Nghiên cứu tình hình bệnh tai mũi họng tại Phòng khám Tai Mũi Họng giúpchúng ta nắm được một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, sự phân bố của các nhómbệnh, các bệnh lý cụ thể, nguyên nhâ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
ĐỖ THỊ THANH SƯƠNG
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH BỆNH TAI MŨI HỌNG CỦA CÁC BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚTẠI PHÒNG KHÁM TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA
Người hướng dẫn luận văn PGS.TS ĐẶNG THANH
Huế, 2016 LỜI CAM ĐOAN
Trang 2tôi Các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực
và chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Thanh Sương
Trang 3cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Y Dược Huế.
Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược Huế.
Tập thể quý thầy cô Trường Đại học Y Dược Huế Các thầy cô trong bộ môn Tai Mũi Họng.
Phòng khám Tai Mũi Họng, khoa Tai Mũi Họng Mắt- Răng Hàm Mặt.
-Tập thể các cán bộ y tế của bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế.
Đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Đặc biệt, tôi xin kính gửi lời cảm ơn chân thành và
sự kính trọng sâu sắc đến, Tiến sĩ Đặng Thanh- Phó chủ nhiệm bộ môn Tai Mũi Họng- Người thầy đã tận tình, quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đến công lao cao cả của cha mẹ đã vất vả, thầm lặng hy sinh, giúp
đỡ về mọi mặt, vật chất lẫn tinh thần, luôn ủng hộ và động viên, khích lệ con trong những lúc khó khăn nhất Xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn những bệnh nhân đã hợp tác, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Huế, tháng 5 năm 2016
Đỗ Thị Thanh Sương
Trang 5VOTN : Viêm ống tai ngoài
VTXC : Viêm tai xương chũm
Trang 6ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu trong nước và trên thế giới 3
1.2 Sơ lược giải phẫu và sinh lý tai mũi họng 4
1.3 Các nhóm bệnh tai mũi họng và một số bệnh lý cụ thể thường gặp 7
1.4 Nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của bệnh tai mũi họng 13
1.5 Hậu quả và biến chứng của bệnh tai mũi họng 14
1.6 Điều trị ngoại trú bệnh tai mũi họng 15
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 16
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22
3.1 Đặc điểm dịch tễ và lý do đến khám bệnh tai mũi họng 22
3.2 Sự phân bố các nhóm bệnh, nguyên nhân và tỷ lệ các biến chứng của bệnh tai mũi họng 26
Chương 4 BÀN LUẬN 32
4.1 Đặc điểm dịch tễ và lý do đến khám bệnh tai mũi họng 32
4.2 Sự phân bố các nhóm bệnh, nguyên nhân và tỷ lệ các biến chứng của bệnh tai mũi họng 35
KẾT LUẬN 42 KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai mũi họng là bệnh phổ biến ở nước ta, do chịu ảnh hưởng của nền khíhậu nhiệt đới nóng và ẩm, do ô nhiễm không khí và sự biến đổi của môi trường.Ngày nay với sự phát triển của nền khoa học và công nghệ đã kéo theo một loạtnhững thay đổi về tốc độ đô thị hóa, sự phát triển các phương tiện cơ giới cũng nhưcác loại hóa chất phục vụ cho sản xuất và đời sống Những biến đổi này đã ảnhhưởng rất lớn đến sự thay đổi khí hậu và môi trường, làm cho tỷ lệ mắc bệnh taimũi họng ngày càng gia tăng [24]
Các bệnh viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm họng là những bệnh thườnggặp ở cộng đồng, nhất là ở các nước chậm phát triển Từ trước tới nay đã có nhiềucông trình nghiên cứu mô hình bệnh tai mũi họng: tại Đức viêm xoang mạn tính ởcộng đồng rất cao, khoảng 5% cộng đồng dân cư Tần suất viêm mũi xoang mạntính ở Châu Âu ước tính 5% và số lần khám bệnh do viêm xoang cấp tính gấp 2 lầnviêm xoang mạn tính [2] Những nghiên cứu ở Hoa Kỳ trong những thập niên gầnnhất, viêm mũi xoang tăng lên Năm 1997, ở Hoa Kỳ, viêm xoang trong cộng đồngdân cư là 15%, thiệt hại hằng năm khoảng 2,4 tỉ đô la [3], [10], [14] Tại Việt Nam
có nhiều công trình nghiên cứu như Phạm Thế Hiền (2004) nghiên cứu bệnh tai mũihọng tại Cà Mau cho tỷ lệ mắc bệnh là 34,4% [9] Tại vùng dân tộc miền núi 7 tỉnhphía Bắc có Trần Duy Ninh nghiên cứu với tỷ lệ bệnh tai mũi họng rất cao 63,61%,
ở dân tộc Sán Dìu là 73,81%, dân tộc Mông là 49,49% [23]
Bệnh tai mũi họng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, có liên quanvới điều kiện kinh tế, nghề nghiệp, trình độ học vấn, môi trường xã hội và địa dư.Tuy nhiên tùy vào từng lứa tuổi và các đặc tính đó mà có những bệnh đặc trưng và
sự phân bố bệnh khác nhau
Nguyên nhân của bệnh tai mũi họng rất đa dạng, ngoài yếu tố dị ứng, vi rút, vikhuẩn còn có khói bụi, hóa chất, chấn thương, dị vật và các yếu tố khác Khí hậu vàthời tiết thay đổi được xem như là một trong các yếu tố nguy cơ gây ra một số bệnhtai mũi họng như viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm họng [5], [8], [11], [28]
Trang 8Đa số bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm nhưng ít nhiều ảnhhưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, làm giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế laođộng sản xuất, học tập và tham gia hoạt động xã hội Trong một vài điều kiện đặcbiệt, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như biến chứng ở nội sọ (viêmmàng não, áp xe não), thần kinh (viêm mê nhĩ, liệt mặt), mạch máu (viêm xoangtĩnh mạch bên, viêm xoang tĩnh mạch hang) và các biến chứng khác ở phổi, phếquản với nguy cơ tử vong cao [5], [11], [28].
Nghiên cứu tình hình bệnh tai mũi họng tại Phòng khám Tai Mũi Họng giúpchúng ta nắm được một số đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, sự phân bố của các nhómbệnh, các bệnh lý cụ thể, nguyên nhân và biến chứng của bệnh tai mũi họng; làm cơ
sở để làm tốt công tác điều trị và dự phòng; giúp cho các nhà quản lý đề ra phương
án phù hợp để nâng cao chất lượng khám và điều trị ngoại trú bệnh tai mũi họng Tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, số lượng bệnh nhân đến khám
và điều trị ngoại trú tai mũi họng chiếm một tỉ lệ khá cao Từ đó chúng tôi thực hiện
đề tài “Nghiên cứu tình hình bệnh tai mũi họng của các bệnh nhân đến khám
và điều trị ngoại trú tại Phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện trường Đại học
Y Dược Huế” với hai mục tiêu cụ thể như sau:
1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ và lý do đến khám bệnh tai mũi họng.
2 Nghiên cứu sự phân bố các nhóm bệnh, nguyên nhân và tỷ lệ các biến chứng của bệnh tai mũi họng.
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Trong nước
Nguyễn Thanh Trúc (2001) nghiên cứu (NC) bệnh tai mũi họng (TMH) trẻ
em ở vùng bãi rác thải Nam Sơn (Sóc Sơn) Hà Nội thấy tỷ lệ bệnh 61,99% [33]
Trần Duy Ninh (2001) NC bệnh TMH ở 7 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam,bệnh TMH 63,61%, viêm tai xương chũm (VTXC) 2,71%, viêm mũi 12,5%, viêmxoang 3,94%, viêm VA 16,71%, viêm họng (VH) và viêm amiđan (A) 47,42% [23]
Phạm Thế Hiền (2004) NC ở người lớn 16-40 tuổi ở tỉnh Cà Mau cho kếtquả mắc bệnh TMH 34,4%, trong đó viêm mũi xoang (VMX) mạn 18,8%, viêm taigiữa (VTG) mạn 1,6%, viêm amiđan mạn 8,4% [9]
Phan Cảnh Tú, Nguyễn Hữu Khôi (2007) NC bệnh TMH ở 2072 trẻ tuổi mẫugiáo tại các trường mầm non quận 8 thành phố (TP) Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ bệnhTMH là 68,7% Trong đó viêm họng-mũi: 64,8%, amiđan quá phát: 46,04%, VTGtiết dịch: 5,79%, VTG cấp: 0,1%, viêm ống tai ngoài (VOTN): 0,14% [13]
Phùng Minh Lương (2011) NC về mô hình và các yếu tố ảnh hưởng đếnbệnh TMH của dân tộc Ê đê- Tây Nguyên, tỷ lệ mắc bệnh TMH 58,9%, VTG31,92%, VMX 25,11%, viêm họng và viêm amiđan 19,79% [21]
Trang 10 Hanaford PC (2005) NC cộng đồng ở Scotland về tình hình bệnh TMH chokết quả: giảm nghe 20%, ù tai 20%, viêm mũi 13-18%, viêm họng cấp 31% [35].
1.2 SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TAI MŨI HỌNG
1.2.1 Giải phẫu và sinh lý tai
1.2.1.1 Giải phẫu tai
Tai gồm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong
Tai ngoài gồm vành tai và ống tai:
Vành tai: có khung là sụn, trừ phần dưới chỉ có lớp mỡ và da gọi là dáitai Khung sụn có các nếp lồi lõm tạo nên các gờ, hõm
Ống tai: đi từ cửa ống tai ngoài đến màng nhĩ, phía vành tai gọi là ống taisụn; trong là ống tai xương; đoạn sụn và xương tạo thành một khuỷu hướng ra trước
và xuống dưới Lớp da có nhiều tuyến tiết ra ráy tai [14]
Tai giữa: gồm hòm nhĩ, vòi Eustache và các tế bào chũm
Mặt ngoài là màng nhĩ, ngăn với tai ngoài
Trong hòm nhĩ có: xương búa, xương đe, xương bàn đạp, tương ứng vớicác xương trên có cơ xương búa, cơ xương bàn đạp
Vòi Eustache: là một ống dài độ 3,5cm nối thông thùng tai và vòm mũihọng, bình thường vòi khép lại, chỉ mở ra khi ta nuốt
Thành sau của hòm nhĩ là sào đạo thông với sào bào và các tế bào chũm
Mặt trong liên quan với tai trong qua cửa sổ bầu dục và cửa sổ tròn
Tai trong: gồm tiền đình và ốc tai
Tiền đình: gồm 3 ống bán khuyên nằm theo 3 bình diện trong không gian,phụ trách chức năng thăng bằng
Ốc tai: hình ốc sên, 2 vòng 1/2, có cơ quan Corti đảm bảo chức năng nghe
1.2.1.2 Sinh lý tai
Tai ngoài: vành tai hứng và định hướng âm thanh Ống tai ngoài đưa sóng
âm đến màng nhĩ
Trang 11 Tai giữa: dẫn truyền âm thanh, biến thế và bảo vệ tai trong Màng nhĩ biếnsóng âm thành rung động cơ học, truyền cho các xương búa - đe - bàn đạp, rồitruyền tiếp vào tai trong cho đến cơ quan Corti.
Tai trong: chức năng nghe và chức năng thăng bằng [5], [14]
Hình 1.1 Giải phẫu Tai [39]
1.2.2 Giải phẫu và sinh lý mũi xoang
1.2.2.1 Giải phẫu mũi xoang
Mũi:
Tháp mũi có khung là xương chính mũi, hai xương chính mũi hình chữnhật nằm hai bên rễ mũi và hình thành vòm hố mũi Sụn tam giác tiếp nối xươngchính mũi và sụn cánh mũi cuốn quanh cửa mũi Tháp mũi được bao phủ bên ngoàibởi lớp da và cơ cánh mũi
Hố mũi là hai ống dẹt nằm song song với nhau ở giữa mặt, cách nhau bởivách ngăn Lỗ trước hình tam giác gọi là cửa mũi trước, lỗ sau hình trái soan gọi làcửa mũi sau Trong hố mũi có các cuốn mũi: cuốn trên, cuốn giữa và cuốn dưới.Các cuốn tạo với thành ngoài hố mũi các khe: khe trên có lỗ thông với nhóm xoangsau, khe dưới có lỗ thông với nhóm xoang trước, khe dưới có ống lệ tỵ Hố mũiđược lót bởi một lớp niêm mạc liên tiếp với niêm mạc xoang, trong đó có tế bàolông chuyển
Trang 12 Phần trước của hố mũi sát cạnh cửa mũi trước gọi là tiền đình mũi, ở đâykhông có niêm mạc mà chỉ có da và lông mũi.
Xoang: là những hốc rỗng nằm ở chung quanh mũi và ăn thông với hố mũi
Ở người trưởng thành có 5 đôi xoang chia làm 2 nhóm:
Nhóm xoang trước: xoang trán, xoang hàm và xoang sàng trước
Nhóm xoang sau: xoang sàng sau và xoang bướm
1.2.2.2 Sinh lý mũi xoang
Mũi có chức năng thở, ngửi và phát âm
Thở: nhờ cuốn dưới, hệ thống mạch máu, các tuyến và tế bào lôngchuyển nên không khí qua mũi được sưởi ấm, làm ẩm và lọc sạch trước khi vàophổi Cuốn dưới có tính chất cương nên điều chỉnh được luồng không khí cần thiết
Ngửi: do các tế bào thần kinh ở phần trên hố mũi, các dây thần kinh sẽ quamảnh thủng xương sàng để tới não
Phát âm: mũi còn đóng vai trò phát âm (giọng mũi) tạo ra âm sắc và độvang của tiếng nói
Xoang: được xem như là các hốc hỗ trợ mũi, tăng thêm độ ấm, độ ẩm và điềuhòa luồng không khí khi hô hấp và phát âm Sinh lý của xoang dựa vào sự lưu thôngkhông khí và dẫn lưu nhờ các lỗ thông Sự vận chuyển niêm dịch của mũi xoangbao gồm hai quá trình: trong xoang và ngoài xoang Tất cả các niêm dịch của mũixoang đều được vận chuyển tới cửa mũi sau, rồi xuống họng [11]
Hình 1.2 Giải phẫu mũi xoang [39]
Trang 131.2.3 Giải phẫu và sinh lý họng thanh quản
1.2.3.1 Giải phẫu họng thanh quản
Họng là ngã tư giữa đường ăn và đường thở, do đó rất thuận lợi cho các yếu
tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể Đó là một ống cơ màng, nối từvòm họng xuống miệng thực quản, tiếp giáp ở dưới với thanh quản (ở trước), thựcquản (ở sau) và được chia làm 3 phần: họng mũi, họng miệng và hạ họng [28] Niêm mạc họng thuộc loại tế bào gai với biểu bì nhiều tầng, trong lớp đệm
có nhiều tuyến nhầy và nang lympho Trong lớp niêm mạc của vùng họng mũi vàhọng miệng có những vùng rất giàu các nang lympho có vai trò bảo vệ cơ thể,chúng tập trung thành những khối gọi là vòng Waldeyer, bao gồm amiđan vòm (còngọi là VA), Avòi, A khẩu cái (thường gọi tắt là A) và A đáy lưỡi [28]
Thanh quản (TQ) là bộ phận của đường hô hấp, nằm ở vùng hạ họng – thanhquản Thanh quản có hình ống thắt eo ở đoạn giữa, dãn rộng ở hai đầu, trên thôngvới hạ họng, dưới nối liền với khí quản Chỗ hẹp nhất là giữa hai dây thanh gọi làthanh môn, dưới là hạ thanh môn có tổ chức liên kết dưới niêm mạc lỏng lẻo [30]
1.2.3.2 Sinh lý họng thanh quản
Họng có các chức năng: nuốt, thở, phát âm, nghe và bảo vệ Chức năng bảo
vệ của họng có được nhờ vòng bạch huyết Waldeyer: tạo ra miễn dịch tế bào nhờcác lympho T, tạo ra miễn dịch thể dịch nhờ vào các tế bào lympho B gây chuyểndạng tương bào sản xuất ra các globulin miễn dịch G.A.M.D.E [28]
Thanh quản có 3 chức năng quan trọng là hô hấp, bảo vệ đường hô hấp vàphát âm Khi bị bệnh, triệu chứng chính đó là: ho, khó thở và khàn tiếng [30]
1.3 CÁC NHÓM BỆNH TAI MŨI HỌNG VÀ MỘT SỐ BỆNH LÝ TAI MŨI HỌNG CỤ THỂ THƯỜNG GẶP
Trang 14các nếp sụn ở vành tai Nếu không xử trí tốt thì sụn bị hoại tử, sưng tấy hóa mủ và
vỡ mủ làm vành tai bị co rúm, dị dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Viêm ống tai ngoài: do ngoáy tai, do nước, cát vào tai hoặc dịch, mủ ở taigiữa bị bít đọng trong ống tai Lúc đầu ngứa rát, nóng trong ống tai, sau đó đau dữdội Nge kém và ù tai, ấn và kéo vành tai đau tăng rõ Nếu không được điều trị sẽthành mủ, da bị hoại tử gây sẹo chít hẹp hay sùi lấp ống tai ngoài
Nhọt ống tai ngoài: do ngoáy tai hoặc do viêm ở nang lông hay tuyến bã.Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau tăng khi nhai, ngáp, có thể kèm theo ù tai, nghekém Ấn và kéo vành tai đau tăng rõ Ống tai gờ đỏ, chạm vào đau, sau to dần vàche lấp một phần ống tai Bệnh có thể tự khỏi nhưng hay tái phát [4], [14]
Zona tai: là bệnh do vi rút gây ra Đau ở ống tai kèm theo có mụn nước.Các mụn nước nhỏ mọc rải rác ở vùng Ramsay- Hunt, vùng da xung quanh mụnnước phù nề, đỏ và đau [27], [31]
Chấn thương tai ngoài: thường do tai nạn hoặc bạo lực đánh nhau Các hìnhthái có thể gặp là đứt rách giập vành tai, vỡ ống tai, tụ máu, tụ dịch vành tai Chấnthương có thể dẫn tới các biến chứng như hoại tử sụn, viêm sụn màng sụn, biếndạng tai ngoài, viêm ống tai, sẹo hẹp ống tai [27]
Dị vật ống tai ngoài: thường gặp ở trẻ em, các dị vật có thể gặp như hạt ngô,hạt đậu, viên sỏi, cục bông, côn trùng hoặc mảnh kim khí lọt vào tai Dị vật thườnggây đau tai, ù tai, nếu để lâu ngày có thể gây viêm ống tai [27]
Dị tật tai ngoài: bao gồm dị hình vành tai (thiếu một phần hay toàn bộ vànhtai, vành tai to hoặc nhỏ quá, vành tai vểnh ra trước quá nhiều…), dị hình ống tai(tịt hay chít hẹp ống tai ngoài một phần hay hoàn toàn), dò helix (dò rìa trước tai, lỗ
dò nhỏ, dễ bị viêm gây sưng tấy, có thể áp xe rồi vỡ mủ) [14]
Ngoài ra một số bệnh lý khác ở tai ngoài như nấm tai ngoài, chàm tai ngoài,nút ráy ống tai ngoài…[14]
1.3.1.2 Bệnh lý tai giữa
Viêm nhiễm:
Viêm tai giữa cấp: thường gặp ở trẻ em trong nhiễm khuẩn đường hô hấptrên, diễn biến trong thời gian dưới 3 tuần [4].VTG cấp được phân loại thành:
Trang 15 VTG cấp xuất tiết: thường do viêm mũi họng, viêm VA Đau nhóitrong tai hay tức ở tai, ù tai tiếng trầm, nghe kém nhẹ kiểu truyền âm, nói có tiếng
tự vang Màng nhĩ lõm, có thể xung huyết
VTG cấp mủ: khởi đầu chủ yếu là viêm mũi họng với ho, sốt, đauhọng, chảy mũi, ngạt mũi Sau đó đau tai dữ dội, lan lên nửa đầu, nghe kém kiểutruyền âm, ù tai tiếng trầm Màng nhĩ nề đỏ, phồng lên, mất hết các mốc giải phẫu.Thời kỳ vỡ mủ gây thủng nhĩ các triệu chứng có thể giảm dần [5]
VTXC cấp: do VTG cấp điều trị không đỡ mà nặng lên Trẻ sốt cao,đau tai tăng lên, lan ra vùng xương chũm và thái dương Nghe kém kiểu truyền âm,
có thể ù tai, chóng mặt Chảy mủ tai vàng đặc, thối Da vùng chũm sau tai nề đỏ, ấnđau Màng nhĩ thủng rộng, có thể có dấu hiệu xóa góc sau trên [5]
Viêm tai giữa mạn: có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thời gian chảy mủ tai trên 3tháng VTG mạn tính được phân loại thành:
VTG mạn tính mủ nhầy: thường do viêm mũi họng, viêm VA Chỉ tổnthương ở niêm mạc, không có tổn thương xương Chảy mủ tai từng đợt, mủ chảy ranhầy, không thối, ít có biến chứng Điều trị chủ yếu là nội khoa, nạo VA
VTG mạn tính mủ mạn: Do VTG cấp điều trị không đúng, VTG sausởi, chấn thương, do vi khuẩn mạnh Tổn thương cả niêm mạc và xương Tai chảy
mủ kéo dài, mủ đặc, xanh, thối, có thể có cholesteatome, nghe kém ngày càng tăng,
có thể gây ra biến chứng nặng [25], [39], [40]
VTXC mạn: do VTG mủ mạn kéo dài hoặc VTXC cấp không đượcđiều trị triệt để Chảy tai lâu ngày, nghe kém là hai triệu chứng chủ yếu Màng nhĩ
bị thủng, hệ xương con bị hư hỏng, tế bào chũm bị viêm Nếu có cholestetome thì
dễ dàng gây biến chứng và tái phát [4], [5]
Chấn thương tai giữa: chấn thương thủng màng nhĩ trực tiếp do ngoáy tai, do
áp lực, do sức nén hoặc gián tiếp do chấn thương vỡ xương đá Đau tai, ù tai, nghekém, có thể chảy máu ít hoặc nhiều tùy nguyên nhân gây tổn thương [14]
Một số bệnh lý ít gặp khác ở tai giữa như xốp xơ tai, ung thư tai giữa…
Trang 161.3.2 Bệnh lý về mũi xoang
Viêm nhiễm
Viêm mũi xoang cấp: thường viêm nhiều xoang trong đó nhóm xoangtrước hay gặp Đau là dấu hiệu chính, thường đau về sáng, đau ở trán, má hoặc tháidương Chảy mũi nhầy trong, sau vàng đục, có mùi tanh, thối, đôi khi lẫn máu.Nghẹt mũi, ngửi kém hoặc mất ngửi Niêm mạc mũi nề đỏ, các cuốn mũi sưng to,các khe mũi tiết dịch nhầy hoặc mủ, ấn các điểm xoang đau [11]
Viêm mũi xoang mạn: chảy mũi là triệu chứng chính, kéo dài hàng tháng,chảy mũi nhầy trong, sau đặc vàng hoặc xanh, mùi tanh hôi Nghẹt mũi tăng dần,ngửi kém hoặc mất ngửi, nhức đầu âm ỉ Do mủ hoặc chất nhầy chảy xuống họngnên bệnh nhân thường ho và khịt khạc liên tục Niêm mạc mũi phù nề, cuốn dướiquá phát và khe giữa luôn có mủ đọng [8], [11], [14]
Dị ứng mũi xoang: là bệnh miễn dịch, do tiếp xúc với dị ứng nguyên, do cơđịa dị ứng và sự quá mẫn Các triệu chứng chính là ngứa mũi, hắt hơi từng tràng,chảy mũi trong Niêm mạc mũi nhợt nhạt, cuốn mũi thoái hóa hoặc quá phát Bệnhhay tái phát, nếu tiến triển lâu ngày có thể gây nên polyp mũi xoang [4], [14]
Chấn thương mũi xoang: chấn thương mũi có thể gây chảy máu mũi, gãy vỡxương chính mũi, biến dạng tháp mũi (sập sống mũi, lệch vẹo hay sưng nề thápmũi) Chấn thương xoang thường gặp là xoang trán và xoang hàm Khi xử trí chấnthương xoang cần loại trừ chấn thương sọ não, nếu có phải ưu tiên xử lý trước [8]
Khối u mũi xoang: u lành hay gặp là polyp mũi, u xơ vòm mũi họng, ít gặp là
u nhú, u xơ sùi và hiếm gặp hơn là u nhầy, u xương, u nang sinh răng… U ác tínhmũi xoang có thể là ung thư vòm mũi họng, ung thư sàng hàm [14]
Dị vật mũi xoang: thường gặp ở trẻ em, dị vật có thể là đồ chơi, thức ăn, hạtlạc, ngô, cúc áo… Một số trường hợp do sặc thức ăn từ miệng qua lỗ mũi sau vàohốc mũi Phù nề, ngạt tắc mũi một bên, sau đó vài ngày chảy mũi mủ hôi Xử tríbằng móc dị vật từ trong ra ngoài sau khi đã chuẩn bị kỹ [14]
Dị tật mũi xoang: vẹo vách ngăn mũi, gai vách ngăn, tịt lỗ mũi trước hoặcsau, quá phát cuốn giữa hoặc cuốn dưới, xoang quá rộng hoặc quá hẹp…[14]
Trang 17và ít hạt lympho nề đỏ Amiđan sưng to, đỏ.
Viêm họng mạn: là bệnh rất hay gặp, thể hiện dưới các hình thức: xuấttiết, quá phát, teo Các bệnh tích có thể lan tỏa hoặc khu trú Triệu chứng chính làkhô rát họng, ngứa họng, vướng họng, thường phải khạc nhổ luôn, ra ít đờm nhầy
Ho nhiều vào ban đêm, khi lạnh Tiếng có thể khàn hoặc bình thường [4], [28]
Viêm amiđan cấp: bệnh khởi phát đột ngột với cảm giác rét rồi sốt 40C, mệt mỏi Đau họng, khô rát họng, đau tăng lên khi nuốt và ho Nuốt đau, nuốtvướng, thở khò khè, ngáy to Amiđan sưng to, đỏ, có thể có chấm mủ trắng, các tổchức bạch huyết thành sau họng cũng sưng to, đỏ, có thể có hạch dưới hàm
39- Viêm amiđan mạn: do viêm amiđan cấp tái phát nhiều lần Có hai thể làquá phát và xơ teo Người mệt mỏi, gầy yếu Cảm giác ngứa họng, rát họng, nuốtvướng Hơi thở hôi, ho khan, giọng khàn nhẹ Nếu viêm amiđan quá phát có thể thởkhò khè, đêm ngủ ngáy to Bề mặt amiđan có nhiều khe hốc, bên trong chứa đầychất bã đậu và thường có mủ trắng [38], [39]
Viêm VA cấp: trẻ thường sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn Tắc mũi làtriệu chứng chính, chảy mũi nhầy hai bên, có thể ho Trẻ lớn thường ngáy to, nóigiọng mũi kín Hốc mũi đầy mủ nhầy, cuốn mũi nề đỏ, xuất tiết Khối VA viêm đỏ,xuất tiết nhầy Màng nhĩ phản ứng, sung huyết đỏ và lõm
Viêm VA mạn: là viêm VA cấp tái phát nhiều lần, hay gặp ở trẻ từ 18tháng đến 6 tuổi Trẻ thường ho, sốt vặt, chậm phát triển Tắc mũi liên tục, chảy mũixanh thò lò, kéo dài hàng tháng Trẻ thường há mồm để thở, nói giọng mũi kín, ngủngáy, tai nghe kém Khối VA màu hồng nhạt, quá phát, nhiều mủ nhầy xanh [28]
Trang 18 Chấn thương họng: thường gặp ở trẻ em, do bút, que, đũa, đồ chơi nhọn đâmvào họng Vị trí chấn thương là ở họng miệng hoặc hạ họng Các triệu chứng chính
là chảy máu, nuốt khó, nuốt đau, có thể có khó thở hoặc nói khó [14]
Dị vật họng: gặp chủ yếu ở họng miệng Dị vật thường là thức ăn và xương
cá, ít gặp là các mảnh đồ chơi, đinh ghim, răng giả… Dị vật hay gặp tại các vị tríamiđan khẩu cái, rãnh lưỡi amiđan, xoang lê, nếp phễu thanh thiệt và sụn phễu.Triệu chứng cơ bản là nuốt vướng, nuốt đau Xử trí bằng nội soi gắp dị vật [4], [14]
Khối u vùng họng: ít gặp, các u lành có thể là u máu, u bạch mạch, u nhú,polyp amiđan, u màn hầu, u nang, u đáy lưỡi Các khối u ác tính như ung thư vòmmũi họng, ung thư amiđan khẩu cái, ung thư hạ họng [4], [14]
Liệt vận động họng: do tai biến mạch máu não, u nền sọ, liệt hành não, zonathần kinh họng… Các triệu chứng chính là mất phản xạ ở họng, nuốt khó, nuốt sặc,nói giọng mũi hở Điều trị chủ yếu là điều trị nguyên nhân [14]
1.3.3.2 Bệnh lý thanh quản
Viêm nhiễm:
Viêm thanh quản cấp: hay gặp ở trẻ em, thường vào mùa lạnh hoặc khithay đổi thời tiết, xảy ra trong thời gian dưới 3 tuần Bệnh khởi phát với sốt 38-39C, chảy mũi, ngạt mũi Sau đó ho, đau họng, khàn tiếng, mất tiếng Dây thanh nề
đỏ, xuất tiết nhầy, di động kém và khép không kín khi phát âm, gây khàn tiếng [14]
Viêm thanh quản mạn: bệnh kéo dài trên 3 tuần, đa số gặp ở người lớn[8] Triệu chứng chủ yếu là khàn tiếng hoặc mất tiếng Ho khan, nói mệt khi gắngsức Cảm giác vướng họng, phải đằng hắng luôn, toàn trạng bình thường Dây thanhthường quá phát, cuộn tròn, đỏ, bờ tự do thô, sần sùi, dai dính [30]
Khối u thanh quản: các u lành như polyp thanh quản, hạt xơ dây thanh, unhú, u nang, u máu…, các khối u này có thể ảnh hưởng tới giọng nói, đến thở, cókhi cảnuốt Ung thư thanh quản: thường gặp ở nam giới, lớn tuổi, nghiện rượu,thuốc lá; khàn tiếng kéo dài, giọng cứng tăng dần là dấu chỉ điểm [14]
Dị vật thanh quản: là một cấp cứu, thường gặp ở trẻ nhỏ Cần khai thác hộichứng xâm nhập, nếu có phải coi là dị vật đường thở Các triệu chứng cơ bản là khàntiếng và khó thở kiểu thanh quản Xử trí bằng cách soi thanh quản để lấy dị vật
Trang 19 Chấn thương thanh quản: hai dấu cơ bản là khó thở và khàn tiếng Khó thởluôn mang tính chất cấp cứu, cần mở khí quản kịp thời Cần xử trí đúng, thận trọng
để đảm bảo chức năng thở, nói và tránh di chứng [14]
Dị tật thanh quản: chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường sẽ gây khóthở tùy mức độ từ thay đổi giọng đến mất tiếng Các dị tật ở thanh quản thường gặp
là mềm sụn thanh quản, liệt thanh quản, chít hẹp thanh quản, u máu hạ thanh môn
Liệt thanh quản:có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, một hoặc haibên Lâm sàng biểu hiện rối loạn giọng nói, có thể kèm khó thở hoặc không tùynguyên nhân [14]
1.4 NGUYÊN NHÂN VÀ YẾU TỐ THUẬN LỢI CỦA BỆNH TAI MŨI HỌNG 1.4.1 Nguyên nhân của bệnh tai mũi họng
Viêm nhiễm: các tác nhân thường gặp là vi khuẩn, vi rút và nấm Viêmnhiễm có thể nguyên phát hoặc thứ phát từ các cơ quan lân cận Đa số bệnh tai mũihọng là do viêm nhiễm gây ra như nhọt ống tai, zona tai, nấm tai, VTG ( do bệnhnhiễm trùng lây hoặc từ viêm mũi họng), VMX (do vi rút, vi khuẩn hoặc từ bệnhnhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm amiđan, viêm VA), viêm họng thanh quản(do bệnh nhiễm trùng lây hoặc từ VMX, viêm amiđan…)[11], [14], [30]
Cơ địa dị ứng: thường gây ra một số bệnh lý như chàm tai ngoài, VTG,VMX mạn tính, dị ứng mũi xoang hoặc bệnh lý họng như viêm họng, viêm amiđan,viêm VA , viêm thanh quản [5], [11], [30]
Dị vật: nếu để kéo dài có thể gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc lan tới các vùnglân cận khác như dị vật mũi gây viêm mũi xoang, dị vật tai ngoài gây viêm ống taingoài, dị vật họng gây viêm tấy hoặc áp xe vùng họng…[14]
Khối u: polyp mũi sau, u xơ vòm mũi họng làm bít tắc vòi nhĩ gây VTG [5].Các khối u mũi xoang thường gây VMX (do cản trở sự dẫn lưu và thông khí củamũi xoang) và có thể gây viêm họng thứ phát (do ngạt tắc mũi làm bệnh nhân phảithở miệng kéo dài) [11] [30]
Chấn thương: chấn thương tai ngoài có thể gây viêm sụn vành tai, chấnthương tai giữa thủng nhĩ có thể dẫn tới VTG hoặc VTXC; chấn thương mũi làmvẹo vách ngăn mũi; liệt thanh quản cũng có thể do chấn thương gây nên… [8], [17]
Trang 20 Dị tật bẩm sinh: dò helix hoặc chít hẹp ống tai ngoài làm bít tắc dễ gây viêmtai ngoài [4] Những cấu tạo bất thường của mũi xoang như xoang quá rộng hay quáhẹp, gai mũi, vẹo vách ngăn mũi, cuốn mũi quá phát…là nguyên nhân của viêm mũi
dị ứng, viêm mũi xoang cấp và mạn tính [11]
1.4.2 Các yếu tố thuận lợi của bệnh tai mũi họng
Thời tiết môi trường: thời tiết lạnh và các yếu tố môi trường (khói, bụi, hóachất…) thường gây VMX, viêm amiđan, viêm VA, viêm họng, viêm thanh quản
Yếu tố tại chỗ: nhét meche mũi lâu ngày có thể làm cản trở sự dẫn lưu vàthông khí của mũi xoang gây viêm mũi xoang
Yếu tố toàn thân: suy nhược cơ thể, rối loạn nội tiết, tiểu đường, bệnh mạntính như viêm phế quản, goutte, trào ngược dạ dày thực quản…có thể gây ra cácbệnh lý như VTG mạn tính, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản
Thói quen: ngoáy tai có thể gây viêm ống tai ngoài; nói to nói nhiều (thường
có liên quan đến nghề nghiệp) có thể gây viêm thanh quản, hạt xơ dây thanh; rượubia thuốc lá là yếu tố nguy cơ của viêm họng, nặng hơn là gây ung thư vòm họng,ung thư hạ họng – thanh quản
1.5 HẬU QUẢ VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TAI MŨI HỌNG
Đa số các bệnh tai mũi họng ít gây ra các biến chứng nguy hiểm Tuy nhiêntrong vài điều kiện đặc biệt, một số bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thờihoặc điều trị không đúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nhất là biếnchứng nội sọ, thần kinh, phế quản, phổi…có thể dẫn tới tử vong [5], [11], [28] Các biến chứng của các bệnh tai mũi họng thường gặp là:
Tai ngoài: nếu không điều trị tốt bệnh có thể gây dị dạng, sẹo, ảnh hưởngthẩm mỹ (vành tai) hoặc làm ảnh hưởng sức nghe (ống tai) [14]
Tai giữa: nếu kéo dài có thể đưa đến VTG mạn tính, VTXC mạn tính hồiviêm, VTXC xuất ngoại hoặc các biến chứng nguy hiểm, nhất là khi VTG cócholestetome như: viêm não màng não, áp xe não, viêm tắc xoang TM bên, cốt tủyviêm xương thái dương, viêm mỏm xương đá, viêm mê nhĩ, liệt dây VII…[5], [14]
Trang 21 Mũi xoang: nếu không điều trị tốt bệnh có thể diễn tiến thành VMX mạntính, hoặc gây ra các biến chứng như: VTG, viêm mũi họng mạn tính, viêm thanhkhí phế quản, viêm phổi, viêm dây thần kinh thị hậu nhãn cầu, viêm mi mắt, viêmtúi lệ Một số biến chứng ít gặp khác như: viêm màng não, áp xe não, viêm tắcxoang tĩnh mạch hang, nhiễm trùng huyết, viêm thận, viêm khớp, viêm tim [4], [11].
Họng thanh quản: thường khỏi khi được điều trị tốt, nếu kéo dài có thể gây
ra các biến chứng như viêm tấy hoặc áp xe quanh amiđan, viêm tấy hoặc áp xe vùnghọng, VTG, VMX, viêm thanh khí quản, viêm thận, viêm khớp, viêm tim [28]
1.6 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ CÁC BỆNH TAI MŨI HỌNG
1.6.1 Chỉ định điều trị
1.6.1.1 Chỉ định điều trị ngoại trú
Bệnh cấp tính chưa có biến chứng
Bênh mạn tính ngoài đợt tiến triển cấp
Người bệnh có nguyện vọng được điều trị ngoại trú
1.6.1.2 Chỉ định điều trị nội trú
Bệnh cấp cứu
Bệnh cần phẫu thuật
Bệnh cấp tính có biến chứng nặng
Bệnh mạn tính tái phát nhiều lần hoặc có nhiều biến chứng
1.6.2 Một số phương pháp điều trị ngoại trú các nhóm bệnh tai mũi họng
Tai: làm thuốc tai khô, làm thuốc tai ướt, thông vòi Eustache…
Mũi xoang: Nhỏ thuốc mũi, xì mũi, rửa mũi, chọc xoang hàm, khí dung,phương pháp di chuyển (Proetz), xông hơi nước nóng, đốt cuốn mũi dưới…
Họng thanh quản: súc họng, ngâm họng, khí dung họng, xông hơi nóng, bôithuốc, đốt họng hạt…[26]
Trang 22Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Xác định đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu gồm 564 bệnh nhân (BN) đến khám và điều trị ngoạitrú tại Phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Trường Đại học (ĐH) Y Dược Huế từtháng 8/2015 đến tháng 2/2016
Bệnh nhân đồng ý tình nguyện tham gia nghiên cứu
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu bằng phương pháp quan sát, mô tả, cắt ngang
2.2.2 Phương tiện nghiên cứu
Bộ dụng cụ khám TMH thông thường bao gồm: Đèn clar, ống soi tai, soi mũi,
đè lưỡi, kẹp khuỷu, thìa lấy ráy tai, tăm bông, bông cồn
Phiếu nghiên cứu
2.2.3 Tóm tắt các bước tiến hành
Mỗi bệnh nhân đến khám chúng tôi ghi nhận:
Các đặc điểm dịch tễ lâm sàng
Hỏi bệnh sử, tiền sử, tìm nguyên nhân gây bệnh
Thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng
Chẩn đoán bệnh và các biến chứng của bệnh
Tất cả các dữ kiện của bệnh nhân được ghi vào phiếu nghiên cứu đã lập sẵnvới các chỉ tiêu nghiên cứu được thống nhất cho tất cả bệnh nhân được chọn
Trang 232.2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu và cách đánh giá
2.2.4.1 Đặc điểm dịch tễ và lý do đến khám các bệnh tai mũi họng
Tuổi: chúng tôi phân ra các nhóm tuổi
Giới tính: nam hay nữ
Nghề nghiệp: phân ra các nhóm nghề nghiệp
Trang 24 Tiền sử về thời gian mắc bệnh tai mũi họng với các mốc:
1 năm 25 năm 610 năm 10 năm
Tiền sử về điều trị bệnh tai mũi họng trước đây: nội khoa hay ngoại khoa
2.2.4.2 Sự phân bố các nhóm bệnh, nguyên nhân và biến chứng của bệnh tai mũi họng
Sự phân bố các nhóm bệnh tai mũi họng: tai, mũi xoang, họng thanh quản
Tai:
Viêm nhiễm:
Tai ngoài: viêm sụn vành tai, VOTN, nhọt ống tai, zona tai…
Tai giữa: VTG cấp, VTG mạn, VTXC cấp, VTXC mạn
Trang 25 Khối u mũi xoang (lành tính hoặc ác tính)
Chấn thương: gãy xương chính mũi, chấn thương các xoang
Dị tật bẩm sinh: mềm sụn thanh quản, chít hẹp thanh quản…
Sự phân bố bệnh theo hình thức điều trị
Nội trú
Ngoại trú
Thủ thuật
Không thủ thuật
Nguyên nhân của bệnh tai mũi họng
Viêm nhiễm ( nguyên phát hoặc thứ phát)
Chấn thương
Cơ địa dị ứng
Trang 26 Biến chứng thần kinh: viêm mê nhĩ, liệt dây VII.
Biến chứng xương: cốt tủy viêm xương thái dương, viêm mỏmxương đá (HC Gradnigo)
Nhiễm trùng huyết
Biến chứng khác
Mũi xoang:
Biến chứng mũi họng: viêm mũi họng
Biến chứng đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản
Biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp,viêm dây thần kinh thị hậu nhãn cầu
Biến chứng tai: viêm tai giữa
Biến chứng nội sọ: viêm màng não, apces não…
Viêm thận, viêm khớp, viêm tim
Họng thanh quản:
Viêm tấy hoặc áp xe tại chỗ (quanh amiđan, thành sau họng, thànhbên họng, hoại thư vùng cổ)
Biến chứng đường hô hấp: VMX, viêm thanh khí phế quản…
Biến chứng tai: viêm tai giữa
Biến chứng mắt: viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm hốc mắt
Viêm thận, viêm khớp, viêm tim
Trang 272.2.5 Xử lý số liệu
Số liệu được quản lý và xử lý bằng phần mềm Medcalc
Lập các bảng và biểu đồ thống kê tổng hợp và phân tích các số liệu thu được
Chọn = 0,05 tương ứng với độ tin cậy 95% Cách đánh giá:
p > 0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê
p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
2.2.6 Đạo đức nghiên cứu
Trong nghiên cứu chúng tôi luôn đặt quyền lợi của bệnh nhân lên trên hết,đảm bảo luôn thực hiện đúng những điều sau:
Giải thích tình trạng bệnh và mục đích của nghiên cứu này để bệnh nhân tìnhnguyện tham gia
Không thực hiện những xét nghiệm gây hại cho bệnh nhân
Không đem bệnh nhân ra làm thực nghiệm lâm sàng
Sau khi thu thập thông tin đảm bảo tuyệt đối bí mật thông tin cho bệnh nhân
Đề tài đã được Hội đồng khoa học Trường Đại học Y Dược Huế thông qua
và đồng ý cho nghiên cứu
Trang 28Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 564 BN đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám TaiMũi Họng Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng 8/2015 đến tháng2/2016, chúng tôi có một số kết quả sau:
3.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ LÝ DO ĐẾN KHÁM BỆNH TAI MŨI HỌNG 3.1.1 Đặc điểm dịch tễ bệnh tai mũi họng
3.1.1.1 Sự phân bố theo giới
Bảng 3.1: Sự phân bố theo giới (n=564)
3.1.1.2 Sự phân bố theo tuổi
Bảng 3.2:Sự phân bố theo tuổi (n=564)
Trang 29Bảng 3.3: Sự phân bố theo nghề nghiệp (n=564)
Biểu đồ 3.1: Sự phân bố theo nghề nghiệp (n=564)
3.1.1.4 Sự phân bố theo địa dư
Bảng 3.4: Sự phân bố theo địa dư (n=564)
Trang 30Tỷ lệ mắc bệnh ở thành thị: 54,3% nhiều hơn ở nông thôn: 46,7% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).
Bảng 3.6: Thời gian mắc bệnh tai mũi họng (n=564)
3.1.1.7 Tiền sử điều trị trước đây
Bảng 3.7: Tiền sử điều trị trước đây (n=564)