6. Kết cấu đề tài
1.2.4 Nguồn kinh phí trả trợ cấp thôi việc
Khi thực hiện pháp luật lao động về trợ cấp thôi việc, Nhà nước ta cũng đã quy định rõ người sử dụng lao động phải lấy nguồn tài chính của doanh nghiệp chi trả cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động. Tức sau khi người lao động đã cống hiến cho người sử dụng lao động thì kinh phí đó buộc người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm chi trả. Điều này thể hiện trách
nhiệm của doanh nghiệp khi cùng Nhà nước thực hiện giảm bớt gánh nặng đối với xã hội trong vấn đề việc làm và đào tạo nghề cho lao động.
Đối với doanh nghiệp, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông1.
Đối với cơ quan hành chính, sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động, nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc do ngân sách nhà nước cấp trong chi thường xuyên của cơ quan.
Trong các cơ quan nhà nước thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc đối với công chức do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên đã được cơ quan có thẩm quyền giao hàng năm.
Trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước: đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị, bao gồm chi phí hoạt động được cơ quan có thẩm quyền giao và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
Đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị. thì nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc lấy trong chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị.
Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thì cơ quan, tổ chức, đơn vị đó tự chi trả trợ cấp thôi việc.
Trường hợp người lao động trước khi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanh nghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật. Các đơn vị sử dụng lao động trước đây
có trách nhiệm chuyển trả cho doanh nghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sách nhà nước sẽ hoàn trả.
Với việc quy định về kinh phí thực hiện chế độ trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chấm dứt quan hệ lao động thuộc ngân sách của người sử dụng lao động, điều này thể hiện được sự độc lập trong việc thực hiện nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên việc để doanh nghiệp phải tự mình thực hiện việc chi trả chế độ trợ cấp thôi việc cũng có những vướng mắc cần khắc phục. Theo đó, một số doanh nghiệp, tổ chức… đủ điều kiện về tài chính để chi trả chế độ trợ cấp thôi việc nhưng một số doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức do làm ăn thua lỗ, vốn ít nên quá trình thực hiện còn bỏ ngõ hoặc chưa thực hiện gây thiệt thòi cho người lao động. Vì vậy Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện hơn về quy định này để quyền lợi người lao động được đảm bảo khi chấm dứt quan hệ lao động, vừa tác động khiến người sử dụng lao động tự giác thực hiện nghiêm túc những quy định này.
CHƯƠNG 2
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP THÔI VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ