1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 9

21 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 265,5 KB

Nội dung

Trong chương trình Vật lí THCS dạy học theo hướng tích cực không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phương pháp mới. Các phương pháp dạy học truyền thống, với nét đặc trưng cơ bản là cung cấp những tri thức khoa học dưới dạng có sẵn đều có mặt tích cực của nó. Nếu giáo viên biết tìm cách cải tiến để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học thì sẽ làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và luôn có niềm đam mê thích được nghiên cứu học tập, luôn yêu thích học tập môn Vật lí.Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí nhằm giúp học sinh có thêm nhiều phương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học, từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi đã chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí lớp 9” để làm đề tài nghiên cứu.

Trang 1

I TÊN ĐỀ TÀI

PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 9

II ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay cần phải

có những con người có kiến thức, có trình độ, có khả năng tiếp cận với khoa học

kỹ thuật hiện đại Muốn như vậy, ngay từ đầu các cấp học giáo viên cần phảitrang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất, trang bị cho học sinh từ ýthức học tập, năng lực tự học, tự trao dồi, tìm kiếm kiến thức mới Trên cơ sở đóhọc sinh có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức đã được học vào cuộc sống

và lao động

Với yêu cầu trên mỗi giáo viên ngoài việc truyền thụ kiến thức cho họcsinh, giáo viên còn phải hình thành cho học sinh năng lực hoạt động, năng lực tưduy sáng tạo Giúp học sinh biết vận dụng kiến thức, thu thập kiến thức Từ đó

xử lí được các vấn đề đặt ra trong khoa học và đời sống một cách hợp lí

Kiến thức và kỹ năng là một trong những yếu tố cấu thành năng lực của họcsinh Nhưng với trình độ phát triển khoa học và kỹ thuật với điều kiện tiếp cậnthông tin như hiện nay, thì năng lực đạt được kiến thức và xử lý thông tin trởnên vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu Việc phát huy tính tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học đã trở thành một trong nhữngnhiệm vụ chủ yếu của việc dạy học

Nhờ đặc điểm của môn Vật lí và mối liên hệ chặt chẽ những kiến thức Vật

lí với những tiến bộ khoa học kỹ thuật, mà việc giảng dạy Vật lí ở trường tạo rarất nhiều khả năng để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinhtrong quá trình dạy học

Trong chương trình Vật lí THCS dạy học theo hướng tích cực không cónghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phươngpháp mới Các phương pháp dạy học truyền thống, với nét đặc trưng cơ bản làcung cấp những tri thức khoa học dưới dạng có sẵn đều có mặt tích cực của nó.Nếu giáo viên biết tìm cách cải tiến để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạocủa học sinh trong giờ học thì sẽ làm cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, làm việcnhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và luôn có niềm đam mê thích được nghiên cứuhọc tập, luôn yêu thích học tập môn Vật lí

Xuất phát từ tầm quan trọng của việc phát huy tính tích cực, chủ động sángtạo của học sinh trong giờ học môn Vật lí nhằm giúp học sinh có thêm nhiềuphương pháp học tập tốt, lĩnh hội được toàn bộ các kiến thức trong các giờ học,

từ đó vận dụng được vào trong cuộc sống một cách thiết thực và có hiệu quả tôi

đã chọn đề tài: “Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong

giờ học môn Vật lí lớp 9” để làm đề tài nghiên cứu

Trang 2

2 Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu

Trong giờ dạy môn Vật lí giáo viên không chỉ cung cấp cho học sinh nhữngkiến thức, hay giải những bài tập có sẵn trong SGK mà phải giúp cho học sinhhiểu rằng các thành tựu khoa học ngày nay có những đóng góp không nhỏ củaVật lí Nền văn minh mà nhân loại có được không thể thiếu những công trình,những nghiên cứu khoa học của các nhà Vật lí vĩ đại như: Aristotle, IxacNewton, Kepler, Anbe Anhxtanh… Giáo viên nên giới thiệu và kể nhiều về cáccâu chuyện liên quan đến môn Vật lí, bởi khi đó sẽ kích thích tính tò mò, hammuốn tìm hiểu những cái mới của học sinh, khuyến khích học sinh tìm đọcnhiều hơn tài liệu môn Vật lí Từ đó học sinh hiểu rằng môn Vật lí không phảimôn học khô khan và khó hiểu, mà nó là một môn học rất lý thú, là một mônkhoa học để khám phá thế giới và tầm ảnh hưởng của nó đến đời sống hằngngày của chúng ta là rất lớn

Ở lứa tuổi này nhiều học sinh có tâm lý rụt rè, không thích tạo sự chú ý nênthường thụ động trong giờ học, ngại phát biểu, ít trao đổi trong hoạt động nhóm

vì thế đa số học sinh chọn phương án ngồi nghe giáo viên giảng một cách thụđộng, không hề phát biểu hay có một phản hồi nào khác dù hiểu hay chưa hiểu,

từ đó tạo nên thói quen không chịu suy nghĩ và làm cho giờ học không sôi nổi

và hiệu quả thấp Vì vậy giáo viên cần thay đổi cách học đó của học sinh, tạođiều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, khuyến khíchđặt câu hỏi xây dựng bài học, mạnh dạn thảo luận xây dựng các phương án thựchành trong hoạt động nhóm Từ đó học sinh luôn có niềm đam mê với khoa họcnhiều hơn, đặc biệt luôn yêu thích môn học Vật lí

3 Những thực trạng liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi - Duy Nghĩa – DuyXuyên – Quảng Nam

b) Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 9 đến tháng 3 năm học 2013 -2014

c) Phạm vi nghiên cứu

Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờ học mônVật lí lớp 9/2 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi – Duy Xuyên – Quảng Nam

4 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu được giới hạn trong giờ học môn Vật lí lớp 9/2 từ tháng 9đến tháng 3 năm học 2013 – 2014

III CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong giáo dục hoạt động cơ bản là dạy và học Trong đó hoạt động dạyhọc không chỉ đơn thuần là cung cấp cho học sinh kiến thức có sẵn và nhữngkinh nghiệm xã hội mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triểnnhân cách của học sinh theo mục tiêu đào tạo

Trang 3

Mục tiêu của bài viết này là tôi muốn giúp cho học sinh từ những học sinh

có học lực trung bình, thậm chí học sinh yếu đều tích cực và ham học tập, biếtvận dụng phương pháp học tập có hiệu quả nhất đối với bản thân Qua đó họcsinh nắm được vững vàng kiến thức Vật lí, rèn khả năng tư duy lô gíc và lý luậnthực tế Hơn nữa rèn luyện tính năng động, sáng tạo, cách làm việc khoa học Đó

là những phẩm chất của người ham nghiên cứu khoa học, ham học tập… phảiđược hình thành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường

IV CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Đặc điểm tình hình

Cơ cơ sở vật chất nhà trường khang trang, phòng học và phòng thí nghiệmthực hành kiên cố, sạch sẽ, đúng qui cách, có đồ dùng dạy học, dụng cụ thínghiệm thực hành đầy đủ cho từng tiết dạy;

Giáo viên được đào tạo có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kiếnthức phong phú Luôn thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vàotrong soạn, giảng làm cho tiết dạy thêm sinh động Trong giờ học thí nghiệmthực hành giáo viên phát huy tối đa đồ dùng dạy học hiện có;

Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, dụng cụhọc tập đầy đủ và nhu cầu nhận thức của học sinh càng phát triển tích cực

2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

Mỗi môn học có một đặc trưng riêng Môn Vật lí là một môn khoa học thựcnghiệm Các vấn đề mà môn Vật lí nghiên cứu đều là những vấn đề liên quanđến các hiện tượng, quy luật, trong cuộc sống, trong lao động Nắm được khoahọc kỹ thuật vừa giúp cho học sinh có cơ sở để đạt được những mục đích, yêucầu đã đề ra ở trên, đồng thời giúp cho học sinh có thể vận dụng được nhữngkiến thức đã học vào trong thực tế cuộc sống

b) Khó khăn

Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là một trường thuộc vùng bãi ngang venbiển, nằm trong vùng dự án, đời sống kinh tế phần lớn nhiều hộ gia đình còn gặpnhiều khó khăn Phần lớn ngoài thời gian học tập tại trường học sinh còn tranhthủ thời gian để phụ giúp công việc cho gia đình nên ảnh hưởng không nhỏ đếncông việc học tập;

Trang 4

Đối với môn học Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từcác thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng Từ đó phân tích, rút ra nhận xét,kết luận, hình thành kiến thức mới Đặc biệt là nhiều kiến thức liên quan đếnnhững hiện tượng hàng ngày học sinh thường gặp, cũng như những kinh nghiệmtrong thực tiễn cuộc sống Chính vì vậy, khi dạy những kiến thức mới giáo viêncần phải hướng dẫn cho học sinh thực hiện tốt các hoạt động thí nghiệm thựchành, để rút ra nhận xét, kết luận theo yêu cầu của bài học Nếu không học sinhthường có những suy nghĩ, phán đoán theo kiểu cảm tính về những hiện tượngđược nghiên cứu Và điều này sẽ tạo nên những khó khăn trong việc hình thànhkiến thức mới cho học sinh;

Học sinh trong lớp không đồng đều, có sự chênh lệch về nhận thức rất rõrệt, đặc biệt nhận thức về môn học tự nhiên Lý do là các em chưa biết phươngpháp học tập, rỗng kiến thức nên sinh ra chán học, không muốn đầu tư thời gian,tâm huyết vào việc tìm tòi khám phá Không chỉ vậy mà còn có một số học sinhchưa yêu thích môn học Điều đó thể hiện ở một số kết quả khảo sát đầu năm đốivới bộ môn Vật lí như sau:

Khảo sát chất lượng đầu năm học:

Năm

Sốlượng

V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Để phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờhọc môn Vật lí Tôi đã nghiên cứu, phân loại và áp dụng một số phương phápdạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giờhọc môn Vật lí lớp 9 Các phương pháp này được vận dụng phù hợp cho từngnội dung, từng bài dạy, đã đem lại hiệu quả tích cực đối với giáo viên và họcsinh của lớp nghiên cứu áp dụng đề tài

Các Phương pháp đó là:

Phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lí;

Phương pháp dạy học thực nghiệm Vật lí;

Phương pháp dạy học theo nhóm;

Phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí;

Phương pháp dạy học một đại lượng Vật lí;

Phương pháp dạy học một định luật Vật lí;

Phương pháp dạy học tiết bài tập Vật lí

Trang 5

Với các phương pháp đó cần phải áp dụng phù hợp cho từng nội dung, từngbài dạy Không chỉ vậy còn phải thực hiện theo đúng tiến trình thì mới đem lạihiệu quả cao trong từng tiết dạy

1 Phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lí

Quy luật của quá trình dạy học là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừutượng, song quá trình nhận thức đó đạt hiệu quả cao hay không còn phụ thuộcvào phương pháp giảng dạy của giáo viên và quá trình tiếp thu kiến thức của họcsinh Vật lí là một trong những môn học có ưu thế trong việc phát huy tính tíchcực, chủ động sáng tạo của học sinh Các dụng cụ thí nghiệm là một trongnhững phương tiện thể hiện phương pháp dạy học tích cực trong các giờ học thínghiệm, trong đó thí nghiệm phải kích thích được hứng thú óc sáng tạo của họcsinh Muốn đạt được điều đó giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ nội dung bài dạy,các dụng cụ và các bước thí nghiệm sẽ làm trước khi giảng dạy

a) Tiến trình hoạt động

- Phải cho học sinh thảo luận để hiểu rõ được mục tiêu của thí nghiệm, từ

đó tạo ra hứng thú nhận thức thích thực hành thí nghiệm ở học sinh;

- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm, cho học sinh tìm hiểu đầy đủchức năng của từng bộ phận có trong dụng cụ thí nghiệm được sử dụng;

- Cho học sinh thảo luận về các bước của việc tiến hành thí nghiệm, nhữngyêu cầu cần quan sát hay đo đạt trong mỗi bước thí nghiệm Phải chuẩn bị cácbảng ghi số liệu thu được từ kết quả thí nghiệm;

- Xử lí các kết quả thu được từ thí nghiệm, rút ra mối liên hệ giữa các quansát, giữa các số liệu, lập biểu đồ, đồ thị… Từ đó rút ra nhận xét, kết luận, hìnhthành kiến thức mới

b) Lưu ý: Với phương pháp này giáo viên cần phải chuẩn bị thật kĩ thínghiệm trước khi đưa vào dạy học, cần dự phòng trước các tình huống có thểdẫn tới các thí nghiệm không thành công, từ đó tìm ra nguyên nhân khắc phục.c) Ví dụ: Thí nghiệm để rút ra kết luận về từ tính của nam châm

- Học sinh thảo luận, nêu được mục tiêu của thí nghiệm là khẳng định đượcnam châm có tính chất từ;

- Giáo viên giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm cho học sinh: Kim nam châm,giá đặt kim, thanh nam châm, một số mảnh kim loại bằng sắt, nhôm, đồng;

- Học sinh thảo luận các bước tiến hành thí nghiệm và tiến hành thí nghiệmtheo hướng dẫn của giáo viên;

- Từ kết quả thí nghiệm thu được: Nam châm có khả năng hút các vật bằngsắt, thép; khi cân bằng kim nam châm luôn đứng tự do theo hướng Nam – Bắc

Từ những kết quả thu được từ thí nghiệm học sinh rút ra kết luận là nam châm

có tính chất từ

2 Phương pháp dạy học thực nghiệm Vật lí

Trang 6

Phương pháp thực nghiệm là một phương pháp nhận thức khoa học, đượcthực nghiệm khi nghiên cứu tìm tòi xây dựng phương án và tiến hành thí nghiệmkiểm tra Dựa trên kết quả thí nghiệm để xác lập giả thiết hoặc kiểm tra một giảthiết nào đó.

- Tiếp theo giáo viên yêu cầu học sinh trình bày một giả thuyết dưới dạngmột dự đoán khoa học Giả thuyết này cần được kiểm tra bằng thí nghiệm Nếugiả thuyết quá khó đối với học sinh thì giáo viên có thể nêu giả thuyết;

- Học sinh đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết Nếu giả thuyếtkhó thì giáo viên hướng dẫn học sinh mô tả phương án thí nghiệm;

- Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề ra Từ kết quả thí nghiệm xácnhận hoặc bác bỏ giả thuyết Nếu giả thuyết bị bác bỏ thì phải xây dựng lại, cònnếu được xác nhận thì phát biểu thành định luật hoặc hình thành một lý thuyếtVật lí mới

- Giáo viên tổ chức cho học sinh suy luận diễn dịch từ trường hợp chung(mắc nối tiếp các điện trở bất kì) cho trường hợp riêng ( mắc nối tiếp các đoạndây dẫn cùng loại và có cùng chiều dài để có được một dây dẫn có chiều dài lớngấp hai, ba… lần) và đưa ra các phương án thí nghiệm;

- Cuối cùng giáo viên cho học sinh tổ chức tiến hành thí nghiệm kiểm tra đểkhẳng định sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn là đúng

Trang 7

3 Phương pháp dạy học theo nhóm

Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theotừng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng,một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân.Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình

mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm

+ Tổ chức phân chia các nhóm và bố trí địa điểm làm việc cho từng nhóm

- Làm việc theo nhóm Các nhóm tự thực hiện nhiệm vụ được giao, nhómtrưởng tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, thảo luận

kế hoạch và các bước tiến hành làm việc Từ đó tiến hành thực hiện và chuẩn bịbáo cáo kết quả trước lớp;

- Trình bày kết quả làm việc của mỗi nhóm và đánh giá kết quả Đại diệnmỗi nhóm tiến hành trình bày kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp Kếtquả trình bày được cả lớp đánh giá và rút kinh nghiệm, từ đó rút ra kết luận choviệc học tập tiếp theo

b) Lưu ý: Để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy theo nhóm, mỗi giáoviên phải có năng lực lập kế hoạch và năng lực tổ chức hoạt động nhóm Vớihọc sinh phải được định hướng làm việc thường xuyên, luôn nêu cao ý thức xâydựng hoạt động nhóm Giáo viên phải nhận xét chính xác về hoạt động tích cựccủa từng nhóm và các thành viên trong nhóm để phát huy được vai trò của cácthành viên học tập trong nhóm

c) Ví dụ: Giao nhiệm vụ cho các nhóm tiến hành xử lý kết quả thí nghiệmkiểm tra trong bài “Định luật Jun – Len-xơ”

- Giao nhiệm vụ:

+ Tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm hình 16.1 để so sánh điện năng tỏa ravới nhiệt lượng của nước và ấm thu vào trong quá trình trao đổi nhiệt;

+ Chia học sinh thành các nhóm, phân công nhóm trưởng;

+ Yêu cầu các nhóm dựa vào kết quả thu được, nghiên cứu kĩ nội dung vấn

đề cần thực hiện, thảo luận và hoàn thành vấn đề cần thực hiện theo nhóm

- Làm việc theo nhóm: Từng thành viên trong nhóm thảo luận, phân tích,tóm tắt dưới dạng các kí hiệu, chuyển đổi các đơn vị đo về đơn vị chuẩn, lậpcông thức, suy luận giá trị cần tìm, thay số tính toán, biện luận kết quả, ghi vàobảng nhóm

Trang 8

- Trình bày kết quả làm việc của mỗi nhóm và đánh giá kết quả: Một vàinhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác nhận xét Giáo viên tổng hợpnhận xét kết quả của từng nhóm.

4 Phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí

Có nhiều hiện tượng xảy ra trong đời sống hằng ngày không thể áp dụnghết các công thức để tính toán chính xác được Vì vậy có nhiều hiện tượng cầnphải giải thích về mặt định tính cho phù hợp với nhận thức của học sinh Có thểnêu lên một vấn đề, vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích nhữnghiện tượng đó một cách khoa học, sẽ tạo được niềm đam mê thích được nghiêncứu học tập của học sinh

a) Tiến trình hoạt động

- Giáo viên đặt ra một số hiện tượng trong đời sống hằng ngày mà chúng tahay gặp, nêu vấn đề đó ra cho học sinh suy nghĩ Ví dụ như tại sao khi bỏ chiếcđũa vào tô nước ta nhìn thấy chiếc đũa bị gãy khúc…? Giáo viên có thể tiếnhành thí nghiệm cho học sinh quan sát hiện tượng đó;

- Trên cơ sở những hiện tượng mà học sinh quan sát, nhìn thấy được trongthực tế đời sống hay trong những thực nghiệm Bằng những câu hỏi định hướnghợp lí, giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện được những dấu hiệu chung, bảnchất của hiện tượng Vật lí;

- Giáo viên cho học sinh kiểm tra kết luận thông qua các quan sát và thínghiệm khác;

- Diễn đạt kết luận thu được bằng những thật ngữ Vật lí thành các kháiniệm, hiện tượng được nghiên cứu

b) Lưu ý: Trong phương pháp dạy học một hiện tượng Vật lí thì khái niệm

về hiện tượng Vật lí mới chỉ đề cập tới mặt định tính của hiện tượng Vật lí.c) Ví dụ: Dạy học hiện tượng khúc xạ ánh sáng

- Giáo viên nêu giả thuyết và tiến hành thí nghiệm cho học sinh quan sátmột hiện tượng Vật lí Tại sao khi bỏ chiếc đũa vào tô nước ta nhìn thấy chiếcđũa bị gãy khúc?

- Những câu hỏi liên quan giáo viên yêu cầu học sinh trả lời:

+ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?

+ Có thể nhận biết được đường truyền của tia sáng bằng những cách nào?

- Sau khi học sinh quan sát hiện tượng giáo viên yêu cầu học sinh trả lời cáccâu hỏi sau:

+ Ánh sáng truyền trong không khí và trong nước đã tuân theo định luậtnào?

+ Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo địnhluật truyền thẳng của ánh sáng hay không? + Khi tia sáng truyền từ không khísang nước có đặc điểm gì?

Trang 9

- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

5 Phương pháp dạy học một đại lượng Vật lí

Đại lượng Vật lí là các thể hiện về mặt định lượng bản chất Vật lí có thể đolường được của một vật thể hay hiện tượng tự nhiên, như khối lượng, trọnglượng, thể tích, vận tốc, lực Khi đo đạc một đại lượng, giá trị đo được là mộtcon số theo sau bởi một đơn vị đo

a) Tiến trình hoạt động

- Phát hiện đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí;

Bằng cách nêu lại một tình huống thực tế trong đời sống có liên quan đếnbài học hôm nay, hay tiến hành một thí nghiệm đơn giản, giải thích một bài tậpVật lí… Giáo viên tạo tình huống trong đó xuất hiện tính chất mới của sự vật,hiện tượng không thể giải thích bằng các đại lượng Vật lí đã biết ở các bài họctrước, bắt buộc phải đưa ra một đại lượng Vật lí mới để giải thích hiện tượngmới Lúc đó, học sinh hiểu rõ việc đưa ra đại lượng Vật lí mới để làm gì? Để đặctrưng cho tính chất mới nào của sự vật, hiện tượng? Trả lời được câu hỏi đóchính là đã phát hiện được đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí

- Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng của đại lượng Vật lí;

Đặc điểm định lượng của đại lượng Vật lí thường được biểu diễn bằng mộtbiểu thức toán học liên hệ giữa đại lượng mới với đại lượng đã biết Trong dạyhọc Vật lí có hai cách để tìm ra đặc điểm định lượng của đại lượng Vật lí mới:+ Cách 1: Nếu đã biết trước đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí mới,giáo viên hướng dẫn học sinh xuất phát từ đặc điểm định tính đó, phân tích mốiliên hệ giữa đại lượng mới với các đại lượng cũ để tìm ra một biểu thức địnhlượng giữa các đại lượng cũ Biểu thức này có giá trị càng lớn khi tính chất mớicủa sự vật, hiện tượng có biểu hiện càng lớn và ngược lại;

+ Cách 2: Nếu chưa biết trước đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí thìphải sử dụng những đại lượng và định luật đã biết, để khảo sát một hiện tượngmới và tìm được một biểu thức luôn có giá trị không đổi khi các đại lượng cómặt trong biểu thức đó thay đổi Giá trị của biểu thức này chỉ phụ thuộc vào bảnthân sự vật, hiện tượng, mà không phụ thuôc vào điều kiện bên ngoài Phân tíchbiểu thức đó, ta sẽ biết được biểu thức đó đặc trưng cho tính chất nào của sự vật,hiện tượng, nghĩa là tìm được đặc điểm định tính của đại lượng Vật lí mới Khi

đó, quá trình xây dựng đại lượng Vật lí mới thường đi liền với xây dựng một đạilượng Vật lí đã học

- Định nghĩa đại lượng Vật lí;

Định nghĩa đại lượng Vật lí có nghĩa là nêu cả đặc điểm định tính và đặcđiểm định lượng của đại lượng Vật lí Đối với các đại lượng Vật lí mà đặc điểmđịnh tính của nó về sau mới được làm sáng tỏ thì trong định nghĩa đại lượng Vật

lí, ta chỉ nêu đặc điểm định lượng của nó

- Xác định đơn vị đo đại lượng Vật lí;

Trang 10

Ngoài các đơn vị cơ bản, mọi đơn vị đo đều được xác định dựa trên biểuthức định nghĩa của đại lượng Sau khi xác định được đơn vị đo phải chú thíchđược đơn vị đo dưới dạng các kí hiệu.

- Vận dụng đại lượng Vật lí;

Trong giai đoạn này, học sinh vận dụng các kiến thức vừa học để giải thíchnhững sự vật hiện tượng cụ thể trong đời sống hằng ngày, dự đoán những dấuhiệu, hiện tượng có thể cảm nhận được trong thực tiễn bằng giác quan, có thể đolường cụ thể và giải các bài tập tính toán

b) Lưu ý: Mỗi đại lượng Vật lí có thể có một hoặc nhiều đơn vị đo khácnhau, nhiều kí hiệu giữa các đại lượng có thể trùng nhau Đơn vị đo của đạilượng Vật lí này có mối liên hệ chặt chẽ với biểu thức đã lập cho đại lượng Vật

lí mới Vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh cách chuyển đổi về mộtđơn vị chuẩn và một kí hiệu đặc trưng được bản chất của đại lượng Vật lí mới.c) Ví dụ: Hình thành kiến thức về một đại lượng Vật lí mới “Điện trở suất”

- Giáo viên cho học sinh tiến hành thí nghiệm mắc sơ đồ mạch điện với badây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng ba vật liệu khácnhau (đồng, sắt và constantan) Xác định điện trở của ba dây dẫn có cùng chiềudài, cùng tiết diện nhưng được làm từ các vật liệu khác nhau;

- Qua thí nghiệm trên học sinh rút ra được kết luận: Điện trở của dây dẫnphụ thuộc vào vật liệu làm dây dẫn;

- Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được đặc trưng bằngđại lượng nào? Đại lượng đó được phát biểu như thế nào? (Học sinh trả lời cánhân);

- Điện trở suất được kí hiệu như thế nào? Đơn vị đo của nó là gì? Cho biếtđiện trở suất của đồng là 1,7.10-8

.m con số đó có ý nghĩa là gì?

- Sau khi xây dựng công thức điện trở của dây dẫn có điện trở suất  , giáoviên cho học sinh làm một bài tập vận dụng để khắc sâu hơn kiến mới mà họcsinh vừa mới lĩnh hội được

6 Phương pháp dạy học một định luật Vật lí

Định luật Vật lí là mối quan hệ khách quan, phổ biến giữa các thuộc tínhcủa các đối tượng, các quá trình và trạng thái được mô tả thông qua các đạilượng Vật lí, tồn tại trong những điều kiện xác định và thể hiện khi những điềukiện này xuất hiện, tương đối bền vững và có thể lặp lại

Ngày đăng: 04/11/2014, 15:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w