Thực trạng chung

Một phần của tài liệu trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

6. Kết cấu đề tài

2.2.1 Thực trạng chung

Theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung xây dựng 6 Khu công nghiệp với diện tích 2.168,76ha bao gồm: Khu công nghiệp Phú Bài: 818,76 ha, Khu công nghiệp Phong Điền: 400 ha, Khu công nghiệp Tứ Hạ: 250 ha, Khu công nghiệp La Sơn: 300 ha, Khu công nghiệp Phú Đa: 250 ha, Khu công nghiệp Quảng Vinh: 150 ha. Với việc định hướng phát triển những trung tâm Khu công nghiệp này, Thừa Thiên Huế đang chú trọng công tác tạo công ăn việc làm mới cho người lao động, đặc biệt đông đảo lao động vùng nông thôn đang chuyển đổi việc làm từ nông nghiệp sang làm ở lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…

Mặc dù kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phục hồi và phát triển đáng ghi nhận nhưng tình trạng lao động nghỉ việc ở một số doanh nghiệp ở địa bàn vẫn cao như Công ty cổ phần Cơ khí ôtô Thống Nhất 90/300 lao động, Công ty cổ phần cảng Thuận An: 30/146 lao động, Công ty cổ phần Frit Huế: 89/213 lao động, Công ty Cosevco7: 50/300 lao động, Công ty Cổ phần Silica: 125/152 lao động, Công ty Cổ phần Cơ khí XK Lao động Huế: 6/64 lao động phải nghỉ việc...

ĐVT: người

STT Công ty Tổng số

lao động

Số lao động nghỉ việc

1 Công ty cổ phần cơ khí ô tô Thống Nhất 300 90

2 Công ty cổ phần cảng Thuận An 146 30

3 Công ty cổ phẩn Frit Huế 213 89

4 Công ty Coseco 7 300 50

5 Công ty cổ phần Silica 152 125

6 Công ty cổ phần cơ khí XKLĐ Huế 64 6

Bảng thống kê tổng số lao động và lao động nghỉ việc tại 6 doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế

Nguồn: Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

Theo đó, tổng số lao động của tỉnh đang làm việc trong các đơn vị thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc là:

- Tổng số nghỉ việc theo chế độ trợ cấp thống kê chưa đầy đủ năm 2010 là 2.957 người, trong đó nam là 1.200 người, nữ là 1.757 người.

- Số tiền trợ cấp là 21,312 tỷ đồng.

- Số tiền bình quân cho một lao động hưởng chế độ trợ cấp thôi việc là trên 7,2 triệu đồng.

Về tình trạng việc làm, trong số những người lao động nghỉ việc có khoảng trên 50% lao động đã có việc làm mới. Người lao động nhanh chóng có việc làm sau khi nghỉ việc thường tập trung ở thành phố Huế, huyện Hương Thủy, huyện Hương Trà… gần các khu công nghiệp, xưởng sản xuất.

Về hình thức, các việc làm mới mà người lao động đã thôi việc xin làm lại chủ yếu ở các công ty thu hút nhiều lao động như các khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy như nhà máy xi măng Long Thọ, nhà máy dệt Thủy Dương, nhà máy tinh bộ sắn Thừa Thiên Huế, nhà máy bia Huế… và các hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ cần nhiều nhân công. Trong số những người chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động năm 2012 không ít người đã trở thành cá nhân kinh doanh độc lập, thu hút thêm nguồn lao động vào làm việc.

Qua công tác điều tra xã hội học, nguyện vọng của những người có việc làm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn có một chính sách ưu đãi về việc làm như vay vốn lãi suất thấp, giảm thuế đất, thuế nhà. Với những người chưa có việc làm sau khi chấm dứt quan hệ lao động gặp khó khăn do nhu yếu phẩm tăng cao trong khi đó tiền trợ cấp nhận được không đủ sinh hoạt. Nguyện vọng lớn nhất của đại đa số người lao động này là tìm được một công việc ổn định và có chính sách hỗ trợ phù hợp dành cho người lao động.

Báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện nay các doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đều cung cấp rất ít thông tin về người lao động cho cơ quan quản lý, đặc biệt là liên đoàn lao động tỉnh. Để khảo sát thực tế, Liên đoàn lao động tỉnh phải trực tiếp về tìm hiểu thông tin tại doanh nghiệp, lúc đó doanh nghiệp mới “hợp tác”.

Từ khi chấm dứt quan hệ lao động, hầu hết đời sống của người lao động đều gặp khó khăn, khi không có thu nhập cộng với giá cả sinh hoạt ngày càng tăng cao, mức trợ cấp thôi việc không đủ trang trải chi phí.

Để có một kết quả khách quan về ý kiến người lao động đang thực hiện quan hệ lao động ở Thừa Thiên Huế nhận xét về trợ cấp thôi việc cũng như việc áp dụng quy định này vào thực tiễn tại địa phương, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học đối với 160 công nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của trợ cấp thôi việc. Việc khảo sát được tiến hành vào tháng 3 – 4/2014 với 21 câu hỏi dưới hình thức trắc nghiệm. Mặc dù phạm vi điều tra hẹp nhưng các phiếu ý kiến trả lời đã phần nào phản ánh được quy mô và mức độ của vấn đề, đồng thời bổ sung thêm các ví dụ minh họa thực tiễn làm rõ hơn các vấn đề phát hiện trong bước phỏng vấn trực tiếp. Những phát hiện trong cuộc điều tra có thể chưa đề xuất được những sửa đổi cụ thể trong quy định trợ cấp thôi việc nhưng đã ghi lại một cách trung thực và khách quan ý kiến của người lao động qua thực tiễn áp dụng trợ cấp thôi việc.

Với ý nghĩa đó, bản khảo sát này mong muốn sẽ giúp các nhà làm luật có thêm thông tin hữu ích để đề xuất những sửa đổi cụ thể sát thực phù hợp đối với người lao động trong quá trình thực hiện trợ cấp thôi việc.

Qua 160 phiếu điều tra, đa số người lao động trên địa bàn Thừa Thiên Huế có biết và đã từng tìm hiểu qua chế độ trợ cấp thôi việc. Cụ thể khi được hỏi số lao động được khảo sát có 110/160 (chiếm 68%) người biết đến chế độ trợ cấp thôi việc. Thực tế cho thấy, khi hỏi trực tiếp, người lao động nhiệt tình tiến hành điền vào ô trống phiếu điều tra, tuy nhiên về phía người sử dụng lao động lại từ chối khi tác giả muốn khảo sát tập thể tại doanh nghiệp vì sợ người lao động hiểu sai quy định gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất. Điều này phần nào nói lên việc tuyên truyền phổ biến quy định về chế độ trợ cấp thôi việc của Nhà nước vẫn bị người sử dụng lao động xem nhẹ.

Đa số người lao động trên địa bàn qua thực tế khảo sát đều nhận định trợ cấp thôi việc có lợi cho người lao động, tuy nhiên, có 74/160 (chiếm 46,25%)

lao động không biết ai chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động. Còn về điều kiện hưởng, mức hưởng người lao động nắm bắt cũng rất mơ hồ.

Đặc biệt, kết quả thống kê cũng cho thấy, khi được hỏi về chính sách thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc ở tỉnh Thừa Thiên Huế có 13 phiếu trả lời “Tốt” (chiếm 8%), 120 phiếu chọn phương án “Bình thường” (chiếm 75%), còn lại (17%) chưa thực hiện. Như vậy, điều này thể hiện việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc phần nào chưa được quan tâm đúng mức tại địa phương.

Nguồn: Khảo sát thực tế năm 2014

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện trợ cấp thôi việc ở các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động còn nhiều ý kiến trái chiều xung quanh nhận định của người lao động với 33 ý kiến cho rằng “Thường xuyên kiểm tra, giám sát” (chiếm 20,6 %), 41 ý kiến người lao động cho rằng “Không thấy” (chiếm 25,5%), 56 ý kiến cho rằng “Rất ít” (chiếm 35%) và còn lại “Không quan tâm” (chiếm 18,8%). Như vậy. kết quả ý kiến cao nhất cho rằng việc giám sát, quản lý lao động về trợ cấp thôi việc được thực hiện rất ít… khiến cho quyền lợi của người lao động nhiều khi bị ảnh hưởng.

Qua những kết quả tổng kết và số liệu của cơ quan quản lý, số liệu điều tra thực tiễn, có thể nhận thấy rằng việc thực hiện pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc đã được chính quyền, người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Việc nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động nói chung cũng như trợ cấp thôi việc nói riêng đã được quan tâm thích đáng. Tuy nhiên, việc thực

hiện chế độ trợ cấp thôi việc cũng còn nhiều hạn chế khi công tác giám sát, thực hiện trợ cấp thôi việc còn bị xem nhẹ, người lao động nắm bắt về quy định trợ cấp thôi việc còn mơ hồ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả thực hiện và

Một phần của tài liệu trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w