6. Kết cấu đề tài
2.2.4 Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật lao động trợ
pháp luật lao động trợ cấp thôi việc ở tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong quá trình thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc ở Thừa Thiên Huế đã bộc lộ những hạn chế gây ảnh hưởng đến công tác thực hiện pháp luật lao động nói chung và trợ cấp thôi việc nói riêng. Những hạn chế đó xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do người lao động, người sử dụng lao động chưa tìm hiểu nắm
bắt kịp thời các quy định của pháp luật về trợ cấp thôi việc. Trong quá trình thực hiện chế độ này, giữa người sử dụng lao động và người lao động chưa có sự phối hợp theo tinh thần hợp tác nên khi xảy ra tranh chấp chưa tìm được tiếng nói chung.
Thứ hai, quy mô tài chính của doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế còn hạn
chế nên nhiều lao động có xu hướng vào các tỉnh phía Nam như Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…làm việc để có chế độ lương, thưởng cao hơn kéo theo đó người lao động ồ ạt nghỉ việc làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn về nhân công tiền, thiếu kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc.
Thứ ba, người lao động chưa được trang bị kiến thức về pháp luật lao
động nên quá trình thực hiện quan hệ lao động còn mơ hồ về quyền và nghĩa vụ của mình. Trong quá trình người lao động thực hiện quyền của mình bị “quên” hoặc thực hiện chưa đúng luật.
Thứ tư, các nguyên nhân khác tác tác động đến như điều kiện làm việc,
thu nhập, vai trò của người lao động trong doanh nghiệp, công đoàn, tổ chức xã hội chưa có sự tương tác tích cực khi thực hiện quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Cơ quan quản lý lao động trên địa bàn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên quá trình thực hiện chức năng giám sát công tác thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc chưa đúng mức.
Thứ năm, hình thức thông tin về chế độ trợ cấp thôi việc chưa được đa
dạng hóa như thông qua truyền thông, truyền hình, báo chí, pa nô áp phích hầu như chưa có biến chuyển tích cực. Phương thức tuyên truyền thông tin về trợ cấp thôi việc còn sơ sài, thiếu tính chuyên nghiệp.
Thứ sáu, một số doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tuy nhiên ký hợp
đồng với người lao động lại đưa ra nội quy không thực tế, nội quy lao động đó không báo cáo với sở Lao động Thương binh Xã hội nên khi không muốn sử dụng lao động nữa thì chấm dứt ngang hợp đồng với nhiều lý do vô lý. Điều này, được nhiều người lao động thắc mắc vì khi đã bị cho nghỉ việc một số người còn bị trừ lương vì vi phạm quy chế… điều mà doanh nghiệp tự đặt ra thiếu căn cứ và không báo cáo với cơ quan quản lý lao động trên địa bàn nên gây bất bình đối với người lao động
Thứ bảy, khi tham gia quan hệ lao động, người sử dụng lao động và
người lao động ký kết hợp động nêu rõ vị trí, điều kiện cũng như quyền lợi của người lao động khi tham gia công việc. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp ở Thừa Thiên Huế đã quản lý lao động sai nguyên tắc với những gì ký kết trong hợp đồng như chuyển công nhân sang làm các bộ phận ở lĩnh vực khác, làm tăng ca, thêm giờ nhưng không được hưởng quyền lợi đúng như quy định của
Bộ luật lao động quy định. Vì vậy, do điều kiện làm việc không an toàn nên nhiều công nhân đã nghỉ việc, vịn vào cớ này người sử dụng lao động từ chối chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Thứ tám, các tổ chức xã hội trên địa bàn toàn tỉnh còn thiếu sự quan tâm
khi quyền lợi người lao động bị ảnh hưởng, công đoàn thơ ơ với chức năng bảo vệ người lao động mà pháp luật đặt ra, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh hầu như làm ngơ trước việc quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng, tước đoạt.
Thứ chín, hiện nay do kinh tế đất nước ngày càng biến động nên điều
kiện phát triển của doanh nghiệp ngày càng khó khăn trong thời kỳ lạm phát khó kiểm soát. Không những thế, doanh nghiệp mở rộng kinh doanh e ngại về vốn và thị trường tiêu thụ. Vì vậy nhiều người sử dụng lao động không đủ ngân sách chi trả nguồn tiền trợ cấp thôi việc khi chấm dứt quan hệ lao động.
Như vậy, những nguyên nhân trên phần nào đã làm rõ được những hạn chế của việc thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc. Tuy mỗi thời kỳ khác nhau có tính chất lao động và việc làm khác nhau nhưng cần có hướng giải pháp phù hợp tăng cường hiệu quả khi thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc.
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Từ những vướng mắc hạn chế, tác giả xin đưa ra những giải pháp mang tính tổng thể để góp phần hoàn thiện hơn những quy định về trợ cấp thôi việc, mang lại niềm tin cho người lao động cũng như người sử dụng lao động khi tham gia quan hệ việc làm.