Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúngtrong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận d
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quê quán : Xã Phù Lưu- Huyện Ứng Hoà- TP Hà Nội
Trú quán : Tổ dân phố 7- Ngõ 12 Quang Trung
Phường La Khê- Quận Hà Đông- TP Hà Nội Dân tộc : Kinh
Trang 2II NỘI DUNG ĐỀ TÀI1.Tên đề tài:
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH KHI DẠY
PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 5”
2 Lí do chọn đề tài:
Bác Hồ từng nói “Có tài mà không có đức, là người vô dụng Có đức
mà không có tài, làm việc gì cũng khó.” Mỗi giáo viên chúng ta cũng nhận
thấy và đang thực hiện: Giáo dục những học sinh vừa có đức có tài để phục
vụ đất nước Mục tiêu của giáo dục là phát triển toàn diện con người về đạo
đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và kỹ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ
Môn tự nhiên xã hội cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản
và ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúngtrong tự nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đờisống và sản xuất
Cùng với môn Tiếng Việt và môn Toán, môn tự nhiên xã hội là mônquan trọng trong chương trình tiểu học
Bên cạnh đó, Bác của chúng ta còn dạy rằng:
“ Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”
Lời dạy của Bác đã khẳng định việc học và tìm hiểu lịch sử có vai tròđặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Không hiểu lịch sửdựng nước và giữ nước của dân tộc là không hiểu văn hoá dân tộc Chính vìvậy mà việc dạy và học môn lịch sử ngay ở cấp Tiểu học là rất quan trọng Mặt khác, chương trình lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một
số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội Đó là các sự kiện và nhân vật tiêubiểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Từ đó hình thành vàphát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giámối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã
Trang 3học vào thực tiễn cuộc sống Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đấtnước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kíchthích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh Để từ đó các em có lòng tựhào dân tộc phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng vớilịch sử của dân tộc.
Với trăn trở hiện nay, tại sao lớp trẻ rất hiểu về lịch sử các nước nhưnglại mù mờ về lịch sử của chính dân tộc mình? Chúng ta không trách các emthờ ơ mà hỏi tại sao chúng ta không đưa lịch sử dân tộc đến với các em bằngcách nào đó vừa gần gũi, vừa hứng thú để các em tiếp nhận một cách dễ dànghơn, không cứng nhắc khô khan? Phải làm sao để các em tự khám phá, đểbiết, để hiểu và chắc chắn khi đã biết, đã hiểu thì các em sẽ yêu mến vànhững giờ học lịch sử sẽ trở nên hứng thú, say mê hơn Do đó tôi đã chọn đề
tài: “Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy phân môn lịch sử lớp 5.”
Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé, thật nhỏ bé làm rạng danh nhữngtrang sử vàng dân tộc, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống đấu tranh của
dân tộc Việt Nam.
3 Phạm vi nghiên cứu và thời gian thực hiện:
Đề tài được thực hiện ngay từ khi bắt đầu vào năm học 2011-2012 vàđược thực hiện tại lớp 5B Trường Tiểu học Bích Hoà
III QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Tình hình thực tế trước khi thực hiện đề tài:
Đồ dùng dạy học cũng được trang bị, một số đồ dùng tự làm đạt
hiệu quả cao
Trang 4Thư viện chưa có nhiều sách báo để tham khảo
3.1.Thực tế học sinh học môn lịch sử trước khi thực hiện đề tài:
Khi mới nhận lớp, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy lịch sửđầu năm, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng một vài emhọc môn này một cách tích cực, còn lại các em học rất thụ động Các em chỉ thụ động nghe và biết những sự kiện, nhân vật lịch sử mà nội dung bàinhắc đến, các em chưa hứng thú tìm hiểu sâu hơn, rộng hơn về những gì các
em cần phải tìm hiểu, dẫn đến hiện tượng các em: Học trước quên sau
2 Số liệu điều tra trước khi trực hiện đề tài:
Ngay sau khi nhận lớp tôi đã cho các em làm một bài kiểm tra và
kết quả thu được như sau: Lớp có 25 em trong đó:
Điểm Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2
20%
3 Các biện pháp thực hiện:
3.1 Tính thiết yếu của việc dạy môn lịch sử:
Mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên trên đất nước Việt Nam Mỗi người đều mang trong mình dòng máu Lạc Hồng, chúng ta đều là con một mẹ, sống chung một mái nhà nước Việt Vậy tại sao con em chúng ta không hiểu biết gì
về lịch sử nước ta? Không biết không hiểu sao yêu mến được? Tất cả phải làm sao cho các em biết - hiểu – yêu mến -tự hào về lịch sử dân tộc Trách
nhiệm nặng nề vẻ vang này là của mỗi giáo viên chúng ta Người giáo viên là người lãnh sứ mệnh cao cả đó Là cầu nối để đưa các em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của ông cha ta Nhưng làm được điều đó trước
Trang 5hết người giáo viên phải có kiến thức, am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân
người giáo viên đã yêu mến -tự hào thì mới thực sự làm tròn trách nhiệm vẻ
vang đó
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương phápdạy học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng
thú và trách nhiệm Người giáo viên đảm nhận vai trò xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động và hợp tác Người học được người dạy theo sát giúp đỡ trong quá trình học nên tích cực, tự giác và thể hiện sự năng động trong hoạt động học tập Kết quả cuối cùng là học sinh đã tiếp thu được những nguồn tri thức mới bằng sự khám phá của bản thân, với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên Tự mình khám phá ra tri thức, học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu mến môn học hơn ngàn lần những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo viên
3.2 Đ ặc đ iểm môn l ịch sử lớp 5 :
Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ bản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ
tự thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đựng huyền thoại, truyền thuyết hay phóng tác, hư cấu lịch sử Về mức độ chỉ giới hạn ở mức biết lịch sử, còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem xét ý nghĩa của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội
3.3.Mục tiêu của môn lịch sử lớp 5:
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
-Quan sát các sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử từ các nguồn khác
-Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp
-Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ -Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống
Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và thói quen:
Trang 6-Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về môi trường xung quanh các em -Yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước
-Tôn trọng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, văn hoá gần gũi với học sinh
Từ những giờ học trên lớp, các em biết, hiểu- yêu mến - tự hào hơn về
đất nước, con người Việt Nam Từ đó các em thấy được trách nhiệm vinh dự của người đội viên đối với quê hương đất nước, với tổ quốc thân yêu Để làm rạng danh nước Việt trên toàn cầu
Trên đây là một số cơ sở lí luận và tình hình thực tế dạy học môn lịch
sử lớp 5 mà tôi đã gặp phải Tất nhiên còn nhiều tồn tại ở giáo viên và họcsinh Vậy khi hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức môn lịch sử như thế nào
để phát huy được tính tích cực của học sinh là một điều mà tôi rất quan tâm
Qua một số năm giảng dạy ở khối lớp 5, trao đổi cùng bạn bè đồng nghiệp và thăm dò ý kiến của học sinh tôi nhận thấy: Học sinh hiểu biết rất
mơ hồ về lịch sử, thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ học lịch sử Tình trạng trên theo ý kiến bản thân tôi là do những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan: Phim ảnh sách truyện về lịch sử của ta
còn nghèo nàn đơn điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao Nhiều thể loại chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, các em bị ảnh hưởng nhiều bởi phimtruyện nước ngoài…
Nguyên nhân chủ quan: Trang thiết bị phục vụ cho môn học còn
nghèo nàn, giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu tài liệu giảng dạy, chưa nhiệt tình trong bài dạy Các hình thức dạy học còn đơn điệu, khô cứng Bản thân giáo viên có phần xem nhẹ phân môn này so với Toán và Tiếng Việt, chính vìthế khi tham gia các hội thi giáo viên rất dè dặt khi lựa chọn phân môn Lịch
sử
Trang 73.5.Biện pháp thực hiện:
a.Biện pháp 1: Từ đặc trưng và mục tiêu của phân môn lịch sử trong
chương trình tiểu học tôi nhận thấy: Để có một tiết học lịch sử thành công,phát huy được tính tích cực của học sinh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị thật kỹcủa người dạy và người học
* Về phía giáo viên:
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung của bài lịch sử, những yêu cầu cơbản của bài, trình độ học sinh, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của trường lớp
để thiết kế bài dạy
Căn cứ vào dạng bài lịch sử mà giáo viên chuẩn bị ảnh tư liệu, bản
đồ, lược đồ, tìm hiểu thông tư từ nhiều nguồn, tham khảo nhiều kiến thức về
sự kiện lịch sử liên quan đến nội dung bài dạy
Dạy môn lịch sử người giáo viên cần sử dụng các phương pháp đặc trưng của nhiều môn học khác nhau Do chính tính tích hợp của nội dung đề cao vai trò chủ thể của người học, tăng cường tính tự giác tích cực và sáng tạocủa hoạt động học tập Giáo viên cần huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của học sinh vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho học sinh
Trang 8thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết Tổ chức các hoạt động như trò chơi họctập, sắm vai ….Qua đó giúp học sinh lãnh hội kiến thức
Dạy học như vậy thực chất là việc tổ chức cho học sinh học trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, sáng tạo để học sinh tự phát hiện và tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống Đó là dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh
Người giáo viên cần phải dạy tự học cho học sinh Trong nhà trường học sinh không thể học hết khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng nhanh chóng trong mọi lĩnh vực Việc học tập cần phải diễn ra suốt đời của học sinh Nhà trường cần rèn cho các em khả năng tự học ngay trong qúa trình học tập ở trên ghế nhà trường Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả dạy tự học, đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong học tập chính là điều
kiện quan trọng cho việc dạy tự học Bởi vì học là: “sự biến đổi bản thân mình trở nên có thêm giá trị, bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài.”
b Biện pháp 2: Định hướng về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Vận dụng và kết hợp các phương pháp trên nguyên tắc: học sinh được tự hoạt động để phát hiện, nhận thức kiến thức
Tổ chức học sinh thu nhập, tìm kiếm và chọn lựa các thông tin về lịch
sử Trên cơ sở các nguồn tri thức( Sách giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, phương tiện nghe nhìn …) Và vốn hiểu biết của học sinh, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát, phân tích, so sánh, hệ thống hoá kiến thức bước đầu khái quát hoá, tìm ra mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
Lịch sử là việc đã xảy ra, có thật và tồn tại khách quan Nhận thức lịch
sử phải thông qua các “dấu vết” của quá khứ, những chứng cứ về sự tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật đã diễn ra, do đó việc đầu tiên thiết yếu không thể bỏ qua là cho học sinh tiếp nhận thông tin từ sử liệu ( Hiện vật, tranh ảnh, bản đồ …) thông qua đó học sinh tái hiện được sự việc đã diễn ra
Trang 9Có thể tổ chức cho học tập cả lớp, theo nhóm hoặc cá nhân với mục đích tăng cường khả năng độc lập suy nghĩ, sáng tạo của học sinh, đồng thời phát triển mối giao lưu, tương tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò.
Cần vận dụng tối đa các điều kiện, phương tiện ở địa phương để tổ chức cho học sinh học ngoài lớp, cho học sinh tham quan các di tích lịch sử văn hoá, các dấu vết quá khứ …
c Biện pháp 3: *Một số phương pháp và hình thức cụ thể khi dạy môn lịch sử lớp 5:
** Một số phương pháp cụ thể:
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
- Khai thác kiến thức từ kênh hình
- Hình thành khái niệm và biểu tượng lịch sử
- Kể chuyện lịch sử
- Phương pháp vấn đáp
Mỗi phương pháp dạy học đều có tác dụng tích cực đối với học sinh, giúp học sinh nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng thái độ Không có phương pháp nào là vạn năng cả, chính vì vậy trong một tiết dạy để đạt hiệu
quả cao nhất đòi hỏi người giáo viên cần phải sử dụng phối hợp hợp lý các
phương pháp dạy học khác nhau Với điều kiện cơ sở vật chất và trình độ tiếp nhận của học sinh Khi dạy lịch sử cần lựa chọn hình thức và phương pháp phù hợp với tình hình giảng dạy chung và đặc trưng riêng của các bài lịch sử.
Trang 10Dạy ngoài hiện trường
Trước kia chúng ta thường quan niệm học lịch sử là phải học thuộc,nạp vào bộ nhớ của học sinh theo lối thầy đọc, trò chép, học thuộc lòng theothầy, theo sách giáo khoa là đạt yêu cầu
Nhưng học tập lịch sử theo quan niệm hiện đại không phải là theocách trên mà là: học sinh thông qua làm việc với sử liệu mà tạo ra hình ảnhlịch sử, tự xậy dựng, tự hình dung về quá khứ lịch sử đã diễn ra
Từ cơ sở nhận thức cá thể, độc lập đó, bằng các biện pháp tương tác
xã hội (học theo nhóm, học cả lớp, đối thoại thầy trò ) mà học sinh xây dựng
sự nhận thức đúng đắn về môn lịch sử Muốn làm đuợc điều đó khi dạy họctrên lớp, giáo viên cần phải tiến hành qua các bước sau:
Thông thường kết cấu của bài lịch sử lớp 5 gồm ba phần:
Trang 11* Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử :
Khi dạy dạng bài về sự kiện lịch sử chiếm phần lớn chương trình lịch
sử lớp 5, khoảng 29 bài Tôi tiến hành như sau:
a.*Định hướng mục tiêu bài dạy, xác định nhiệm vụ học tập với học sinh
(Phần giới thiệu bài)
Giáo viên phải nêu được vấn đề vừa có tính khái quát vừa có tính cụ
thể để học sinh tư duy và nhận thức được vấn đề mà giáo viên đưa ra, hướng học sinh vào vấn đề cần giải quyết
Muốn định hướng mục tiêu, xác định nhiệm vụ học tập được tốt, phầnnêu vấn đề của giáo viên phải đạt các yêu cầu:
-Lời dẫn phải xúc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh Giáo viên cóthể khéo léo liên hệ giữa bài cũ và bài mới ( Đây là một trong những yếu tốlôi cuốn sự hứng thú của người học )
- Phải đề cập được cốt lõi của bài học
-Gợi trí tò mò của học sinh
Ví d
ụ bài: Khi dạy bài Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Phần giới thiệu giáo viên nói: Đảng ta đã được thành lập trong thờigian nào? Đảng đã ra đời ở đâu, trong hoàn cảnh như thế nào, ai là người giữvai trò quan trọng trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? bài họchôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi này Hoặc tôi cho học sinh nghebài hát: “Đảng cho ta cả mùa xuân” và sau đó đi vào giới thiệu bài
b.* Tổ chức cho học sinh tiếp cận các nguồn sử liệu:
Các sự kiện lịch sử trong chương trình lớp 5 không trình bày theo một
hệ thống chặt chẽ như các cấp học sau Do đó việc tất yếu không thể khôngtiến hành là phần giới thiệu bối cảnh và dẫn dắt sự kiện Giáo viên trình bàycác sự kiện, các sự việc, hiện tượng bằng phương pháp tường thuật, miêu tảhay kể chuyện Đây là một trong những phương pháp đặc trưng dạy lịch sử.Khi kể chuyện giáo viên cần chú ý:
Trang 12
- Tôn trọng tính chân thật của lịch sử.
- Không kể chuyện quá dài, lấn át cả thời gian học sinh tiếp xúc với cứliệu lịch sử
Khi giới thiệu về bối cảnh lịch sử tôi thường kể cho học sinh nghemột câu chuyện mà phần kết thúc là nội dung mà chính các em sẽ phải tìmhiểu ở trong bài học nên thời gian kể chuyện chỉ gần 5 phút Câu chuyện tôi
kể không đòi hỏi các em phải nhớ toàn bộ nội dung, song yêu cầu các emnắm được những tình tiết chính và đó là cơ sở để tiến hành những hoạt động
kế tiếp
Học sinh làm việc với SGK (đọc thầm ) để có những hình ảnh cụthể về sự kiện, hiện tượng lịch sử
Tổ chức đàm thoại để tìm hiểu mục đích hay nguyên nhân diễn ra
sự kiện … Dẫn dắt học sinh đi dần tới nội dung chính của bài Thường lànhững câu hỏi liên quan tới phần mà mà các em vừa đọc thầm, những câu hỏi tương đối dễ Vì vậy giáo viên nên ưu tiên cho những học sinh nhút nhát,học sinh yếu giúp các em mạnh dạn trong giờ học
Ví dụ : Bài “Thu- Đông 1947, Việt Bắc “ Mồ chôn giặc Pháp ”
Để giảng nguyên nhân xuất hiện chiến dịch, tôi treo bản đồ hànhchính Việt Nam, để học sinh chỉ được 6 tỉnh thuộc căn cứ địa Việt Bắc từ đónắm vững được vị trí của căn cứ địa Việt Bắc trên bản đồ Việt Nam