Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 53 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
53
Dung lượng
464,5 KB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn và cường độ ngày càng tăng, Việt Nam không đứng ngoài quá trình hội nhập mà nhanh chóng tham gia vào. Là một nước mới tham gia vào quá trình toàn cầu hóa với nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đã và đang tạo ra môi trường khá thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, phân phối nhiên liệu nói riêng. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới đang ở trong giai đoạn khó khăn đã gây ra nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và phân phối các loại nhiên liệu. Nhiên liệu là sản phẩm kén chọn người kinh doanh và thường có sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Chính vì vậy, trong hoàn cảnh hiện nay, việc cung cấp và đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách hiệu quả, khiến khách hàng biết đến và ghi nhớ sản phẩm và hình ảnh Công ty lại càng trở nên cấp thiết. Nói cách khác, đối với ngành này, việc thiết lập hay hoàn thiện một hệ thống phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất nước ngoài đến người tiêu dùng đạt hiệu quả cao là một vấn đề cần thiết mà các doanh nghiệp cần quan tâm. Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ thương mại (Vinatranco) là một doanh nghiệp vừa với ngành nghề kinh doanh đa dạng, trong đó, sản phẩm dầu mỡ nhờn là mặt hàng thế mạnh của Công ty với doanh thu hàng năm đóng góp với tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty. Để đạt được kết quả này, Công ty đã chú trọng xây dựng và sử dụng khá hiệu quả chiến lược nhập khẩu cũng như hệ thống phân phối sản phẩm của mình. Bởi vậy, câu hỏi được đặt ra là: Hiện nay, Vinatranco đang thực hiện hệ thống nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn của mình như nào? Liệu hệ thống đó đã thực sự giúp doanh nghiệp khai thác tối đa được các thế mạnh và thích nghi kịp thời với sự thay đổi của môi trường kinh doanh hay không? Để trả lời cho các câu hỏi trên, em quyết định chọn đề tài chuyên đề thực tập là: “Thực trạng và giái pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền Bắc Việt Nam của Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại”. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chuyên đề thực tập là tìm hiểu về thực trạng nhập khẩu và phân phối sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty, đồng thời phân tích một số đặc điểm của môi trường kinh doanh và doanh nghiệp ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của hệ thống này, qua đó đưa ra các đánh giá về kết quả hoạt động nhập khẩu và kinh doanh dầu mỡ nhờn trong ba năm trở lại đây và đề nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện các hoạt động này của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gắn lý luận vào thực tiễn hoạt động nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn của Công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế về thời gian và năng lực của bản thân nên chuyên đề thực tập sẽ tập trung vào hoạt động nhập khẩu các sản phẩm dầu mỡ nhờn và hệ thống phân phối các sản phẩm này tại thị trường miền Bắc Việt Nam, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản có khả năng thực hiện được trong điều kiện của Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, ta sẽ sử dụng phương pháp phân tích mô tả trên cơ sở gắn lý thuyết với việc phân tích thực tiễn khách quan, đưa ra những giải pháp khả thi có liên hệ mật thiết với tình hình của Công ty. 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, bảng các chữ viết tắt, nội dung của chuyên đề thực tập gồm ba chương: Chương thứ nhất: Tổng quan về Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại Chương thứ hai: Thực trạng nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền Bắc của Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại Chương thứ ba: Giải pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn của Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại đã có những cột mốc như sau: Công ty Cổ phần Kho vận và Dịch vụ thương mại (Vinatranco) tiền thân là Cục kho vận, trực thuộc Bộ Thương mại được thành lập vào ngày 03/11/1979 theo quyết định số 73/NTQDD1 của Bộ Thương mại. Theo quyết định số 36/NQTĐ của Bộ Thương mại, ngày 05/05/1981, Công ty đổi tên thành Công ty kho vận I. Sau đó, đến ngày 11/11/1985, Công ty tiếp tục đổi tên thành Tổng Công ty kho vận theo quyết định số 212/NTQDD1 của Bộ Thương mại. Theo quyết định số 109/TM-TCCB ngày 22/02/1995 của Bộ Thương mại, Công ty được đổi tên thành Công ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại. Nhằm thực hiện chính sách đổi mới và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, ngày 10/02/2004, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký quyết định số 013/QĐ-BTM cho phép Công ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại được tiến hành cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần. Bởi vậy, kể từ ngày 01/08/2005, Công ty chính thức có tên là: Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại với: • Tên giao dịch nước ngoài: Transport warehousing and Trade service Joint Stock Company • Tên viết tắt: Vinatranco • Địa chỉ trụ sở chính: số 473, phố Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội • Số điện thoại: (+84-4)-3862 3566 • Fax: (+84-4)-3862 1214 • Email: info@vinatranco.vn • Website: vinatranco.com.vn Hiện nay, Công ty có các đơn vị thành viên như sau: 1. Chi nhánh số 1 – Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hà Nội 2. Chi nhánh số 2 – Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hà Nội 3. Chi nhánh số 1 – Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hải Phòng 4. Chi nhánh số 2 – Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hải Phòng 5. Chi nhánh Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Đông Anh 6. Kho Trâu Quỳ trực thuộc văn phòng Công ty 7. Công ty TNHH một thành viên Kho vận và Dịch vụ Thương mại miền Nam Ngoài ra, Công ty có hai liên doanh là: 1. Công ty cổ phần dầu nhờn quốc tế Việt Mỹ chuyên kinh doanh các sản phẩm dầu nhờn nhãn hiệu Exxon Mobil và một số nhãn hiệu dầu nhờn trong và ngoài nước khác. 2. Xí nghiệp liên doanh Nomura – Fotranco là xí nghiệp liên doanh của Công ty với Công ty Nomura của Nhật Bản sản xuất hàng dệt may. 1.1.2. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty Theo đăng ký kinh doanh, Vinatranco hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh sau: 1. Kinh doanh cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng làm việc. 2. Vận tải, đại lý giao nhận vận tải trong nước và quốc tế. 3. Vận tải quá cảnh, chuyển khẩu, môi giới tàu biển, dịch vụ cảng. 4. Đại lý làm thủ tục hải quan 5. Kinh doanh, đại lý ký gửi, xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác những mặt hàng sau: vật tư, thiết bị, phụ tùng, săm lốp, phương tiện vận tải, phương tiện xếp dỡ, máy xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất, bao bì, nguyên liệu, các sản phẩm dầu mỏ, hoát chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng, nông sản, lương thực, thực phẩm. 6. Sản xuất gia công cơ khí 7. Nhập khẩu đồ chơi trẻ em (trừ các loại đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội); nhập khẩu mỹ phẩm các loại (trừ các loại mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người) 8. Đại lý bán bảo hiểm 9. Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng 10. Sản xuất kinh doanh phế liệu, sắt thép phế liệu, kim loại màu phế liệu, giấy phế liệu, nhựa phế liệu. Mặc dù vậy, trên thực tế, Công ty hiện nay chỉ hoạt động trong những lĩnh vực sau: 1. Kinh doanh, đại lý ký gửi, xuất nhập khẩu và dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác những mặt hàng: sắt thép, cao su tổng hợp, các sản phẩm săm lốp ô tô. 2. Vận tải, đại lý giao nhận vận tải trong nước và quốc tế, đại lý làm thủ tục hải quan, vận tải quá cảnh, chuyển khẩu, môi giới tàu biển, dịch vụ cảng. 3. Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, dầu chuyên dụng, dầu hóa dẻo cao su, hóa chất các loại. 4. Kinh doanh, thuê và cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng (Công ty hiện đang sở hữu hơn 60.000m2 kho bãi, là thành viên của Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam, VIFFAS, và Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế, FIATA). 1.1.3. Tổ chức quản trị của Công ty Là một công ty cổ phần từ năm 2005, Vinatranco hoạt động theo những quy định của pháp luật và Nhà nước đối với công ty cổ phần. Công ty được đặt dưới sự điều hành và kiểm soát của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, và Ban kiểm soát. Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị cùng với Ban kiểm soát đưa ra những phương hướng chiến lược cũng như các quyết định quan trọng có liên quan đến công ty. Những công việc hàng ngày do tổng giám đốc, các giám đốc và các thành viên hỗ trợ khác điều hành. Hiện nay mô hình tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty là mô hình tổ chức theo địa bàn kinh doanh. Công ty có các chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi chi nhánh được coi là một đơn vị kinh doanh chiến lược. Mô hình này rất phù hợp với các lĩnh vực kinh doanh của công ty vì thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng là hai địa phương có các cảng biển lớn, vốn nổi tiếng về giao thương đường biển, cùng với Hà Nội tạo thành tam giác với ba thành phố lớn của cả nước, có tốc độ phát triển kinh tế cao với hệ thống giao thông phát triển, cùng với các hệ thống kho bãi sẵn có tạo cho các chi nhánh cũng như Công ty những thế mạnh nhất định để khai thác lĩnh vực hậu cầu, vận tải, kinh doanh kho bãi cũng như các mặt hàng khác. Văn phòng tổng Công ty và các chi nhánh được tổ chức theo cơ cấu chức năng. Các phòng chức năng được xây dựng thích hợp với các lĩnh vực quản trị và quy mô cũng như lĩnh vực hoạt động của Công ty nói riêng hay các chi nhánh nói chung. Riêng văn phòng Công ty có các phòng sau: phòng giao nhận vận tải và kinh doanh thương mại, phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh dầu mỡ - dung môi – hóa chất và phòng dự án. Trong khi đó, hầu hết các chi nhanh đều có phòng tài chính kế toán, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh doanh (mặt hàng kinh doanh của các chi nhánh không đầy đủ như văn phòng Công ty và có sự khác biệt giữa các chi nhánh, phù hợp với điều kiện về nguồn lực cũng như môi trường kinh doanh tại địa phương đang đặt chi nhánh). Các chi nhánh có quy mô nhỏ như chi nhánh Trâu Quỳ, Đông Anh hay chi nhánh số 2 tại Hà Nội chỉ hoạt động trong một lĩnh vực, lại có số lượng lao động ít nên không được tổ chức thành các phòng ban như trên. Tổ chức quản trị của Công ty có thể khái quát như trong sơ đồ sau: Hình 1: Cơ cấu tổ chức Công ty Vinatranco (Nguồn: phòng Tổ chức hành chính Công ty Vinatranco) ĐHĐ CỔ ĐÔNG HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT Trưởng phòng TC - HC Trưởng phòng TC - KT Trưởng phòng KD DM – DN -HC Trưởng phỏng GNVT & KDTM Trưởng phòng dự án Chi nhánh Hải Phòng I Chi nhánh Hải Phòng II Chi nhánh số I Hà Nội Chi nhánh số II Hà Nội Chi nhánh Đông Anh Công ty TNHH một thành viên KV và DVTM miền Nam 1.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2009 – 2011 (đơn vị: đồng) Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Doanh thu thuần BH và CCDV 597.924.628.713 645.341.151.268 691.133.845.741 Giá vốn hàng bán 537.539.702.570 578.488.623.894 617.723.548.092 Lợi nhuận gộp BH và CCDV 60.384.926.143 68.852.527.374 76.410.297.649 Doanh thu HĐTC 5.241.292.734 7.158.195.593 7.693.271.405 Chi phí tài chính 15.224.302.933 11.843.269.155 11.142.735.869 Chi phí bán hàng 36.860.151.678 42.120.426.752 45.673.289.310 Chi phí QLDN 8.786.125.231 10.271.918.548 10.943.752.379 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 6.755.639.035 9.775.108.512 14.353.791.496 Lợi nhuận khác 1.219.471.097 1.631.627.547 1.412.532.641 Tổng lợi nhuận trước thuế 7.975.110.132 10.406.736.059 15.766.323.137 Nguồn: Phòng kế toán Công ty Vinatranco Ảnh hưởng kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động kinh doanh của Vinatranco vào năm 2009. Diễn biến phức tạp của tỷ giá USD/VNĐ, tình hình lạm phát tăng cao, giá đầu vào liên tục tăng, giá dầu mỏ diễn biến phức tạp… đã gây nhiều bất lợi cho Công ty. Chi phí tài chính vẫn ở mức cao do tồn tại nhiều nợ quá hạn với ngân hàng khi không tồn đọng nhiều mặt hàng. Bởi vậy, tuy tình hình kinh doanh của Công ty đã có khởi sắc so với năm 2008 nhưng chưa rõ nét. Đến năm 2010, do có những biện pháp phù hợp và kịp thời, Công ty đã dần khắc phục được những khó khăn, vượt qua giai đoạn khủng hoảng và tổng lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng trưởng so với thời kỳ trước khủng hoảng. Cụ thể, sản lượng dầu nhờn và đầu công nghệ bắt đầu tăng cao trở lại, khối lượng hàng trong hoạt động dịch vụ giao nhận vận tải và ủy thác cũng tăng đáng kể. Mảng kinh doanh dịch vụ thương mại sau thời gian ngưng trệ đã bắt đầu hoạt động trở lại. Tương tự, mảng kinh doanh sắt thép đã có tiến triển, không còn hiện tượng hàng tồn kho quá lớn cũng như phát sinh nợ quá hạn với ngân hàng. Do đó, chi phí tài chính giảm nhiều so với năm 2009. Năm 2011 là năm đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc trong tổng lợi nhuận trước thuế của Công ty. Trong năm này, Công ty có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh như Đại hội cổ đông đạt được sự nhất trí cao trong các quyết định về đường hướng hoạt động và việc đưa ra các chỉ tiêu kinh tế cơ bản cho năm 2011, Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên nẵm vững cách thức hoạt động của Công ty… Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt có bước phát triển thuận lợi trong mối quan hệ với các đối tác và khách hàng chiến lược, các tổ chức tín dụng. Do đó, tổng lợi nhuận trước thuế của Vinatranco tăng cao và bằng 151,5% so với chỉ tiêu này [...]... 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI DẦU MỠ NHỜN TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 2.1 TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỠ NHỜN CỦA CÔNG TY Dầu mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính là dầu gốc và các phụ gia với công cụ chính là tẩy rửa, bôi trơn, làm kín, truyền nhiệt, bảo quản, cách điện, … Từ năm 1995 đến nay, dầu mỡ nhờn luôn là mặt hàng thế mạnh của Công. .. Trung Quốc CPC tại Đài Loan với tỷ trọng là 30% tổng số kim ngạch nhập khẩu của Vinatranco Thị trường lớn thứ ba mà Công ty nhập khẩu là Iran với tỷ trọng 5% tổng số kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ nhờn Đây là đối tác mới trong năm nay của Công ty do đó tỷ trọng nhập khẩu của Iran còn rất thấp so với hai thị trường chủ đạo kia 2.3 THỰC TRẠNG VỀ PHÂN PHỐI DẦU MỠ NHỜN TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY 2.3.1 Tổng... cấp phần lớn cho Công ty với việc chiếm 65% kim ngạch nhập khẩu dầu nhờn của Công ty Trong đó, PTT – tập đoàn dầu nhờn lớn nhất Thái Lan cung cấp 45% kim ngạch nhập khẩu dầu nhờn của Vinatranco và Total Thái Lan chiếm 20% Từ lâu, PTT và Vintranco đã là đối tác tin cậy của nhau trong hoạt động phân phối và tiếp nhận các sản phẩm dầu mỡ nhờn Nguồn nhập khẩu lớn thứ hai của Công ty là Tập đoàn dầu nhờn. .. xe khách Quảng Ninh, Tổng Công ty vận tải công cộng Hà Nội, Công ty cổ phần xe khách Hoàng Long… • Dầu công nghệ (dầu hóa dẻo cao su) RPO Khách hàng thường xuyên của Công ty là các nhà máy sản xuất cao su như: Công ty cao su Failin, Công ty cổ phần cao su Sao Vàng, Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, Công ty TNHH InouE, Công ty cổ phần cao su Hà Nội… • Dầu xe máy MCO là dầu nhờn dành cho xe máy có tác dụng... kênh phân phối dầu mỡ nhờn tại khu vực miền Bắc của Công ty Với tiêu chí phục vụ khách hàng mà Công ty đã đưa ra: chất lượng tốt nhất – dịch vụ tin cậy nhất – giá cả hợp lý nhất – giao hàng nhanh nhất, hiện nay sản phẩm dầu mỡ nhờn của Vinatranco được phân phối thông qua hai dạng kênh phân phối sau: • Kênh phân phối trực tiếp • Kênh phân phối gián tiếp, thông qua một trung gian thương mại Cấu trúc phân. .. gian thương mại Cấu trúc phân phối kênh của Công ty có thể được khái quát trong sơ đồ sau: Hình 4: Các kênh phân phối dầu nhờn của Vinatranco hiện nay Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại Đại lý Khách hàng (Nguồn: Phòng kinh doanh dung môi dầu mỡ hóa chất Công ty Vinatranco) 2.3.1.1 Kênh phân phối trực tiếp Trong kênh này, sản phẩm dầu mỡ nhờn được Vinatranco phân phối đến người tiêu dùng là... 2007 – 2008, chứng tỏ Công ty đã có những biện pháp kịp thời và thích hợp để khắc phục các khó khăn xảy ra để tiếp tục phát triển hoạt động nhập khẩu và kinh doanh dầu mỡ nhờn Nhờ sự phát triển tốt vào năm 2009, năm 2010, sản lượng dầu mỡ nhờn nhập khẩu của Vinatranco tiếp tục tăng, đạt 3,65 triệu lít và bằng kho ng 113,7% so với năm trước đó Năm 2011, Công ty nhập khẩu dầu mỡ nhờn với sản lượng là... xâm nhập thị trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1995 Trước đây, trong số các hãng dầu nhờn nước ngoài đang có mặt tại thị trường Việt Nam, Exxon Mobil có số lượng nhà phân phối trên cả nước ít nhất (năm nhà phân phối gồm hai tại miền Bắc, một tại miền Trung và hai ở miền Nam) và theo đuổi chính sách phân phối khác biệt hẳn so với các hãng khác Tại thị trường miền Bắc, Vinantranco là một trong hai nhà phần. .. ngạch nhập khẩu chung của Công ty và được thể hiện rõ trong giai đoạn 2009 – 2011 Nhìn chung, trong ba năm qua, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ nhờn trong tổng số kim ngạch nhập khẩu của Công ty đều tăng Năm 2009, kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ nhờn chiếm tỷ trọng là 28,3%, tăng lên đến 31,6% trong năm 2010 và 33,3% trong năm 2011 Điều này chứng tỏ phương hướng kinh doanh của Công ty là coi dầu mỡ nhờn. .. ngạch nhập khẩu Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm dầu mỡ nhờn của Công ty trong giai đoạn 2007 – 2011 được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ nhờn giai đoạn 2007 – 2011 (đơn vị: tỷ đồng) 2007 Giá trị 2008 2009 2010 2011 58,455 64,319 75,524 101,639 121,875 (Nguồn: Phòng kinh doanh dung môi dầu nhờn hóa chất Công ty Vinatranco) Nhìn chung kim ngạch nhập khẩu dầu mỡ nhờn của Công ty . 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU VÀ PHÂN PHỐI DẦU MỠ NHỜN TẠI KHU VỰC MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI 2.1. TỔNG QUÁT CHUNG VỀ CÁC SẢN PHẨM DẦU MỠ NHỜN CỦA CÔNG TY Dầu mỡ nhờn. Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hải Phòng 4. Chi nhánh số 2 – Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Hải Phòng 5. Chi nhánh Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương. Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại Chương thứ ba: Giải pháp phát triển nhập khẩu và phân phối dầu mỡ nhờn của Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG