Về giải pháp hoàn thiện pháp luật

Một phần của tài liệu trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 50)

6. Kết cấu đề tài

3.1Về giải pháp hoàn thiện pháp luật

Thứ nhất, để đảm bảo sự công bằng và đảm bảo quyền lợi cho người lao

động thì pháp luật nên quy định trong mọi trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (kể cả đúng pháp luật và trái pháp luật) đều được hưởng trợ cấp thôi việc.

Việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật chỉ nên xử lý ở điều khoản bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Nếu bên nào đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải bồi thường một khoản tiền nhất định cho phía bên kia (tùy thuộc vào mức độ lỗi), còn nếu chỉ vi phạm thời hạn báo trước thì chỉ phải bồi thường do vi phạm nghĩa vụ báo trước.

Thứ hai, nên tiếp tục duy trì quy định song song hai chế độ trợ cấp thôi

việc và trợ cấp thất nghiệp. Vì trợ cấp thôi việc là khoản tiền doanh nghiệp trả cho người lao động khi họ rời khỏi doanh nghiệp, là phần chia lợi nhuận khi người lao động không làm việc nữa, khoản trợ cấp này phụ thuộc vào thâm niên công tác của người lao động nên không ảnh hưởng gì đến trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp. Sở dĩ duy trì ý kiến nên duy trì chế độ trợ cấp thôi việc vì những lý do sau:

Về ý nghĩa, mặc dù hai chế độ này đều có chung ý nghĩa là giúp người

lao động có một khoản tiền để trang trải cuộc sống trong thời gian đi tìm việc mới. Nhưng bên cạnh ý nghĩa đó, chế độ trợ cấp thôi việc còn có ý nghĩa là

khoản tiền “thưởng” cho người lao động sau một thời gian đã đóng góp công sức cho người sử dụng lao động.

Về điều kiện hưởng, đối với trợ cấp thôi việc, hầu hết các trường hợp

người lao động đã làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động đều được hưởng (trừ một số trường hợp như đã nói ở trên).

Còn đối với trợ cấp thất nghiệp, Theo Luật bảo hiểm xã hội thì những trường hợp sau đây mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp: Đã đóng phí bảo hiểm xã hội đủ 12 tháng trở lên; đã chấm dứt hợp đồng lao động 30 ngày trở lên chưa tìm được việc làm và không có nguồn thu nhập khác; đã có đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và đối với những trường hợp sau đây thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp: Tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng; đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; bị sa thải theo quy định của pháp luật lao động; đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng; từ chối nhận việc làm. Ngoài ra người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp: Từ chối nhận việc làm khi được giới thiệu công việc phù hợp với chuyên môn nghề nghiệp được đào tạo hoặc cùng công việc đã làm trước khi thất nghiệp; hoặc từ chối học nghề khi cơ quan thực hiện bảo hiểm thất nghiệp giới thiệu đi đào tạo; hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; có việc làm mới; trong thời gian bị kết án tù giam. Việc quy định điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như vậy là phù hợp, vì mục đích của trợ cấp thất nghiệp là chỉ nhằm trang trải cuộc sống cho người lao động khi không còn khoản thu nhập nào khác, còn đối với những người bị mất việc làm do lỗi của họ thì không được coi là người thất nghiệp để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do vậy, phạm vi và điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hẹp hơn rất nhiều so với trợ cấp thôi việc:

+ Chỉ được nhận trợ cấp thất nghiệp khi không có nguồn thu nhập nào khác.

+ Nếu trong thời gian 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động đã tìm được công việc mới thì họ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

+ Trong trường hợp người lao động tìm được việc làm sớm thì khoản tiền họ nhận được từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là rất ít (vì trợ cấp thất nghiệp được hưởng theo từng tháng chứ không phải được nhận một lần như trợ cấp thôi việc).

+ Trong trường hợp người lao động muốn đợi một công việc có mức lương cao hoặc phù hợp hơn so với công việc cũ mà từ chối nhận việc làm do tổ chức giới thiệu việc làm giới thiệu thì sẽ bị chấm dứt việc nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy nhiều trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động cũ là để chuyển sang chỗ làm việc mới có mức lương cao hơn hoặc điều kiện làm việc tốt hơn (chỗ làm việc này có thể họ đã tìm được khi còn đang làm việc cho người sử dụng lao động cũ), thì những trường hợp này chắc chắn họ sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp.

Trong khi đó đối với chế độ trợ cấp thôi việc, các trường hợp trên (nếu không rơi vào các trường hợp không được hưởng trợ cấp thôi việc) thì đều được hưởng đầy đủ khoản trợ cấp thôi việc.

Về nguồn chi trả, đối với trợ cấp thôi việc, người sử dụng lao động phải trả và được hạch toán vào giá thành và chi phí lưu thông.

Đối với trợ cấp thất nghiệp, do quỹ bảo hiểm chi trả trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động.

Như vậy đây là hai nguồn khác nhau. Trợ cấp thôi việc chỉ do một mình người sử dụng phải trả cho nên họ sẽ phải cân nhắc khi cho người lao động thôi việc; còn đối với trợ cấp thất nghiệp, cũng như các chế độ bảo hiểm xã hội khác, nguồn chi trả được lấy từ quỹ chung do những người lao động và những người sử dụng lao động trong toàn xã hội đóng góp. Nghĩa vụ đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là bắt buộc. Và nghĩa vụ chi trả trợ cấp thất nghiệp là của cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp chứ

không phải của người sử dụng lao động. Cho nên nếu chúng ta bỏ chế độ trợ cấp thôi việc khi có trợ cấp thất nghiệp thì sẽ không gắn được trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động. Vì khi chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động sẽ không phải trả trợ cấp thôi việc nữa. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với người lao động thì cũng chỉ phải bồi thường theo quy định của pháp luật (hai tháng tiền lương và tiền lương trong thời gian không báo trước nếu vi phạm thời gian báo trước), và khoản bồi thường này đối với người sử dụng lao động là không lớn.

Vì thế, nếu bỏ chế độ trợ cấp thôi việc khi có chế độ bảo hiểm thất nghiệp thì đây là một bước thụt lùi của pháp luật lao động trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, không đảm bảo được quyền lợi của người lao động trong quan hệ lao động – bên yếu thế hơn trong quan hệ lao động – trong điều kiện của thị trường lao động cung luôn lớn hơn cầu hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, Nhà nước nên duy trì chế độ trợ cấp thôi việc khi có chế độ trợ cấp thất nghiệp. Pháp luật lao động nhiều nước trên thế giới vẫn tồn tại song song hai chế độ này vì ý nghĩa của chế độ trợ cấp thất nghiệp cũng là một phần ý nghĩa của trợ cấp thôi việc là nhằm bảo đảm cuộc sống thiết yếu cho người lao động trong thời gian tìm việc mới. Do vậy chúng ta cần phải cân nhắc lại mức hưởng trợ cấp thôi việc và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo quyền lợi và khả năng của người sử dụng lao động.

Thứ ba, nhà nước cần xây dựng và ban hành những quy định mới về trợ

cấp thôi việc. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động được hưởng trợ cấp thôi việc phù hợp với tình hình thực tiễn, nhà nước phải tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá những thay đổi trong chính sách việc làm và nguyện vọng của người lao động để ban hành những văn bản phù hợp với điều kiện hiện tại.

Đồng thời, nhà nước cũng quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý để cơ quan chức năng có thể kiểm tra, giám sát tình hình thực

hiện trợ cấp thôi việc ở địa phương tốt hơn, giúp cho công tác quản lý được hiệu quả.

Thứ tư, nhà nước phải hoàn thiện những chính sách, những quy định liên quan đến chế độ trợ cấp thôi việc. Hiện nay, pháp luật lao động đang có những bước hoàn thiện khi nước ta bước vào thời kỳ phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chế độ trợ cấp thôi việc có liên quan chặt chẽ đến nhiều chính sách xã hội khác.

Vì vậy, để chế độ trợ cấp thôi việc phát huy được hiệu quả, thực hiện đúng mục tiêu của mình thì bên cạnh việc hoàn thiện những quy định về chế độ trợ cấp thôi việc, chúng ta cũng cần hoàn thiện những chính sách liên quan mà trước tiên là chính sách về việc làm, chính sách dịch vụ việc làm, chính sách đào tạo, đào tạo lại cần được Nhà nước xây dựng một cách phù hợp với điều kiện của đất nước.

Bên cạnh đó cũng phải đảm bảo sự hài hòa giữa quy định về trợ cấp thôi việc với những loại trợ cấp có liên quan cũng như bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 187 Bộ luật lao động 2012 nên quy định cho hưởng chế độ trợ cấp thôi việc. Vì nguồn chi trả và ý nghĩa của hai chế độ này là khác nhau. Chế độ hưu trí hàng tháng do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả trên cơ sở đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, vì vậy người lao động phải đương nhiên được hưởng chế độ này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn nguồn chi trả trợ cấp thôi việc là được hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông, là chi phí do người sử dụng lao động, nhà nước và người tiêu dùng gián tiếp phải chịu. Mặt khác, ý nghĩa của khoản trợ cấp thôi việc không chỉ là khoản tiền giúp người lao động trang trải cuộc sống trong thời gian tìm việc mới, mà còn có ý nghĩa như là một khoản tiền thưởng cho người lao động sau một thời gian đã đóng góp công sức cho người sử dụng lao động.

Thứ năm, để giảm bớt gánh nặng về nguồn kinh phí chi trả cho người lao

của doanh nghiệp, Nhà nước nên có những hỗ trợ thiết thực giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn như cho vay vốn với lãi suât thấp, hỗ trợ về thuế nhà, thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp…

Thứ sáu, Nhà nước cần quy định mỗi doanh nghiệp phải có một nguồn quỹ

dự trữ dành riêng cho những người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động. Vì theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì trách nhiệm chi trả chế độ trợ cấp thôi việc thuộc về người sử dụng lao động. Vì vậy, tránh hiện tượng người lao động bị “xù” chế độ khi thôi việc, nên có những biện pháp thiết thực để bảo vệ quyền lợi cho người lao động sau khi chấm dứt quan hệ lao động. Việc này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động cũng như cơ quan quản lý khi thực hiện theo pháp luật lao động Việt Nam.

Thứ bảy, Nhà nước cần tăng mức phạt khi người sử dụng lao động vi

phạm về thực hiện trợ cấp thôi việc. Theo quy định hiện tại, với mức phạt từ 300.000 đến 3.000.000 đồng quy định tại điểm a,b,c khoản 1 điều 7 Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/05/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm luật lao động… chưa có hiệu quả lớn để răn đe, buộc người sử dụng lao động phải chấp hành quy định của Nhà nước về trợ cấp thôi việc. Vì vậy, tăng mức phạt để đảm bảo trợ cấp thôi việc được người sử dụng lao động chấp hành là một yêu cầu cấp thiết trong quá trình áp dụng quy định này vào thực tiễn.

Một phần của tài liệu trợ cấp thôi việc cho người lao động và thực tiễn áp dụng tại tỉnh thừa thiên huế (Trang 45 - 50)