Huyết áp động mạch của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 57)

6. Những đóng góp của đề tài

3.2.2.Huyết áp động mạch của học sinh

3.2.2.1. Huyết áp tâm thu của học sinh

Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm thu của học sinh đƣợc trình bày ở bảng bảng 3.8 và hình 3.13.

Bảng 3.8. Huyết áp tâm thu của học sinh

Tuổi

Huyết áp tâm thu (mmHg)

X 1 -X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 99.39 ± 4.42 - 61 100.48 ± 4.48 - - 1.09 > 0.05 13 59 102.20 ± 8.60 2.81 61 104.33 ± 3.94 3.85 - 2.13 > 0.05 14 58 106.59 ± 4.34 4.39 57 106.83 ± 5.03 2.50 - 0.24 > 0.05 15 63 108.09 ± 8.57 1.50 59 109.56 ± 8.41 2.73 - 1.47 > 0.05 16 51 109.97 ± 9.86 1.88 63 111.22 ± 9.31 1.66 - 1.25 > 0.05 17 54 111.13 ± 9.17 1.16 67 112.20 ± 10.10 0.98 - 1.07 > 0.05 18 62 112.56 ± 8.23 1.43 52 113.64 ± 8.81 1.44 - 1.08 > 0.05

Tăng trung bình/năm 2.20 2.19

Ở cùng một độ tuổi, tần số tim của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Nhìn chung, ở cùng một độ tuổi, tần số tim của học sinh nữ luôn cao hơn của học sinh nam (p > 0,05).

So với các tác giả khác, tần số tim của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có giá trị cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [66], của Đoàn Yên và cs [103], của Nguyễn Văn Mùi [74].

Các số liệu trong bảng 3.8 cho thấy, huyết áp tâm thu của học sinh tăng liên tục theo tuổi. Cụ thể là, từ 12 đến 18 tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nam tăng thêm 13,17 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 2,20 mmHg, huyết áp tâm thu của học sinh nữ tăng thêm 13,16 mmHg, mỗi năm tăng trung bình 2,19 mmHg.

Huyết áp động mạch của học sinh tăng theo tuổi là do sự biến đổi về cấu trúc, chức năng của hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể. Ở trẻ em, tuổi càng lớn, tim càng khoẻ, buồng tim càng rộng và lƣu lƣợng tim càng tăng, nên lƣợng máu đẩy vào động mạch tăng, dẫn đến huyết áp tăng. Đồng thời, trong quá trình phát triển của trẻ, thành mạch máu dày thêm và sức đàn hồi của nó tăng lên làm cho huyết áp tăng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [66], Đoàn Yên và cs [103] của Nguyễn Văn Mùi [74].

Huyết áp tâm thu của học sinh tăng không đều ở các độ tuổi. Huyết áp tâm thu tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 14 tuổi đối với nam và 12 - 15 tuổi đối với nữ, còn từ 16 - 18 tuổi tốc độ tăng chậm lại. Trong đó, huyết áp tâm thu tăng nhảy vọt ở nam lúc 13 - 14 tuổi, còn ở nữ lúc 12 - 13 tuổi.

Huyết áp tâm thu của học sinh tăng không đều ở các độ tuổi. Huyết áp tâm thu tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 14 tuổi đối với nam và 12 - 15 tuổi đối với nữ, còn từ 16 - 18 tuổi tốc độ tăng chậm lại. Trong đó, huyết áp tâm thu tăng nhảy vọt ở nam lúc 13 - 14 tuổi, còn ở nữ lúc 12 - 13 tuổi.

Nhìn chung, ở cùng một độ tuổi, huyết áp tâm thu của học sinh nữ cao hơn học sinh nam (p > 0,05). Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Thị Loan [66], Đoàn Yên và cs

[103] của Nguyễn Văn Mùi [74].

Khi so sánh trị số huyết áp tâm thu với các số liệu nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Loan [66], Đoàn Yên và cs [103], Nguyễn Văn Mùi [74] chúng tôi thấy, huyết áp tâm thu của học sinh trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có trị số cao hơn. Điều này chứng tỏ, huyết áp là một chỉ số có ảnh hƣởng bởi điều kiện địa lý, khí hậu.

3.2.2.2. Huyết áp tâm trương của học sinh

Kết quả nghiên cứu huyết áp tâm trƣơng của học sinh đƣợc trình bày ở bảng 3.9 và hình 3.14.

Bảng 3.9. Huyết áp tâm trƣơng của học sinh

Tuổi

Huyết áp tâm trƣơng (mmHg)

X 1 - X 2 p(1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 60.50 ± 6.20 - 61 64.20 ± 5.90 - - 2.70 < 0.05 13 59 63.30 ± 7.48 2.80 61 68.05 ± 4.47 3.85 - 3.75 < 0.05 14 58 67.65 ± 7.20 4.35 57 70.28 ± 6.70 2.23 - 1.63 > 0.05 15 63 69.15 ± 5.84 1.50 59 72.62 ± 5.65 2.34 - 2.47 < 0.05 16 51 71.01 ± 9.27 1.86 63 74.67 ± 6.99 1.65 - 2.26 > 0.05 17 54 72.10 ±11.36 1.09 67 74.06 ± 8.75 0.79 - 1.96 > 0.05 18 62 73.27 ± 8.54 1.17 52 75.21 ± 8.21 1.15 - 1.94 > 0.05

Tăng trung bình/năm 2.13 2.00

Cụ thể, huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 14 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt là 13 - 14 tuổi (tăng 4,35 mmHg/năm). Huyết áp tâm trƣơng của học sinh nữ tăng nhanh ở giai đoạn 12 - 15 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng nhảy vọt là 12 - 13 tuổi (tăng 3,85 mmHg/năm). Nhƣ vậy, thời điểm tăng nhảy vọt huyết áp tâm trƣơng của học sinh nam muộn hơn so với học sinh nữ khoảng một năm. Từ 12 - 18 tuổi, trị số huyết áp tâm trƣơng của nữ đều lớn hơn so với của nam, ở tuổi 12, 13 ,15 sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (p < 0,05), ở lứa tuổi còn lại khác nhau không đáng kể.

Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn huyết áp tâm trƣơng của học sinh

Huyết áp tâm trƣơng trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số cao hơn với các số liệu nghiên cứu của các tác giả Trần Thị Loan [66], Đoàn Yên và cs [103], Nguyễn Văn Mùi [74].

Tóm lại, qua nghiên cứu một số chỉ số sinh lí của hệ tuần hoàn của học sinh từ 12 - 18 tuổi, chúng tôi nhận thấy, tần số tim của học sinh giảm dần còn huyết áp tăng dần theo tuổi. Điều này chứng tỏ, hệ tuần hoàn của các em đã đƣợc hoàn thiện dần theo tuổi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 54 - 57)