6. Những đóng góp của đề tài
3.3.2. Phân bố học sinh theo mức trí tuệ
Căn cứ vào thang chuẩn của Wechsler, có thể xếp học sinh theo 7 mức trí tuệ. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong bảng 3.11 và hình 3.16. Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh có trí tuệ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (45,33 %), tiếp đến là mức trí tuệ thông minh (23,85%), mức trí tuệ tầm thƣờng (14,61 %).
Số học sinh có trí tuệ ở mức cao và thấp chiếm tỉ lệ thấp hơn: mức xuất sắc chiếm 11,32%, mức rất xuất sắc chiếm 2,69%, mức trí tuệ kém chiếm 1,27% và không có học sinh ở mức ngu độn.
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, sự phân bố các đối tƣợng theo các mức trí tuệ gần giống với phân phối chuẩn, trong đó số học sinh có trí tuệ ở mức trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (hình 3.16). Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trung bình trở lên tăng theo tuổi, còn tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trung bình trở xuống giảm theo tuổi. Kết luận này phù hợp với nghiên cứu của Tạ Thúy Lan và cs [48], [49], [53], [55], [57], [58], Võ Văn Toàn [56], [90], Trần Thị Loan [66]. Điều này chứng tỏ, sự phát triển trí tuệ của học sinh phụ thuộc vào sự tích luỹ kiến thức và phƣơng pháp lao động trí não. Vốn thông tin đã lƣu trong bộ nhớ của não có tác động làm tăng năng lực trí tuệ [15], [92 tr. 401 - 439]. Tuy nhiên, sự phát triển trí tuệ của học sinh không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển và hoàn thiện của hệ thần kinh, mà còn chịu ảnh hƣởng của sự phát triển chung của cơ thể và sự tác động của các yếu tố xã hội và gia đình [92]. Sự phát triển trí tuệ cũng không đơn thuần là sự biến đổi về số lƣợng tri thức nhiều hay ít, cũng không phải chỉ là chỗ nắm đƣợc phƣơng thức phản ánh chung, mà là sự biến đổi về chất trong hoạt động của học sinh [98]. Do đó, nếu thiên về mặt này hay mặt kia sẽ dẫn đến khuynh hƣớng nhồi nhét tri thức. Vì vậy, trong quá trình dạy học phải chú ý đến cả hai yếu tố, đó là nâng cao tri thức và phát triển tƣ duy cho học sinh [98].
Theo Trịnh Bỉnh Dy [15], có những thông số trí tuệ đã đạt đỉnh ngay từ tuổi ấu thơ. Một số tác giả cho rằng, sự phát triển trí tuệ của học sinh liên quan chặt chẽ tới sự phát triển não bộ, trong đó đáng kể nhất là vùng Wernicke, thùy trƣớc trán vỏ não và đƣờng liên hệ đồi thị - vỏ não [15]. Trần Trọng Thuỷ [85] cho rằng, sự tăng khả năng hoạt động trí tuệ của học sinh các lớp dƣới đƣợc xem là cơ sở củng cố cho quan điểm thể hiện sớm năng khiếu của học sinh và là cơ sở của việc bồi dƣỡng sớm những năng khiếu trí tuệ cho học sinh.
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Loan [66] trên đối tƣợng học sinh quận Cầu Giấy - Hà Nội vào thời điểm 10 năm về trƣớc, chúng tôi nhận thấy, số học sinh có mức trí tuệ trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi (45,33%) có tỉ lệ thấp hơn của Trần Thị Loan (49,88%); số học sinh có mức trí tuệ trên trung bình trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi (37,86%) có tỉ lệ cao hơn của Trần Thị Loan (31,16%), còn số học sinh có trí tuệ dƣới trung bình của chúng tôi (16,81%) có tỉ lệ thấp hơn của Trần Thị Loan (18,96%) (bảng 3.11). Điều này chứng tỏ, nền kinh tế phát triển đã nâng cao đời sống của nhân dân, học sinh đƣợc nuôi dạy và tiếp cận với tri thức mới đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát trí tuệ. Tuy nhiên, số học sinh ở mức rất xuất sắc của chúng tôi (2,69%) có tỉ lệ thấp hơn của Trần Thị Loan (4,27%). Điều này có thể do học sinh ở nơi phát triển có môi trƣờng học tập thuận lợi, đƣợc tiếp xúc với tri thức mới kích thích trí tƣởng tƣợng, năng lực sáng tạo của học sinh tạo điều kiện cho sự phát trí tuệ tốt hơn. Số học sinh có trí tuệ ở mức kém (VI) hay đần độn (VII) của chúng tôi (2,20%) có tỉ lệ thấp hơn của Trần Thị Loan (5,73%) do chúng tôi nghiên cứu ở bậc THCS và THPT nên những học sinh học yếu không thể tiếp tục theo học. Vì vậy, trong giáo dục cần lƣu ý, phát hiện sớm những trƣờng hợp học sinh có trí tuệ ở mức thấp để tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra biện pháp cải thiện nhƣợc điểm này, đồng thời có biện pháp giáo dục phù hợp.
So với phân phối chuẩn (bảng 4.10 - phụ lục), tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trên trung bình (37,86%) cao hơn so với phân phối chuẩn (15,87%). Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức dƣới trung bình (16,81%) thấp hơn so với phân phối chuẩn (15,87%).
Bảng 3.11. Tỉ lệ học sinh nam và nữ theo mức trí trí tuệ Giới
tính Tuổi n
Tỉ lệ học sinh theo mức trí tuệ (%)
I II III IV V VI VII Nam 12 63 1.59 4.76 33.33 41.27 14.29 4.76 0.00 13 59 5.08 5.08 13.56 40.68 35.59 0.00 0.00 14 58 6.90 5.17 15.52 43.10 27.59 1.72 0.00 15 63 4.76 11.11 15.87 38.10 25.40 4.76 0.00 16 51 5.88 9.81 25.49 49.02 9.80 0.00 0.00 17 54 0.00 12.97 59.26 24.07 3.70 0.00 0.00 18 62 0.00 19.35 30.65 48.39 1.61 0.00 0.00 TS 410 1.61 9.75 27.67 40.66 16.85 1.61 0.00 Nữ 12 61 0.00 16.39 27.87 42.62 8.20 4.92 0.00 13 61 6.56 3.28 9.84 60.66 18.02 1.64 0.00 14 57 5.26 14.04 12.28 49.12 19.30 0.00 0.00 15 59 3.39 5.08 20.34 47.46 23.73 0.00 0.00 16 63 4.76 7.94 19.05 52.38 15.87 0.00 0.00 17 67 4.48 22.39 23.88 47.76 1.49 0.00 0.00 18 52 1.92 21.16 26.92 50.00 0.00 0.00 0.00 TS 420 3.77 12.90 20.03 50.00 12.37 0.94 0.00 Chung 830 2.69 11.32 23.85 45.33 14.61 1.27 0.00
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ Tỉ lệ học sinh có trí tuệ ở mức trung bình (45,33%) lại thấp hơn so với phân phối chuẩn (68,26%). Điều này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [66], và các tác giả khác [55], [57], [60], [90]. Điều này có thể giải thích, do các đặc điểm di truyền của ngƣời Việt Nam vốn thông minh [3] và do đối tƣợng nghiên cứu là học sinh đƣợc sự quan tâm của gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Một lý do nữa là do qua quá trình chọn lọc ở các lớp học, những học sinh có trí tuệ kém thƣờng có học lực yếu nên không thể học tiếp ở các lớp trên. Ngoài ra, sự phát triển năng lực trí tuệ cũng là kết quả của sự tăng trƣởng thế tục. Thực tế cho thấy, những năm gần đây, học sinh của chúng ta nói riêng, toàn nhân loại nói chung đang ngày càng thông minh hơn..