Chính xác chú ý của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)

6. Những đóng góp của đề tài

3.5.2.chính xác chú ý của học sinh

Kết quả nghiên cứu độ chính xác chú ý của học sinh đƣợc trình bày ở bảng 3.16 và hình 3.21. Bảng 3.16. Độ chính xác chú ý của học sinh Tuổi Độ chính xác chú ý (điểm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 0.945 ± 0.848 - 61 0.918 ± 0.060 - 0.027 > 0.05 13 59 0.951 ± 0.040 0.006 61 0.933 ± 0.055 0.015 0.018 < 0.05 14 58 1.000 ± 0.072 0.049 57 0.938 ± 0.053 0.005 0.062 < 0.05 15 63 0.959 ± 0.046 - 0.041 59 0.948 ± 0.060 0.010 0.011 > 0.05 16 51 0.963 ± 0.049 0.004 63 0.955 ± 0.034 0.007 0.008 > 0.05 17 54 0.967 ± 0.046 0.004 67 0.969 ± 0.038 0.014 -0.002 > 0.05 18 62 0.968 ± 0.040 0.001 52 0.975 ± 0.044 0.006 -0.007 > 0.05

Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn độ chính xác chú ý của học sinh

Các số liệu ở bảng 3.16 cho thấy, độ chính xác chú ý của học sinh trong các độ tuổi có sự khác nhau. Độ chính xác chú ý cao nhất lúc 14 tuổi đối với nam (1,000 điểm) với nữ lúc 17 tuổi (0.969 điểm) và thấp nhất lúc 12 tuổi (0,945 điểm đối với nam và nữ là 0.918 điểm).

Khi so sánh giữa học sinh nam với học sinh nữ cho thấy: từ 12 - 18 tuổi, độ chính xác chú ý của học sinh nam cao hơn của học sinh nữ và từ 16 - 18 độ chính xác chú ý của học sinh nữ lại cao hơn của học sinh nam. Ở lứa tuổi 13, 14 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Còn ở các lứa tuổi khác sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tóm lại, qua phân tích kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tập trung chú ý và độ chính xác chú ý của học sinh tăng dần theo tuổi. Sự tăng nhanh khả năng chú ý của học sinh cũng do sự hoàn thiện về mặt cấu trúc và chức năng của não bộ nhƣ đã nói trên.

Ngoài sự ảnh hƣởng của hệ thần kinh ra khả năng chú ý còn có ảnh hƣởng của điều kiện rèn luyện trong học tập và cuộc sống. Có lẽ, chính việc rèn luyện qua các kỳ thi cũng làm cho khả năng tập trung chú ý của học sinh 18 tuổi cao hơn so với các độ tuổi khác. Thực tế cho thấy,

giữa trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tƣơng quan thuận.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng chú ý giữa học sinh nam và nữ. Điều này một lần nữa khẳng định rằng, không có sự khác biệt trong hoạt động trí tuệ giữa học sinh nam và nữ từ 12 đến 18 tuổi. Nhận xét này phù hợp với nhận xét của Trần Thị Loan [66].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 69 - 71)