1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu tình hình thiếu máu, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ở các sản phụ sau sinh thường

60 1,5K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 780,5 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC PHẠM MINH TRÍ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THIẾU MÁU, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Sản phụ khoa HUẾ, 2013 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3 1.1. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÁU 3 1.2. ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU 6 1.4. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 8 1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾU MÁU 15 1.6. LÂM SÀNG THIẾU MÁU MẠN TÍNH 16 1.7. VẤN ĐỀ DỰ PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU 17 1.8. TÌNH HÌNH THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ SINH ĐẺ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 21 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ 30 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU 30 3.2. TỶ LỆ THIẾU MÁU, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 32 3.3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ THIẾU MÁU Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 35 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 41 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 41 4.2. TỶ LỆ THIẾU MÁU, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 42 4.3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ THIẾU MÁU Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 54 ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu máu là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu, ảnh hưởng tới cả những nước phát triển và những nước đang phát triển. Thiếu máu gây ra những hậu quả lớn cho sức khỏe nhân loại cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội gắn liền với việc tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới năm 2008, hiện có đến 1/3 dân số trên thế giới bị thiếu máu, tập trung nhiều nhất ở phụ nữ mang thai (với 40- 45% phụ nữ mang thai trên thế giới bị thiếu máu, phần lớn là ở các nước đang phát triển). Tổ chức y tế thế giới cũng ước tính chung theo khu vực và kết quả cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và phụ nữ không mang thai cao nhất ở Châu Phi (52,8–61,3%), trong khi đó nếu tính theo số lượng phụ nữ mang thai bị thiếu máu thì vùng Đông Nam Á là nơi có số lượng nhiều nhất với 18,1 triệu người (95% CI: 16,4–19,7) [59]. Năm 2001, Bodnar Lisa M. và cộng sự cho biết tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu máu là 27% [43]. Nghiên cứu của Renate L. và cộng sự (2010) tại châu Âu cho thấy có 22% bà mẹ có Hb < 10g/dl ở ngày thứ 2 sau sinh thường [50]. Còn theo Milman N. năm 2011 tại châu Âu, tỷ lệ phụ nữ thiếu máu sau sinh ngày đầu sau đẻ là 14% ở những sản phụ có bổ sung sắt, 24% ở những sản phụ không bổ sung sắt; các nước đang phát triển tỷ lệ thiếu máu sau sinh lên đến 50 – 80% [46]. Nghiên cứu của Phuong H. Nguyen (2006) tỷ lệ thiếu máu thai kỳ của Việt Nam là 52% [47]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Nga (2010), tỷ lệ thiếu máu trong thời kỳ mang thai là 25,3% [23]. Trinh L.T và Dibley M. (2007) nghiên cứu tại Đắc Lắc cho thấy 62% sản phụ sau sinh bị thiếu máu [53]. Điều này cho thấy ở Việt Nam tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ trước và trong khi mang thai ở tất cả các vùng còn ở mức trung bình và nặng theo phân loại ý nghĩa sức khỏe cộng đồng của WHO [59]. 1 Mặc dù vấn đề thiếu máu ảnh hưởng không nhỏ cả trong thời gian mang thai và thời gian sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam nói chung và Huế nói riêng, các nghiên cứu về tình trạng thiếu máu trước khi mang thai và trong khi mang thai đã được thực hiện khá nhiều nhưng tình hình thiếu máu sau sinh thì ít được đề cập đến. Xuất phát từ những vấn đề trên, đồng thời để góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thiếu máu, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ở các sản phụ sau sinh thường”, với các mục tiêu sau: 1.Tìm hiểu tỷ lệ thiếu máu, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các sản phụ thiếu máu sau sinh thường. 2.Khảo sát nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ở các sản phụ sau sinh thường. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MÁU 1.1.1. Cấu tạo của máu Máu là tổ chức lỏng lưu động trong hệ thống tuần hoàn, gồm hai thành phần chính: Thành phần lỏng gọi là huyết tương, là một loại dung dịch keo gồm nước, muối khoáng đã phân ly thành ion, glucid, protid, lipid, vitamin, hocmon, kháng thể và các yếu tố tham gia quá trình đông chảy máu; Thành phần đặc còn gọi là thành phần hữu hình bao gồm các huyết cầu như hồng cầu (HC), bạch cầu và tiểu cầu. Trong đó HC chiếm hơn 95% số lượng và khối lượng. Bình thường máu chiếm khoảng 7 – 9% trọng lượng cơ thể. Một người trưởng thành có khoảng 75ml máu/1kg trọng lượng cơ thể. Trong máu huyết tương chiếm 54% còn huyết cầu chiếm 46% thể tích. Như vậy với người bình thường 50kg có khoảng 4000ml máu trong đó huyết tương gần 2150ml [4], [27]. HC được sinh ra từ tủy xương, phát triển qua nhiều giai đoạn đến HC lưới và cuối cùng thành HC trưởng thành hoạt động ở máu ngoại vi. HC trưởng thành trong máu ngoại vi là một tế bào rất biệt hóa, có chức năng toàn vẹn nhất cơ thể. HC không có nhân, hình đĩa lõm hai mặt, đường kính 7µm, dày ở giữa 1µm, xung quanh 2,3µm. Những tế bào không nhân này rất mềm dẻo, có thể thay đổi kích thước để xuyên qua những mạch máu mà kích thước nhỏ bằng nửa HC. HC không có khả năng tái tạo những protid cấu trúc và chức năng cũng như không có khả năng sinh những hợp chất phosphat giàu năng lượng. HC trưởng thành có khả năng sống trong vòng 120 ngày rồi sau đó bị chết ở tổ chức liên võng nội mô (gan, lách, tủy xương) [4], [27]. Màng HC có cấu tạo giống màng các loại tế bào khác có bản chất là lipoprotein, trên màng HC có các kháng nguyên của nhóm máu. Bào tương chứa rất ít các bào quan, chủ yếu chứa Hemoglobin (Hb). Hb chiếm 34% trọng lượng tươi và >90% trọng lượng 3 khô của HC [27]. Hb là một protein mày (chrommoprotein) gồm 2 thành phần là Hem và globin. Hem có sắc tố màu đỏ được cấu tạo bởi 1 khung pofyryl, ở chính giữa có 1 nguyên tử Fe 2+ giống nhau ở tất cả các loài. Mỗi phân tử Hb có 4 hem. Globin là 1 protid có cấu trúc thay đổi theo loài, cấu trúc bởi chuỗi polypeptid, giống nhau từng đôi một và tạo nên dãy α, β và θ [4]. Hình 1.1. Cấu tạo hồng cầu Trong phân tử Hb, globin chiếm 94% và hem chiếm 6%, trong đó sắt chiếm 0,34%. Khi HC bị phân hủy, phần hem có sắt được giải phóng vào huyết tương được chất transferin vận chuyển đến tủy xương rồi được sử dụng lại. Một số dự trữ dưới dạng feritin phần còn lại biến thành biliverdin theo phân ra ngoài.Ở người Việt Nam bình thường số lượng HC và Hb trong máu ngoại vi như sau [4], [27]: HC: Nam 4,2 x 10 12 /L Nữ 3,8 x 10 12 /L HC lưới: 0,7 – 0,9% Hb: Nam 14,6g/dl Nữ 13,2g/dl Phụ nữ mang thai ≥ 11g/dl 4 Các chỉ số HC: - Thể tích trung bình HC (MCV): 85 - 95 fentolit (fl) - Lượng Hb trung bình HC (MCH): 28 – 33 pg - Nồng độ Hb trung bình HC (MCHC): 32 – 36 g/dl Các chỉ số này thay đổi khi có các biển hiện thiếu máu. Tùy theo sự thay đổi số lượng HC, lượng Hb và hematocrit dẫn tới việc thay đổi các chỉ số HC và là căn cứ để xếp loại hình thái học của thiếu máu. 1.1.2. Chức năng của máu [4] Chức năng hô hấp Máu vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và vận chuyển cacbonic từ các mô về phổi. Thực hiện được chức năng này là do Hb có khả năng kết hợp dễ dàng với O 2 theo phản ứng: Hb + O 2 →← HbO 2 (Oxyhemoglobin) Trong phân tử HbO 2 , oxy được gắn lỏng lẻo với ion Fe 2+ và không làm thay đổi hóa trị của Fe. Phản ứng trên đây là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng phụ thuộc vào phân áp oxy. Ở phổi phân áp oxy cao, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch phân ly ra Hb và O 2 cho tế vào sử dụng. Máu vận chuyển CO 2 : Hb có khả năng kết hợp CO 2 tham gia một phần vận chuyển CO 2 theo phản ứng: Hb + CO 2 →← HbCO 2 (Carbaminohemoglobin) Đây cũng là phản ứng thuận nghịch. Khoảng 20% CO 2 vận chuyển theo hình thức này, 80% còn lại do muối kiềm trong huyết tương đảm nhiệm. Chức năng dinh dưỡng Các chất dinh dưỡng được hấp thu từ ống tiêu hóa vào máu và được máu vận chuyển đến các mô cung cấp cho hoạt động của tế bào. Chức năng đào thải Máu nhận các chất cặn bã, các sản phẩm hoại tử mô và vận chuyển đến phổi, thận, da để bài tiết ra ngoài. 5 Chức năng bảo vệ Trong thành phần của máu có các tế bào bạch cầu, đại thực bào, các globin miễn dịch, đáp ứng viêm không đặc hiệu có khả năng giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và tạo đáp ứng miễn dịch. Các yếu tố tham gia quá trình đông máu cũng là một yếu tố bảo vệ chống lại hiện tượng chảy máu. Chức năng điều hòa cân bằng nội môi Máu điều hòa các chất điện giải trong cơ thể. Thông tin giữa các cơ quan và các mô, điều hòa hoạt động các cơ quan và chức phận trong cơ thể qua các enzym, nội tiết tố. Chức năng điều nhiệt Máu có khả năng tăng giảm nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng vì máu chức đựng nhiều nước. Nước bốc hơi lấy nhiều nhiệt làm giảm nhiệt cho cơ thể lúc chống nóng thông qua bài tiết mồ hôi. Nước chứa nhiều nhiệt để chuyển đến cơ quan lúc lạnh nên máu là chất chống lạnh tốt. 1.2. ĐỊNH NGHĨA THIẾU MÁU Theo định nghĩa của WHO, thiếu máu là khi giảm rõ rệt khối lượng hồng cầu và giảm tương ứng khả năng vân chuyển oxy của máu. Bình thường, khối lượng máu được duy trì ở mức độ gần như hằng định. Do đó thiếu máu là tình trạng giảm số lượng HC hay giảm Hb ngoại biên [58], [61]. Nói cách khác, thiếu máu là tình trạng không có đủ số lượng hồng cầu hoặc khi các hồng cầu này không đáp ứng đủ khả năng chuyên chở oxy theo nhu cầu sinh lý, và nhu cầu này sẽ khác nhau tùy theo tình trạng tuổi, giới, độ cao của nơi sống so với mực nước biển, tình trạng hút thuốc, tình trạng thai nghén. Cũng theo WHO, người ta phân mức độ thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ Hb trong máu. Giá trị HC chỉ giới hạn khu vực thiếu máu mà không đánh giá được mức độ thiếu máu (MĐTM). Ngưỡng Hb chẩn đoán thiếu máu theo WHO [4], [59], [61]: • Nam trưởng thành < 13g/dl • Nữ trưởng thành < 12g/dl • Phụ nữ mang thai < 11g/dl Bảng 1.1. Phân loại thiếu máu và mức độ thiếu máu ở phụ nữ mang thai theo WHO [61] 6 Chỉ số Giá trị Đánh giá kết quả HC x 10 12 /l ≥ 3,5 Bình thường < 3,5 Khu vực thiếu máu Hb g/dl ≥ 11 Không thiếu máu 10 - < 11 Thiếu máu nhẹ 7 - < 10 Thiếu máu trung bình < 7 Thiếu máu nặng 1.3. PHÂN LOẠI THIẾU MÁU Người ta dựa vào chỉ số HC để phân loại thiếu máu. 1.3.1. Thiếu máu nhược sắc – hồng cầu nhỏ Bình thường đường kính HC gần 7 µm, nếu < 7 µm là HC nhỏ, thường gặp trong thiếu máu thiếu sắt, thalasemia, thiếu máu trong các bệnh mạn tính. Trong loại thiếu máu này, các chỉ số HC đều thấp. Trong thiếu máu HC nhỏ, số lượng HC không giảm tương đương với tỷ lệ Hb và hematocrit. Trong thiếu máu nhược sắc, nồng độ sắt huyết tham giảm. Bình thường nồng độ sắt huyết thanh 13,2 – 22,3 µmol/l [27]. Thiếu máu HC nhỏ kèm theo sắt huyết thanh bình thường gặp trong ngộ độc INH, ethanol, rối loạn chuyển hóa vitamin B 6 . Thiếu máu HC nhỏ kèm thiếu sắt hay gặp trong các trường hợp mất máu rỉ rả kéo dài, rối loạn tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu sắt, đặc biệt thiếu máu dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu của thiếu máu nhược sắc. Tất cả các bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt thường là do mất sắt hay nhu cầu không đủ hơn là do rối loạn hấp thu sắt. Ở các nước đang phát triển, tình trạng nhiễm giun móc tương đương với thiếu máu dinh dưỡng [4]. 1.3.2. Thiếu máu hồng cầu to Với chỉ số MCV > 95 fl hay gặp trong thiếu máu do thiếu axit folic, vitamin B 12 và thiếu máu protid do dinh dưỡng. Globin trong Hb là 1 protid có cấu trúc thay đổi theo loài, globin quyết định tính đặc hiệu của Hb, chế độ ăn thiếu đạm sẽ dẫn đến thiếu globin [4]. Axit folic và vitamin B 12 cần thiết để cấu tạo các axit nucleic và do đó cần cho nhân tế bào. Sự tổng hợp ADN bình thường đòi hỏi vitamin B 12 và 7 axit folic, sự thiếu hụt một hoặc cả hai yếu tố này gây giảm quá trình trưởng thành nhân tế bào, do đó ức chế sự trưởng thành của tế bào [4]. 1.3.3. Thiếu máu bình sắc – hồng cầu bình thường Thiếu máu bình sắc – hồng cầu bình thường là nhóm thiếu máu mà kích thước và sự tổng hợp Hb không bị ảnh hưởng, thường gặp do [4]: - Mất máu cấp: Băng huyết sản khoa, chấn thương ngoại khoa, sau phẫu thuật. - Các bệnh tan máu: Tan máu bẩm sinh, tan máu mắc phải, sốt rét, hội chứng Banti. 1.4. NGUYÊN NHÂN THIẾU MÁU Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 1.4.1. Thiếu máu sinh lý trong thời kỳ mang thai Trong trạng thái không có thai, nước chiếm 72% trọng lượng cơ thể, trong số này 5% ở trong mạch máu, 70% ở trong nội bào và 25% ở dịch gian bào. Khi có thai, dịch nội bào không thay đổi song dịch nội mạch và dịch kẽ đều tăng. Thể tích huyết tương bắt đầu tăng lên khi bắt đầu mang thai, tăng rõ từ tuần lễ thứ 2, đạt tới mức cao nhất xung quanh tuần lễ thứ 32, duy trì cho tới gần đủ tháng rồi mới có tình trạng giảm nhẹ. Khi bắt đầu có thai, thể tích huyết tương từ 2150 ml sẽ tăng dần lên đến 3350 ml vào đầu tháng thứ 9, tức là tăng 1400 ml. Trong khi đó, thể tích huyết cầu chỉ tăng 300ml. Như vậy, thể tích huyết tương tăng nhiều hơn thể tích huyết cầu. Điều đó giải thích hiện tượng máu bị pha loãng, giảm độ quánh, tỷ lệ Hb giảm độ 2 – 3g/dl. Do giảm gần 200ml của thể tích HC trong 2 tháng đầu thai nghén, đó là sự thiếu máu thật sự, mặc dù sự giảm thể tích HC này chưa giải thích được, dần dần nó được điều chỉnh lại và thể tích HC tăng dần. Cuối cùng cả hai hiện tượng: tăng thể tích huyết tương và giảm thể tích HC trộn lẫn để dẫn tới sự giảm nhẹ thể tích máu toàn bộ tỏng hai tháng đầu thai nghén. Trong 2 quý cuối của thai kỳ có sự tăng thể tích máu toàn bộ với sự pha loãng HC, sự thiếu máu này là tương đối. Một số tác giả gọi là hiện tượng thiếu máu giả hay thiếu máu sinh lý. Sự thiếu máu này không cần phải điều trị, sẽ phục hồi nhanh chóng sau sinh, nếu không có sự mất máu trong và sau 8 [...]... 62% phụ nữ mang thai bị thiếu máu [28] Các nghiên cứu về tình hình thiếu máu sau sinh ở Việt Nam hiện nay chưa nhiều Tuy nhiên có thể cho rằng tỷ lệ thiếu máu sau sinh cao hơn hoặc gần như tương đương với tỷ lệ thiếu máu trước sinh bởi nhiều nguy n nhân và yếu tố nguy cơ trong cuộc đẻ Theo Trần Thị Lợi và CS (2010), tỷ lệ băng huyết sau sinh ở Bệnh viện Từ Dũ là 0,6%, đây là một trong những nguy n nhân. .. đẻ và khoảng cách giữa các lần đẻ Với các sản phụ thiếu máu, tình trạng máu trở về bình thường phải sau 1 năm với chế độ ăn bổ sung đầy đủ Việc đẻ nhiều, đẻ dày ảnh hưởng trực tiếp lên sự thiếu máu Theo Phuong H Nguyen (2006), có trên 3 con và con sinh lần trước ≤ 24 tháng những yếu tố nguy cơ cao của thiếu máu ở sản phụ [47] Nghiên cứu của Lazovic N về tầm quan trọng của khoảng cách giữa các lần sinh. .. 43.7% sản phụ thiếu máu sau sinh thường có MCH < 28pg Bảng 3.8 Phân bố theo MCHC ở sản phụ thiếu máu sau sinh thường (N = 103) MCHC (g/dl) < 32 ≥ 32 Tổng Số lượng (n) 46 57 103 Tỷ lệ (%) 44.7 55.3 100 44.7% sản phụ thiếu máu sau sinh có MCHC < 32 g/dL 3.2.5 Nồng độ sắt huyết thanh Biểu đồ 3.4 Phân bố theo nồng độ sắt huyết thanh ở sản phụ thiếu máu sau sinh thường 76.7% sản phụ thiếu máu sau sinh có... hộ nghèo chiếm tỷ lệ không đáng kể 31 3.2 TỶ LỆ THIẾU MÁU, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 3.2.1 Tỷ lệ thiếu máu sau sinh thường Biểu đồ 3.3 Phân bố tỷ lệ thiếu máu sau sinh thường Tỷ lệ thiếu máu sau sinh thường chiếm 35.4%; còn lại 64.6% không bị thiếu máu 3.2.2 Mức độ thiếu máu Bảng 3.4 Phân bố mức độ thiếu máu sau sinh thường MĐTM (Hb g/dl) Nhẹ (10.0 – 10.9) Trung... Bodnar Lisa M và CS, tỷ lệ sản phụ sau sinh thiếu máu là 27% [43] Tại Pakistan 2009, Razia nghiên cứu thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 14% [49] Renate L và cộng sự (2010) nghiên cứu tại châu Âu cho thấy có 22% bà mẹ có Hb < 10g/dL ở ngày thứ 2 sau sinh thường [50] Báo cáo của Milman N (2011) tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở châu Âu của những sản phụ có bổ sung sắt là 14%, 24% ở những sản phụ không... nhân gây tăng tỷ lệ thiếu máu sau sinh so với trước sinh [21] 23 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Sản phụ có thai đủ tháng sinh thường đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế từ 10/2013 đến tháng 5/2014 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn - Các sản phụ sau sinh thường đang điều trị tại bệnh viện - Đồng ý nghiên cứu 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Các sản phụ sinh bằng phương... quá lớn tuổi có nguy cơ thiếu máu sau sinh cao hơn những bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ [50] 1.5.2 Sắc tộc Theo nghiên cứu của Adebisis O.Y và CS ở Tây Ban Nha năm 2005, tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở người da đen gấp 2 lần so với người da trắng [38] 1.5.3 Chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) Phụ nữ có BMI trước khi mang thai cao làm tăng nguy cơ thiếu máu sau sinh hơn so với các phụ nữ có BMI bình thường Bảng 1.2... chỉ định truyền máu ở bà mẹ mang thai và sau sinh [55] Sắt tồn tại trong cơ thể dưới các dạng hoá trị từ -2 đến +6 Trong hệ thống sinh học, các hình thái cơ bản của chất sắt là sắt +2, +3 và +4 Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển các electron Oxigen, nitrogen và các nguy n tử sulfer là các yếu tố quan trọng liên quan đến sự vận chuyển oxy, vận chuyển các electron và làm biến đổi các chất oxy hóa Sắt... màu chiếm 37.9%; 20.4% trường hợp có tình trạng chóng mặt và 1% kém chú ý 3.2.4 Các chỉ số huyết học Bảng 3.6 Phân bố theo MCV ở sản phụ thiếu máu sau sinh thường (N = 103) MCV (fl) < 85 85 – 95 > 95 Tổng Số lượng (n) 39 54 10 103 37.9% sản phụ thiếu máu sau sinh có MCV < 85fl 33 Tỷ lệ (%) 37.9 52.4 9.7 100 Bảng 3.7 Phân bố theo MCH ở sản phụ thiếu máu sau sinh thường (N = 103) MCH (pg) < 28 ≥ 28 Tổng... nguy n nhân thiếu máu cơ bản ở các nước chậm phát triển và đang phát triển Theo khuyến cáo của Bộ y tế, ở vùng có tỷ lệ nhiễm giun móc cao cần áp dụng tẩy giun định kỳ phối hợp với vệ sinh môi 20 trường, nước sạch; vận động nhân dân không dùng phân tươi trong canh tác nông nghiệp, thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh hộ gia đình… 1.8 TÌNH HÌNH THIẾU MÁU Ở PHỤ NỮ VÀ PHỤ NỮ SINH . sức khỏe sinh sản cho phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu tình hình thiếu máu, nguy n nhân và các yếu tố nguy cơ ở các sản phụ sau sinh thường , với các mục. tiêu sau: 1.Tìm hiểu tỷ lệ thiếu máu, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở các sản phụ thiếu máu sau sinh thường. 2.Khảo sát nguy n nhân và một số yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ở các sản phụ sau sinh. Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 32 3.3. NGUY N NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ THIẾU MÁU Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 35 CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 41 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 41 4.2. TỶ LỆ THIẾU

Ngày đăng: 21/12/2014, 11:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005),"Băng huyết sau sinh", Sản phụ khoa, tập 1, tr. 444 - 449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Băng huyết sau sinh
Tác giả: Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
2. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (2005),"Sổ nhau bình thường", Sản phụ khoa, tập 1, tr. 269 - 273 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ nhau bình thường
Tác giả: Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
3. Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Chảy máu trong thời kỳ sổ rau", Sản phụ khoa, tr. 248 - 251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy máu trong thờikỳ sổ rau
Tác giả: Bộ môn Phụ Sản Trường Đại học Y Hà Nội
Năm: 2005
4. Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội (2006), "Sinh lý máu", Sinh lý học, Nhà xuất bản Y học, tr. 69 - 100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sinh lý máu
Tác giả: Bộ môn Sinh lý học Trường Đại học Y Hà Nội
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2006
5. Bộ Y tế (2009), "Chảy máu sau đẻ", Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản y học, tr. 105 – 108 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy máu sau đẻ
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2009
6. Bộ Y tế (2007), "Chảy máu sau sinh", Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 303 - 311 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy máu sau sinh
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
7. Bộ Y tế (2007), "Sổ nhau thường", Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr.115 - 118 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ nhau thường
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
8. Bộ Y tế (2007), "Thiếu máu trong thai kỳ", Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu máu trong thai kỳ
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản Yhọc
Năm: 2007
9. Bộ Y tế (2009), “Xử trí tích cực giai đoạn 3 trong chuyển dạ”, Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Nhà xuất bản y học, tr 72 - 74 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Y tế (2009), “Xử trí tích cực giai đoạn 3 trong chuyển dạ”, "Hướng dẫnquốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Tác giả: Bộ Y tế
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 2009
10. Huỳnh Thị Kim Chi (2011), “ So Sánh hiệu quả của Duratocin với Oxytocin trong phòng ngừa băng huyết sau sinh”, Tạp chí Phụ sản, 9 (3), tr.111 – 117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huỳnh Thị Kim Chi (2011), “ So Sánh hiệu quả của Duratocin vớiOxytocin trong phòng ngừa băng huyết sau sinh”, "Tạp chí Phụ sản
Tác giả: Huỳnh Thị Kim Chi
Năm: 2011
11. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2000), "Chảy máu trong thời kỳ sổ rau", Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 206 - 210 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chảy máu trong thời kỳ sổrau
Tác giả: Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
12. Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ (2000), "Chấn thương bộ phận sinh dục trong cuộc đẻ", Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, tr. 219 - 229 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương bộ phận sinh dụctrong cuộc đẻ
Tác giả: Phan Trường Duyệt, Đinh Thế Mỹ
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
13. Phạm Huy Hiền Đào (2011), “Nghiên cứu chảy máu sau đẻ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương trong 2 năm 2008 – 2009”, Tạp chí Phụ Sản, 9 (2), tr Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Huy Hiền Đào (2011), “Nghiên cứu chảy máu sau đẻ tại bệnh việnPhụ sản Trung ương trong 2 năm 2008 – 2009”, "Tạp chí Phụ Sản
Tác giả: Phạm Huy Hiền Đào
Năm: 2011
14. Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), “Xác định nồng độ sắt, ferritin và Malondialdehyd trong huyết tương của cặp mẹ con thai phụ bình thường”, Tạp chí Phụ sản, 7 (5), tr.101 – 104 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Hà (2009), “Xác định nồng độ sắt, ferritin vàMalondialdehyd trong huyết tương của cặp mẹ con thai phụ bình thường”,"Tạp chí Phụ sản
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hà
Năm: 2009
15. Trần Thị Minh Hạnh (2008), "Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụ Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học, tập 12, số 1, tr. 141 - 147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạng thiếu máu thiếu sắt ở thai phụThành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Minh Hạnh
Năm: 2008
16. Phạm Thanh Hải, Lê Thị Hồng Cẩm (2010), "Yếu tố nguy cơ băng huyết sau sinh", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, 2, tr. 36 - 42 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yếu tố nguy cơ băng huyếtsau sinh
Tác giả: Phạm Thanh Hải, Lê Thị Hồng Cẩm
Năm: 2010
17. Đinh Thị Phương Hoa (2013), “Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệu quả bổ sung sắt hang tuần ở phụ nữ 20 – 35 tuổi tại huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang”, Luận án tiến sĩ dinh dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đinh Thị Phương Hoa (2013), “Tình trạng dinh dưỡng, thiếu máu và hiệuquả bổ sung sắt hang tuần ở phụ nữ 20 – 35 tuổi tại huyện Lục Ngạn tỉnhBắc Giang”
Tác giả: Đinh Thị Phương Hoa
Năm: 2013
19. Văn Thị Kim Huệ (2012), “Đánh giá hiệu quả phương pháp xử trí tích cực giai đoạn 3 của chuyển dạ trong dự phòng băng huyết sau sinh”, Tạp chí Phụ sản, 10 (1), tr. 37 – 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Thị Kim Huệ (2012), “Đánh giá hiệu quả phương pháp xử trí tích cựcgiai đoạn 3 của chuyển dạ trong dự phòng băng huyết sau sinh”, "Tạp chíPhụ sản
Tác giả: Văn Thị Kim Huệ
Năm: 2012
22. Phan Bích Nga (2012), "Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệu quả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụ sản Trung ương", Luận văn tiến sĩ dinh dưỡng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiếu vi chất dinh dưỡng ở mẹ và con và hiệuquả bổ sung đa vi chất trên trẻ suy dinh dưỡng bào thai tại bệnh viện Phụsản Trung ương
Tác giả: Phan Bích Nga
Năm: 2012
23. Đoàn Thị Nga, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2010), "Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Mỹ Tho", Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, phụ bản số 1, tr. 259 – 261 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ thiếu máutrong thai kỳ và các yếu tố liên quan tại Mỹ Tho
Tác giả: Đoàn Thị Nga, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang
Năm: 2010

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w