ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu máu, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ở các sản phụ sau sinh thường (Trang 43 - 60)

Nghiên cứu trên 291 sản phụ sinh thường tại Bệnh viện Trung ương Huế, độ tuổi trung bình là 27.28 ± . Trong đó, độ tuổi từ 18 – 35 chiếm chủ yếu với 91%. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Phan Bích Nga (2011), tuổi trung bình mẹ là 28.2 ± 4.5 [22]. Theo Razia (2009), độ tuổi trung bình của các sản phụ trong nghiên cứu là 28.63+5.4 tuổi [49]. Nghiên cứu của Azita G. và cộng sự (2013) cũng có kết quả tương tự 26.6 ± 4 tuổi [39]. Nghiên cứu của Rakesh (2014) tại Ấn Độ tuổi trung bình của mẹ là 22.9 ± 3.46. Đây là độ tuổi sinh đẻ thường gặp trên lâm sàng [48].

Trong nghiên cứu của chúng tôi 66.7% sản phụ sống ở cùng nông thôn. Điều này có thể giải thích vì địa điểm chúng tôi nghiên cứu là tuyến y tế trung ương nhưng các khu vực xung quanh hầu hết là nông thôn. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đắc Ngọc (2008), tỷ lệ sản phụ sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ 61% [24].

Phân bố nghề nghiệp trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nội trợ và các nghề lao động tự do chiếm 43.3%; cán bộ công chức 28.2%; công nhân – nông dân chiếm 15.1%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Phan Bích Nga (2011) với cán bộ công chức 33.2%, công nhân – nông dân 12.1%, nội trợ - làm thuê 45.6% [22]. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ngọc (2008) khi nông dân chiếm số lượng lớn 41.5%, công chức chỉ chiếm 12.2% [24]. Điều này có thể giải thích khi sự phân bố nghề nghiệp đang dần thay đổi theo định hướng phát triển kinh tế xã hội. Nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp, thay vào đó người nông dân đang dần chuyển sang các ngành nghề lao động tự do, nhỏ lẻ khác.

Cùng với phân bố nghề nghiệp, trình độ học vấn trong nghiên cứu cũng có kết quả phù hợp khi trình độ cấp 3 chiếm chủ yếu 65.3%, cao đẳng – đại

học 23%, số sản phụ mù chữ - cấp 1 – cấp 2 chiếm số ít với 11.7%. Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt với nghiên cứu của Phan Bích Nga (2011) khi cao đẳng – đại học chiếm đa số 62.7% [22]. Sự khác biệt này dễ dàng giải thích khi Phan Bích Nga nghiên cứu tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương nên phân bố trình độ học vấn có thể cao hơn. Dân trí ngày càng nâng cao tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyên truyền, hướng dẫn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 1 trường hợp có sổ hộ nghèo chiếm tỷ lệ không đáng kể. Điều này gợi ý tình trạng chất lượng sống ngày càng nâng cao, tạo điều kiện cho chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ thai nghén đầy đủ hơn.

4.2. TỶ LỆ THIẾU MÁU, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂMSÀNG Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG SÀNG Ở CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG

4.2.1. Tỷ lệ thiếu máu sau sinh thường

Đề tài nghiên cứu trên 291 sản phụ tại khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy trong có 103 sản phụ thiếu máu sau sinh thường chiếm tỷ lệ 35,4%.

Nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của Lisa M. Bodnar (2001) tại Mỹ với 27% [43]. Nghiên cứu của Renate L. tại châu Âu (2010) tỷ lệ sản phụ sau sinh có Hb < 10 g/dL là 22% [50]. Báo cáo của Milman N. (2011) tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở châu Âu của những sản phụ có bổ sung sắt là 14%, 24% ở những sản phụ không bổ sung sắt [46]. Lý do của sự khác biệt này vì điều kiện dinh dưỡng cũng như chất lượng y tế ở các nước phát triển cao hơn Việt Nam.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Rakesh P.S tại Ấn Độ (2014) tỷ lệ sản phụ có Hb <12 g/dL trong 6 tuần sau sinh là 47,3% [48]. Theo báo cáo của Milman N. (2011) tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở các nước đang phát triển là 50 – 80% [46]. Nghiên cứu của Trinh L.T and Dibley M. (2007) tại Đắc Lắc cho thấy 62% sản phụ sau sinh có Hb < 12g/dL [53]. Báo cáo dữ liệu toàn cầu của

WHO về tình hình thiếu máu giai đoạn 1993 – 2005 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của các nước khu vực châu Á là 48,2% [59]. Những tỷ lệ này khá cao so với nghiên cứu của chúng tôi. Có thể giải thích rằng Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ y tế ngày càng nâng cao. Đặc biệt, bệnh viện Trung ương Huế là nơi có đầy đủ trang thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế kinh nghiệm nên hạn chế được các tai biến sản khoa, nhất là băng huyết sau sinh góp phần làm cho tỷ lệ thiếu máu sau sinh giảm đáng kể.

4.2.2. Mức độ thiếu máu

Trong số 103 sản phụ thiếu máu sau sinh thường có 76,7% thiếu máu mức độ nhẹ, 22,3% thiếu máu mức độ trung bình, duy nhất 1 trường hợp thiếu máu nặng chiếm 1%.

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trinh L.T (2007) với hơn 90% các sản phụ thiếu máu sau sinh mức độ nhẹ và trung bình, 10% trường hợp thiếu máu mức độ nặng [53].

Tại châu Âu (2010), Renate L. nghiên cứu tỷ lệ thiếu máu sau sinh mức độ nặng < 3,4%, thiếu máu mức độ trung bình < 22,1%, còn lại là thiếu máu mức độ nhẹ [50]. Như vậy có thể thấy rằng trong hầu hết các nghiên cứu, tỷ lệ thiếu máu sau sinh mức độ nhẹ chiếm chủ yếu. Điều này giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn cho phụ nữ sau sinh nhằm tránh các nguy cơ lâu dài.

4.2.3. Đặc điểm lâm sàng

Đặc điểm lâm sàng của các sản phụ thiếu máu sau sinh thường đa dạng không đặc hiệu, chủ yếu là các triệu chứng của thiếu máu nhẹ. Triệu chứng niêm mạc nhợt màu có tỷ lệ cao nhất với 37.9%, da xanh 25.2%, chóng mặt chiếm 20.4%, duy nhất một trường hợp thiếu máu nặng có dấu hiệu kém chú ý, lơ mơ 1%.

4.2.4. Các chỉ số huyết học 4.2.5. Nồng độ sắt huyết thanh

Nghiên cứu cho thấy trong số 103 sản phụ thiếu máu sau sinh thường có 76.7% trường hợp thiếu sắt, 23.3% sắt huyết thanh trong giới hạn bình thường.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ (2013) có 118 thai phụ bị thiếu máu, trong đó 50.9% trường hợp có thiếu sắt. Tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi nhưng cũng có thể thấy rằng tình trạng thiếu dinh dưỡng đặc biệt là thiếu sắt vẫn đã và đang là nguyên nhân chính gây thiếu máu thai kỳ và hậu sản [20].

Bảng 4.1. Tỷ lệ TMTS thai kỳ trong nghiên cứu ở Việt Nam [20] Tác giả thai phụ thiếu máu (%)Tỷ lệ TMTS của

Võ Thị Thu Nguyệt (2007) 85.3

Đoàn Thị Nga (2009) 68.4

Phạm Thị Đan Thanh (2010) 68.4

Nguyễn Thị Lệ (2013) 50.9

Nghiên cứu này (2014) 76.7

Thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt phổ biến nhất trên thế giới, ảnh hưởng đến hơn 2 tỷ người trên toàn cầu. Mặc dù nó là đặc biệt phổ biến ở các nước kém phát triển, nhưng nó vẫn còn là vấn đề lớn ở các nước phát triển. Quản lý hiệu quả thiếu hụt sắt là điều cần thiết để ngăn chặn những hậu quả bất lợi bao gồm cả chỉ định truyền máu ở bà mẹ mang thai và sau sinh [55].

Theo nghiên cứu của Đinh Thị Phương Hoa (2013), tỷ lệ thiếu máu của phụ nữ lứa tuổi 20-35 được bổ sung viên sắt/acid folic liên tục trong 16 tuần giảm 10%. Nồng độ Hb trung bình tăng 1,1g/dl; nồng độ Ferritin tăng 23,5 µg/L và tỷ lệ dự trữ sắt thấp giảm 14,6%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê chỉ ở 2 chỉ số Hb và Ferritin [17].

4.2.6. Nồng độ Protid máu

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất cấu tạo nên các bộ phận của cơ thể. Chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của các tế bào. Quá trình sống là sự thoái hóa và tái tạo thường xuyên của protein. Chính vì vậy, cơ thể cần một lượng protein bổ sung thông qua chế độ ăn hàng ngày.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, 82.5% sản phụ thiếu máu sau sinh có nồng độ portid máu ≥ 60g/L, chỉ có 17.5% trường hợp nồng độ protid máu giảm dưới 60g/L.

Protein là tham gia vào thành phần cơ bắp, máu, bạch huyết, hocmôn, men, kháng thể, các tuyến bài tiết và nội tiết. Vì vậy, protein có liên quan đến mọi chức năng sống của cơ thể (tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần...). Protein cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là các vitamin và chất khoáng. Khi thiếu protein, nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng mặc dù không thiếu về số lượng [18].

4.3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ THIẾU MÁUỞ SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG Ở SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG

4.3.1. Tai biến sản khoa trong quá trình sinh

Trong số 103 sản phụ thiếu máu sau khi sinh, chúng tôi xác định có 13.6% chảy máu sau đẻ, 10.7% trường hợp đờ tử cung, 12.6% trường hợp sót nhau phải tiến hành nạo kiểm tra buồng tử cung sau sinh.

Đờ tử cung là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng băng huyết dẫn đến thiếu máu trầm trọng sau sinh đôi khi phải có chỉ định truyền máu. Tuy nhiên, 85% trường hợp đờ tử cung có thể đáp ứng nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Theo Phạm Thanh Hải (2010) 68.2% nguyên nhân gây băng huyết sau sinh do đờ tử cung [16].

Đờ tử cung có thể xảy ra sau sinh với các yếu tố liên quan đến tình trạng tử cung căng quá mức (đa thai, đa ối, thai to), nhiễm trùng tử cung, sử dụng thuốc giảm co tử cung trước sinh, sử dụng thuốc gây mê, betamimetic, suy nhược cơ tử cung sau chuyển dạ kéo dài hoặc khởi phát chuyển dạ, bất thường tại tử cung như tử cung xơ hóa, u xơ... gây nên đờ tử cung hoặc tử

cung co không thật sự tốt [34]. Cũng theo nghiên cứu của Phạm Thanh Hải (2010), những thai phụ được dùng oxytocin để tăng go trong chuyển dạ có nguy cơ băng huyết sau sinh gấp 4 lần những sản phụ không tăng go [16].

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ngọc (2008), 36.6% chảy máu sớm sau đẻ có tình trạng tử cung nhão và đây là nguyên nhân chủ yếu [24].

Nghiên cứu của Phạm Huy Hiền Đào (2011) tỷ lệ chảy máu sau đẻ thường nguyên nhân do đờ tử cung – sót nhau chiếm 63.6%, đây là nguyên nhân gặp nhiều nhất, tỷ lệ này là 29.4% trong cả đẻ thường và mổ đẻ [13].

Tại Ấn Độ (2006), Rezai P. và cộng sự nghiên cứu thấy rằng đờ tử cung là nguyên nhân gây ra băng huyết sau sinh chiếm 38%. Cũng trong báo cáo này, Beigi ghi nhận trong số 1.3% trường hợp băng huyết sau sinh từ 2001 – 2002 thì 60% nguyên nhân là do đờ tử cung, 23% do sót nhau gây ra [51].

Theo Ujah (2006), tỷ lệ băng huyết sau sinh là 4.5%, trong đó 53.8% nguyên nhân do đờ tử cung. Cũng theo báo cáo này, sử dụng oxytocin sau sinh có thể là giảm nguy cơ đờ tử cung 4 lần [54].

Nghiên cứu của Renate (2010) 6.9 % trường hợp sản phụ sau sinh mất máu từ 500 – 1000ml, 1% trường hợp mất máu > 1000ml [50].

4.3.2. Thiếu máu trước sinh

Nghiên cứu của chúng tôi trên 291 sản phụ sinh thường có 22.3% trường hợp được chẩn đoán thiếu máu trước sinh dựa vào công thức máu khi mới vào viện. Trong ngày đầu sau sinh, tỷ lệ thiếu máu được xác định tăng lên 35.4%. Trong đó, các trường hợp sản phụ thiếu máu sau sinh đã có thiếu máu trước sinh chiếm 59.2%, các sản phụ không thiếu máu sau sinh đã có thiếu máu trước sinh chỉ có 2.1% và các trường hợp này đều thiếu máu mức độ nhẹ trước sinh. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê khi p < 0.01. Điều này cho thấy tỷ lệ thiếu trong thai kỳ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng thiếu máu sau sinh.

Theo báo cáo của WHO về tình hình thiếu máu giai đoạn 1993 – 2005 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai của các nước khu vực châu Á là 48,2%. Đây là tỷ lệ khá cao thách thức các nhà quản lý y tế trong khu vực [59].

Nghiên cứu của Liễu Thị Thúy Trinh (2007) tại Đắc Lắc, tỷ lệ thiếu máu ở các sản phụ mang thai là 53%, sau sinh tỷ lệ thiếu máu tăng lên 63% [53].

Nghiên cứu của Rakesh (2014) tại Ấn Độ cũng cho thấy tỷ lệ thiếu máu trước sinh có ảnh hưởng đến tình trạng thiếu máu sau sinh. Ở tuần thai thứ 36, tỷ lệ sản phụ thiếu máu là 26.8% (Hb < g/dL) nhưng sau 6 tuần sau sinh, tỷ lệ thiếu máu tăng lên 47.3% ( Hb < 12g/dL) [48].

Báo cáo của Milman (2011) về thiếu máu sau sinh cũng ghi nhận có 36% trường hợp sản phụ giảm nồng độ Hemoglobin từ 3 tháng cuối thai kỳ đến 1 tuần sau sinh. Nguyên nhân do tình trạng không đáp ứng nhu cầu huyết động cũng như các yếu tố nguy cơ trong quá trình sinh đẻ [46].

4.3.3. Tuổi mẹ

Độ tuổi trung bình của sản phụ trong nghiên cứu của chúng tôi là 27.3 ±…, trong đó 18 – 35 tuổi chiếm chủ yếu với 90.7%. Sự khác biệt về tỷ lệ thiếu máu sau sinh ở các nhóm tuổi trong nghiên cứu này không có ý nghĩa thống kê. Có thể giải thích do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn. Số lượng sản phụ > 35 tuổi trong nghiên cứu không nhiều, chỉ chiếm 8.2% trong tổng số 291 sản phụ.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Đắc Ngọc (2008) tỷ lệ chảy máu sau đẻ gặp ở nhóm tuổi từ 25 – 34 là 46.4%. Tuổi mẹ ≥ 35 có tỷ lệ chảy máu sau đẻ là 36.5%, tuổi mẹ < 25 là 17.1% [24].

Nghiên cứu của Thúy Trinh (2007) cho thấy tỷ lệ sản phụ thiếu máu sau sinh ở mẹ < 20 tuổi là 8.6%, tuổi mẹ > 30 tuổi là 27% [53].

Nghiên cứu của Bodnar Lisa M. (2001), tuổi mẹ từ 12 – 15 có tỷ lệ thiếu máu sau sinh là 33.2%, tuổi mẹ từ 16 – 19 có tỷ lệ thiếu máu là 29.9%, nhưng độ tuổi từ 20 – 29 chỉ có 26.2% [43].

Theo nghiên cứu của Ranate và cộng sự (2010) mẹ có tuổi < 18 hoặc quá lớn tuổi có nguy cơ thiếu máu sau sinh cao hơn những bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ [50].

4.3.4. Nghề nghiệp

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ sản phụ thiếu máu sau sinh ở nhóm ngành nghề khác bao gồm nội trợ và các nghề lao động tự do chiếm đa số 51.5%. Sự khác biệt giữa nhóm nghề này với các nhóm nghề khác có ý nghĩa thống kê với p < 0.05. Chúng tôi cho rằng, ở nhóm sản phụ có nghề nghiệp không ổn định ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là thu nhập cá nhân cũng như chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

4.3.5. Địa bàn cư trú

Tỷ lệ sản phụ sống ở nông thôn chiếm chủ yếu với 68%. Trong đó tỷ lệ sản phụ thiếu máu sau sinh sống ở nông thôn là 66%, tỷ lệ sản phụ không thiếu máu sống ở nông thôn là 69.1%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê khi so sánh mối liên quan giữa địa bàn cư trú với tỷ lệ thiếu máu sau sinh.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ (2013) tỷ lệ thiếu máu thiếu sắc giữa thành thị và nông thôn cũng không có ý nghĩa thống kê [20].

4.3.6. Trình độ học vấn

Tỷ lệ sản phụ thiếu máu sau sinh có trình độ học vấn thấp chiếm 17.5%. Trong khi đó, tỷ lệ sản phụ không thiếu máu sau sinh có trình độ học vấn thấp chỉ chiếm 8.5%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Trình độ học vấn ít nhiều ảnh hưởng đến nhận thức và thái độ hành vi chăm sóc sức khỏe ban đầu. Mức độ thiếu máu cũng gia tăng theo sự thấp kém của trình độ văn hóa, điều này liên quan đến mức sống, thói quen, phong tục tập quán, tình hình bệnh tật.

4.3.7. Một số tập quán thói quen sống và tiền sử cá nhân

Kinh nguyệt là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến nồng độ hemoglobin của người phụ nữ trưởng thành. Rối loạn kinh nguyệt hay kinh

nguyệt không đều là chứng bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình thiếu máu, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ ở các sản phụ sau sinh thường (Trang 43 - 60)