thưởng” mà người sử dụng lao động dành cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động. Thứ tư, chế độ trợ cấp thôi việc nhằm trợ giúp một phần vật chất cho người lao động, hỗ trợ cho người lao động khi không còn tham gia quan hệ lao động. Khi người lao động không còn tham gia vào quan hệ lao động tức là thu nhập của họ đã không còn khi chưa tìm ra công việc mới. Vì thế để đảm bảo cho người lao động tìm được việc làm mới trong thời gian nghỉ việc phải có khoản tiền hỗ trợ giúp người lao động trang trải nhu cầu thiết yếu khi không còn tham gia quan hệ lao động. 10 [...]... quá trình thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động tại Thừa Thiên Huế Việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn một số tồn tại xuất phát từ phía người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan quản lý lao động và thống văn bản pháp luật Về phía người sử dụng lao động: Thứ... trợ cấp thôi việc Trên thực tế một số doanh nghiệp, người sử dụng lao động đã không thực hiện quy định của pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc Tại địa bàn tỉnh, nhiều đơn vị, doanh nghiệp thiết lập quan hệ lao động với người lao động, đến khi người lao động nghỉ việc thì không thực hiện chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động Thứ bảy, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với việc. .. rằng việc thực hiện pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc đã được chính quyền, người lao động và người sử dụng lao động quan tâm Việc nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động nói chung cũng như trợ cấp thôi việc nói riêng đã được quan tâm thích đáng Tuy nhiên, việc thực 32 hiện chế độ trợ cấp thôi việc cũng còn nhiều hạn chế khi công tác giám sát, thực hiện trợ cấp thôi việc còn bị xem nhẹ, người lao. .. lao động nắm bắt về quy định trợ cấp thôi việc còn mơ hồ Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng tại địa phương, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có những tính toán có khoa học và phù hợp với quy định của Nhà nước về trợ cấp thôi việc để đảm bảo quyền lợi người lao động, người sử dụng lao động và hài hòa quan hệ quản lý của Nhà nước 2.2.2 Kết quả đạt được khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh. .. phần cơ khí XKLĐ Huế Tổng số lao động 300 146 213 300 152 64 Số lao động nghỉ việc 90 30 89 50 125 6 Bảng thống kê tổng số lao động và lao động nghỉ việc tại 6 doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 Theo đó, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc trong các đơn vị thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc là: 29 - Tổng số nghỉ việc theo chế độ trợ cấp thống kê chưa... ý đến mức trợ cấp và điều kiện hưởng trợ cấp lao động khi người lao động chấm dứt quan hệ lao động: + Mức trợ cấp cho người lao động quy định theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung 2012, khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi... năm làm việc là ½ tháng lương + Bộ luật lao động đã quy định điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc đối với người lao động làm công ăn lương Theo đó, người lao động khi thôi việc được hưởng trợ cấp thôi việc phải ký kết với người sử dụng lao động loại hợp đồng lao động thuộc loại hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng và cho đến khi chấm dứt hợp đồng phải làm việc cho người sử dụng lao động từ...Thứ năm, chế độ trợ cấp thôi việc bao gồm tổng hợp quyền và nghĩa vụ của người lao động tham gia vào quan hệ lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thôi việc Theo Bộ luật lao động năm 2012 và các văn bản liên quan thì khi thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động, bất cứ người lao động nào cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình Vì vậy, ở... tỉnh Thừa Thiên Huế Quá trình áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: Thứ nhất, người sử dụng lao động đã thực hiện những quy định của pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc nên đã tiến hành áp dụng chi trả cho người lao động có hệ thống và đầy đủ Một số doanh nghiệp lớn có đóng góp nhiều thành tích như công ty bia Huế, công... của đại đa số người lao động này là tìm được một công việc ổn định và có chính sách hỗ trợ phù hợp dành cho người lao động Báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều cung cấp rất ít thông tin về người lao động cho cơ quan quản lý, đặc biệt là liên đoàn lao động tỉnh Để khảo sát thực tế, Liên đoàn lao động tỉnh phải trực . chế độ trợ cấp thôi việc và pháp luật về trợ cấp thôi việc cho người lao động 5 Chương 2 Thực tiễn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Một số giải pháp góp phần. độ trợ cấp thôi việc ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động Với những lý do trên, tôi chọn đề tài “Chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế . nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC VÀ PHÁP LUẬT VỀ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 1.1 Cơ sở

Ngày đăng: 21/12/2014, 12:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam , Bộ luật lao động 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật lao động
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp Việt Nam năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp Việt Nam năm 2013
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
11. Đinh Thị Chiến, Bàn về trợ cấp thôi việc trong luật lao động Việt Nam, ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về trợ cấp thôi việc trong luật lao động Việt Nam
14. Đào Mộng Điệp, Tập bài giảng luật lao động, Khoa Luật, Đại học Huế 15. Đào Bích Hiên (2000), Trợ cấp thôi việc theo luật lao động Việt Nam,NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng luật lao động", Khoa Luật, Đại học Huế15. Đào Bích Hiên (2000), "Trợ cấp thôi việc theo luật lao động Việt Nam
Tác giả: Đào Mộng Điệp, Tập bài giảng luật lao động, Khoa Luật, Đại học Huế 15. Đào Bích Hiên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2000
13. Nam Dương (2008), Bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến trợ cấp thôi việc, Báo Người lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến trợ cấp thôi việc
Tác giả: Nam Dương
Năm: 2008
3. Nghị định 44/ CP Ngày 09 tháng 05 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động Khác
4. Nghị định 46/2010/NĐ-CP Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức ngày 27 tháng 4 năm 2010 Khác
5. Nghị định 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ quy định xửu phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động Khác
7. Thông tư 39/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Điều 12 của Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về việc làm Khác
8. Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 của Bộ lao động thương binh và xã hội Khác
9. Thông tư 88-TTg-CN-1964 quy định trợ cấp thôi việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành Khác
10. Giáo trình luật lao động, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Khác
12. Liên đoàn lao động Tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2012 Khác
13. Sở Lao động thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết công tác thực hiện trợ cấp thôi việc cho người lao động 2012 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w