Chiều cao đứng của học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 38)

6. Những đóng góp của đề tài

3.1.1.Chiều cao đứng của học sinh

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh đƣợc trình bày trong bảng 3.1 và hình 3.1, 3.2.

Bảng 3.1. Chiều cao đứng của học sinh

Tuổi Chiều cao đứng (cm) X 1 - X 2 p (1-2) Nam (1) Nữ (2) n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng 12 63 138.43 ± 7.36 - 61 141.41 ± 5.09 - - 2.98 < 0.05 13 59 142.28 ± 8.11 3.85 61 145.70 ± 5.23 4.29 - 3.42 < 0.05 14 58 151.67 ± 6.96 7.39 57 149.02 ± 6.52 3.32 0.65 > 0.05 15 63 155.70 ± 7.36 6.03 59 151.13 ± 4.60 2.11 4.57 < 0.05 16 51 159.20 ± 5.15 3.50 63 152.92 ± 4.80 1.79 6.28 < 0.05 17 54 162.63 ± 4.97 3.43 67 155.85 ± 4.70 2.93 6.78 < 0.05 18 62 165.24 ± 6.61 2.61 52 157.75 ± 5.12 1.90 7.49 < 0.05

Tăng trung bình/năm 4.47 2.72

Các số liệu trong bảng 3.1 cho thấy, ở giai đoạn này, chiều cao đứng của học sinh tăng liên tục. Cụ thể là, từ 12 - 18 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam tăng thêm 26,81 cm, mỗi năm tăng trung bình 4,47 cm; Chiều cao đứng của học sinh nữ tăng thêm 16,34 cm, mỗi năm tăng trung bình 2,72 cm. Nhƣ vậy, ở giai đoạn 12 - 18 tuổi, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh và tăng nhiều hơn của học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [10], [16], [17], [54], [69], [72], [75], [94], [103].

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn chiều cao đứng của học sinh

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh diễn ra không đồng đều và có thời điểm tăng nhảy vọt. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 13 - 15 tuổi, của học sinh nữ từ 12 - 14 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 13 - 14 tuổi (tăng 7,39 cm), của học sinh nữ là 12 - 13 tuổi (tăng 4,29 cm). Nhƣ vậy, thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt chiều cao đứng của học

sinh nữ đến sớm hơn so với của học sinh nam một năm. Sau thời kì tăng trƣởng nhảy vọt, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam và nữ đều chậm lại. Sở dĩ có thời kỳ tăng nhảy vọt về chiều cao là do có liên quan đến tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, hoocmon tăng trƣởng và hoocmon sinh dục tiết ra mạnh nhất làm cho hệ xƣơng của các em phát triển mạnh, đặc biệt là xƣơng ống dài ra rất nhanh nên chiều cao của các em cũng tăng nhanh.

Thời điểm tăng trƣởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với số liệu của Trần Đình Long và cs [69], Trần Văn Dần và cs [10], Lê Ngọc Trọng và cs [95], Đỗ Hồng Cƣờng (năm 2009) [8], nhƣng sớm hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [94] và các tác giả khác nhƣ Đoàn Yên và cs [103], Đào Huy Khuyê [42], Tạ Thúy Lan và cs [54], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [17] và của Trần Thị Loan [66].

Ở cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ cũng không giống nhau. Từ 12 - 13 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nữ có trị số lớn hơn của học sinh nam (p > 0,05). Còn từ 13 - 18 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam lại lớn hơn của học sinh nữ (p < 0,05). Điều này chứng tỏ, ở 11 - 14 tuổi, học sinh nữ đang ở giai đoạn dậy thì nên chiều cao phát triển mạnh. Đến 13 - 15 tuổi, học sinh nam mới bắt đầu bƣớc sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển mạnh và bắt đầu cao hơn so với học sinh nữ. Chính vì vậy mà các đƣờng biểu diễn sự tăng trƣởng chiều cao của học sinh từ 12 - 18 tuổi có một điểm giao chéo tại thời điểm 13 - 14 tuổi. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu của Trần Văn Dần và cs [10], Trần Đình Long và cs [69], Đỗ Hồng Cƣờng [8], nhƣng lại sớm hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [94], Đoàn Yên và cs [103], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [17], Nguyễn Văn Mùi [75], Tạ Thúy Lan và cs [54] và của Trần Thị Loan [66].

So với số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả Lê Ngọc Trọng và cs [95], Đỗ Hồng Cƣờng [8] thì chiều

cao của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số tƣơng đƣơng. Còn với các tác giả khác nhƣ: “HSSH” [94], Đoàn Yên và cs [103], Thẩm Thị Hoàng Điệp [17], Trần Văn Dần và cs [10], Đào Huy Khuyê [42], Nguyễn Văn Mùi [75], Tạ Thúy Lan và cs [54], và của Trần Thị Loan [66], chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số lớn hơn (bảng 4.1 - phụ lục). Sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với các công trình nghiên cứu trƣớc đó do nhiều nguyên nhân nhƣ đối tƣợng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, có điều kiện sống khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau. Tốc độ sinh trƣởng và phát triển của trẻ em không phải là hằng định mà biến đổi theo thời gian. Các nhà khoa học đã gọi những biến đổi này là hiện tƣợng tăng tốc hay biến đổi tăng trƣởng có tính thế tục, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIX. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu định kỳ các chỉ số thể lực của trẻ em trong phạm vi toàn quốc hoặc từng khu vực lãnh thổ. Tác động của sự tăng tốc sẽ làm thay đổi việc thiết kế các công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, thiết bị và cả chƣơng trình, nội dung giảng dạy trong nhà trƣờng cho phù hợp với tầm vóc và thể chất của học sinh nói riêng và con ngƣời Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường trung học cơ sở và trung học phổ thông phù lưu, huyện hàm yên, tỉnh tuyên quang (Trang 35 - 38)